Tin 8 ca nam
Chia sẻ bởi Phạm Thúy Vân |
Ngày 06/11/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: tin 8 ca nam thuộc Tin học 9
Nội dung tài liệu:
Tuần: 1
Tiết: 1 MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức :
Giúp cho học sinh hiểu được con người ra lệnh cho máy tính như thế nào, từ đó cho các em thấy được tầm quan trọng của việc viết chương trình.
2. Kỹ năng:
Các em sẽ có được những khái niệm đầu tiên về ngôn ngữ lập trình, tập cho các em hình thành những ý tưởng lập trình để sau này có thể viết chương trình trong môi trường lập trình.
3. Thái độ tình cảm:
Tiết học này bước đầu sẽ giúp cho các em thấy được vai trò rất quan trọng của ngôn ngữ lập trình, giúp cho các em ngày càng hiểu máy tính hơn. Từ đó các em sẽ thấy cánh cửa kiến thức mới đang được mở ra và các em sẽ sẵn sàng để tiếp nhận chúng.
II. Chuẩn bị trước khi lên lớp:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, bảng, đồ dùng dạy học,…
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập, học bài cũ.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học:
HĐ1: Khởi động:
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh.
HĐ2: Giới thiệu bài mới: Theo các em thì con người làm sao điều khiển được máy tính? (HS: ra lệnh cho máy tính) Chúng ta sẽ ra lệnh cho nó như thế nào? Để hiểu được vấn đề này hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH TRÊN MÁY TÍNH.
* Hoạt Động 1: Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV: Em nào có thể mở chương trình Microsoft Word?
- GV: Em nào có thể mở chương trình Microsoft Word và gõ vào chữ “a”?
- GV: Khi bạn của mình dùng chuột nhấp đúp vào biểu tượng của chương trình Microsoft Word, là bạn vừa ra lệnh cho máy tính “hãy mở chương trình Word”. Hay là khi bạn nhấn phím “a” trên bàn phím là bạn đã ra lệnh cho máy tính in chữ “a” lên màn hình. Như vậy là chúng ta thấy máy tính đã “ngoan ngoãn” vâng lời.
- GV: như vậy thì con người đã chỉ dẫn cho máy tính làm việc thông qua các lệnh.
- GV: và nếu chúng ta chú ý thì chúng ta sẽ thấy máy tính sẽ thực hiện lần lượt các lệnh mà con người đưa ra.
1. Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?
- HS: nhấp đúp vào biểu tượng Microsoft Word.
- HS lên máy chủ, khởi động Word và nhấn phím “a”.
- HS: chú ý lắng nghe.
- HS chép bài:
Con người đã chỉ dẫn cho máy tính làm việc thông qua các lệnh.
* Hoạt Động 2: Ví dụ: Robot nhặt rác.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV: Chúng ta cùng quan sát một ví dụ gồm các lệnh yêu cầu rô-bốt thực hiện thao tác “nhặt rác” (hình 1 SGK).
- GV: để ro-bot nhặt rác chúng ta sẽ ra lệnh như sau:
B1: tiến 2 bước;
B2: quay trái -> tiến 1 bước;
B3: nhặt rác;
B4: quay phải -> tiến 3 bước;
B5: quay trái -> tiến 2 bước;
B6: bỏ rác vào thùng;
- GV: Ở đây chúng ta giả sử ro-bot này chỉ thực hiện được một số thao tác như: tiến lên từng bước, quay trái, quay phải, nhặt rác, bỏ rác vào thùng.
- GV: như vậy thì các lệnh trên được viết theo một thứ tự từ bước 1 đến bước 6 và ta có thể gọi là một chương trình. Vậy chương trình là gì chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sang phần tiếp theo.
2. Ví dụ: Robot nhặt rác.
- HS: chú ý lắng nghe và quan sát hình 1 (SGK)
- HS: chú ý lắng nghe và quan sát hình 1 (SGK).
- HS: chú ý lắng nghe.
- HS: chú ý lắng nghe.
IV. Củng cố kiến thức:
1. Chương trình là gì?
2. Ta viết chương trình nhằm mục đích gì?
V. Hướng dẫn bài tập về nhà: Các em về nhà học bài và xem trước bài mới để chuẩn bị cho tiết học sau.
Tiết: 1 MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức :
Giúp cho học sinh hiểu được con người ra lệnh cho máy tính như thế nào, từ đó cho các em thấy được tầm quan trọng của việc viết chương trình.
2. Kỹ năng:
Các em sẽ có được những khái niệm đầu tiên về ngôn ngữ lập trình, tập cho các em hình thành những ý tưởng lập trình để sau này có thể viết chương trình trong môi trường lập trình.
3. Thái độ tình cảm:
Tiết học này bước đầu sẽ giúp cho các em thấy được vai trò rất quan trọng của ngôn ngữ lập trình, giúp cho các em ngày càng hiểu máy tính hơn. Từ đó các em sẽ thấy cánh cửa kiến thức mới đang được mở ra và các em sẽ sẵn sàng để tiếp nhận chúng.
II. Chuẩn bị trước khi lên lớp:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, bảng, đồ dùng dạy học,…
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập, học bài cũ.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học:
HĐ1: Khởi động:
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh.
HĐ2: Giới thiệu bài mới: Theo các em thì con người làm sao điều khiển được máy tính? (HS: ra lệnh cho máy tính) Chúng ta sẽ ra lệnh cho nó như thế nào? Để hiểu được vấn đề này hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH TRÊN MÁY TÍNH.
* Hoạt Động 1: Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV: Em nào có thể mở chương trình Microsoft Word?
- GV: Em nào có thể mở chương trình Microsoft Word và gõ vào chữ “a”?
- GV: Khi bạn của mình dùng chuột nhấp đúp vào biểu tượng của chương trình Microsoft Word, là bạn vừa ra lệnh cho máy tính “hãy mở chương trình Word”. Hay là khi bạn nhấn phím “a” trên bàn phím là bạn đã ra lệnh cho máy tính in chữ “a” lên màn hình. Như vậy là chúng ta thấy máy tính đã “ngoan ngoãn” vâng lời.
- GV: như vậy thì con người đã chỉ dẫn cho máy tính làm việc thông qua các lệnh.
- GV: và nếu chúng ta chú ý thì chúng ta sẽ thấy máy tính sẽ thực hiện lần lượt các lệnh mà con người đưa ra.
1. Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?
- HS: nhấp đúp vào biểu tượng Microsoft Word.
- HS lên máy chủ, khởi động Word và nhấn phím “a”.
- HS: chú ý lắng nghe.
- HS chép bài:
Con người đã chỉ dẫn cho máy tính làm việc thông qua các lệnh.
* Hoạt Động 2: Ví dụ: Robot nhặt rác.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV: Chúng ta cùng quan sát một ví dụ gồm các lệnh yêu cầu rô-bốt thực hiện thao tác “nhặt rác” (hình 1 SGK).
- GV: để ro-bot nhặt rác chúng ta sẽ ra lệnh như sau:
B1: tiến 2 bước;
B2: quay trái -> tiến 1 bước;
B3: nhặt rác;
B4: quay phải -> tiến 3 bước;
B5: quay trái -> tiến 2 bước;
B6: bỏ rác vào thùng;
- GV: Ở đây chúng ta giả sử ro-bot này chỉ thực hiện được một số thao tác như: tiến lên từng bước, quay trái, quay phải, nhặt rác, bỏ rác vào thùng.
- GV: như vậy thì các lệnh trên được viết theo một thứ tự từ bước 1 đến bước 6 và ta có thể gọi là một chương trình. Vậy chương trình là gì chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sang phần tiếp theo.
2. Ví dụ: Robot nhặt rác.
- HS: chú ý lắng nghe và quan sát hình 1 (SGK)
- HS: chú ý lắng nghe và quan sát hình 1 (SGK).
- HS: chú ý lắng nghe.
- HS: chú ý lắng nghe.
IV. Củng cố kiến thức:
1. Chương trình là gì?
2. Ta viết chương trình nhằm mục đích gì?
V. Hướng dẫn bài tập về nhà: Các em về nhà học bài và xem trước bài mới để chuẩn bị cho tiết học sau.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thúy Vân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)