Tin hoc 11_Cau truc lap (Tiet 1)
Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Thái |
Ngày 25/04/2019 |
61
Chia sẻ tài liệu: Tin hoc 11_Cau truc lap (Tiet 1) thuộc Tin học 11
Nội dung tài liệu:
Ngày soạn: 15/11/2010
Ngày giảng:……………
Lớp giảng:……………..
Bài 10: CẤU TRÚC LẶP (Tiết 1)
Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Hiểu nhu cầu của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán..
- Hiểu cấu trúc lặp kiểm tra điều kiện trước, cấu trúc lặp với số lần định trước.
2. Kĩ năng:
- Biết cách vận dụng đúng đắn từng loại cấu trúc lặp vào tình huống cụ thể.
- Mô tả được thuật toán của một số bài toán đơn giản có sử dụng lệnh lặp.
- Viết đúng các lệnh lặp kiểm tra điều kiện trước, lặp với số lần định trước.
- Viết được thuật giải một số bài toán đơn giản.
3. Thái độ:
- Tiếp tục khơi gợi lòng ham thích giải toán bằng lập trình trên máy tính.
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất của người lập trình như: xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt được,…
Chuẩn bị:
Giáo viên: máy vi tính, máy chiếu, sách giáo khoa, sách giáo viên và đồ dùng dạy học.
Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi chép, đồ dùng học tập và chuẩn bị bài mới.
Tiến trình:
Kiểm tra bài cũ (5’):
- Viết cấu trúc câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, dạng đủ và giải thích các thành phần trong cấu trúc?
Nội dung bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
TG
GV: Đưa ra bài toán 1.Phân tích giúp HS: Đưa ra phương pháp tính.
Gợi ý phương pháp: ta xem S như một cái thùng, có số hạng như là những cái ca nhỏ có dung tích khác nhau. Khi đó việc tính tổng tương tự như việc đổ các ca nước vào trong thùng S.
HS: Nghe GV hướng dẫn.
- Có bao nhiêu lần đổ nước vào thùng?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Mỗi lần đổ một lượng là bao nhiêu? Lần i đổ bao nhiêu? Phải viết bao nhiêu lệnh?
HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV: Như vậy nếu viết chương trình để tính tổng S thì ta sẽ gặp khó khăn gì?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Các công việc được lặp đi lặp lại trong một số hữu hạn lần.Cấu trúc để mô tả thao tác lặp lại ở bài toán 1 được gọi là cấu trúc lặp với số lần biết trước.Các ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh mô tả cấu trúc lặp với số lần biết trước.
GV: Đưa ra bài toán 2.
Sự khác nhau giữa bài toán2 và bài toán 1?
- Lặp bao nhiêu lần? Lặp đến khi nào?
HS: Suy nghĩ trả lời các câu hỏi của GV.
GV: Qua bài toán 2 ta thấy có một dạng bài toán có sự lặp lại của một số lệnh nhưng không biết trước được số lần lặp. Như vậy việc xây dựng chương trình để giải gặp khó khăn.Cần có một cấu trúc điều khiển lặp lại một công việc nhất định khi thoả mãn một điều kiện nào đó và các câu lệnh mô tả cấu trúc lặp dạng này.
GV: Cấu trúc để môt tả thao tác lặp ở bài toán 2 được gọi là cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước. Các ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh mô tả cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước.
GV: Đưa ra bảng giới thiệu thuật toán giải bài toán 1(như SGK – Tr43). Yêu cầu HS đưa ra nhận xét về hai thuật toán.
HS: Theo dõi sách giáo khoa và nhận xét.
GV: Nhận xét phần trả lời của học sinh và kết luận.
GV: Để mô tả cấu trúc lặp với số lần biết trước,Pascal dùng câu lệnh lặp for – do. Tương ứng với 2 thuật toán trên có 2 dạng for – do để mô tả. Các em hãy nghiên cứu SGK-Tr43 để tìm hiểu về câu lệnh lặp for – do.
HS:Nghiên cứu SGK.
GV: nêu sự khác nhau giữa for dạng tiến và for dạng lùi?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung. Giới thiệu về 2 dạng của câu lệnh for, hoạt động của 2 dạng for.
HS: Nghe giảng.
GV: Lưu ý, sau do chỉ có 1 câu lệnh được thực hiện. Nếu muốn có nhiều hơn 1 câu lệnh được thực hiện thì phải sử dụng câu lệnh ghép.
Giá trị của biến đếm được điều chỉnh tự động, vì vậy câu lệnh viết sau do không được thay đổi giá trị của biến đếm.
Ngày giảng:……………
Lớp giảng:……………..
Bài 10: CẤU TRÚC LẶP (Tiết 1)
Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Hiểu nhu cầu của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán..
- Hiểu cấu trúc lặp kiểm tra điều kiện trước, cấu trúc lặp với số lần định trước.
2. Kĩ năng:
- Biết cách vận dụng đúng đắn từng loại cấu trúc lặp vào tình huống cụ thể.
- Mô tả được thuật toán của một số bài toán đơn giản có sử dụng lệnh lặp.
- Viết đúng các lệnh lặp kiểm tra điều kiện trước, lặp với số lần định trước.
- Viết được thuật giải một số bài toán đơn giản.
3. Thái độ:
- Tiếp tục khơi gợi lòng ham thích giải toán bằng lập trình trên máy tính.
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất của người lập trình như: xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt được,…
Chuẩn bị:
Giáo viên: máy vi tính, máy chiếu, sách giáo khoa, sách giáo viên và đồ dùng dạy học.
Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi chép, đồ dùng học tập và chuẩn bị bài mới.
Tiến trình:
Kiểm tra bài cũ (5’):
- Viết cấu trúc câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, dạng đủ và giải thích các thành phần trong cấu trúc?
Nội dung bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
TG
GV: Đưa ra bài toán 1.Phân tích giúp HS: Đưa ra phương pháp tính.
Gợi ý phương pháp: ta xem S như một cái thùng, có số hạng như là những cái ca nhỏ có dung tích khác nhau. Khi đó việc tính tổng tương tự như việc đổ các ca nước vào trong thùng S.
HS: Nghe GV hướng dẫn.
- Có bao nhiêu lần đổ nước vào thùng?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Mỗi lần đổ một lượng là bao nhiêu? Lần i đổ bao nhiêu? Phải viết bao nhiêu lệnh?
HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV: Như vậy nếu viết chương trình để tính tổng S thì ta sẽ gặp khó khăn gì?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Các công việc được lặp đi lặp lại trong một số hữu hạn lần.Cấu trúc để mô tả thao tác lặp lại ở bài toán 1 được gọi là cấu trúc lặp với số lần biết trước.Các ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh mô tả cấu trúc lặp với số lần biết trước.
GV: Đưa ra bài toán 2.
Sự khác nhau giữa bài toán2 và bài toán 1?
- Lặp bao nhiêu lần? Lặp đến khi nào?
HS: Suy nghĩ trả lời các câu hỏi của GV.
GV: Qua bài toán 2 ta thấy có một dạng bài toán có sự lặp lại của một số lệnh nhưng không biết trước được số lần lặp. Như vậy việc xây dựng chương trình để giải gặp khó khăn.Cần có một cấu trúc điều khiển lặp lại một công việc nhất định khi thoả mãn một điều kiện nào đó và các câu lệnh mô tả cấu trúc lặp dạng này.
GV: Cấu trúc để môt tả thao tác lặp ở bài toán 2 được gọi là cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước. Các ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh mô tả cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước.
GV: Đưa ra bảng giới thiệu thuật toán giải bài toán 1(như SGK – Tr43). Yêu cầu HS đưa ra nhận xét về hai thuật toán.
HS: Theo dõi sách giáo khoa và nhận xét.
GV: Nhận xét phần trả lời của học sinh và kết luận.
GV: Để mô tả cấu trúc lặp với số lần biết trước,Pascal dùng câu lệnh lặp for – do. Tương ứng với 2 thuật toán trên có 2 dạng for – do để mô tả. Các em hãy nghiên cứu SGK-Tr43 để tìm hiểu về câu lệnh lặp for – do.
HS:Nghiên cứu SGK.
GV: nêu sự khác nhau giữa for dạng tiến và for dạng lùi?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung. Giới thiệu về 2 dạng của câu lệnh for, hoạt động của 2 dạng for.
HS: Nghe giảng.
GV: Lưu ý, sau do chỉ có 1 câu lệnh được thực hiện. Nếu muốn có nhiều hơn 1 câu lệnh được thực hiện thì phải sử dụng câu lệnh ghép.
Giá trị của biến đếm được điều chỉnh tự động, vì vậy câu lệnh viết sau do không được thay đổi giá trị của biến đếm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Thái
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)