Tin học: Kỹ thuật phần cứng máy vi tính

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: Tin học: Kỹ thuật phần cứng máy vi tính thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:



KỸ THUẬT PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
( Nguồn: http://tainguyen.vimaru.edu.vn/?q=taxonomy/term/47&page=2 ).
( Designed by Trần Quang Hải. Email: [email protected] ).

LỜI NÓI ĐẦU
Tài liệu này được biên soạn nhằm mục đính phổ biến kiến thức cơ bản về phần cứng máy tính giúp các bạn mới bắt đầu với tin học có điều kiện hiểu biết hơn về máy tính.
Tài liệu được cung cấp miễn phí với tinh thần không vụ lợi. Mong nhận sự đóng góp ý kiến của các bạn để xây dựng tài liệu ngày một hoàn thiện hơn phục vụ cộng đồng.
Người biên soạn: Trần Quang Hải. Email: [email protected] . Tác giả của các Ebooks: Thủ thuật Registry tiếng Việt toàn tập, Các hàm số Excel thông dụng, Các lệnh Dos trong Windows, Thuật ngữ tin học .chm, và các phần mềm English Test, Tweakui VN. Trong đó có các tài liệu và phần mềm được giới thiệu trên tạp chí Echip.
Bạn có thể tải các tài liệu và phần mềm trên tại http://esnips.com/web/qhai.
  Quảng Ngãi, Ngày 20/06/2006
Tác giả: Trần Quang Hải


Designed by Trần Quang Hải. Email: [email protected]



PHẦN CỨNG MÁY TÍNH








BÀI 1
CẤU TRÚC MÁY TÍNH
-------------
I. Các khái niệm cơ bản:
1. Phần cứng (Hardware):
Phần cứng là các thiết bị vật lý của máy tính.
2. Phần mềm (Software):
Là các chương trình được thiết kế chứa các mã lệnh giúp phần cứng làm việc phục vụ nhu cầu người sử dụng. Phần mềm được lưu trữ trong các thiết bị lưu trữ.
Phần mềm chia làm 2 loại:
Phần mềm hệ thống (System Softwares): bao gồm các hệ điều hành điều khiển, quản lý phần cứng và phần mềm ứng dụng; các trình điều khiển trình thiết bị (driver).
Phần mềm ứng dụng (Application Softwares): là các phần mềm chạy trên nền các hệ điều hành để giúp người sử dụng thao tác với máy tính.
3. Các loại máy tính thông dụng:
3.1 Mainframe:
Hình bên là một siêu máy tính của hãng IBM với tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay.
Là những máy tính có cấu hình phần cứng lớn, tốc độ xử lý cao được dùng trong các công việc đòi hỏi tính toán lớn như làm máy chủ phục vụ mạng Internet, máy chủ để tính toán phục vụ dự báo thời tiết, vũ trụ.....


3.2 PC - Persional Computer:
Máy vi tính cá nhân, tên gọi khác máy tính để bàn (Desktop). Đây là loại máy tính thông dụng nhất hiện nay.


3.3 Laptop, DeskNote, Notebook
Là những máy tính xách tay, kê đùi.


3.4 PDA - Persional Digital Assistant
Thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân. Tên gọi khác: máy tính cầm tay, máy tính bỏ túi (Pocket PC).
Ngày nay có rất nhiều điện thoại di động có tính năng của một PDA.


 II. Cấu trúc máy tính:
THIẾT BỊ NHẬP ( ( (
THIẾT BỊ XỬ LÝ
(      THIẾT BỊ XUẤT


(



THIẾT BỊ LƯU TRỮ


1. Thiết bị nhập (Input Devices)
Là những thiết bị nhập dữ liệu vào máy tính như bàn phím, chuột, máy quét, máy scan...
2. Thiết bị xử lý (Processing Devies)
Là những thiết bị xử lý dữ liệu bao gồm bộ vi xử lý, bo mạch chủ.
3. Thiết bị lưu trữ (Stogare Devices)
Là những thiết bị lưu trữ dữ liệu bao gồm bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. 
Bộ nhớ trong bao gồm bộ nhớ chì đọc ROM, bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên RAM.
Bộ nhớ ngoài bao gồm ổ cứng, đĩa mềm, đĩa CD, DVD, ổ cứng USB, thẻ nhớ và các thiết bị lưu trữ khác.
4. Thiết bị xuất (Output Devices)
Là những thiết bị hiển thị và xuất dữ liệu từ máy tính. Thiết bị xuất bao gồm màn hình, đèn chiếu, máy in...


Designed by Trần Quang Hải. Email: [email protected]



PHẦN CỨNG MÁY TÍNH








BÀI 2
THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH
--------------------------
I. THIẾT BỊ NỘI VI
1. Vỏ máy - Case
Công dụng: Thùng máy là giá đỡ để gắn các bộ phận khác của máy và bảo vệ các thiết bị khỏi bị tác động bởi môi trường.




Case chưa sử dụng
Case đang sử dụng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)