TIN HỌC 11 CẢ NĂM (2011-2012)

Chia sẻ bởi Huỳnh Hoàng Thám | Ngày 25/04/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: TIN HỌC 11 CẢ NĂM (2011-2012) thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Học sinh cần nắm được:
Một số khái niệm cơ sở về ngôn ngữ lập trình, những đặc điểm chủ yếu của ngôn ngữ lâp trình bậc cao;
Hai loại chương trình dịch: Biên dịch và thông dịch;
Các thành phần trong ngôn ngữ lập trình như: tên, tên chuẩn, từ khóa, hằng, biến…;
Các quy định của một ngôn ngữ lập trình (cụ thể Pascal).
2. Kĩ năng:
Biết viết hằng và tên đúng trong một ngôn ngữ lập trình (cụ thể Pascal).
3. Thái độ:
Nhận thức được quá trình phát triển của ngôn ngữ lập trình gắn liền với quá trình phát triển của tin học nhằm giải quyết các bài toán thực tiễn ngày càng phức tạp;
Ham muốn học một ngôn ngữ lập trình cụ thể để có khả năng giải các bài toán bằng máy vi tính.
II. NỘI DUNG
Phân loại ngôn ngữ lập trình;
Chương trình dịch;
Các thành phần của ngôn ngữ lập trình;
Các thành phần cơ sở của ngôn ngữ lập trình Pascal.


















Tiết 1:
§ 1. KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Ngày soạn: ……/……/2009
Ngày dạy: ……/……/2009
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Biết khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình;
Biết khái niệm chương trình dịch và phân loại chương trình dịch;
Hiểu khả năng của ngôn ngữ lập trình bậc cao, phân biệt được với ngôn ngữ máy.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Sử dụng bảng hoặc máy chiếu nếu có điều kiện.
III. NỘI DUNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Ghi bảng

Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức về ngôn ngữ lập trình, thuật toán.
Hoạt động 2: Giảng bài mới:
Để diễn giải một thuật toán đã có cho một người Campuchia hiểu ta sẽ dùng ngôn ngữ nào để diễn đạt ?

Để diễn giải thuật toán đó cho máy tính hiểu ta phải dùng ngôn ngữ nào ?

GV: Hoạt động diễn đạt một thật toán thông qua một ngôn ngữ lập trình được gọi là lập trình.

GV: Vậy kết quả của hoạt động lập trình là gì ?

GV: Hãy kể tên các loại ngôn ngữ lập trình mà em biết ?
GV: Ngôn ngữ lập trình là gì ?




GV: Làm thế nào để chuyển một chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình chạy được trên máy tính ?


GV: Tại sao không lập trình trên ngôn ngữ máy để khỏi phải mất công chuyển đổi ?

GV: Nêu hai ví dụ trong sách giáo khoa để giới thiệu hai loại chương trình dịch là thông dịch và biên dịch.

GV: Để giới thiệu trường mình cho một đoàn khách du lịch đến từ Campuchia ta sẽ có 2 cách để thực hiện:
C1: Cần một người biết tiếng Campuchia để dịch từng câu nói của ta sang tiếng Campuchia cho đoàn khách.
C2: Viết toàn bộ nội dung ra giấy và nhờ người phiên dịch dịch toàn bộ nội dung đó sang tiếng Campuchia và đọc cho đoàn khách.





HS: Ngôn ngữ tiếng Capuchia.



HS: dùng ngôn ngữ lập trình.


HS: Xem sách giáo khoa và phát biểu khái niệm


HS: Ta sẽ được một chương trình.

HS: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao

HS: xem sách giáo khoa và trả lời





HS: Sử dụng chương trình dịch






HS: ngôn ngữ máy khó mô tả (0-1).



HS: nghe, quan sát và ghi bài





§ 1. KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

Lập trình là gì ???



Lập trình là việc sử dụng cấu trúc dữ liệu và các lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán.





Ngôn ngữ lập trình là gì ?
Ngôn ngữ lập trình là một phần mềm dùng để diễn đạt thuật toán thành một chương trình giúp cho máy tính hiểu được thuật toán đó.
Chương trình dịch ???
Chương trình dịch là một chương trình đặc biệt có chức năng chuyển một chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình chạy được trên máy tính.
CT nguồn → CT dịch → CT đích



Thông dịch ???
Thực hiện bằng cách lặp lại các bước sau:
1. Kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn;
2. Chuyển đổi câu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Hoàng Thám
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)