Tin học: STGT KN tìm tin trong MT điện tử

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 83

Chia sẻ tài liệu: Tin học: STGT KN tìm tin trong MT điện tử thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

ICTLIP Modul 3.
Tìm tin trong môi trường điện tử


Bài 2.
Những nguyên tắc và kỹ năng nào cần thiết để tìm tin trong môi trường điện tử

Đặt vấn đề:

Định dạng và cách truy cập nguồn tin đã thay đổi do môi trường điện tử trong thư viện và nền công nghiệp sinh ra bởi ICT.
Các thư viện, cán bộ thư viện và người dùng phải nắm được sự thay đổi và tận dụng các lợi ích do ICT mang lại.
Nội dung bài học:

Các nguyên tắc tìm tin trong nhiều hệ thống thông tin
Sử dụng nhiều kỹ thuật tìm khác nhau
Xây dựng chiến lược/biểu thức tìm
Sử dụng một hệ thống thông tin (OPAC, CD-ROM, Web...)
Tác động của việc thiết kế giao diện tìm.
Mục tiêu:

Cuối bài học, học viên có thể:

Hiểu được nguyên tắc của các hệ thống tìm tin
Có kỹ năng để sử dụng nhiều kỹ thuật tìm khác nhau
Có kỹ năng về thiết lập các chiến lược tìm/biểu thức tìm bằng cách sử dụng cả hai ngôn ngữ tự nhiên và có kiểm soát thích hợp
Có kiến thức và kỹ năng trong việc sử dụng nhiều hệ thống thông tin (OPAC, CD-ROM, Web..)
Hiểu được tầm quan trọng của việc thiết kế giao diện
Các bước tìm tin
Nhận thức vấn đề
Hiểu và xác định vấn đề
Phân biệt, đánh giá và lựa chọn nguồn tin
Thiết lập biểu thức tìm
Thực hiện tìm
Xem xét kết quả. Quyết định cái gì có giá trị để trích
Truy cập thông tin đã trích. Quyết định lặp lại, điều chỉnh hay dừng cuộc tìm
Tổng hợp bằng cách tổ chức và bao gói lại thông tin thành một dạng mới đáp ứng vấn đề được xác định
Quá trình tìm tin








Nhận thức vấn đề
Xác định vấn đề
Chọn nguồn tin
Truy cập thông tin, Điều chỉnh cuộc tìm, Kiểm soát, phát triển hoặc dừng cuộc tìm
Biểu thức/yêu cầu tìm
Trích thôngtin
Xem xét kết quả
Thực hiện tìm

Xác định vấn đề: sử dụng sơ đồ khái niệm
+ Viết ra câu hỏi hoặc một câu chủ đề
+ Chọn các từ khoá từ nhan đề
+ Viết các thuật ngữ đồng nghĩa với từng từ khoá
+ Thí dụ: ấn phẩm điện tử và thư viện

Xác định vấn đề: sử dụng bản đồ suy luận
Tài liệu in
Tài liệu số
Thủ thư
Cán bộ hỗ trợ
Bộ sưu tập
dịch vụ
Thư viện
Cán bộ
Sinh viên
Người dùng
khoa
Bổ sung
Biên mục
Cho mượn
Tra cứu
Hành chính
Các từ trống
Từ không được tìm bởi các máy tìm tin hoặc không có ý nghĩa khi thiết lập biểu thức tìm gọi là từ trống
Thí dụ: mạo từ, trạng từ, các dạng nguyên thể "to be", liên từ, giới từ
Các máy tìm tin khác nhau trong danh sách các từ trống của nó.
Eisenberg và Berkowits (1996)
6 vấn đề lớn:
Xác định nhiệm vụ: xác định vấn đề, xác định thông tin cần tìm
Chiến lược tìm tin: xác định tất cả các nguồn có thể, chọn những nguồn tốt nhất
Địa điểm và truy cập: xác định nguồn tin, tìm thông tin trong các nguồn đó.
Sử dụng thông tin: kết hợp, trích xuất thông tin
Tổng hợp: tổ chức thông tin, thể hiện kết quả
Đánh giá: đánh giá kết quả và quá trình tìm
Nguồn tin và các công cụ tìm tin
Sau khi xác định vấn đề, hãy chọn các CSDL sử dụng mà có thể đáp ứng tốt nhất vấn đề của bạn
Các nguồn tin thư mục (OPAC, CD-ROM, CSDL trực tuyến)
Nguồn tin toàn văn
Nguồn tin đồ hoạ
Các máy tìm tin và danh mục
Chú ý rằng có thể sử dụng các nguồn tin in
Có thể hỏi chuyên gia và đồng nghiệp
Bộ các công cụ để thiết lập biểu thức tìm
Dấu ngoặc đơn-Dùng để nhóm các thuật ngữ. Điều này có thể không được dùng trong một số CSDL
Trường-Dùng để hạn chế cuộc tìm trên một trường. Thí dụ: trường nhan đề, trường tác giả, trường chủ đề
Đề mục chủ đề hoặc từ mô tả-Sử dụng các thuật ngữ được xác định trước trong CSDL để mô tả bài báo. Điều này cho phép tìm chính xác hơn. Thông thường, dùng bảng tra để chọn các thuật ngữ.
Toán tử chặt cụt hay dấu sao-Dùng dấu sao * hay bất kỳ ký hiệu nào để tìm các thuật ngữ có cùng thân từ (gốc từ. Thí dụ: LIBRA* có thể là library, libreries, librarian..


Thiết lập biểu thức tìm
Thiết lập biểu thức tìm nhờ kết hợp các thuật ngữ bằng cách dùng các toán tử AND, OR, NOT
Sử dụng dấu chặt cụt (*) và dấu ngoặc đơn để nhóm các từ đồng nghĩa và phân biệt chúng với các thuật ngữ đồng nghĩa khác.
Dùng dấu ngoặc để đặt các thuật ngữ gần nhau lại cùng nhau như một khái niệm đơn
Thí dụ:
E-publications AND Libraries NOT E-books
(E-pub* OR Digital pub* OR E-journals) AND (Libraries OR "information centers" OR "Reading Centers") NOT E-books
Một số CSDL dùng hộp tìm để liên kết các toán tử

Biến đổi chiến lược tìm
Đôi khi kết quả tìm bằng cách sử dụng 1 CSDL không thoả mãn. Lặp lại biểu thức tìm này bằng cách sử dụng CSDL khác. Nhiều khi các tài liệu trong 1 CSDl lại trùng với các tài liệu trong 1 CSDL khác
Nếu kết quả vẫn chưa đáp ứng, xác định lại sơ đồ khái niệm bằng cách thay đổi biểu thức tìm. Có thể sử dụng các thuật ngữ và từ mô tả không được máy tính sử dụng. Lưu ý rằng máy tính chỉ tìm các từ chứ không phải ý nghĩa.
Từ điển từ chuẩn và danh sách đề mục chủ đề
Từ điển từ chuẩn và danh sách đề mục chủ đề có thể được dùng để biến đổi cuộc tìm. Các công cụ này cung cấp cho người dùng từ vựng được kiểm soát được sử dụng bởi một số CSDL.
Thí dụ:
Đề mục chủ đề y học (MESH)-http://www.nlm.nih.gov/pubs/factsheet/mesh.html/
Danh sách các từ điển từ chuẩn trực tuyến:
http://www.lub.lu.se/metadata/subject-help.html
http://www.nlc.bnc.ca/8/4/r4-280-e.html/
Các Site hữu ích:
http://www.shawnee.edu/offices/clarklib/clarklibinfo/searchstrategy/html/
http://helix.heisinki/infokeskus/novaweb/theraur.htlm/
Tổng hợp kết quả
Tổng hợp kết quả tuỳ theo mục đích của người tìm. Mõi người có nhu cầu về văn phong, format và nội dung của mình
Kết thể được dùng để:
Báo cáo
Luận văn
Bài báo
Tổng quan tài liệu
Cập nhật kiến thức cá nhân
Đề xuất dự án
Ra quyết định và lập kế hoạch chiến lược
Tuân thủ luật bản quyền và sử dụng đúng nguyên tắc trong sử dụng tài liệu.
Trích dẫn kết quả
Dạng trích dẫn rất đa dạng: Điều quan trọng là tính cô đọng trong những cái sử dụng
Có hai phương pháp phổ biến là:
Sổ tay ấn phẩm của Hiệp hội tâm lý học Mỹ (APA)
Sách tra cứu MLA cho những người viết bài nghiên cứu
Đánh giá nguồn tin
Nguồn tin: Lĩnh vực ưu tiên là gì?
Thẩm quyền: Liệu tác giả hoặc cơ quan xuất bản có đáng tin cậy không?
Mục đích của nguồn tin:Tài liệu phục vụ giải trí, nghiên cứu, hoặc kinh tế?
Kịp thời: Thông tin có mới không?
Văn phong: Văn phong của tác giả có rõ ràng và dễ hiểu không?
Sự ổn định/tin cậy: Tài liệu hoặc site có phục vụ mọi lúc hay không?
ích lợi của tìm tin trực tuyến điện tử
Nhanh-Chỉ cần vài giây hoặc vài phút để tiến hành một cuộc tìm
Linh hoạt-Liên kết nhanh
Đa dạng-Thuật ngữ có thể chặt cụt
Kịp thời-Truy cập và phổ biến nhanh
Phục vụ từ xa-Nguồn có thể truy cập trực tuyến từ các máy tính cá nhân từ xa
Đa phương tiện-Thông tin có thể chứa văn bản, audio/âm thanh, video, ảnh...
Bất lợi của việc dựa hoàn toàn vào các nguồn tin điện tử:
Không phải tất cả thông tin đều có dưới dạng điện tử
Kiểm soát chất lượng có thể kém hơn so với nguồn tin giấy
Số biểu ghi kết quả lớn, song nhiều kết quả sai cũng tìm thấy
Nhiều nguồn tin điện tử chỉ được xuất bản sau những năm 80. Để nghiên cứu lịch sử, cần phải dùng các nguồn tin in
Một số site là trò lừa có chủ định
Kết luận
Internet chứa một số lượng khổng lồ thông tin. Các công cụ đặc biệt được dùng để tìm thông tin trên nó. Mỗi công cụ có quy tắc tìm riêng
Chiến lược tìm tin trên Internet đã được xem xét trong bài học 1 được áp dụng để tìm tin
Các nguồn tin trong môi trường điện tử không giới hạn chỉ với nguồn tin Internet. Còn có: OPAC, CD-ROM, DVD, DAT được dùng để xuất bản và phổ biến thông tin.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)