Tin học: GT Kỹ năng dạy nghề
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
98
Chia sẻ tài liệu: Tin học: GT Kỹ năng dạy nghề thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Giáo trình kỹ năng dạy học
Chương 1: khái quát chung
về kỹ năng và kỹ năng dạy học
(: http://123.25.71.76/cntt/T%C3%A0ili%E1%BB%87ugi%C3%A1otr%C3%ACnh/tabid/273/Default.aspx/ChannelID/33 ).
1.1. Khái niệm Kỹ năng dạy học
1.1.1. Khái niệm
Kỹ năng dạy học là khả năng của người dạy thực hiện một cách có kết quả các hoạt động (công việc) của mình để đạt được mục đích dạy học đã xác định bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức hành động phù hợp với người học, điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định.
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của kỹ năng dạy học (KNDH)
- KNDH là tổ hợp các hành động giảng dạy đã được người dạy nắm vững, nó biểu hiện mặt kỹ thuật của hành động giảng dạy và mặt năng lực giảng dạy của mỗi người dạy. Có KNDH nghĩa là có năng lực giảng dạy ở một mức độ nào đó.
- KNDH có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập. Nó là yếu tố mang tính mục đích, luôn hướng tới mục đích của hoạt động giảng dạy và học tập và có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả học tập.
- KNDH là một hệ thống bao hàm trong nó những KNDH chuyên biệt. Các KNDH chuyên biệt như một hệ thống còn được tạo nên bởi các kỹ năng thành phần. KNDH là một hệ thống mở, mang tính phức tạp, nhiều tầng bậc và mang tính phát triển, trong đó có những KNDH cơ bản.
- KNDH có liên hệ mật thiết với chất lượng và kết quả dạy học; có những hình thái phát triển liên tục trong suốt thời gian làm công tác dạy học ở nhà trường; có tính khả thi, thiết thực đối với người dạy trong điều kiện dạy học hiện nay.
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, KNDH được xem xét dưới hai góc độ: một là theo tiếp cận cấu trúc hoạt động dạy học; hai là theo cấu trúc quá trình dạy học. Theo tiếp cận cấu trúc hoạt động dạy học, các nhà khoa học nghiên cứu những kỹ năng, kỹ xảo, thủ thuật, thao tác trí tuệ, hoạt động tư duy trong dạy học. Theo cấu trúc quá trình dạy học, họ xem xét các kỹ năng, kỹ xảo dạy học bên ngoài, tức là cách thức tiến hành công tác dạy học.
1. 2. Điều kiện và các bước hình thành kỹ năng dạy học
1.2.1. Điều kiện cần thiết để hình thành kỹ năng dạy học
- Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ hoạt động dạy học
- Kiến thức, kỹ xảo về chuyên môn và sư phạm vững vàng
- Luyện tập có kế hoạch
1.2.2. Các bước hình thành kỹ năng dạy học
Bước 1: Xác định mục đích và lựa chọn phương pháp, phương tiện tiến hành hoạt động dạy học
Bước 2: Tiến hành thử
Bước 3: Luyện tập để hình thành các kỹ năng dạy học thành phần
Bước 4: Luyện tập để phối hợp các kỹ năng
Chương 1: khái quát chung
về kỹ năng và kỹ năng dạy học
(: http://123.25.71.76/cntt/T%C3%A0ili%E1%BB%87ugi%C3%A1otr%C3%ACnh/tabid/273/Default.aspx/ChannelID/33 ).
1.1. Khái niệm Kỹ năng dạy học
1.1.1. Khái niệm
Kỹ năng dạy học là khả năng của người dạy thực hiện một cách có kết quả các hoạt động (công việc) của mình để đạt được mục đích dạy học đã xác định bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức hành động phù hợp với người học, điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định.
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của kỹ năng dạy học (KNDH)
- KNDH là tổ hợp các hành động giảng dạy đã được người dạy nắm vững, nó biểu hiện mặt kỹ thuật của hành động giảng dạy và mặt năng lực giảng dạy của mỗi người dạy. Có KNDH nghĩa là có năng lực giảng dạy ở một mức độ nào đó.
- KNDH có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập. Nó là yếu tố mang tính mục đích, luôn hướng tới mục đích của hoạt động giảng dạy và học tập và có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả học tập.
- KNDH là một hệ thống bao hàm trong nó những KNDH chuyên biệt. Các KNDH chuyên biệt như một hệ thống còn được tạo nên bởi các kỹ năng thành phần. KNDH là một hệ thống mở, mang tính phức tạp, nhiều tầng bậc và mang tính phát triển, trong đó có những KNDH cơ bản.
- KNDH có liên hệ mật thiết với chất lượng và kết quả dạy học; có những hình thái phát triển liên tục trong suốt thời gian làm công tác dạy học ở nhà trường; có tính khả thi, thiết thực đối với người dạy trong điều kiện dạy học hiện nay.
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, KNDH được xem xét dưới hai góc độ: một là theo tiếp cận cấu trúc hoạt động dạy học; hai là theo cấu trúc quá trình dạy học. Theo tiếp cận cấu trúc hoạt động dạy học, các nhà khoa học nghiên cứu những kỹ năng, kỹ xảo, thủ thuật, thao tác trí tuệ, hoạt động tư duy trong dạy học. Theo cấu trúc quá trình dạy học, họ xem xét các kỹ năng, kỹ xảo dạy học bên ngoài, tức là cách thức tiến hành công tác dạy học.
1. 2. Điều kiện và các bước hình thành kỹ năng dạy học
1.2.1. Điều kiện cần thiết để hình thành kỹ năng dạy học
- Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ hoạt động dạy học
- Kiến thức, kỹ xảo về chuyên môn và sư phạm vững vàng
- Luyện tập có kế hoạch
1.2.2. Các bước hình thành kỹ năng dạy học
Bước 1: Xác định mục đích và lựa chọn phương pháp, phương tiện tiến hành hoạt động dạy học
Bước 2: Tiến hành thử
Bước 3: Luyện tập để hình thành các kỹ năng dạy học thành phần
Bước 4: Luyện tập để phối hợp các kỹ năng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)