Tin 10_T17_ngôn ngữ lập trình
Chia sẻ bởi Diem Thi Phuong |
Ngày 25/04/2019 |
90
Chia sẻ tài liệu: Tin 10_T17_ngôn ngữ lập trình thuộc Tin học 10
Nội dung tài liệu:
Tuần 9 Ngày soạn:11/10/2014
Tiết PPCT: 17 Ngày dạy: 12/10/2014.
BÀI 5. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức
- Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
2. Kỹ năng
- Học sinh nắm được khái niệm lập trình, ưu nhược điểm của các ngôn ngữ.
3. Thái độ
- Ham thích môn học, có tinh thần kỷ luật cao
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, phấn, bài giảng điện tử,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi.
III. Phương pháp : giảng giải, vấn đáp, thuyết trình, làm việc nhóm.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp.
2. Bài cũ: lồng trong tiết dạy.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng- Trình chiếu
GV: Sau khi chúng ta đã diễn tả thuật toán dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối máy tính vẫn chưa thể trực tiếp thực hiện thuật toán? Vì vậy chúng ta cần phải đi diễn tả thuật toán bằng một ngôn ngữ để máy tính hiểu và thực hiện được. Ngôn ngữ đó gọi là ngôn ngữ lập trình.
HS ghi bài.
Gv: Vậy theo các em thì ngôn ngữ này có được dùng phổ biến không?
HS trả lời câu hỏi của GV.
GV: Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận ưu điểm, nhược điểm của ngôn ngữ máy.
HS: Thảo luận, lên bảng trình bày.
GV: Để khắc phục nhược điểm trên của ngôn ngữ máy, một số ngôn ngữ lập trình khác đã được phát triển, ví dụ hợp ngữ.
GV: Để máy tính có thể thực hiện được một chương trình viết bằng hợp ngữ thì chương trình đó phải dịch ra ngôn ngữ máy nhờ chương trình hợp dịch.
Chương trình hợp dịch: MASM, TASM.
- HS ghi bài.
GV: Yêu cầu học sinh tìm ưu điểm, nhược điểm của hợp ngữ.
HS: Trả lời câu hỏi của GV.
GV: Nhận xét, chốt đáp án.
HS: ghi bài.
GV: Hợp ngữ là ngôn ngữ đã thuận lợi hơn cho các nhà lập trình nhưng vẫn chưa thật sự thích hợp với đông đảo người lập trình, người ta đã xây dựng những ngôn ngữ lập trình bậc cao.
GV: Và cũng như chương trình được viết bằng hợp ngữ, chương trình được viết bằng ngôn ngữ bậc cao cũng cần phải dịch sang ngôn ngữ máy nhờ chương trình dịch.
- Hs ghi bài.
GV: Chia lớp thảo luận nhóm ưu điểm của ngôn ngữ bậc cao.
HS: Thảo luận nhóm, đứng tại chỗ trình bày.
GV: Nhận xét.
Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính.
Ngôn ngữ lập trình được chia thành: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao.
1. Ngôn ngữ máy
Ưu điểm: Là ngôn ngữ duy nhất máy tính có thể hiểu trực tiếp và thực hiện, cho phép khai thác triệt để và tối ưu hoá khả năng của máy
Nhược điểm: Ngôn ngữ phức tạp, phụ thuộc nhiều vào phần cứng, chương trình viết mất nhiều công sức, cồng kềnh và khó hiệu chỉnh
Ngôn ngữ này không thích hợp với số đông người lập trình.
2. Hợp ngữ
Ưu điểm: là ngôn ngữ kết hợp ngôn ngữ máy với ngôn ngữ tự nhiên (thường là từ viết tắt của tiếng Anh) để thực hiện các lệnh.
Nhược điểm: vẫn còn phức tạp.
Ngôn ngữ này chỉ thích hợp với những nhà lập trình chuyên nghiệp
3. Ngôn ngữ bậc cao
Ưu điểm:
- Các câu lệnh của chương trình gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên
- Là ngôn ngữ ít phụ thuộc vào loại máy, chương trình viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ hiệu chỉnh, nâng cấp.
Ngôn ngữ này thích hợp với phần đông người lập trình
Một số ngôn ngữ bậc cao: Pascal, C, C++, Visual Basic,...
4. Củng cố
- Trọng tâm: Khái niệm ngôn ngữ lập trình, các loại ngôn ngữ lập trình, chương trình hợp dịch và chương trình dịch.
5. Dặn dò: Đọc trước bài 6: giải bài toán trên máy tính.
6. Rút kinh nghiệm
Tiết PPCT: 17 Ngày dạy: 12/10/2014.
BÀI 5. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức
- Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
2. Kỹ năng
- Học sinh nắm được khái niệm lập trình, ưu nhược điểm của các ngôn ngữ.
3. Thái độ
- Ham thích môn học, có tinh thần kỷ luật cao
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, phấn, bài giảng điện tử,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi.
III. Phương pháp : giảng giải, vấn đáp, thuyết trình, làm việc nhóm.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp.
2. Bài cũ: lồng trong tiết dạy.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng- Trình chiếu
GV: Sau khi chúng ta đã diễn tả thuật toán dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối máy tính vẫn chưa thể trực tiếp thực hiện thuật toán? Vì vậy chúng ta cần phải đi diễn tả thuật toán bằng một ngôn ngữ để máy tính hiểu và thực hiện được. Ngôn ngữ đó gọi là ngôn ngữ lập trình.
HS ghi bài.
Gv: Vậy theo các em thì ngôn ngữ này có được dùng phổ biến không?
HS trả lời câu hỏi của GV.
GV: Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận ưu điểm, nhược điểm của ngôn ngữ máy.
HS: Thảo luận, lên bảng trình bày.
GV: Để khắc phục nhược điểm trên của ngôn ngữ máy, một số ngôn ngữ lập trình khác đã được phát triển, ví dụ hợp ngữ.
GV: Để máy tính có thể thực hiện được một chương trình viết bằng hợp ngữ thì chương trình đó phải dịch ra ngôn ngữ máy nhờ chương trình hợp dịch.
Chương trình hợp dịch: MASM, TASM.
- HS ghi bài.
GV: Yêu cầu học sinh tìm ưu điểm, nhược điểm của hợp ngữ.
HS: Trả lời câu hỏi của GV.
GV: Nhận xét, chốt đáp án.
HS: ghi bài.
GV: Hợp ngữ là ngôn ngữ đã thuận lợi hơn cho các nhà lập trình nhưng vẫn chưa thật sự thích hợp với đông đảo người lập trình, người ta đã xây dựng những ngôn ngữ lập trình bậc cao.
GV: Và cũng như chương trình được viết bằng hợp ngữ, chương trình được viết bằng ngôn ngữ bậc cao cũng cần phải dịch sang ngôn ngữ máy nhờ chương trình dịch.
- Hs ghi bài.
GV: Chia lớp thảo luận nhóm ưu điểm của ngôn ngữ bậc cao.
HS: Thảo luận nhóm, đứng tại chỗ trình bày.
GV: Nhận xét.
Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính.
Ngôn ngữ lập trình được chia thành: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao.
1. Ngôn ngữ máy
Ưu điểm: Là ngôn ngữ duy nhất máy tính có thể hiểu trực tiếp và thực hiện, cho phép khai thác triệt để và tối ưu hoá khả năng của máy
Nhược điểm: Ngôn ngữ phức tạp, phụ thuộc nhiều vào phần cứng, chương trình viết mất nhiều công sức, cồng kềnh và khó hiệu chỉnh
Ngôn ngữ này không thích hợp với số đông người lập trình.
2. Hợp ngữ
Ưu điểm: là ngôn ngữ kết hợp ngôn ngữ máy với ngôn ngữ tự nhiên (thường là từ viết tắt của tiếng Anh) để thực hiện các lệnh.
Nhược điểm: vẫn còn phức tạp.
Ngôn ngữ này chỉ thích hợp với những nhà lập trình chuyên nghiệp
3. Ngôn ngữ bậc cao
Ưu điểm:
- Các câu lệnh của chương trình gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên
- Là ngôn ngữ ít phụ thuộc vào loại máy, chương trình viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ hiệu chỉnh, nâng cấp.
Ngôn ngữ này thích hợp với phần đông người lập trình
Một số ngôn ngữ bậc cao: Pascal, C, C++, Visual Basic,...
4. Củng cố
- Trọng tâm: Khái niệm ngôn ngữ lập trình, các loại ngôn ngữ lập trình, chương trình hợp dịch và chương trình dịch.
5. Dặn dò: Đọc trước bài 6: giải bài toán trên máy tính.
6. Rút kinh nghiệm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Diem Thi Phuong
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)