Tin học: ST BG Cơ sở thông tin học
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
78
Chia sẻ tài liệu: Tin học: ST BG Cơ sở thông tin học thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
CƠ SỞ THÔNG TIN HỌC
CƠ SỞ THÔNG TIN HỌC
1-KHÁI QUÁT VỀ THÔNG TIN HỌC:
*Thông tin học[TTH] ngày nay đóng một vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu về bản chất, cấu trúc và quy luật phát triển của thông tin; Đồng thời cũng nghiên cứu những vấn đề về lý thuyết cơ bản, phương thức tổ chức và điều kiện tiến hành nhằm khai thác các nguồn lực thông tin và sử dụng chúng có hiệu quả.
*Về lý thuyết, TTH có nhiệm vụ tìm ra các quy luật chung về việc: sản sinh, thu thập, lưu trữ, khai thác và phổ biến thông tin để phục vụ cho các nhu cầu của xã hội.
*Về mặt ứng dụng thực tế, TTH có nhiệm vụ tìm ra những phương thức thích hợp về việc: sử dụng các phương tiện hợp lý, tạo nên những điều kiện cần thiết, xây dựng mối quan hệ giao lưu tin cậy và hoàn thiện các tổ chức dịch vụ và mạng lưới thông tin bền vững để tạo ra mọi khả năng hoạt động thông tin kịp thời, có chất lượng.
2-MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC:
*Cần hiểu và nhớ được các nội dung cơ bản của TTH để: thực hiện đúng những mục đích yêu cầu của hoạt động thông tin; Vận dụng và kết hợp lý thuyết và thực hành, thực tế một cách hợp lý; Lựa chọn được những giải pháp tối ưu có tính hiệu quả cao trong hoạt động thông tin.
*Hiểu rõ được các chức năng , nhiệm vụ của hoạt động thông tin để: có những phương thức hoạt động chặt chẽ; Biết rõ tính chất, đặc điểm của thông tin; Biết cách xử lý, lưu trữ, khai thác, phổ biến... thông tin thích hợp, thuận lợi.
*Cần phải thương xuyên nâng cao nhận thức, trình độ nghiệp vụ thông tin, thư viện để: tạo nên năng lực tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin được chính xác; Biết cách làm giàu nguồn thông tin, đa dạng hoá thông tin; Biết cách phổ biến thông tịn có hiệu quả và nhanh chóng; Biết tiếp thu ý kiến phản ảnh của người dùng tin mà rút kinh nghiệm phục vụ thông tin tốt hơn.
Muốn thực hiện tốt các vấn đề trên,ta cần phải biết tính năng của thông tin:
+ Tính năng phổ biến: làm cho nhiều người biết để nâng cao nhận thức;
+ Tính năng kết hợp: giữa truyền thống và hiện đại để tăng tính hợp lý ;
+ Tính năng biến đổi: làm chuyển biến dần những quan niệm cũ thành mới;
+ Tính năng đối chiếu: khảng định được các dạng thông tin chính xác, tin cậy;
+ Tính năng thanh lọc: loại trừ dần các thông tin phản tác dụng hoặc sai trái;
+ Tính năng giáo dục: làm tăng các yếu tố tích cực để phát huy đạo đức, tư tưởng lành mạn, tiến bộ, văn minh của con người trong xã hội.
Cho nên, những người hiểu biết về TTH sẽ giúp ích cho sự phát triển hoạt động của các ngành trong xã hội theo kịp với các trào lưu trong tiến bộ văn minh trong nước và quốc tế. Chẳng hạn đối với người cán bộ thư viện phải luôn tìm hiểu các yêu cầu của bạn đọc để có những chuyển biến nhận thức về những vấn đề nhu cầu thiết thực về tìm kiếm thông tin, cũng như quy trình tự động hoá hoạt động TTTL và thư mục tại thư viện . Đồng thời thường xuyên học hỏi, luyện tập nâng cao dần kỹ năng, kỹ xảo về công tác TTTL. Còn đối với người cán bộ khoa học nào cũng nên cần biết về thông tin học và tư liệu để có định hướng đúng đắn trong việc truy cập thông tin hữu ích nhằm phục vụ tích cực cho sự nghiệp phát triển của đất nước:" Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh" (theo văn kiện Đại hội Đảng khoá IX).
CHƯƠNG I
TIN VÀ THÔNG TIN
I-NHỮNG QUAN NIỆM VỀ TIN VÀ THÔNG TIN:
1) Xuất xứ thuật ngữ tin (hay tin tức, thông tin): xuất phát từ gốc tiếng La tinh là "Informatio". Có nghĩa là thuyết minh, giải thích,tường thuật...Khái niệm này vẫn chưa xác định rõ ý nghĩa và tác dụng của nó. Đây là định nghĩa đầu tiên về tin, nhưng không được các nhà khoa học xác nhận .
Các nhà khoa học khác nhau đã đưa ra các khái niệm về tin hay thông tin không giống nhau và cũng chưa phù hợp với nội dung thực tế tác động của nó.
2) Các khuyên hướng nhận định về tin hay thông tin: có 3 khuynh hướng nhận định về tin hay thông tin như sau:
a) Nhận định tin thông qua tinh chất khác nhau của vật chất.
Thí dụ: các kim loại thì dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.
CƠ SỞ THÔNG TIN HỌC
1-KHÁI QUÁT VỀ THÔNG TIN HỌC:
*Thông tin học[TTH] ngày nay đóng một vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu về bản chất, cấu trúc và quy luật phát triển của thông tin; Đồng thời cũng nghiên cứu những vấn đề về lý thuyết cơ bản, phương thức tổ chức và điều kiện tiến hành nhằm khai thác các nguồn lực thông tin và sử dụng chúng có hiệu quả.
*Về lý thuyết, TTH có nhiệm vụ tìm ra các quy luật chung về việc: sản sinh, thu thập, lưu trữ, khai thác và phổ biến thông tin để phục vụ cho các nhu cầu của xã hội.
*Về mặt ứng dụng thực tế, TTH có nhiệm vụ tìm ra những phương thức thích hợp về việc: sử dụng các phương tiện hợp lý, tạo nên những điều kiện cần thiết, xây dựng mối quan hệ giao lưu tin cậy và hoàn thiện các tổ chức dịch vụ và mạng lưới thông tin bền vững để tạo ra mọi khả năng hoạt động thông tin kịp thời, có chất lượng.
2-MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC:
*Cần hiểu và nhớ được các nội dung cơ bản của TTH để: thực hiện đúng những mục đích yêu cầu của hoạt động thông tin; Vận dụng và kết hợp lý thuyết và thực hành, thực tế một cách hợp lý; Lựa chọn được những giải pháp tối ưu có tính hiệu quả cao trong hoạt động thông tin.
*Hiểu rõ được các chức năng , nhiệm vụ của hoạt động thông tin để: có những phương thức hoạt động chặt chẽ; Biết rõ tính chất, đặc điểm của thông tin; Biết cách xử lý, lưu trữ, khai thác, phổ biến... thông tin thích hợp, thuận lợi.
*Cần phải thương xuyên nâng cao nhận thức, trình độ nghiệp vụ thông tin, thư viện để: tạo nên năng lực tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin được chính xác; Biết cách làm giàu nguồn thông tin, đa dạng hoá thông tin; Biết cách phổ biến thông tịn có hiệu quả và nhanh chóng; Biết tiếp thu ý kiến phản ảnh của người dùng tin mà rút kinh nghiệm phục vụ thông tin tốt hơn.
Muốn thực hiện tốt các vấn đề trên,ta cần phải biết tính năng của thông tin:
+ Tính năng phổ biến: làm cho nhiều người biết để nâng cao nhận thức;
+ Tính năng kết hợp: giữa truyền thống và hiện đại để tăng tính hợp lý ;
+ Tính năng biến đổi: làm chuyển biến dần những quan niệm cũ thành mới;
+ Tính năng đối chiếu: khảng định được các dạng thông tin chính xác, tin cậy;
+ Tính năng thanh lọc: loại trừ dần các thông tin phản tác dụng hoặc sai trái;
+ Tính năng giáo dục: làm tăng các yếu tố tích cực để phát huy đạo đức, tư tưởng lành mạn, tiến bộ, văn minh của con người trong xã hội.
Cho nên, những người hiểu biết về TTH sẽ giúp ích cho sự phát triển hoạt động của các ngành trong xã hội theo kịp với các trào lưu trong tiến bộ văn minh trong nước và quốc tế. Chẳng hạn đối với người cán bộ thư viện phải luôn tìm hiểu các yêu cầu của bạn đọc để có những chuyển biến nhận thức về những vấn đề nhu cầu thiết thực về tìm kiếm thông tin, cũng như quy trình tự động hoá hoạt động TTTL và thư mục tại thư viện . Đồng thời thường xuyên học hỏi, luyện tập nâng cao dần kỹ năng, kỹ xảo về công tác TTTL. Còn đối với người cán bộ khoa học nào cũng nên cần biết về thông tin học và tư liệu để có định hướng đúng đắn trong việc truy cập thông tin hữu ích nhằm phục vụ tích cực cho sự nghiệp phát triển của đất nước:" Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh" (theo văn kiện Đại hội Đảng khoá IX).
CHƯƠNG I
TIN VÀ THÔNG TIN
I-NHỮNG QUAN NIỆM VỀ TIN VÀ THÔNG TIN:
1) Xuất xứ thuật ngữ tin (hay tin tức, thông tin): xuất phát từ gốc tiếng La tinh là "Informatio". Có nghĩa là thuyết minh, giải thích,tường thuật...Khái niệm này vẫn chưa xác định rõ ý nghĩa và tác dụng của nó. Đây là định nghĩa đầu tiên về tin, nhưng không được các nhà khoa học xác nhận .
Các nhà khoa học khác nhau đã đưa ra các khái niệm về tin hay thông tin không giống nhau và cũng chưa phù hợp với nội dung thực tế tác động của nó.
2) Các khuyên hướng nhận định về tin hay thông tin: có 3 khuynh hướng nhận định về tin hay thông tin như sau:
a) Nhận định tin thông qua tinh chất khác nhau của vật chất.
Thí dụ: các kim loại thì dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)