Tin học 11 (mới) 2013

Chia sẻ bởi Nguyễn Đình Thương | Ngày 25/04/2019 | 75

Chia sẻ tài liệu: tin học 11 (mới) 2013 thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Tiết 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH
VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

§1. KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức:
-Biết ngôn ngữ lập trình có 3 loại: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao.
-Biết vai trò của chương trình dịch
-Biết khái niệm thông dịch và biên dịch.
-Biết các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình(NNLT).
2. Kĩ năng:
Phân biệt được ngôn ngữ bậc cao với ngôn ngữ máy và hợp ngữ.
-Phân biệt được biên dịch và thông dịch.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-Thuyết trình đưa HS vào tình huống có vấn đề.
-Vấn đáp + câu hỏi gợi mở.
-Giáo án, SGK tin 10,SGK tin 11.
III. NỘI DUNG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV AND HS







-Lập trình là sử dụng một cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của một NNLT cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán.







 Bài mới:
-GV: ở lớp 10 chúng ta đã biết các bước để giải bài toán trên máy tính. Em hãy nêu các bước để giải bài toán trên máy tính?
-HS: Để giải một bài toán trên máy tính ta cần thực hiện 5 bước:
+Xác định bài toán
+ Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán
+ Viết chương trình
+Hiệu chỉnh
+Viết tài liệu
-GV: Giải thích:
+XĐ bài toán:
Xác định input và output.
+Lực chọn hoặc thiết kế thuật toán:
Một thuật toán chỉ giải được một bài toán nào đó, nhưng có thể có nhiều thuật toán khác nhau cùng giải một bài toán. Do đó chúng
ta cần thiết kế hoặc chọn 1 thuật toán phù hợp để giải bài toán cho trước.






-Chương trình viết bằng NN máy có thể nạp trực tiếp vào bộ nhớ và thực hiện ngay.


-CT viết ngôn ngữ bậc cao nói chung không phụ thuộc vào loại máy. CT muốn thực hiện được thì phải chuyển sang ngôn ngữ máy.
CT có chức năng muốn chuyển CT viết bằng NNLT bậc cao sang ngôn ngữ máy gọi là CT dịch.


-CT dịch có 2 loại:
+Thông dịch
+Biên dịch

a. Thông dịch (Interpreter)
Dịch lần lượt từng câu lệnh và thực hiện ngay câu lệnh ấy. Thông dịch là việc lặp lại dảy các bước:
Kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh tiếp theo trong CT nguồn.
Chuyển đổi câu lệnh đó thành một hay nhiều câu lệnh tương ứng trong ngôn ngữ máy
Thực hiện các câu lệnh vừa chuyển đổi
b. Biên dịch (Compiler)
Thực hiện các bước sau:
Duyệt, phát hiện lỗi, kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh trong CT nguồn
Dịch toàn bộ CT nguồn thành một

CT đích có thể thực hiện trên máy và
có thể lưu trữ để sữ dụng khi cần thiết.
Đ2. Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình

? Em hãy cho biết có mấy loại NNLT?
-HS: Có 3 loại NNLT:
+Ngôn ngữ máy
+Hợp ngữ
+Ngôn ngữ bậc cao
-GV: Phân tích câu trả lời của HS: Mỗi loại máy có một ngôn ngữ riêng thường thì chương trình viết bằng ngôn ngữ của một loại máy thì được chạy trên loại máy đó.
3+ Khi viết bằng NNLT bậc cao muốn thực hiện được trên loại máy nào thì cần chuyển chương trình sang ngôn ngữ của máy đó.
Như vậy thì một câu hỏi đặt ra: Làm thế nào để chuyển CT viết bằng NNLT bặc cao sang ngôn ngữ máy?
→ Để làm được điều đó chúng ta cần phải có CT dịch. CT dịch có tác dụng chuyển CT viết bằng NNLT bậc cao sang ngôn ngữ máy.
Vd: Bạn là người không biết tiếng Anh vậy làm sao bạn có thể nói chuyện với người Anh hay đọc một cuốn sách tiếng Anh.
+Khi làm người phiên dịch người đó phải thực hiện như thế nào? (Dịch ngay từng câu khi hai người nói chuyện. Cách dich trực tiếp như thế này gọi là thông dịch).
+Khi một người muốn dịch một cuốn sách sang tiếng Việt thì phải làm như thế nào? (Dịch toàn bộ cuốn sách sang tiếng Việt để người khác có thể đọc. Cách dich như vậy gọi là biên dich)
-GV: Ví dụ
+Thông dịch: Thực hiện một số lệnh trong DOS
C:MD <Đường dẫn>: Tạo thư mục
C:Dir <Đường dẫn>: Xem thư mục
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đình Thương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)