Tin Hoc Can Ban
Chia sẻ bởi Bùi Danh Hường |
Ngày 19/03/2024 |
11
Chia sẻ tài liệu: Tin Hoc Can Ban thuộc Công nghệ thông tin
Nội dung tài liệu:
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC
KHÁI NIỆM TIN HỌC:
Tin học còn có các tên gọi khác như: Điện toán (1950s), Khoa học máy tính (1970s), Tin học (1980s), CNTT (1990s), CNTT & Truyền thông (2000s).
Tin học là khoa học về xử lý thông tin tự động bằng máy tính điện tử.
Xử lý thông tin trong Tin học bao gồm 5 quá trình: thu nhận tin, xử lý tin, lưư trữ tin, truyền tin, xuất tin.
Ba tính năng của máy tính điện tử: “xử lý tự động”, “khả năng lưu trữ dữ liệu lớn”, “tốc độ tính toán cao”.
LỊCH SỬ TIN HỌC:
Lịch sử Tin học gắn liền với sự phát triển của các công cụ tính toán. Chúng ta điểm qua các cột mốc đáng nhớ về sự phát triển công cụ tính toán và các lĩnh vực khoa học liên quan.
Công cụ tính toán cơ học:
Bàn tính tay Trung Quốc (300 năm TCN) được coi như công cụ tính toán đầu tiên của con người.
Máy tính cơ của Pascal (1642): có đủ 4 chức năng cơ bản: “cộng”, “trừ”, “nhân”, “chia” như một máy tính bỏ túi 4 chức năng ngày nay.
Máy phân tích của Charles Babbage (1823): có thể lập trình được bằng thẻ đục lỗ để thực hiện một phép tính nào bất kỳ với độ chính xác đến 20 chữ số.
Máy sắp xếp của Hollerith (1890): được sử dụng để sắp xếp các thông tin về thống kê dân số ở Mỹ.
Công cụ tính toán điện tử và các kỹ thuật liên quan:
Lý thuyết Đại số nhị phân của George Boole (1848): biểu diễn tất cả thông tin chỉ bằng 2 ý nghĩa “Đúng” và “Sai”; là nền tảng lý thuyết để thiết kế máy tính điện tử.
Máy Colossus (1943): Colossus là máy tính điện tử đầu tiên được thiết kế với mục đích giải mã
Máy ENIAC (1946): là máy tính điện tử đa chức năng đầu tiên trên thế giới. Sự ra đời của ENIAC đánh dấu sự ra đời của khoa học máy tính hiện đại.
Kỹ thuật bán dẫn (1948): Kỹ thuật bán dẫn ra đời cho phép thay thế các bóng đèn điện tử bằng các bóng bán dẫn, giúp chế tạo máy tính nhỏ hơn, nhanh hơn, ít tiêu tốn năng lượng hơn.
Xuất hiện các hệ điều hành và ngôn ngữ lập trình hoàn chỉnh cho máy tính.
Mạch tích hợp ra đời (1958): giúp tích hợp nhiều linh kiện trên một bản mạch nhỏ gọn, nhằm thực hiện một công việc cụ thể nào đó. Mạch tích hợp mở ra khả năng thu nhỏ máy tính chỉ trên một bản vi mạch.
Bộ vi xử lý đầu tiên Intel 4004 được chế tạo năm 1971.
Dòng máy tính cá nhân (Personal computer) bắt đầu phát triển mạnh, đem lại cơ hội tiếp xúc, sở hữu, sử dụng máy tính cho tất cả mọi người. Máy tính cá nhân xuất hiện đến tận từng gia đình.
Internet bắt đầu xuất hiện, tiền thân của nó là mạng ARPANET của bộ quốc phòng Mỹ xây dựng năm 1969.
Ngày nay, Tin học đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của cuộc sống, ảnh hưởng sâu rộng trên mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, và vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ, kéo xã hội loài người vào một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên thông tin.
VAI TRÒ CỦA TIN HỌC:
a.Đối với xã hội loài người:
Nhờ có các ưư thế: tốc độ xử lý nhanh, khả năng lưu trữ lớn và tính tự động hóa, Tin học đã thúc đẩy nhanh sự phát triển của xã hội loài người trên nhiều mặt.
b.Đối với Việt Nam:
Việt Nam là một nước đang phát triển, đang trong quá trình vươn lên để thoát khỏi lạc hậu, nghèo nàn. Do đó, ảnh hưởng của Tin học đối với Việt Nam có những nét riêng. Cụ thể ở nước ta, vai trò của Tin học đang thể hiện trên một số mặt như sau:
Tin học hóa: Mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề đều đã và đang được tin học hóa, thay đổi toàn diện về cách thức, phương pháp thực hiện công việc, từ đó đem lại sự vượt trội về chất lượng, năng suất và hiệu quả công việc: sản xuất công nghiệp, ngân hàng, thương mại, giáo dục, quản lý, dịch vụ,…
Xa lộ thông tin liên lạc: sự bùng nổ của Internet đã tạo nên một cầu nối thông tin liên lạc nhanh, rẻ và hiệu quả, xóa nhòa mọi khoảng cách về không gian, biên giới giữa tất cả mọi người trên thế giới.
Động lực phát triển nhanh đất nước: trong điều kiện một nước đang phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật còn khá lạc hậu như nước ta, thì Tin học chính là chìa khóa để công nghiệp hóa
KHÁI NIỆM TIN HỌC:
Tin học còn có các tên gọi khác như: Điện toán (1950s), Khoa học máy tính (1970s), Tin học (1980s), CNTT (1990s), CNTT & Truyền thông (2000s).
Tin học là khoa học về xử lý thông tin tự động bằng máy tính điện tử.
Xử lý thông tin trong Tin học bao gồm 5 quá trình: thu nhận tin, xử lý tin, lưư trữ tin, truyền tin, xuất tin.
Ba tính năng của máy tính điện tử: “xử lý tự động”, “khả năng lưu trữ dữ liệu lớn”, “tốc độ tính toán cao”.
LỊCH SỬ TIN HỌC:
Lịch sử Tin học gắn liền với sự phát triển của các công cụ tính toán. Chúng ta điểm qua các cột mốc đáng nhớ về sự phát triển công cụ tính toán và các lĩnh vực khoa học liên quan.
Công cụ tính toán cơ học:
Bàn tính tay Trung Quốc (300 năm TCN) được coi như công cụ tính toán đầu tiên của con người.
Máy tính cơ của Pascal (1642): có đủ 4 chức năng cơ bản: “cộng”, “trừ”, “nhân”, “chia” như một máy tính bỏ túi 4 chức năng ngày nay.
Máy phân tích của Charles Babbage (1823): có thể lập trình được bằng thẻ đục lỗ để thực hiện một phép tính nào bất kỳ với độ chính xác đến 20 chữ số.
Máy sắp xếp của Hollerith (1890): được sử dụng để sắp xếp các thông tin về thống kê dân số ở Mỹ.
Công cụ tính toán điện tử và các kỹ thuật liên quan:
Lý thuyết Đại số nhị phân của George Boole (1848): biểu diễn tất cả thông tin chỉ bằng 2 ý nghĩa “Đúng” và “Sai”; là nền tảng lý thuyết để thiết kế máy tính điện tử.
Máy Colossus (1943): Colossus là máy tính điện tử đầu tiên được thiết kế với mục đích giải mã
Máy ENIAC (1946): là máy tính điện tử đa chức năng đầu tiên trên thế giới. Sự ra đời của ENIAC đánh dấu sự ra đời của khoa học máy tính hiện đại.
Kỹ thuật bán dẫn (1948): Kỹ thuật bán dẫn ra đời cho phép thay thế các bóng đèn điện tử bằng các bóng bán dẫn, giúp chế tạo máy tính nhỏ hơn, nhanh hơn, ít tiêu tốn năng lượng hơn.
Xuất hiện các hệ điều hành và ngôn ngữ lập trình hoàn chỉnh cho máy tính.
Mạch tích hợp ra đời (1958): giúp tích hợp nhiều linh kiện trên một bản mạch nhỏ gọn, nhằm thực hiện một công việc cụ thể nào đó. Mạch tích hợp mở ra khả năng thu nhỏ máy tính chỉ trên một bản vi mạch.
Bộ vi xử lý đầu tiên Intel 4004 được chế tạo năm 1971.
Dòng máy tính cá nhân (Personal computer) bắt đầu phát triển mạnh, đem lại cơ hội tiếp xúc, sở hữu, sử dụng máy tính cho tất cả mọi người. Máy tính cá nhân xuất hiện đến tận từng gia đình.
Internet bắt đầu xuất hiện, tiền thân của nó là mạng ARPANET của bộ quốc phòng Mỹ xây dựng năm 1969.
Ngày nay, Tin học đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của cuộc sống, ảnh hưởng sâu rộng trên mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, và vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ, kéo xã hội loài người vào một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên thông tin.
VAI TRÒ CỦA TIN HỌC:
a.Đối với xã hội loài người:
Nhờ có các ưư thế: tốc độ xử lý nhanh, khả năng lưu trữ lớn và tính tự động hóa, Tin học đã thúc đẩy nhanh sự phát triển của xã hội loài người trên nhiều mặt.
b.Đối với Việt Nam:
Việt Nam là một nước đang phát triển, đang trong quá trình vươn lên để thoát khỏi lạc hậu, nghèo nàn. Do đó, ảnh hưởng của Tin học đối với Việt Nam có những nét riêng. Cụ thể ở nước ta, vai trò của Tin học đang thể hiện trên một số mặt như sau:
Tin học hóa: Mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề đều đã và đang được tin học hóa, thay đổi toàn diện về cách thức, phương pháp thực hiện công việc, từ đó đem lại sự vượt trội về chất lượng, năng suất và hiệu quả công việc: sản xuất công nghiệp, ngân hàng, thương mại, giáo dục, quản lý, dịch vụ,…
Xa lộ thông tin liên lạc: sự bùng nổ của Internet đã tạo nên một cầu nối thông tin liên lạc nhanh, rẻ và hiệu quả, xóa nhòa mọi khoảng cách về không gian, biên giới giữa tất cả mọi người trên thế giới.
Động lực phát triển nhanh đất nước: trong điều kiện một nước đang phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật còn khá lạc hậu như nước ta, thì Tin học chính là chìa khóa để công nghiệp hóa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Danh Hường
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)