Tìm hiểu về tiêu hóa
Chia sẻ bởi Bùi Thế Quyền |
Ngày 08/05/2019 |
43
Chia sẻ tài liệu: tìm hiểu về tiêu hóa thuộc Sinh học 12
Nội dung tài liệu:
Chương 2
SINH LÝ TIÊU HOÁ VÀ HẤP THU
Mục tiêu: Sau khi học xong chương 2 sinh viên nắm được
- Chức năng của các bộ phận của đường tiêu hóa
- Sự tiêu hóa các chất trong đường tiêu hóa
- Sự hấp thu các chất dinh dưỡng trong đường tiêu hóa
Cấu tạo hệ tiêu hóa
1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU HOÁ
1.1. Khái niệm về sự tiêu hoá
Tiêu hoá là quá trình phân giải thức ăn từ miệng đến ruột già nhằm biến đổi những hợp chất hữu cơ phức tạp của thức ăn thành những chất đơn giản nhất mà cơ thể có thể hấp thu và sử dụng được.
Chức năng chính của hệ tiêu hóa là tiếp nhận và biến đổi thức ăn để cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng, nước và điện giải. Để thực hiện được chức năng này, hệ tiêu hóa có các hoạt động chính sau:
- Hoạt động cơ học: nghiền, trộn, đẩy; là hoạt động chức năng của lớp cơ thành ống tiêu hóa, có tác dụng:
+ Nghiền nhỏ thức ăn làm tăng diện tích tiếp xúc giữa thức ăn với dịch tiêu hóa, nhờ đó tốc độ các phản ứng hóa học tiêu hóa thức ăn tăng lên.
+ Vận chuyển thức ăn dọc theo ống tiêu hóa.
- Hoạt động bài tiết: cung cấp dịch tiêu hóa chứa đựng các enzyme xúc tác các phản ứng hóa học tiêu hóa thức ăn. Đây là hoạt động chức năng của các tuyến tiêu hóa.
- Hoạt động hấp thu: đưa các sản phẩm tiêu hóa từ lòng ống tiêu hóa vào máu. Đây là hoạt động chức năng của các tế bào niêm mạc ống tiêu hóa.
Các hoạt động này diễn ra đồng thời, tương hỗ lẫn nhau và đều được điều khiển bằng thần kinh và thể dịch.
1.2. Ý nghĩa của hoạt động tiêu hoá
*Ý nghĩa sinh học: Hoạt động tiêu hoá đảm bảo cho sự thu nhận vận chuyển dinh dưỡng từ môi trường vào cơ thể được an toàn và tiết kiệm.
* Ý nghĩa thực tiễn:
+ Cải tạo tầm vóc gia súc
+ Phòng và trị bệnh đường tiêu hoá
+ Xây dựng được quy trình nuôi dưỡng phù hợp loài, giống, tuổi, tính biệt, hướng sản xuất, sử dụng con vật.
2. TIÊU HOÁ TRONG KHOANG MIỆNG
Trong khoang miệng thức ăn được tiêu hoá dưới hai hình thức: tiêu hoá cơ học và tiêu hoá hoá học; trong đó tiêu hóc cơ học là chính còn tiêu hoá hoá học là phụ.
2.1. Tiêu hoá cơ học
Tiêu hoá cơ học với các hoạt động lấy thức ăn nước uống, nhai và tẩm thức ăn với nước bọt, nuốt thức ăn vào dạ dày. Trong đó các biến đổi cơ học thức ăn chủ yếu do răng đảm nhiệm.
2.1.1. Lấy thức ăn, nước uống
Các loài động vật khác nhau có cách lấy thức ăn nước uống khác nhau.
* Lấy thức ăn
- Lợn: dùng mũi ủi đất để tìm thức ăn và nhờ môi dưới nhọn đưa thức ăn vào miệng.
- Trâu bò: lấy thức ăn chủ yếu bằng lưỡi
- Ngựa: dùng chủ yếu môi trên và răng cửa để cắt cỏ khi ăn trên bãi chăn. Khi ở trong chuồng thì nó dùng môi để nhặt cỏ và hạt với sự tham gia của lưỡi.
* Uống nước: khác nhau giữa các loài động vật:
- Động vật ăn thịt thè lưỡi và cong lại như cái thìa để lấy nước và thức ăn lỏng
- Những loài khác thì nhờ vào tác dụng hút của áp lực xoang miệng để hút nước và thức ăn lỏng.
2.1.2. Nhai, nuốt
* Nhai:
Nhai là động tác hạ và nâng hàm dưới làm cho 2 hàm răng nghiền vào nhau có tác dụng cắt và nghiền thức ăn thành nhiều mảnh nhỏ hơn, làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn với dịch tiêu hóa để tiêu hóa, hấp thu tốt hơn.
Ở động vật ăn thịt, nhai là sự vận động lên xuống của hàm dưới. Ở động vật ăn cỏ, nhai là sự vận động qua lại của hàm dưới. Bình quân 1 ngày bò sữa nhai 42.000 lần.
Động tác nhai có sự vận động phối hợp của má, lưỡi. Răng đóng 1 vai trò rất quan trọng trong động tác nhai.
Hàm răng có 3 loại:
Răng cửa: cắt
Răng nanh: xé
Răng hàm: nghiền thức ăn.
* Nuốt: Sau khi nhai, thức ăn được viên thành viên nhỏ để nuốt; viên thức ăn nằm trên lưỡi, lưỡi thụt lại đưa viên thức ăn vào thực quản qua ngã tư hầu; nhờ có lưỡi gà và tiểu thiệt, thức ăn rơi đúng vào thực quản.
2.2. Tiêu hoá hoá học
Tiêu hoá hoá học thức ăn ở miệng là do enzyme amylase có trong nước bọt tác động.
2.2.1. Sự tiết nước bọt
Nước bọt là một dịch thể được tiết ra từ 3 đôi tuyến nước bọt:
- Tuyến mang tai: Tiết ra nước bọt loãng, ít chất nhầy muxin nhưng chứa nhiều protein và enzyme.
- Tuyến dưới lưỡi tiết nước bọt có nhiều nhầy muxin, không có enzyme.
- Tuyến dưới hàm tiết nước bọt có tính hỗn hợp vừa nhầy vừa có nhiều enzyme.
2.2.2. Thành phần, tính chất và tác dụng của nước bọt.
* Thành phần, tính chất:
- Tính chất: nước bọt là dịch thể màu trắng đục và nhầy, tỷ trọng 1,002-1,009.
pH nước bọt thay đổi tuỳ loài: ở lợn 7,32; ở chó và ngựa 7,36; ở trâu bò 8,1.
- Thành phần gồm:
+ Nước: 99-99,4%
+ Vật chất khô 0,6-1%:
2/3 là chất hữu cơ (muxin)
Các enzyme phân giải glucid là amylase và maltase
Muối Cl-, CO32-, SO42-, PO43- của Na+, K+, Mg++, Ca++
Một số sản phẩm trao đổi như ure và CO2.
Chất diệt khuẩn lysozyme.
* Tác dụng của nước bọt
- Tẩm ướt thức ăn tạo thành viên cho dễ nuốt.
- Làm trơn và bảo vệ màng nhầy xoang miệng, tránh các xây xát cơ giới.
- Tiêu hoá: nước bọt có enzyme tiêu hoá tinh bột và đường maltose.
Tinh bột dextrin + maltose.
Maltose 2glucose
(chỉ sảy ra ở người, lợn. còn loài nhai lại, ngựa hầu như không có enzyme này)
- Hoà tan một số thành phần của thức ăn như muối, đường gây vị giác làm kích thích vị giác.
- Tác dụng diệt khuẩn (do lysozyme có khả năng hoà tan màng vi khuẩn).
- Điều tiết nhiệt bằng cách thoát hơi nước (tuyến mồ hôi kém phát triển).
* Riêng với loài nhai lại:
- Nước bọt có độ kiềm mạnh (pH = 8,1), nhiều để giữ độ ẩm, pH dạ cỏ thích hợp cho vi sinh vật phát triển (trung hòa acid béo ở dạ cỏ).
- Chứa Ure, VTM C cần cho vi sinh vật. Phân giải protein tạo NH3 theo máu → gan tạo ure vào máu → tuyến nước bọt → xuống dạ cỏ và được vi sinh vật tổng hợp nên protein vsv nguồn dinh dưỡng (tiết kiệm nitơ phiprotein)
* Phản xạ không điều kiện:
Thức ăn niêm mạc miệng thần kinh truyền vào (V, VII, IX, X) trung khu (hành tủy) TK truyền ra (g/c tiết ít, nhiều muxin; phó g/c tiết nhiều, loãng) 3 đôi tuyến.
2.2.3. Cơ chế điều tiết sự tiết nước bọt
2.2.3.1. Điều tiết thần kinh
* Phản xạ có điều kiện
C/q nhận cảm (thị giác, khứu giác, thính giác) TK truyền vào vỏ não g/c và phó g/c tuyến nước bọt.
2.2.3.2. Cơ chế điều tiết thể dịch
- Các acid béo trong máu có tác dụng gây tăng tiết.
- Hormone calicrelin tiết ra kích thích thần kinh phó giao cảm có tác dụng tăng tiết nước bọt.
3. TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY
Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hoá, có chức năng chứa đựng thức ăn sau khi đã tiêu hoá xong ở khoang miệng chuyển xuống.
Dạ dày động vật gồm 3 loại chính:
- Dạ dày đơn: ٪ Dạ dày đơn có tuyến: ở chó, mèo, thú ăn thịt.
٪ Dạ dày đơn hỗn hợp: ở ngựa
- Dạ dày trung gian: ở lợn
- Dạ dày kép:٪ 3 túi: ở lạc đà
٪ 4 túi: ở trâu, bò, dê, cừu
3.1. Tiêu hoá ở dạ dày đơn
3.1.1. Cấu tạo
Chức năng của dạ dày:
- Tiêu hóa thức ăn: một phần protein và lipid bắt đầu bị tiêu hóa.
- Chứa đựng thức ăn: vùng thân của dạ dày có khả năng đàn hồi rất lớn, thức ăn đi đến đâu dạ dày dãn ra đến đó nhưng áp lực trong dạ dày không tăng nhiều.
- Trộn thức ăn với dịch vị và đưa xuống ruột non.
3.1.2.1. Tiêu hoá cơ học
Nhờ vào sự vận động của dạ dày. Mỗi vùng của dạ dày có những hình thức hoạt động khác nhau.
- Tâm vị:
Tâm vị không có cơ thắt thực sự, nó chỉ được đóng nhờ một lớp niêm mạc do lớp cơ vòng hơi dày đội lên và được cơ hoành bọc chung quanh tăng cường thêm.
3.1.2. Chức năng tiêu hoá của dạ dày
Khi thức ăn bị dồn tới đoạn cuối của thực quản kích thích tâm vị mở ra trong khi đoạn cuối của thực quản co lại, dồn thức ăn xuống dạ dày.
Thức ăn vào dạ dày làm cho môi trường trong dạ dày bớt acid sẽ gây đóng tâm vị, cho đến khi môi trường acid trong dạ dày được khôi phục. Nhờ cơ chế này, tâm vị mở ra rồi đóng lại ngay, cho thức ăn xuống dạ dày nhưng ngăn cách các chất từ dạ dày trào ngược vào thực quản.
Dạ dày vận động theo 2 phương thức: nhịp điệu và khẩn trương.
- Vận động nhịp điệu: là sự dãn nở và co bóp của dạ dày thay thế nhau (thượng vị → hạ vị). Sau khi thức ăn xuống đến dạ dày, 5-10 phút sau sẽ xuất hiện những làn sóng co bóp theo kiểu nhu động lan truyền dọc thân dạ dày xuống đến vùng hạ vị.
- Vận động khẩn trương: toàn bộ dạ dày co bóp liên tục và mạnh → tăng cao áp lực trong dạ dày → ép sát thức ăn vào thành dạ dày để tẩm nhuận với dịch vị được nhiều hơn
Các hoạt động co bóp của dạ dày không làm biến đổi thức ăn về mặt cơ học mà chỉ nhào chộn thức ăn với dịch vị.
- Môn vị:
Môn vị có cơ thắt riêng, khá mạnh. Bình thường ngoài bữa ăn, môn vị hé mở; bắt đầu bữa ăn môn vị đóng chặt lại. Khi thức ăn đã bị tiêu hóa thành vị trấp trong dạ dày, nhu động dạ dày mạnh lên ép vào khối thức ăn chứa đựng ở đây, làm mở môn vị dồn vị trấp xuống tá tràng; xuống đến đây vị trấp kích thích ruột tá gây phản xạ (phản xạ ruột) làm môn vị đóng lại cho tới khi môi trường kiềm của tá tràng được khôi phục.
3.1.2.2. Tiêu hoá hoá học ở dạ dày
Nhờ các enzyme tiêu hóa trong dịch vị
a. Dịch vị, đặc tính, thành phần và tác dụng của nó
Dịch vị là dịch tiêu hoá được tiết ra từ các tuyến vị trong thành dạ dày.
* Đặc tính: Là dịch lỏng, trong suốt, có pH acid (ở chó 1,5-2,0); tỷ trọng dịch vị d = 1,002-1,004
* Thành phần:
H2O: 99,0 - 99,5%
Vật chất khô: 0,5 - 1% trong đó có các chất hữu cơ như protein, enzyme, muxin, acid hữu cơ, acid lactic...và các chất vô cơ muối Cl-, SO4- của các kim loại Na+, K+, Mg++, Ca++... Đặc biệt là HCl
* Acid HCl:
HCl tồn tại ở 2 dạng: dạng tự do và dạng kết hợp.
- Dạng kết hợp: HCl kết hợp với chất nhầy muxin và các acid hữu cơ của thức ăn.
- Dạng tự do: có ý nghĩa sinh lý quan trọng, là yếu tố quyết định độ pH, hoà tan chất khoáng.
- HCl tự do + HCl kết hợp + phosphate acid và acid lactic → dạng HCl tổng số. Dạng HCl tổng số sẽ quyết định độ pH của dịch vị.
+ Cơ chế hình thành HCl diễn ra như sau:
NaCl Na+ + Cl-
H+ + Cl- HCl (trong tế bào vách)
* Tác dụng của HCl
- Hoạt hoá pepsinogen thành pepsin để tiêu hoá protein.
- Làm trương nở protein, tan colagen tạo điều kiện cho tiêu hoá.
- Tạo pH thích hợp cho enzyme pepsin hoạt động (pH = 1,5 – 2,5).
- Diệt khuẩn: Nhờ tác dụng này các vi khuẩn lẫn trong thức ăn đều bị tiêu diệt, bình thường môi trường dạ dày là vô khuẩn.
- Kích thích tiết dịch tụy, thông qua cơ chế làm tăng tiết secretin ở niêm mạc tá tràng, chất này ngấm vào máu đi tới tuyến tụy gây tăng tiết.
- Kích thích đóng mở cơ vòng hạ vị, thức ăn toan tính xuống tá tràng kích thích đóng cơ vòng hạ vị, khi dịch tá tràng trung hoà hết gây mở.
Tác dụng của các enzyme trong dịch vị
- Enzyme tiêu hóa protein
+ Pepsin: Pepsinogen Pepsin
Protein Albumose + Pepton + acid amin
Pepsin cắt vào mạch trung tâm.
Pepsin cắt vào mạch nối có acid amin có vòng thơm.
+ Catepsin: Tác dụng giống như pepsin nhưng yếu hơn, hoạt động thích hợp ở pH = 4-5.
+ Chymosin: có tác dụng làm đông sữa, hoạt động tốt ở pH = 4-5 và sự có mặt của ion Ca++.
Enzyme tiêu hoá lipid: hầu như không hoạt động vì không có muối mật nhũ hóa.
Enzyme tiêu hoá glucid: Trong dịch vị tinh khiết không có enzyme tiêu hoá glucid.
Tại sao các tế bào của thành dạ dày không bị các enzyme trong dịch vị phân giải?
Thứ nhất: các enzyme trong dịch vị dạ dày (ví dụ như pepsin) tiết ra ở dạng không hoạt tính (pepsinogen chỉ được biến đổi trong xoang của dạ dày)
- Thứ hai: thành dạ dày được lót bởi một lớp chất nhầy do các tế bào tuyến nhày của thành dạ dày tiết ra có tác dụng bảo vệ.
- Các tế bào biểu mô dạ dày luôn bị bong đi (chu kỳ 3 ngày) và thay thế bằng sự tăng sinh tế bào
Loét và ung thư dài dày thường xảy ra ở lớp biểu mô dạ dày và chủ yếu do vi khuẩn helicobecter pylori chống chịu được độ acid của dịch vị
b. Cơ chế điều tiết dịch vị
Sự tiết dịch vị được điều hoà bằng 2 cơ chế: thần kinh và thể dịch.
* Cơ chế thần kinh được thực hiện bằng phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
- Phản xạ không điều kiện: Tă → niêm mạc dạ dày → xung hướng tâm truyền về hành tuỷ → xung ly tâm từ trung khu đi ra → Meisner → kích thích tiết dịch vị.
Phản xạ có điều kiện: thời gian, địa điểm, dụng cụ, hình dạng, màu sắc, mùi vị thức ăn,... đều có thể gây tiết dịch vị.
* Cơ chế thể dịch
Những nhân tố thể dịch làm tăng tiết dịch vị:
- Sản phẩm phân giải của thức ăn, nhất là sản phẩm phân giải protein.
- Gastrin và hormone cục bộ của hạ vị tiết ra do kích thích của các sản phẩm phân giải protein. Gastrin theo máu tới tuyến vị làm tăng tiết.
- Entrogastrin: hormone cục bộ của tá tràng, theo máu tới các tuyến vùng thân vị để gây tiết.
- Histamin: có tác dụng làm tăng tiết dịch vị chứa nhiều HCl, ít enzyme.
- Urogastrin: sản phẩm trao đổi của gastrin trong nước tiểu đầu, nó tái hấp thu vào máu và làm tăng tiết dịch vị.
- Hormone vỏ thượng thận: Tiết ra nhiều khi bị stress, nó kích thích tăng tiết dịch có thể gây loét dạ dày.
Nhóm dịch ức chế tiết dịch vị: gastron, entrogastron, urogastron...
* Cơ chế tự bảo vệ của dạ dày
3.2. Tiêu hoá ở dạ dày lợn
3.2.1. Cấu tạo
Dạ dày lợn là loại dạ dày trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép. Dạ dày lợn gồm 5 vùng:
- Vùng thực quản (nhỏ).
Vùng manh nang và vùng thượng vị: có tuyến tiết ra dịch nhầy.
- Vùng thân vị và hạ vị: như dạ dày đơn.
3.2.2. Tiêu hóa ở dạ dày lợn trưởng thành
* Đặc điểm phân tiết dịch vị
- Lợn tiết dịch vị liên tục, khi ăn lượng dịch vị tăng lên, sáng nhiều hơn chiều.
- Lượng dịch vị phụ thuộc chất lượng và tính chất thức ăn: T.ăn rang > ngâm, t.ăn sống > chín, t.ăn ủ enzyme > không ủ
Chế biến thức ăn + thành lập PXCĐK tăng hiệu quả tiêu hóa
* Đặc điểm tiêu hoá
Dạ dày lợn có đặc điểm nhu động yếu nên thức ăn được xếp thành lớp
- Tiêu hoá protein: dịch vị trong dạ dày lợn chứa enzyme pepsin và chymosin có hoạt tính phân giải mạnh
- Tiêu hoá glucid: nhờ amylase của nước bọt
- Tiêu hoá lipid: nhờ enzyme lipase nhưng quá trình này diễn ra không đáng kể
- Dạ dày lợn có quá trình lên men vi sinh vật ở manh nang tạo ra các axit béo
* Sự tiết dịch vị của lợn chia làm 2 pha.
- Pha tiết phản xạ: kéo dài 1,5-3,0 giờ, tuỳ theo loại thức ăn pha này biểu hiện khác nhau
- Pha hoá học: kéo dài tới 15 giờ hoặc hơn, dịch vị ở pha này thường thiếu khả năng tiêu hoá
3.2.3. Tiêu hoá trong dạ dày lợn con
Lợn con vừa mới sinh ra dạ dày chưa hoàn thiện cả về cấu tạo và chức năng.
Trong quá trình sống, dạ dày lợn con sẽ dần hoàn thiện về cả cấu trúc và chức năng.
Khi mới sinh ra, lợn con thay đổi điều kiện sống, từ đ/k tốt trong môi trường trong của lợn mẹ, khi ra ngoài thay đổi về nhiệt độ
- Lợn con dưới 1 tháng tuổi: Trong dịch vị chưa có acid HCl khả năng diệt khuẩn kém
- Tiêu hoá protein sữa nhờ tripsin dịch tụy, khả năng ngưng kết sữa giảm theo tuổi
- Vận động của dạ dày lợn con trước 10 ngày tuổi là liên tục không có thời kỳ nghỉ
- Khả năng ngưng kết sữa của dịch vị tăng dần lên trong vòng 1 tháng sau đó giảm đi
Bảng 2.1: Chu kỳ vận động của dạ dày lợn con lúc không cho ăn
Trong quá trình nuôi dưỡng lợn con theo mẹ, ta cần chú ý các thời kỳ sau:
- Lợn sơ sinh (5-7 ngày đầu): là thời kỳ bú sữa đầu, cần cho lợn con tận dụng sữa đầu (tốt nhất là 1h sau ki đẻ) cung cấp năng lượng, kháng thể của sữa ( - globulin)
Lợn con thay đổi đ/k sống (t0, dd) cần chú ý kỹ thuật:
Sưởi ấm: sử dụng đệm lót sạch, dùng lò sưởi, đèn điện…
Chống ẩm, chống ồn, chống các kích thích lạ…
phải chuẩn bị tốt các điều kiện, vệ sinh trước khi lợn đẻ làm giảm bớt nhiễm khuẩn
Cố định đầu vú cho lợn con.
Trong quá trình sống, lơn con phải trải qua 2 thời kỳ khủng hoảng đó là:
- Thời kỳ thứ nhất: Hai mươi ngày sau khi đẻ sữa mẹ giảm dần, nhưng nhu cầu của lợn con lại tăng lên
- Sau cai sữa, lợn con lại rơi vào giai đoạn khủng hoảng thứ hai. Để khắc phục tập cho lợn con ăn sớm
Tiến hành tập cho lợn con ăn sớm khoảng ngày thứ 10 - 14 sau khi đẻ để đến khoảng tuần thứ 3 lợn thạo ăn
Tập ăn sớm : kt tăng HCl tăng tiết enzyme tăng khả năng tiêu hóa
Tập ăn sớm cai sữa sớm bảo vệ mẹ, tăng số lứa/ năm
Một số đặc điểm của gia súc non
Bào thai ở trong nội môi ổn định: to = 38oC khi mới sinh ra khả năng chịu lạnh kém
To của g/s sau khi sinh thấp hơn trưởng thành 1,5 – 2 oC
Cơ quan điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh dễ bị rối loạn gây bệnh (điển hình là bệnh lợn con phân trắng) chú ý chuẩn bị đỡ đẻ cho lợn
Nguyên nhân bệnh lợn con phân trắng
Nuôi dưỡng lợn mẹ có chửa không hợp lý, bộ máy tiêu hóa pt kém
Thức ăn khó tiêu ruột già, vsv phân hủy (đặc biệt là lợn con bú sữa bị nhiễm bẩn, dính phân)
E.coli phát triển ở ruột non, dạ dày gây bệnh
Điều trị
Cho uống nước lá chát
Giữ chuồng khô, ấm
Dùng kháng sinh
khi dùng streptomycin điều trị cho lợn sẽ làm rụng các lông nhung ở ruột non chậm lớn
Bổ sung VK có ích
3.3. Tiêu hoá ở dạ dày kép
3.3.1. Cấu tạo
Dạ dày kép (gia súc nhai lại) gồm 4 túi:
- 3 túi trước (dạ cỏ, tổ ong, lá sách): không có tuyến, chỉ có tế bào phụ tiết ra dịch nhày
- 1 túi sau (dạ múi khế)
3.3.2. Tiêu hoá trong dạ dày trước
3.3.2.1. Tác dụng của rãnh thực quản
- Rãnh thực quản kéo dài từ thượng vị cho đến lỗ tổ ong - lá sách, có hình lòng máng.
Ở gia súc non (bú, uống) khép chặt tạo ống sữa sẽ đi thẳng xuống dạ múi khế.
Nếu đóng không kín sữa vào dạ cỏ lên enzyme gây chướng bụng đầy hơi
- Con vật càng lớn thì rãnh thực quản càng không thể khép hoàn toàn, lúc đó rãnh thực quản chỉ còn lại cái gờ có tác dụng dẫn nước khi gia súc uống.
3.3. Tiêu hóa ở dạ dày kép
3.3.2.2. Tiêu hoá ở dạ cỏ
Nhờ vào hệ vi sinh vật trong dạ cỏ tiết ra các enzyme tiêu hóa cellulose
* Hệ vi sinh vật dạ cỏ
- Nguồn gốc: theo đường thức ăn, nước uống
- Số lượng: 109 - 1011 vi sinh vật/1g chất chứa
- Chủng loại: có nhiều vi sinh vật khác nhau nhưng chia làm 3 loại:
Vi khuẩn: ≈ 200 loài. Gồm các nhóm
+ Nhóm phân giải xơ (cellulose): bacteroides succinogenes
+ Nhóm phân giải Hemi cellulose: bacteroides ruminicola, butyrivibrio fibrisolvens
+ Nhóm phân giải tinh bột: bacteriodes amilophilus
+ Nhóm phân giải đường: các vi khuẩn phân giải xơ đều có thể phân giải đường
+ Nhóm phân giải protein: bacteriodes amilophylus
+ Nhóm tạo NH3: bacteriodes ruminicola
+ Nhóm tạo metal (CH4): methanobacterium, ruminanlicum
+ Nhóm phân giải mỡ
+ Nhóm tổng hợp B12
+ Nhóm sử dụng các acid trong dạ cỏ
Nấm (fungi) gồm có nấm men nấm mốc.
Động vật nguyên sinh (protozoa): chủ yếu tiên mao trùng và trùng tơ.
- Tốc độ sinh sôi: 4 – 6 thế hệ/24h (gọi là tăng sinh khối vsv)
Một số đặc điểm quan trọng của các nhóm vsv
* Các điều kiện của dạ cỏ thuận lợi cho vi sinh vật
- Môi trường gần trung tính (pH = 6,7-7,4), tương đối ổn định nhờ tác dụng trung hoà axit sinh ra do quá trình lên men của nước bọt.
- Nhiệt độ trong dạ cỏ 30- 410C
- Ao: bão hòa (do nước trong thức ăn, nước uống, nước bọt)
- Môi trường yếm khí, nồng độ oxi < 1%.
- Sự nhu động của dạ cỏ yếu, thức ăn lưu lại lâu.
* Vai trò của vi sinh vật
- Tác dụng cơ giới: (do nhóm nguyên sinh động vật thực hiện) chúng xé rách màng cellulose, nghiền nát thức ăn.
- Tác dụng hoá học: Do các enzyme của vi sinh vật tiết ra biến đổi HCHC của thức ăn tổng hợp protein vsv, đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng của loài nhai lại.
* Sự tiêu hoá vi sinh vật và các chất dinh dưỡng trong dạ cỏ.
- Cellulose và hemicellulose: Đây là thành phần chính trong thức ăn loài gia súc nhai lại.
Cellulose Polysaccharid
Polysaccharid Cellobiose
Hemi cellulose Cellobiose + Các sản phẩm khác
Cellobiose 2 glucose
Cellulose quan trọng đối với trâu bò vì nó cung cấp năng lượng, dinh dưỡng, nó còn là nhân tố đảm bảo sự vận động bình thường của dạ dày trước và tạo khuôn phân trong ruột già.
- Tiêu hoá bột đường (95% tiêu hóa ở dạ cỏ)
Tinh bột Dextrin + Maltose
Maltose 2 glucose
Ở động vật dạ dày đơn đường vào máu ngay → đường huyết. Dạ dày kép 6% vào máu, còn lại lên men vi sinh vật → A. béo bay hơi → máu (nguồn E qua oxi hóa). 70%E nhờ acid béo, nguồn nguyên liệu tạo đường, mỡ sữa.
* Tiêu hoá protein, nitơ phi protein và sự tổng hợp protein dạ cỏ.
Protein
Protein Peptit Amino acid Amino acid Acid hữu cơ + NH3
Nitơphiprotein
Vsv còn sử dụng nitơ phiprotein thức ăn → protein vsv → bổ sung ure cho trâu bò bằng amon hay carbamit
+ Vsv sử dụng ure thông qua các phản ứng
NH2 O
| ||
O = C CO2 + 2NH3 R–C-COOH
| (s/d = p/ư với cetoacid) (sp trao đổi đường)
NH2
Ví dụ:
Α-cetoglutaric + NH3 → acid glutamic
COOH COOH
| |
CH2 CH2
| |
CH2 + NH3 CH2
| |
C = O HC – NH2
| |
COOH COOH
Tổng hợp protein vsv sảy ra song song với sự phân giải glucid trong dạ cỏ để lấy xetoacid
- 80% a.a vsv sử dụng tổng hợp prtein vsv
- 20% khử amin tạo ra NH3 → máu → gan → ure → nước bọt → dạ cỏ (tiết kiệm đạm của đv nhai lại)
* Ý nghĩa sinh học của quá trình tiêu hoá vi sinh vật dạ cỏ.
- Chuyển cellulose không có giá trị dinh dưỡng đối với nhiều loại động vật thành nguồn ABBH có giá trị dinh dưỡng đối với loài nhai lại.
- Biến nitơ phi protein thành protein và cung cấp 1/3 nhu cầu protein cho loài nhai lại.
- Chuyển protein thực vật có giá trị sinh học thấp thành nguồn protein VSV có giá trị sinh học cao.
- Tổng hợp nhiều loại vitamin nhóm B: B1, B2, B6, vitamin K, PP vì vậy ít khi trâu bò thiếu vitamin.
* Ứng dụng thực tiễn trong chăn nuôi.
- Bổ sung carbamit vào khẩu phần của trâu bò với lượng 25-30% so với nhu cầu protein tiêu hoá/1 ngày đêm
- Khi bổ sung ure cho trâu bò cần chú ý:
Vphân giải ure vsv > 4Vchuyển amin → b/s nhiều → thừa NH3 → vách d.cỏ → máu → trúng độc kiềm → bổ sung đúng kỹ thuật:
+ Không được pha nước cho trâu bò uống
+ Bổ sung nhiều lần trong ngày, thêm đường dễ tan tạo cetoacid
+ Ép ure với tinh bột thành viên nén → tốc độ phân giải chậm
+ Nên trộn lẫn thức ăn, rắc lên cỏ, cám
+ Chỉ bổ sung cho bê, nghé > 6 tháng tuổi (hệ vsv)
+ Liều lượng 50 – 70 g/con/ngày
+ Bổ sung rỉ mật đường để cung cấp các cetoacid
+ Làm tảng đá liếm: ure, khoáng, rỉ mật…
* Sự tạo thành thể khí và ợ hơi
Vsv lên men tạo 1000 lít/ 1 ngày đêm, thành phần gồm: CO2 (50-60%), CH4 (30-40%). Còn lại là H2S, H2, N2, O2. Thoát ra qua ợ hơi, nếu không ợ sẽ gây chướng bụng đầy hơi.
- Tạo CO2: do lên men đường glucose và từ NaHCO3 trong nước bọt
Đường Rượu + CO2
H2O
NaHCO3 + acid hữu cơ → Muối Na + H2CO3
CO2
- Tạo CH4 do lên men:
2C2H5OH + CO2 2CH3COOH + CH4
+ Hoàn nguyên CO2:
CO2 + 2H2 CH4 + O2
- H2S: do phân giải acid amin chứa S như methionin
- N2 và O2: theo thức ăn vào.
* Nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi:
Nhu động dạ cỏ kém hoặc bị liệt
Trúng độc → mất phản xạ ợ hơi
Lên men quá nhanh: mùa xuân cỏ non nhiều saponin → sức căng bề mặt thể lỏng ↓ → sinh nhiều khí bào…
* Phòng trị bệnh chướng hơi:
Kích thích sự nhu động dạ cỏ (dùng vật thô giáp trà sát vào hõm hông trái)
Ức chế lên men VSV (↓ sinh hơi)
Kích thích phản xạ ở hơi (dùng rượu + tỏi hoặc cho uống 4 -5 chai bia)
Chọc dò dạ cỏ bằng Troca
Mổ dạ cỏ lấy bớt thức ăn
Dắt trâu, bò leo dốc
3.3.2.3. Chức năng của dạ tổ ong
Là một túi trung gian vận chuyển thức ăn. Giữa dạ cỏ và dạ tổ ong có một cái "gờ" chỉ cho thức ăn loãng hoặc đã nghiền nhỏ đi qua. Khi co bóp thức ăn sẽ được hỗn hợp, một phần trở lại dạ cỏ, một phần vào dạ lá sách.
3.3.2.4. Chức năng dạ lá sách
Dạ lá sách là một túi "ép lọc" khi co bóp thì phần thức ăn lỏng sẽ vào dạ múi khế còn phần thức ăn thô sẽ được giữ lại giữa các lá để tiến hành quá trình tiêu hoá cơ học, trong dạ lá sách nước và các acid béo bay hơi cấp thấp được hấp thu mạnh
3.3.3. Tiêu hoá ở dạ múi khế
Quá trình tiêu hoá trong dạ múi khế giống như dạ dày đơn.
- Dịch vị tiết liên tục, lượng dịch ít do thức ăn đã được biến đổi.
- Trong dịch có enzyme pepsin, chymosin, lipase. Lượng HCl thay đổi theo tuổi trong khoảng 0,12-0,46%, ở bê pH = 2,5-3,5, ở bò pH = 2,17-3,14.
3.3.4. Sự nhai lại
- Thức ăn chưa nhai kỹ dạ cỏ. Khi yên tĩnh gia súc lại ở thức ăn lên miệng để nhai kỹ.
- Nhai lại là một thích ứng sinh lý học giúp loài nhai lại ăn nhanh ngoài đồng cỏ và dự trữ được khối lượng thức ăn lớn trong dạ cỏ.
- Thời gian mỗi lần nhai lại là 40-50 phút và 6-8 lần và tổng thời gian giai lại trong ngày là 6-7 giờ.
- Nhai lại là một hiện tượng sinh lý của loài nhai lại. Nếu ngừng nhai tiêu hoá kém, rối loạn tiêu hoá, chướng hơi dạ cỏ.
4. TIÊU HOÁ Ở RUỘT NON
4.1. Cấu tạo
- Ruột non là đoạn giữa dài nhất của ống tiêu hóa (ở lợn ruột non dài gấp 7 - 8 lần cơ thể, ở loài nhai lại ruột non dài gấp 15 - 20 lần cơ thể) và cũng có chức năng tiêu hóa mạnh nhất vì có khả năng hòan thành quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
- Ruột non chia làm 3 đoạn chính: tá, không tràng và hồi tràng. Thành ruột non được cấu tạo 2 lớp cơ trơn: cơ vòng ở trong và cơ dọc ở ngoài.
- Lớp trong cùng là lớp niêm mạc ruột. Niêm mạc ruột được bao phủ bằng lớp lông nhung dày đặc gọi là nhung mao, mỗi mm2 có tới 20 - 40 nhung mao.
Các tế bào niêm mạc bong ra theo chu kỳ 3 – 4 ngày/lần.
Đây là nguồn Nitơ nội sinh Trong thực tế khi nghiên cứu phân tích N ở phân thì không thu được kết quả thực tế.
4.2. Tiêu hoá cơ học ở ruột non
Tiêu hoá cơ học ở ruột non diễn ra là nhờ các tác động sau đây:
- Co thắt từng phần: chủ yếu do cơ vòng gây ra làm dịch tiêu hóa ngấm sâu vào khối thức ăn trong ruột
Cử động quả lắc: do lớp cơ dọc ở 2 bên thành ruột thay nhau co dãn làm cho các đoạn ruột lật qua lại, giúp dịch tiêu hóa trộn lẫn vào khối thức ăn, tăng cường tốc độ tiêu hóa thức ăn.
- Cử động nhu động của ruột non: Chủ yếu do cơ vòng và cơ dọc cùng tham gia dạng cử động nhịp nhàng được lan truyền từ phía dạ dày xuống ruột già có tác dụng vận chuyển thức ăn
- Cử động nhu động ngược của ruột non: chủ yếu vẫn do cơ vòng và cơ dọc gây ra, là cử động ngược chiều từ ruột già lên ruột non làm kéo dài thời gian tiêu hóa và hấp thu thức ăn trong ruột non
- Điều hoà các cử động của ruột non: hoạt động cơ học của ruột non được thực hiện tự động dưới sự điều khiển của đám rối thần kinh Auerbach thông qua dây X. Kích thích dây X, motilin, kích thích tại chỗ do giun, do viêm ruột,... làm tăng nhu động của ruột non. Ngược lại kích thích thần kinh giao cảm làm giảm nhu động ruột non
4.3. Tiêu hoá hoá học ở ruột non
Tiêu hóa hóa học trong ruột non diễn ra nhờ vào các enzyme có trong dịch tụy, dịch ruột, dịch mật.
4.3.1. Dịch tụy
Dịch tụy là sản phẩm bài tiết ngoại tiết của tuyến tụy.
4.2.1.1. Đặc tính và thành phần của dịch tụy
Dịch tụy là dịch lỏng, hơi quánh trong suốt, không màu, có phản ứng kiềm pH = 7,8-8,4
- Thành phần: H2O chiếm 90%, vck chiếm 10%, trong đó:
+ Chất vô cơ là các muối kiềm: NaHCO2 , NaCl, CaCl2, Na2HPO4 và NaH2PO4
+ Chất hữu cơ bao gồm các enzyme phân giải protein, glucid, lipid, ngoài ra còn có bạch cầu, globulin.
4.3.1.2. Tác dụng của các enzyme trong dịch tụy
a. Nhóm enzyme phân giải protein
- Tripsin:
Tripsinogen Tripsin hoạt động
Protein polipeptit + axit amin
Chất ức chế tripsin:
Sinh ra trong TB t.tụy cùng với enzyme tripsin giữ cho tripsin ở dạng vô hoạt (cơ chế tự bảo vệ) Khi bị viêm t.tụy hoặc tắc ống dẫn tụy
- Chimotripsin:
Chimotripsinogen Chimotripsin
Protein Peptit + acid amin
- Elactase: phân giải protein dạng elastin (gân) → Peptit + acid amin
- Carboxipolypeptidase: tác dụng lên các polypeptit tách aa
- Dipeptidase: phân giải dipeptit → 2aa
- Protaminase: thủy phân protamin → peptit + aa
- Nuclease: Thủy phân nucleic → các mononucleotit
b. Nhóm enzyme phân giải bột đường
- Amylaza dịch tụy hoạt động tối ưu trong pH = 7,1. Nó cắt liên kết 1-4 - glucozid của tinh bột tạo ra mantose.
- Maltase phân giải maltose glucose
- Lactase: phân giải lactose → glucose + galactose (quan trọng g/s non bú sữa)
- Saccarasse: phân giải saccarose → glucose + fructose
c. Nhóm enzyme phân giải lypid
- Lipase:
Triglycerid mono glycerid
Mono glycerid glycerol + axit béo
- Phospholipase: cắt liên kết giữa glycerol với axit phosphoric (tham gia vào việc phân giải phospholipid và diglycerid)
- Cholesterolesterase: phân giải este của cholesterol và các sterol của thức ăn cho ra axit béo và sterol
4.3.1.3. Sự điều tiết dịch tụy
Sự tiết dịch tụy được điều tiết bởi 2 cơ chế: thần kinh và thể dịch.
* Cơ chế thần kinh: G/c và phó gc
- Thần kinh phó giao cảm làm tăng tiết dịch tụy chứa nhiều enzyme và chất hữu cơ.
- Thần kinh giao cảm cũng làm cho dịch tụy tiết ra nhưng ít hơn so với kích thích phó giao cảm.
* Cơ chế thể dịch
- HCl từ dạ dày xuống kích thích tá tràng tiết scretinogen scretin vào máu → kích thích tuyến tụy tăng tiết dịch nhiều muối, ít enzyme.
- HCl kích thích niêm mạc ruột non tiết pacreozymin gây tăng tiết dịch tụy.
- Acetylcholin: chất tiết ở đầu nút thần kinh phó giao cảm cũng làm dịch tụy tăng tiết.
4.3.2. Dịch mật
4.3.2.1. Đặc tính, thành phần của dịch mật
* Đặc tính: là dịch lỏng, trong suốt, vị đắng, màu vàng thẫm (động vật ăn thịt) hoặc xanh thẫm (động vật ăn cỏ). Mật mới tiết ra thì loãng, pH kiềm khoảng 8-8,6 mật ở túi đặc sánh, pH thấp hơn khoảng 7-7,6.
* Thành phần: 90% H2O + 10% VCK
Trong VCK bao gồm:
- Muối mật (muối Na của glycocolic, taurocolic)
- Sắc tố mật: bilirubin (sản phẩm phân giải nhân hem) → xanh
biliverdin (sản phẩm oxi hóa bilirubin) → vàng
- Cholesteron, photphatit, mỡ thủy phân, sản phẩm phân giải protein, muối vô cơ
Sinh lý: h/c già vỡ (100 – 120 ngày) → tạo sắc tố mật
Bệnh lý: sốt cao hoặc KST → vỡ h/c → sắc tố mật → nước tiểu → nước tiểu màu vàng. Vào máu → hoàng đản. Hoặc tắc ống mật → vào máu → hoàng đản (sán lá gan)
Cholesterol do gan và thận tạo ra từ các acid béo chuyển Acetyl Co.A thành cholesteron một phần thải vào mật.
- Tác dụng: ở gan tạo acid mật → chuyển hóa tạo VTM D
- Tác hại: Vào máu → xơ cứng thành mạch → cao huyết áp
4.3.2.2. Tác dụng của dịch mật
- Nhũ hoá mỡ: làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch → tạo điều kiện cho enzyme lipase tác động dễ dàng và có hiệu quả giúp cho sự hấp thu ẩm bào.
- Hoạt hoá làm tăng hoạt tính của amylase, lipase, protease
- Tạo phức với acid béo trong mỡ
- Trung hoà HCl từ dịch vị xuống, ức chế hoạt tính của men pepsin
- Dịch mật giúp sự hấp thu các loại vitamin hoà tan trong mỡ.
- Làm tăng nhu động ruột.
4.3. Tiêu hóa ở ruột non
4.3.3. Dịch ruột non
Do hai loại tuyến tiết ra: tuyến Bruner và tuyến Lieberkuhn. Trong đó
- Tuyến ruột (tuyến Lieberkuhn): bài tiết nước và các muối vô cơ.
- Tế bào niêm mạc ruột: tiết các enzyme tiêu hóa.
- Tế bào nhầy: tiết chất nhầy.
4.3.3.1. Thành phần đặc tính của dịch ruột
- Đặc tính: là chất lỏng, sánh, có độ quánh cao và đục vì có các tế bào bong ra và các mảnh tế bào vỡ, pH kiềm 8,2-8,7.
- Thành phần: 98% H2O, 2% còn lại là vật chất khô.
Trong VCk gồm có:
+ Chất vô cơ gồm: các muối kiềm cacbonat, phosphat clorua
+ Chất hữu cơ chiếm 1% gồm chất nhầy muxin, các enzyme, mảnh vỡ tế bào.
Dịch ruột không thu được ở dạng tinh khiết mà thường lẫn thức ăn, nước uống → nhũ trấp (thành phần ổn định, chất cần tiêu hóa, hấp thu)
Tác dụng chủ yếu của dịch ruột là nhờ các enzyme. Tuy nhiên dịch ruột chỉ có tác dụng bổ sung và hoàn thiện cho quá trình tiêu hoá hoá học, chứ không thể thay thế được cho các dịch tiêu hoá khác.
* Tiêu hoá protein
- Erepsin: Thuỷ phân albumose và pepton → acid amin (không có tác dụng protein nguyên vẹn, trừ cazein sữa)
4.3.3.2. Tác dụng của dịch ruột
- Dipeptiase: phân giải dipeptit thành aminoacid.
- Prolinase: cắt mạch peptit để giải phóng acid imin.
Aminopeptidase: cắt mạch peptit ở phía nhóm amin tự do phân giải tạo thành peptit và amino acid.
Enterokinase: hoạt hóa tripsinogen → tripsin
Nhóm phân giải acid nucleic
A. Nucleic Mono nucleotit
Mono nucleotit Nucleosidase
Nucleotit Purin (pirimidin) + pentose + H3PO4
* Phân giải glucid: Amylase, maltase saccharase và lactase có tác dụng phân giải như các enzyme trong dịch tụy.
* Phân giải lipid: lipase, phospholipase, cholestero-esterase giống như dịch tụy.
* Các enzyme khác
- Phosphatase kiềm phân giải tất cả các phosphat vô cơ và hữu cơ.
4.3.3.3. Sự điều hoà tiết dịch ruột
* Điều hoà thần kinh
- Khi cho ăn thấy dịch ruột tăng tiết, kích thích dây phế vị làm tăng tiết dịch ruột cả số lượng và chất lượng enzyme.
- Nhờ tác động trực tiếp về cơ học và hoá học ở ruột gây bài tiết dịch ruột tự động, đoạn ruột nào chịu kích thích đoạn đó tiết dịch. Đám rối thần kinh Meisner tham gia điều tiết quá trình tự động này.
* Điều hoà thể dịch
Các hormone của ống tiêu hoá như scretin enterocrinin, duocrimin, pancreozimin, gostrin... có tác dụng làm tăng tiết dịch ruột, morphin ức chế tiết dịch ruột.
5. TIÊU HOÁ Ở RUỘT GIÀ
Ruột già là đoạn cuối của ống tiếu hóa, có chức năng hoàn tất quá trình tạo phân và đào thải phân khỏi ống tiêu hóa bằng một hoạt động cơ học đặc biệt gọi là đại tiện.
Ruột già gồm 3 phần: manh tràng, kết tràng và trực tràng.
- Manh tràng: ở động vật ăn cỏ coi như dạ dày thứ 2; ở động vật ăn thịt được gọi là ruột tịt.
- Kết tràng: phát triển mạnh ở động vật ăn tạp
- Trực tràng: cấu trúc phức tạp hấp thu nước tạo phân đặc thù ở từng loại đv (phân dê lỏn nhỏn…)
Ở ruột già diễn ra hai quá trình: quá trình tiêu hoá và quá trình lên men thối rữa.
5.1. Quá trình tiêu hoá ở ruột già:
Ruột già không bài tiết các men tiêu hóa, chỉ bài tiết một ít chất nhầy bảo vệ niêm mạc. Dịch ruột già không có tác dụng tiêu hóa thức ăn.
Trong chất dịch do đoạn đầu ruột già tiết ra cũng có các loại enzyme tương tự như ruột non, nhưng hàm lượng ít và hoạt động kém.
- Ðộng vật ăn thịt: ruột già chủ yếu hấp thu và tạo phân.
- Ðộng vật ăn cỏ và ăn tạp: Có sự tham gia của vi sinh vật
Quá trình tiêu hóa ở ruột già nhờ enzyme ruột non và VSV ruột già
+ Điều kiện tượng tự dạ cỏ → vsv lên enzyme phân giải protein, xơ tạo glucose và aicd béo.
T.ăn tiêu hóa chủ yếu ở ruột non, ruột già có nhưng ít và phụ thuộc loài:
- Với chó: ít quan trọng (r.non tiêu hóa hoàn toàn t.ăn). T/d bài tiết phân
- Với động vật ăn cỏ (kể cả lợn):
+ Ngựa: không có dạ cỏ → manh tràng được coi như dạ cỏ (tiêu hóa 40-50% xơ và 39% protein).
+ Trâu, bò: 30% xơ, 31% protein
+ Lợn: 14% xơ, 12% protein
Cùng với quá trình phân giải trong ruột già cũng có quá trình tổng hợp.
- Tổng hợp protein vi sinh vật
- Tổng hợp vitamin: vitamin K, B12
Giải thích tại sao phân thỏ, ngựa tốt hơn phân trâu bò và các động vật khác?
5.2. Quá trình lên enzyme thối giữa ở ruột già
VSV gây thối rữa protein → sản phẩm thối (indol, phenol, scatol, cresol và các khí H2S, CO2, H2…) 1 phần theo phân ra ngoài, phần lớn đến gan khử độc gọi chung là Indical thải qua nước tiểu.
→ kiểm tra Indical nước tiểu → thăm dò chức năng khử độc của gan
- Ở loài ăn thịt hiện tượng thối rữa thường lấn át hiện tượng lên men nên phân loài ăn thịt thối hơn loài ăn tạp và loài ăn cỏ
- Sắc tố mật bilirubin và biliverdin khi chuyển tới ruột già sẽ chuyển thành sterco bilinogen tạo nên màu của phân
5.3. Vận động của ruột già
Ruột già cũng có những hình thức vận động như ruột non nhưng yếu hơn, đoạn manh tràng và kết tràng còn có nhu động và nhu động ngược
Nhu động: tương tự ở ruột non nhưng không mạnh, nó chỉ dồn chất chứa đựng trong ruột đi từng đoạn ngắn. Mỗi ngày chỉ có 1-2 đợt nhu động mạnh lan khắp cả khung ruột già, dồn các chất chứa đựng xuống trực tràng.
Phản nhu động: khá mạnh, đặc biệt là ở đoạn đầu, vì thế thời gian tồn lưu của các chất trong ruột già khá dài.
Hoạt động cơ học của ruột già được thực hiện tự động nhờ các kích thích tại chỗ. Tuy nhiên những kích thích của hệ thần kinh và cả những xúc cảm lớn cũng có thể ảnh hưởng đến nhu động của ruột già.
6. Sự hấp thu
Chỉ khi nào các chất dinh dưỡng được phân giải thành các chất đơn giản thì cơ thể động vật mới hấp thu và sử dụng được, còn khi ở d
SINH LÝ TIÊU HOÁ VÀ HẤP THU
Mục tiêu: Sau khi học xong chương 2 sinh viên nắm được
- Chức năng của các bộ phận của đường tiêu hóa
- Sự tiêu hóa các chất trong đường tiêu hóa
- Sự hấp thu các chất dinh dưỡng trong đường tiêu hóa
Cấu tạo hệ tiêu hóa
1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU HOÁ
1.1. Khái niệm về sự tiêu hoá
Tiêu hoá là quá trình phân giải thức ăn từ miệng đến ruột già nhằm biến đổi những hợp chất hữu cơ phức tạp của thức ăn thành những chất đơn giản nhất mà cơ thể có thể hấp thu và sử dụng được.
Chức năng chính của hệ tiêu hóa là tiếp nhận và biến đổi thức ăn để cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng, nước và điện giải. Để thực hiện được chức năng này, hệ tiêu hóa có các hoạt động chính sau:
- Hoạt động cơ học: nghiền, trộn, đẩy; là hoạt động chức năng của lớp cơ thành ống tiêu hóa, có tác dụng:
+ Nghiền nhỏ thức ăn làm tăng diện tích tiếp xúc giữa thức ăn với dịch tiêu hóa, nhờ đó tốc độ các phản ứng hóa học tiêu hóa thức ăn tăng lên.
+ Vận chuyển thức ăn dọc theo ống tiêu hóa.
- Hoạt động bài tiết: cung cấp dịch tiêu hóa chứa đựng các enzyme xúc tác các phản ứng hóa học tiêu hóa thức ăn. Đây là hoạt động chức năng của các tuyến tiêu hóa.
- Hoạt động hấp thu: đưa các sản phẩm tiêu hóa từ lòng ống tiêu hóa vào máu. Đây là hoạt động chức năng của các tế bào niêm mạc ống tiêu hóa.
Các hoạt động này diễn ra đồng thời, tương hỗ lẫn nhau và đều được điều khiển bằng thần kinh và thể dịch.
1.2. Ý nghĩa của hoạt động tiêu hoá
*Ý nghĩa sinh học: Hoạt động tiêu hoá đảm bảo cho sự thu nhận vận chuyển dinh dưỡng từ môi trường vào cơ thể được an toàn và tiết kiệm.
* Ý nghĩa thực tiễn:
+ Cải tạo tầm vóc gia súc
+ Phòng và trị bệnh đường tiêu hoá
+ Xây dựng được quy trình nuôi dưỡng phù hợp loài, giống, tuổi, tính biệt, hướng sản xuất, sử dụng con vật.
2. TIÊU HOÁ TRONG KHOANG MIỆNG
Trong khoang miệng thức ăn được tiêu hoá dưới hai hình thức: tiêu hoá cơ học và tiêu hoá hoá học; trong đó tiêu hóc cơ học là chính còn tiêu hoá hoá học là phụ.
2.1. Tiêu hoá cơ học
Tiêu hoá cơ học với các hoạt động lấy thức ăn nước uống, nhai và tẩm thức ăn với nước bọt, nuốt thức ăn vào dạ dày. Trong đó các biến đổi cơ học thức ăn chủ yếu do răng đảm nhiệm.
2.1.1. Lấy thức ăn, nước uống
Các loài động vật khác nhau có cách lấy thức ăn nước uống khác nhau.
* Lấy thức ăn
- Lợn: dùng mũi ủi đất để tìm thức ăn và nhờ môi dưới nhọn đưa thức ăn vào miệng.
- Trâu bò: lấy thức ăn chủ yếu bằng lưỡi
- Ngựa: dùng chủ yếu môi trên và răng cửa để cắt cỏ khi ăn trên bãi chăn. Khi ở trong chuồng thì nó dùng môi để nhặt cỏ và hạt với sự tham gia của lưỡi.
* Uống nước: khác nhau giữa các loài động vật:
- Động vật ăn thịt thè lưỡi và cong lại như cái thìa để lấy nước và thức ăn lỏng
- Những loài khác thì nhờ vào tác dụng hút của áp lực xoang miệng để hút nước và thức ăn lỏng.
2.1.2. Nhai, nuốt
* Nhai:
Nhai là động tác hạ và nâng hàm dưới làm cho 2 hàm răng nghiền vào nhau có tác dụng cắt và nghiền thức ăn thành nhiều mảnh nhỏ hơn, làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn với dịch tiêu hóa để tiêu hóa, hấp thu tốt hơn.
Ở động vật ăn thịt, nhai là sự vận động lên xuống của hàm dưới. Ở động vật ăn cỏ, nhai là sự vận động qua lại của hàm dưới. Bình quân 1 ngày bò sữa nhai 42.000 lần.
Động tác nhai có sự vận động phối hợp của má, lưỡi. Răng đóng 1 vai trò rất quan trọng trong động tác nhai.
Hàm răng có 3 loại:
Răng cửa: cắt
Răng nanh: xé
Răng hàm: nghiền thức ăn.
* Nuốt: Sau khi nhai, thức ăn được viên thành viên nhỏ để nuốt; viên thức ăn nằm trên lưỡi, lưỡi thụt lại đưa viên thức ăn vào thực quản qua ngã tư hầu; nhờ có lưỡi gà và tiểu thiệt, thức ăn rơi đúng vào thực quản.
2.2. Tiêu hoá hoá học
Tiêu hoá hoá học thức ăn ở miệng là do enzyme amylase có trong nước bọt tác động.
2.2.1. Sự tiết nước bọt
Nước bọt là một dịch thể được tiết ra từ 3 đôi tuyến nước bọt:
- Tuyến mang tai: Tiết ra nước bọt loãng, ít chất nhầy muxin nhưng chứa nhiều protein và enzyme.
- Tuyến dưới lưỡi tiết nước bọt có nhiều nhầy muxin, không có enzyme.
- Tuyến dưới hàm tiết nước bọt có tính hỗn hợp vừa nhầy vừa có nhiều enzyme.
2.2.2. Thành phần, tính chất và tác dụng của nước bọt.
* Thành phần, tính chất:
- Tính chất: nước bọt là dịch thể màu trắng đục và nhầy, tỷ trọng 1,002-1,009.
pH nước bọt thay đổi tuỳ loài: ở lợn 7,32; ở chó và ngựa 7,36; ở trâu bò 8,1.
- Thành phần gồm:
+ Nước: 99-99,4%
+ Vật chất khô 0,6-1%:
2/3 là chất hữu cơ (muxin)
Các enzyme phân giải glucid là amylase và maltase
Muối Cl-, CO32-, SO42-, PO43- của Na+, K+, Mg++, Ca++
Một số sản phẩm trao đổi như ure và CO2.
Chất diệt khuẩn lysozyme.
* Tác dụng của nước bọt
- Tẩm ướt thức ăn tạo thành viên cho dễ nuốt.
- Làm trơn và bảo vệ màng nhầy xoang miệng, tránh các xây xát cơ giới.
- Tiêu hoá: nước bọt có enzyme tiêu hoá tinh bột và đường maltose.
Tinh bột dextrin + maltose.
Maltose 2glucose
(chỉ sảy ra ở người, lợn. còn loài nhai lại, ngựa hầu như không có enzyme này)
- Hoà tan một số thành phần của thức ăn như muối, đường gây vị giác làm kích thích vị giác.
- Tác dụng diệt khuẩn (do lysozyme có khả năng hoà tan màng vi khuẩn).
- Điều tiết nhiệt bằng cách thoát hơi nước (tuyến mồ hôi kém phát triển).
* Riêng với loài nhai lại:
- Nước bọt có độ kiềm mạnh (pH = 8,1), nhiều để giữ độ ẩm, pH dạ cỏ thích hợp cho vi sinh vật phát triển (trung hòa acid béo ở dạ cỏ).
- Chứa Ure, VTM C cần cho vi sinh vật. Phân giải protein tạo NH3 theo máu → gan tạo ure vào máu → tuyến nước bọt → xuống dạ cỏ và được vi sinh vật tổng hợp nên protein vsv nguồn dinh dưỡng (tiết kiệm nitơ phiprotein)
* Phản xạ không điều kiện:
Thức ăn niêm mạc miệng thần kinh truyền vào (V, VII, IX, X) trung khu (hành tủy) TK truyền ra (g/c tiết ít, nhiều muxin; phó g/c tiết nhiều, loãng) 3 đôi tuyến.
2.2.3. Cơ chế điều tiết sự tiết nước bọt
2.2.3.1. Điều tiết thần kinh
* Phản xạ có điều kiện
C/q nhận cảm (thị giác, khứu giác, thính giác) TK truyền vào vỏ não g/c và phó g/c tuyến nước bọt.
2.2.3.2. Cơ chế điều tiết thể dịch
- Các acid béo trong máu có tác dụng gây tăng tiết.
- Hormone calicrelin tiết ra kích thích thần kinh phó giao cảm có tác dụng tăng tiết nước bọt.
3. TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY
Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hoá, có chức năng chứa đựng thức ăn sau khi đã tiêu hoá xong ở khoang miệng chuyển xuống.
Dạ dày động vật gồm 3 loại chính:
- Dạ dày đơn: ٪ Dạ dày đơn có tuyến: ở chó, mèo, thú ăn thịt.
٪ Dạ dày đơn hỗn hợp: ở ngựa
- Dạ dày trung gian: ở lợn
- Dạ dày kép:٪ 3 túi: ở lạc đà
٪ 4 túi: ở trâu, bò, dê, cừu
3.1. Tiêu hoá ở dạ dày đơn
3.1.1. Cấu tạo
Chức năng của dạ dày:
- Tiêu hóa thức ăn: một phần protein và lipid bắt đầu bị tiêu hóa.
- Chứa đựng thức ăn: vùng thân của dạ dày có khả năng đàn hồi rất lớn, thức ăn đi đến đâu dạ dày dãn ra đến đó nhưng áp lực trong dạ dày không tăng nhiều.
- Trộn thức ăn với dịch vị và đưa xuống ruột non.
3.1.2.1. Tiêu hoá cơ học
Nhờ vào sự vận động của dạ dày. Mỗi vùng của dạ dày có những hình thức hoạt động khác nhau.
- Tâm vị:
Tâm vị không có cơ thắt thực sự, nó chỉ được đóng nhờ một lớp niêm mạc do lớp cơ vòng hơi dày đội lên và được cơ hoành bọc chung quanh tăng cường thêm.
3.1.2. Chức năng tiêu hoá của dạ dày
Khi thức ăn bị dồn tới đoạn cuối của thực quản kích thích tâm vị mở ra trong khi đoạn cuối của thực quản co lại, dồn thức ăn xuống dạ dày.
Thức ăn vào dạ dày làm cho môi trường trong dạ dày bớt acid sẽ gây đóng tâm vị, cho đến khi môi trường acid trong dạ dày được khôi phục. Nhờ cơ chế này, tâm vị mở ra rồi đóng lại ngay, cho thức ăn xuống dạ dày nhưng ngăn cách các chất từ dạ dày trào ngược vào thực quản.
Dạ dày vận động theo 2 phương thức: nhịp điệu và khẩn trương.
- Vận động nhịp điệu: là sự dãn nở và co bóp của dạ dày thay thế nhau (thượng vị → hạ vị). Sau khi thức ăn xuống đến dạ dày, 5-10 phút sau sẽ xuất hiện những làn sóng co bóp theo kiểu nhu động lan truyền dọc thân dạ dày xuống đến vùng hạ vị.
- Vận động khẩn trương: toàn bộ dạ dày co bóp liên tục và mạnh → tăng cao áp lực trong dạ dày → ép sát thức ăn vào thành dạ dày để tẩm nhuận với dịch vị được nhiều hơn
Các hoạt động co bóp của dạ dày không làm biến đổi thức ăn về mặt cơ học mà chỉ nhào chộn thức ăn với dịch vị.
- Môn vị:
Môn vị có cơ thắt riêng, khá mạnh. Bình thường ngoài bữa ăn, môn vị hé mở; bắt đầu bữa ăn môn vị đóng chặt lại. Khi thức ăn đã bị tiêu hóa thành vị trấp trong dạ dày, nhu động dạ dày mạnh lên ép vào khối thức ăn chứa đựng ở đây, làm mở môn vị dồn vị trấp xuống tá tràng; xuống đến đây vị trấp kích thích ruột tá gây phản xạ (phản xạ ruột) làm môn vị đóng lại cho tới khi môi trường kiềm của tá tràng được khôi phục.
3.1.2.2. Tiêu hoá hoá học ở dạ dày
Nhờ các enzyme tiêu hóa trong dịch vị
a. Dịch vị, đặc tính, thành phần và tác dụng của nó
Dịch vị là dịch tiêu hoá được tiết ra từ các tuyến vị trong thành dạ dày.
* Đặc tính: Là dịch lỏng, trong suốt, có pH acid (ở chó 1,5-2,0); tỷ trọng dịch vị d = 1,002-1,004
* Thành phần:
H2O: 99,0 - 99,5%
Vật chất khô: 0,5 - 1% trong đó có các chất hữu cơ như protein, enzyme, muxin, acid hữu cơ, acid lactic...và các chất vô cơ muối Cl-, SO4- của các kim loại Na+, K+, Mg++, Ca++... Đặc biệt là HCl
* Acid HCl:
HCl tồn tại ở 2 dạng: dạng tự do và dạng kết hợp.
- Dạng kết hợp: HCl kết hợp với chất nhầy muxin và các acid hữu cơ của thức ăn.
- Dạng tự do: có ý nghĩa sinh lý quan trọng, là yếu tố quyết định độ pH, hoà tan chất khoáng.
- HCl tự do + HCl kết hợp + phosphate acid và acid lactic → dạng HCl tổng số. Dạng HCl tổng số sẽ quyết định độ pH của dịch vị.
+ Cơ chế hình thành HCl diễn ra như sau:
NaCl Na+ + Cl-
H+ + Cl- HCl (trong tế bào vách)
* Tác dụng của HCl
- Hoạt hoá pepsinogen thành pepsin để tiêu hoá protein.
- Làm trương nở protein, tan colagen tạo điều kiện cho tiêu hoá.
- Tạo pH thích hợp cho enzyme pepsin hoạt động (pH = 1,5 – 2,5).
- Diệt khuẩn: Nhờ tác dụng này các vi khuẩn lẫn trong thức ăn đều bị tiêu diệt, bình thường môi trường dạ dày là vô khuẩn.
- Kích thích tiết dịch tụy, thông qua cơ chế làm tăng tiết secretin ở niêm mạc tá tràng, chất này ngấm vào máu đi tới tuyến tụy gây tăng tiết.
- Kích thích đóng mở cơ vòng hạ vị, thức ăn toan tính xuống tá tràng kích thích đóng cơ vòng hạ vị, khi dịch tá tràng trung hoà hết gây mở.
Tác dụng của các enzyme trong dịch vị
- Enzyme tiêu hóa protein
+ Pepsin: Pepsinogen Pepsin
Protein Albumose + Pepton + acid amin
Pepsin cắt vào mạch trung tâm.
Pepsin cắt vào mạch nối có acid amin có vòng thơm.
+ Catepsin: Tác dụng giống như pepsin nhưng yếu hơn, hoạt động thích hợp ở pH = 4-5.
+ Chymosin: có tác dụng làm đông sữa, hoạt động tốt ở pH = 4-5 và sự có mặt của ion Ca++.
Enzyme tiêu hoá lipid: hầu như không hoạt động vì không có muối mật nhũ hóa.
Enzyme tiêu hoá glucid: Trong dịch vị tinh khiết không có enzyme tiêu hoá glucid.
Tại sao các tế bào của thành dạ dày không bị các enzyme trong dịch vị phân giải?
Thứ nhất: các enzyme trong dịch vị dạ dày (ví dụ như pepsin) tiết ra ở dạng không hoạt tính (pepsinogen chỉ được biến đổi trong xoang của dạ dày)
- Thứ hai: thành dạ dày được lót bởi một lớp chất nhầy do các tế bào tuyến nhày của thành dạ dày tiết ra có tác dụng bảo vệ.
- Các tế bào biểu mô dạ dày luôn bị bong đi (chu kỳ 3 ngày) và thay thế bằng sự tăng sinh tế bào
Loét và ung thư dài dày thường xảy ra ở lớp biểu mô dạ dày và chủ yếu do vi khuẩn helicobecter pylori chống chịu được độ acid của dịch vị
b. Cơ chế điều tiết dịch vị
Sự tiết dịch vị được điều hoà bằng 2 cơ chế: thần kinh và thể dịch.
* Cơ chế thần kinh được thực hiện bằng phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
- Phản xạ không điều kiện: Tă → niêm mạc dạ dày → xung hướng tâm truyền về hành tuỷ → xung ly tâm từ trung khu đi ra → Meisner → kích thích tiết dịch vị.
Phản xạ có điều kiện: thời gian, địa điểm, dụng cụ, hình dạng, màu sắc, mùi vị thức ăn,... đều có thể gây tiết dịch vị.
* Cơ chế thể dịch
Những nhân tố thể dịch làm tăng tiết dịch vị:
- Sản phẩm phân giải của thức ăn, nhất là sản phẩm phân giải protein.
- Gastrin và hormone cục bộ của hạ vị tiết ra do kích thích của các sản phẩm phân giải protein. Gastrin theo máu tới tuyến vị làm tăng tiết.
- Entrogastrin: hormone cục bộ của tá tràng, theo máu tới các tuyến vùng thân vị để gây tiết.
- Histamin: có tác dụng làm tăng tiết dịch vị chứa nhiều HCl, ít enzyme.
- Urogastrin: sản phẩm trao đổi của gastrin trong nước tiểu đầu, nó tái hấp thu vào máu và làm tăng tiết dịch vị.
- Hormone vỏ thượng thận: Tiết ra nhiều khi bị stress, nó kích thích tăng tiết dịch có thể gây loét dạ dày.
Nhóm dịch ức chế tiết dịch vị: gastron, entrogastron, urogastron...
* Cơ chế tự bảo vệ của dạ dày
3.2. Tiêu hoá ở dạ dày lợn
3.2.1. Cấu tạo
Dạ dày lợn là loại dạ dày trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép. Dạ dày lợn gồm 5 vùng:
- Vùng thực quản (nhỏ).
Vùng manh nang và vùng thượng vị: có tuyến tiết ra dịch nhầy.
- Vùng thân vị và hạ vị: như dạ dày đơn.
3.2.2. Tiêu hóa ở dạ dày lợn trưởng thành
* Đặc điểm phân tiết dịch vị
- Lợn tiết dịch vị liên tục, khi ăn lượng dịch vị tăng lên, sáng nhiều hơn chiều.
- Lượng dịch vị phụ thuộc chất lượng và tính chất thức ăn: T.ăn rang > ngâm, t.ăn sống > chín, t.ăn ủ enzyme > không ủ
Chế biến thức ăn + thành lập PXCĐK tăng hiệu quả tiêu hóa
* Đặc điểm tiêu hoá
Dạ dày lợn có đặc điểm nhu động yếu nên thức ăn được xếp thành lớp
- Tiêu hoá protein: dịch vị trong dạ dày lợn chứa enzyme pepsin và chymosin có hoạt tính phân giải mạnh
- Tiêu hoá glucid: nhờ amylase của nước bọt
- Tiêu hoá lipid: nhờ enzyme lipase nhưng quá trình này diễn ra không đáng kể
- Dạ dày lợn có quá trình lên men vi sinh vật ở manh nang tạo ra các axit béo
* Sự tiết dịch vị của lợn chia làm 2 pha.
- Pha tiết phản xạ: kéo dài 1,5-3,0 giờ, tuỳ theo loại thức ăn pha này biểu hiện khác nhau
- Pha hoá học: kéo dài tới 15 giờ hoặc hơn, dịch vị ở pha này thường thiếu khả năng tiêu hoá
3.2.3. Tiêu hoá trong dạ dày lợn con
Lợn con vừa mới sinh ra dạ dày chưa hoàn thiện cả về cấu tạo và chức năng.
Trong quá trình sống, dạ dày lợn con sẽ dần hoàn thiện về cả cấu trúc và chức năng.
Khi mới sinh ra, lợn con thay đổi điều kiện sống, từ đ/k tốt trong môi trường trong của lợn mẹ, khi ra ngoài thay đổi về nhiệt độ
- Lợn con dưới 1 tháng tuổi: Trong dịch vị chưa có acid HCl khả năng diệt khuẩn kém
- Tiêu hoá protein sữa nhờ tripsin dịch tụy, khả năng ngưng kết sữa giảm theo tuổi
- Vận động của dạ dày lợn con trước 10 ngày tuổi là liên tục không có thời kỳ nghỉ
- Khả năng ngưng kết sữa của dịch vị tăng dần lên trong vòng 1 tháng sau đó giảm đi
Bảng 2.1: Chu kỳ vận động của dạ dày lợn con lúc không cho ăn
Trong quá trình nuôi dưỡng lợn con theo mẹ, ta cần chú ý các thời kỳ sau:
- Lợn sơ sinh (5-7 ngày đầu): là thời kỳ bú sữa đầu, cần cho lợn con tận dụng sữa đầu (tốt nhất là 1h sau ki đẻ) cung cấp năng lượng, kháng thể của sữa ( - globulin)
Lợn con thay đổi đ/k sống (t0, dd) cần chú ý kỹ thuật:
Sưởi ấm: sử dụng đệm lót sạch, dùng lò sưởi, đèn điện…
Chống ẩm, chống ồn, chống các kích thích lạ…
phải chuẩn bị tốt các điều kiện, vệ sinh trước khi lợn đẻ làm giảm bớt nhiễm khuẩn
Cố định đầu vú cho lợn con.
Trong quá trình sống, lơn con phải trải qua 2 thời kỳ khủng hoảng đó là:
- Thời kỳ thứ nhất: Hai mươi ngày sau khi đẻ sữa mẹ giảm dần, nhưng nhu cầu của lợn con lại tăng lên
- Sau cai sữa, lợn con lại rơi vào giai đoạn khủng hoảng thứ hai. Để khắc phục tập cho lợn con ăn sớm
Tiến hành tập cho lợn con ăn sớm khoảng ngày thứ 10 - 14 sau khi đẻ để đến khoảng tuần thứ 3 lợn thạo ăn
Tập ăn sớm : kt tăng HCl tăng tiết enzyme tăng khả năng tiêu hóa
Tập ăn sớm cai sữa sớm bảo vệ mẹ, tăng số lứa/ năm
Một số đặc điểm của gia súc non
Bào thai ở trong nội môi ổn định: to = 38oC khi mới sinh ra khả năng chịu lạnh kém
To của g/s sau khi sinh thấp hơn trưởng thành 1,5 – 2 oC
Cơ quan điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh dễ bị rối loạn gây bệnh (điển hình là bệnh lợn con phân trắng) chú ý chuẩn bị đỡ đẻ cho lợn
Nguyên nhân bệnh lợn con phân trắng
Nuôi dưỡng lợn mẹ có chửa không hợp lý, bộ máy tiêu hóa pt kém
Thức ăn khó tiêu ruột già, vsv phân hủy (đặc biệt là lợn con bú sữa bị nhiễm bẩn, dính phân)
E.coli phát triển ở ruột non, dạ dày gây bệnh
Điều trị
Cho uống nước lá chát
Giữ chuồng khô, ấm
Dùng kháng sinh
khi dùng streptomycin điều trị cho lợn sẽ làm rụng các lông nhung ở ruột non chậm lớn
Bổ sung VK có ích
3.3. Tiêu hoá ở dạ dày kép
3.3.1. Cấu tạo
Dạ dày kép (gia súc nhai lại) gồm 4 túi:
- 3 túi trước (dạ cỏ, tổ ong, lá sách): không có tuyến, chỉ có tế bào phụ tiết ra dịch nhày
- 1 túi sau (dạ múi khế)
3.3.2. Tiêu hoá trong dạ dày trước
3.3.2.1. Tác dụng của rãnh thực quản
- Rãnh thực quản kéo dài từ thượng vị cho đến lỗ tổ ong - lá sách, có hình lòng máng.
Ở gia súc non (bú, uống) khép chặt tạo ống sữa sẽ đi thẳng xuống dạ múi khế.
Nếu đóng không kín sữa vào dạ cỏ lên enzyme gây chướng bụng đầy hơi
- Con vật càng lớn thì rãnh thực quản càng không thể khép hoàn toàn, lúc đó rãnh thực quản chỉ còn lại cái gờ có tác dụng dẫn nước khi gia súc uống.
3.3. Tiêu hóa ở dạ dày kép
3.3.2.2. Tiêu hoá ở dạ cỏ
Nhờ vào hệ vi sinh vật trong dạ cỏ tiết ra các enzyme tiêu hóa cellulose
* Hệ vi sinh vật dạ cỏ
- Nguồn gốc: theo đường thức ăn, nước uống
- Số lượng: 109 - 1011 vi sinh vật/1g chất chứa
- Chủng loại: có nhiều vi sinh vật khác nhau nhưng chia làm 3 loại:
Vi khuẩn: ≈ 200 loài. Gồm các nhóm
+ Nhóm phân giải xơ (cellulose): bacteroides succinogenes
+ Nhóm phân giải Hemi cellulose: bacteroides ruminicola, butyrivibrio fibrisolvens
+ Nhóm phân giải tinh bột: bacteriodes amilophilus
+ Nhóm phân giải đường: các vi khuẩn phân giải xơ đều có thể phân giải đường
+ Nhóm phân giải protein: bacteriodes amilophylus
+ Nhóm tạo NH3: bacteriodes ruminicola
+ Nhóm tạo metal (CH4): methanobacterium, ruminanlicum
+ Nhóm phân giải mỡ
+ Nhóm tổng hợp B12
+ Nhóm sử dụng các acid trong dạ cỏ
Nấm (fungi) gồm có nấm men nấm mốc.
Động vật nguyên sinh (protozoa): chủ yếu tiên mao trùng và trùng tơ.
- Tốc độ sinh sôi: 4 – 6 thế hệ/24h (gọi là tăng sinh khối vsv)
Một số đặc điểm quan trọng của các nhóm vsv
* Các điều kiện của dạ cỏ thuận lợi cho vi sinh vật
- Môi trường gần trung tính (pH = 6,7-7,4), tương đối ổn định nhờ tác dụng trung hoà axit sinh ra do quá trình lên men của nước bọt.
- Nhiệt độ trong dạ cỏ 30- 410C
- Ao: bão hòa (do nước trong thức ăn, nước uống, nước bọt)
- Môi trường yếm khí, nồng độ oxi < 1%.
- Sự nhu động của dạ cỏ yếu, thức ăn lưu lại lâu.
* Vai trò của vi sinh vật
- Tác dụng cơ giới: (do nhóm nguyên sinh động vật thực hiện) chúng xé rách màng cellulose, nghiền nát thức ăn.
- Tác dụng hoá học: Do các enzyme của vi sinh vật tiết ra biến đổi HCHC của thức ăn tổng hợp protein vsv, đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng của loài nhai lại.
* Sự tiêu hoá vi sinh vật và các chất dinh dưỡng trong dạ cỏ.
- Cellulose và hemicellulose: Đây là thành phần chính trong thức ăn loài gia súc nhai lại.
Cellulose Polysaccharid
Polysaccharid Cellobiose
Hemi cellulose Cellobiose + Các sản phẩm khác
Cellobiose 2 glucose
Cellulose quan trọng đối với trâu bò vì nó cung cấp năng lượng, dinh dưỡng, nó còn là nhân tố đảm bảo sự vận động bình thường của dạ dày trước và tạo khuôn phân trong ruột già.
- Tiêu hoá bột đường (95% tiêu hóa ở dạ cỏ)
Tinh bột Dextrin + Maltose
Maltose 2 glucose
Ở động vật dạ dày đơn đường vào máu ngay → đường huyết. Dạ dày kép 6% vào máu, còn lại lên men vi sinh vật → A. béo bay hơi → máu (nguồn E qua oxi hóa). 70%E nhờ acid béo, nguồn nguyên liệu tạo đường, mỡ sữa.
* Tiêu hoá protein, nitơ phi protein và sự tổng hợp protein dạ cỏ.
Protein
Protein Peptit Amino acid Amino acid Acid hữu cơ + NH3
Nitơphiprotein
Vsv còn sử dụng nitơ phiprotein thức ăn → protein vsv → bổ sung ure cho trâu bò bằng amon hay carbamit
+ Vsv sử dụng ure thông qua các phản ứng
NH2 O
| ||
O = C CO2 + 2NH3 R–C-COOH
| (s/d = p/ư với cetoacid) (sp trao đổi đường)
NH2
Ví dụ:
Α-cetoglutaric + NH3 → acid glutamic
COOH COOH
| |
CH2 CH2
| |
CH2 + NH3 CH2
| |
C = O HC – NH2
| |
COOH COOH
Tổng hợp protein vsv sảy ra song song với sự phân giải glucid trong dạ cỏ để lấy xetoacid
- 80% a.a vsv sử dụng tổng hợp prtein vsv
- 20% khử amin tạo ra NH3 → máu → gan → ure → nước bọt → dạ cỏ (tiết kiệm đạm của đv nhai lại)
* Ý nghĩa sinh học của quá trình tiêu hoá vi sinh vật dạ cỏ.
- Chuyển cellulose không có giá trị dinh dưỡng đối với nhiều loại động vật thành nguồn ABBH có giá trị dinh dưỡng đối với loài nhai lại.
- Biến nitơ phi protein thành protein và cung cấp 1/3 nhu cầu protein cho loài nhai lại.
- Chuyển protein thực vật có giá trị sinh học thấp thành nguồn protein VSV có giá trị sinh học cao.
- Tổng hợp nhiều loại vitamin nhóm B: B1, B2, B6, vitamin K, PP vì vậy ít khi trâu bò thiếu vitamin.
* Ứng dụng thực tiễn trong chăn nuôi.
- Bổ sung carbamit vào khẩu phần của trâu bò với lượng 25-30% so với nhu cầu protein tiêu hoá/1 ngày đêm
- Khi bổ sung ure cho trâu bò cần chú ý:
Vphân giải ure vsv > 4Vchuyển amin → b/s nhiều → thừa NH3 → vách d.cỏ → máu → trúng độc kiềm → bổ sung đúng kỹ thuật:
+ Không được pha nước cho trâu bò uống
+ Bổ sung nhiều lần trong ngày, thêm đường dễ tan tạo cetoacid
+ Ép ure với tinh bột thành viên nén → tốc độ phân giải chậm
+ Nên trộn lẫn thức ăn, rắc lên cỏ, cám
+ Chỉ bổ sung cho bê, nghé > 6 tháng tuổi (hệ vsv)
+ Liều lượng 50 – 70 g/con/ngày
+ Bổ sung rỉ mật đường để cung cấp các cetoacid
+ Làm tảng đá liếm: ure, khoáng, rỉ mật…
* Sự tạo thành thể khí và ợ hơi
Vsv lên men tạo 1000 lít/ 1 ngày đêm, thành phần gồm: CO2 (50-60%), CH4 (30-40%). Còn lại là H2S, H2, N2, O2. Thoát ra qua ợ hơi, nếu không ợ sẽ gây chướng bụng đầy hơi.
- Tạo CO2: do lên men đường glucose và từ NaHCO3 trong nước bọt
Đường Rượu + CO2
H2O
NaHCO3 + acid hữu cơ → Muối Na + H2CO3
CO2
- Tạo CH4 do lên men:
2C2H5OH + CO2 2CH3COOH + CH4
+ Hoàn nguyên CO2:
CO2 + 2H2 CH4 + O2
- H2S: do phân giải acid amin chứa S như methionin
- N2 và O2: theo thức ăn vào.
* Nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi:
Nhu động dạ cỏ kém hoặc bị liệt
Trúng độc → mất phản xạ ợ hơi
Lên men quá nhanh: mùa xuân cỏ non nhiều saponin → sức căng bề mặt thể lỏng ↓ → sinh nhiều khí bào…
* Phòng trị bệnh chướng hơi:
Kích thích sự nhu động dạ cỏ (dùng vật thô giáp trà sát vào hõm hông trái)
Ức chế lên men VSV (↓ sinh hơi)
Kích thích phản xạ ở hơi (dùng rượu + tỏi hoặc cho uống 4 -5 chai bia)
Chọc dò dạ cỏ bằng Troca
Mổ dạ cỏ lấy bớt thức ăn
Dắt trâu, bò leo dốc
3.3.2.3. Chức năng của dạ tổ ong
Là một túi trung gian vận chuyển thức ăn. Giữa dạ cỏ và dạ tổ ong có một cái "gờ" chỉ cho thức ăn loãng hoặc đã nghiền nhỏ đi qua. Khi co bóp thức ăn sẽ được hỗn hợp, một phần trở lại dạ cỏ, một phần vào dạ lá sách.
3.3.2.4. Chức năng dạ lá sách
Dạ lá sách là một túi "ép lọc" khi co bóp thì phần thức ăn lỏng sẽ vào dạ múi khế còn phần thức ăn thô sẽ được giữ lại giữa các lá để tiến hành quá trình tiêu hoá cơ học, trong dạ lá sách nước và các acid béo bay hơi cấp thấp được hấp thu mạnh
3.3.3. Tiêu hoá ở dạ múi khế
Quá trình tiêu hoá trong dạ múi khế giống như dạ dày đơn.
- Dịch vị tiết liên tục, lượng dịch ít do thức ăn đã được biến đổi.
- Trong dịch có enzyme pepsin, chymosin, lipase. Lượng HCl thay đổi theo tuổi trong khoảng 0,12-0,46%, ở bê pH = 2,5-3,5, ở bò pH = 2,17-3,14.
3.3.4. Sự nhai lại
- Thức ăn chưa nhai kỹ dạ cỏ. Khi yên tĩnh gia súc lại ở thức ăn lên miệng để nhai kỹ.
- Nhai lại là một thích ứng sinh lý học giúp loài nhai lại ăn nhanh ngoài đồng cỏ và dự trữ được khối lượng thức ăn lớn trong dạ cỏ.
- Thời gian mỗi lần nhai lại là 40-50 phút và 6-8 lần và tổng thời gian giai lại trong ngày là 6-7 giờ.
- Nhai lại là một hiện tượng sinh lý của loài nhai lại. Nếu ngừng nhai tiêu hoá kém, rối loạn tiêu hoá, chướng hơi dạ cỏ.
4. TIÊU HOÁ Ở RUỘT NON
4.1. Cấu tạo
- Ruột non là đoạn giữa dài nhất của ống tiêu hóa (ở lợn ruột non dài gấp 7 - 8 lần cơ thể, ở loài nhai lại ruột non dài gấp 15 - 20 lần cơ thể) và cũng có chức năng tiêu hóa mạnh nhất vì có khả năng hòan thành quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
- Ruột non chia làm 3 đoạn chính: tá, không tràng và hồi tràng. Thành ruột non được cấu tạo 2 lớp cơ trơn: cơ vòng ở trong và cơ dọc ở ngoài.
- Lớp trong cùng là lớp niêm mạc ruột. Niêm mạc ruột được bao phủ bằng lớp lông nhung dày đặc gọi là nhung mao, mỗi mm2 có tới 20 - 40 nhung mao.
Các tế bào niêm mạc bong ra theo chu kỳ 3 – 4 ngày/lần.
Đây là nguồn Nitơ nội sinh Trong thực tế khi nghiên cứu phân tích N ở phân thì không thu được kết quả thực tế.
4.2. Tiêu hoá cơ học ở ruột non
Tiêu hoá cơ học ở ruột non diễn ra là nhờ các tác động sau đây:
- Co thắt từng phần: chủ yếu do cơ vòng gây ra làm dịch tiêu hóa ngấm sâu vào khối thức ăn trong ruột
Cử động quả lắc: do lớp cơ dọc ở 2 bên thành ruột thay nhau co dãn làm cho các đoạn ruột lật qua lại, giúp dịch tiêu hóa trộn lẫn vào khối thức ăn, tăng cường tốc độ tiêu hóa thức ăn.
- Cử động nhu động của ruột non: Chủ yếu do cơ vòng và cơ dọc cùng tham gia dạng cử động nhịp nhàng được lan truyền từ phía dạ dày xuống ruột già có tác dụng vận chuyển thức ăn
- Cử động nhu động ngược của ruột non: chủ yếu vẫn do cơ vòng và cơ dọc gây ra, là cử động ngược chiều từ ruột già lên ruột non làm kéo dài thời gian tiêu hóa và hấp thu thức ăn trong ruột non
- Điều hoà các cử động của ruột non: hoạt động cơ học của ruột non được thực hiện tự động dưới sự điều khiển của đám rối thần kinh Auerbach thông qua dây X. Kích thích dây X, motilin, kích thích tại chỗ do giun, do viêm ruột,... làm tăng nhu động của ruột non. Ngược lại kích thích thần kinh giao cảm làm giảm nhu động ruột non
4.3. Tiêu hoá hoá học ở ruột non
Tiêu hóa hóa học trong ruột non diễn ra nhờ vào các enzyme có trong dịch tụy, dịch ruột, dịch mật.
4.3.1. Dịch tụy
Dịch tụy là sản phẩm bài tiết ngoại tiết của tuyến tụy.
4.2.1.1. Đặc tính và thành phần của dịch tụy
Dịch tụy là dịch lỏng, hơi quánh trong suốt, không màu, có phản ứng kiềm pH = 7,8-8,4
- Thành phần: H2O chiếm 90%, vck chiếm 10%, trong đó:
+ Chất vô cơ là các muối kiềm: NaHCO2 , NaCl, CaCl2, Na2HPO4 và NaH2PO4
+ Chất hữu cơ bao gồm các enzyme phân giải protein, glucid, lipid, ngoài ra còn có bạch cầu, globulin.
4.3.1.2. Tác dụng của các enzyme trong dịch tụy
a. Nhóm enzyme phân giải protein
- Tripsin:
Tripsinogen Tripsin hoạt động
Protein polipeptit + axit amin
Chất ức chế tripsin:
Sinh ra trong TB t.tụy cùng với enzyme tripsin giữ cho tripsin ở dạng vô hoạt (cơ chế tự bảo vệ) Khi bị viêm t.tụy hoặc tắc ống dẫn tụy
- Chimotripsin:
Chimotripsinogen Chimotripsin
Protein Peptit + acid amin
- Elactase: phân giải protein dạng elastin (gân) → Peptit + acid amin
- Carboxipolypeptidase: tác dụng lên các polypeptit tách aa
- Dipeptidase: phân giải dipeptit → 2aa
- Protaminase: thủy phân protamin → peptit + aa
- Nuclease: Thủy phân nucleic → các mononucleotit
b. Nhóm enzyme phân giải bột đường
- Amylaza dịch tụy hoạt động tối ưu trong pH = 7,1. Nó cắt liên kết 1-4 - glucozid của tinh bột tạo ra mantose.
- Maltase phân giải maltose glucose
- Lactase: phân giải lactose → glucose + galactose (quan trọng g/s non bú sữa)
- Saccarasse: phân giải saccarose → glucose + fructose
c. Nhóm enzyme phân giải lypid
- Lipase:
Triglycerid mono glycerid
Mono glycerid glycerol + axit béo
- Phospholipase: cắt liên kết giữa glycerol với axit phosphoric (tham gia vào việc phân giải phospholipid và diglycerid)
- Cholesterolesterase: phân giải este của cholesterol và các sterol của thức ăn cho ra axit béo và sterol
4.3.1.3. Sự điều tiết dịch tụy
Sự tiết dịch tụy được điều tiết bởi 2 cơ chế: thần kinh và thể dịch.
* Cơ chế thần kinh: G/c và phó gc
- Thần kinh phó giao cảm làm tăng tiết dịch tụy chứa nhiều enzyme và chất hữu cơ.
- Thần kinh giao cảm cũng làm cho dịch tụy tiết ra nhưng ít hơn so với kích thích phó giao cảm.
* Cơ chế thể dịch
- HCl từ dạ dày xuống kích thích tá tràng tiết scretinogen scretin vào máu → kích thích tuyến tụy tăng tiết dịch nhiều muối, ít enzyme.
- HCl kích thích niêm mạc ruột non tiết pacreozymin gây tăng tiết dịch tụy.
- Acetylcholin: chất tiết ở đầu nút thần kinh phó giao cảm cũng làm dịch tụy tăng tiết.
4.3.2. Dịch mật
4.3.2.1. Đặc tính, thành phần của dịch mật
* Đặc tính: là dịch lỏng, trong suốt, vị đắng, màu vàng thẫm (động vật ăn thịt) hoặc xanh thẫm (động vật ăn cỏ). Mật mới tiết ra thì loãng, pH kiềm khoảng 8-8,6 mật ở túi đặc sánh, pH thấp hơn khoảng 7-7,6.
* Thành phần: 90% H2O + 10% VCK
Trong VCK bao gồm:
- Muối mật (muối Na của glycocolic, taurocolic)
- Sắc tố mật: bilirubin (sản phẩm phân giải nhân hem) → xanh
biliverdin (sản phẩm oxi hóa bilirubin) → vàng
- Cholesteron, photphatit, mỡ thủy phân, sản phẩm phân giải protein, muối vô cơ
Sinh lý: h/c già vỡ (100 – 120 ngày) → tạo sắc tố mật
Bệnh lý: sốt cao hoặc KST → vỡ h/c → sắc tố mật → nước tiểu → nước tiểu màu vàng. Vào máu → hoàng đản. Hoặc tắc ống mật → vào máu → hoàng đản (sán lá gan)
Cholesterol do gan và thận tạo ra từ các acid béo chuyển Acetyl Co.A thành cholesteron một phần thải vào mật.
- Tác dụng: ở gan tạo acid mật → chuyển hóa tạo VTM D
- Tác hại: Vào máu → xơ cứng thành mạch → cao huyết áp
4.3.2.2. Tác dụng của dịch mật
- Nhũ hoá mỡ: làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch → tạo điều kiện cho enzyme lipase tác động dễ dàng và có hiệu quả giúp cho sự hấp thu ẩm bào.
- Hoạt hoá làm tăng hoạt tính của amylase, lipase, protease
- Tạo phức với acid béo trong mỡ
- Trung hoà HCl từ dịch vị xuống, ức chế hoạt tính của men pepsin
- Dịch mật giúp sự hấp thu các loại vitamin hoà tan trong mỡ.
- Làm tăng nhu động ruột.
4.3. Tiêu hóa ở ruột non
4.3.3. Dịch ruột non
Do hai loại tuyến tiết ra: tuyến Bruner và tuyến Lieberkuhn. Trong đó
- Tuyến ruột (tuyến Lieberkuhn): bài tiết nước và các muối vô cơ.
- Tế bào niêm mạc ruột: tiết các enzyme tiêu hóa.
- Tế bào nhầy: tiết chất nhầy.
4.3.3.1. Thành phần đặc tính của dịch ruột
- Đặc tính: là chất lỏng, sánh, có độ quánh cao và đục vì có các tế bào bong ra và các mảnh tế bào vỡ, pH kiềm 8,2-8,7.
- Thành phần: 98% H2O, 2% còn lại là vật chất khô.
Trong VCk gồm có:
+ Chất vô cơ gồm: các muối kiềm cacbonat, phosphat clorua
+ Chất hữu cơ chiếm 1% gồm chất nhầy muxin, các enzyme, mảnh vỡ tế bào.
Dịch ruột không thu được ở dạng tinh khiết mà thường lẫn thức ăn, nước uống → nhũ trấp (thành phần ổn định, chất cần tiêu hóa, hấp thu)
Tác dụng chủ yếu của dịch ruột là nhờ các enzyme. Tuy nhiên dịch ruột chỉ có tác dụng bổ sung và hoàn thiện cho quá trình tiêu hoá hoá học, chứ không thể thay thế được cho các dịch tiêu hoá khác.
* Tiêu hoá protein
- Erepsin: Thuỷ phân albumose và pepton → acid amin (không có tác dụng protein nguyên vẹn, trừ cazein sữa)
4.3.3.2. Tác dụng của dịch ruột
- Dipeptiase: phân giải dipeptit thành aminoacid.
- Prolinase: cắt mạch peptit để giải phóng acid imin.
Aminopeptidase: cắt mạch peptit ở phía nhóm amin tự do phân giải tạo thành peptit và amino acid.
Enterokinase: hoạt hóa tripsinogen → tripsin
Nhóm phân giải acid nucleic
A. Nucleic Mono nucleotit
Mono nucleotit Nucleosidase
Nucleotit Purin (pirimidin) + pentose + H3PO4
* Phân giải glucid: Amylase, maltase saccharase và lactase có tác dụng phân giải như các enzyme trong dịch tụy.
* Phân giải lipid: lipase, phospholipase, cholestero-esterase giống như dịch tụy.
* Các enzyme khác
- Phosphatase kiềm phân giải tất cả các phosphat vô cơ và hữu cơ.
4.3.3.3. Sự điều hoà tiết dịch ruột
* Điều hoà thần kinh
- Khi cho ăn thấy dịch ruột tăng tiết, kích thích dây phế vị làm tăng tiết dịch ruột cả số lượng và chất lượng enzyme.
- Nhờ tác động trực tiếp về cơ học và hoá học ở ruột gây bài tiết dịch ruột tự động, đoạn ruột nào chịu kích thích đoạn đó tiết dịch. Đám rối thần kinh Meisner tham gia điều tiết quá trình tự động này.
* Điều hoà thể dịch
Các hormone của ống tiêu hoá như scretin enterocrinin, duocrimin, pancreozimin, gostrin... có tác dụng làm tăng tiết dịch ruột, morphin ức chế tiết dịch ruột.
5. TIÊU HOÁ Ở RUỘT GIÀ
Ruột già là đoạn cuối của ống tiếu hóa, có chức năng hoàn tất quá trình tạo phân và đào thải phân khỏi ống tiêu hóa bằng một hoạt động cơ học đặc biệt gọi là đại tiện.
Ruột già gồm 3 phần: manh tràng, kết tràng và trực tràng.
- Manh tràng: ở động vật ăn cỏ coi như dạ dày thứ 2; ở động vật ăn thịt được gọi là ruột tịt.
- Kết tràng: phát triển mạnh ở động vật ăn tạp
- Trực tràng: cấu trúc phức tạp hấp thu nước tạo phân đặc thù ở từng loại đv (phân dê lỏn nhỏn…)
Ở ruột già diễn ra hai quá trình: quá trình tiêu hoá và quá trình lên men thối rữa.
5.1. Quá trình tiêu hoá ở ruột già:
Ruột già không bài tiết các men tiêu hóa, chỉ bài tiết một ít chất nhầy bảo vệ niêm mạc. Dịch ruột già không có tác dụng tiêu hóa thức ăn.
Trong chất dịch do đoạn đầu ruột già tiết ra cũng có các loại enzyme tương tự như ruột non, nhưng hàm lượng ít và hoạt động kém.
- Ðộng vật ăn thịt: ruột già chủ yếu hấp thu và tạo phân.
- Ðộng vật ăn cỏ và ăn tạp: Có sự tham gia của vi sinh vật
Quá trình tiêu hóa ở ruột già nhờ enzyme ruột non và VSV ruột già
+ Điều kiện tượng tự dạ cỏ → vsv lên enzyme phân giải protein, xơ tạo glucose và aicd béo.
T.ăn tiêu hóa chủ yếu ở ruột non, ruột già có nhưng ít và phụ thuộc loài:
- Với chó: ít quan trọng (r.non tiêu hóa hoàn toàn t.ăn). T/d bài tiết phân
- Với động vật ăn cỏ (kể cả lợn):
+ Ngựa: không có dạ cỏ → manh tràng được coi như dạ cỏ (tiêu hóa 40-50% xơ và 39% protein).
+ Trâu, bò: 30% xơ, 31% protein
+ Lợn: 14% xơ, 12% protein
Cùng với quá trình phân giải trong ruột già cũng có quá trình tổng hợp.
- Tổng hợp protein vi sinh vật
- Tổng hợp vitamin: vitamin K, B12
Giải thích tại sao phân thỏ, ngựa tốt hơn phân trâu bò và các động vật khác?
5.2. Quá trình lên enzyme thối giữa ở ruột già
VSV gây thối rữa protein → sản phẩm thối (indol, phenol, scatol, cresol và các khí H2S, CO2, H2…) 1 phần theo phân ra ngoài, phần lớn đến gan khử độc gọi chung là Indical thải qua nước tiểu.
→ kiểm tra Indical nước tiểu → thăm dò chức năng khử độc của gan
- Ở loài ăn thịt hiện tượng thối rữa thường lấn át hiện tượng lên men nên phân loài ăn thịt thối hơn loài ăn tạp và loài ăn cỏ
- Sắc tố mật bilirubin và biliverdin khi chuyển tới ruột già sẽ chuyển thành sterco bilinogen tạo nên màu của phân
5.3. Vận động của ruột già
Ruột già cũng có những hình thức vận động như ruột non nhưng yếu hơn, đoạn manh tràng và kết tràng còn có nhu động và nhu động ngược
Nhu động: tương tự ở ruột non nhưng không mạnh, nó chỉ dồn chất chứa đựng trong ruột đi từng đoạn ngắn. Mỗi ngày chỉ có 1-2 đợt nhu động mạnh lan khắp cả khung ruột già, dồn các chất chứa đựng xuống trực tràng.
Phản nhu động: khá mạnh, đặc biệt là ở đoạn đầu, vì thế thời gian tồn lưu của các chất trong ruột già khá dài.
Hoạt động cơ học của ruột già được thực hiện tự động nhờ các kích thích tại chỗ. Tuy nhiên những kích thích của hệ thần kinh và cả những xúc cảm lớn cũng có thể ảnh hưởng đến nhu động của ruột già.
6. Sự hấp thu
Chỉ khi nào các chất dinh dưỡng được phân giải thành các chất đơn giản thì cơ thể động vật mới hấp thu và sử dụng được, còn khi ở d
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thế Quyền
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)