Tìm hiểu về tên lửa

Chia sẻ bởi Bùi Tá Cường | Ngày 22/10/2018 | 58

Chia sẻ tài liệu: Tìm hiểu về tên lửa thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Các loại tên lửa đạn đạo
Tên lửa vũ trụ
Tên lửa đạn đạo quân sự
Tên lửa đạn đạo tầm gần tầm bắn dưới 1000 km
Tên lửa đạn đạo tầm trung tầm bắn từ 1000 đến 5000 km
Tên lửa đạn đạo tầm xa hay còn gọi là tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm bắn trên 5500 km
Tên lửa đạn đạo liên lục địa MX của Hoa Kỳ
TÌM HIỂU VỀ TÊN LỬA
Tên lửa Nga
Hệ thống tên lửa phòng không thế hệ thứ 4 S-400 Triumf là sản phẩm vũ khí của tập đoàn sản xuất vũ khí nay là Cục thiết kế trung ương Nga Almaz nghiên cứu và chế tạo. Là hệ thống tên lửa hiện đại nhất của Nga hiện nay, S-400 được xem như niềm tự hào cho tiềm lực khoa học công nghệ trong việc nghiên cứu và chế tạo các loại vũ khí vệ quốc được kế thừa và phát triển từ thời kỳ Liên Xô.
S-400 - Niềm tự hào tên lửa phòng không thế hệ thứ 4
Tổ hợp S-400 (NATO đặt tên SA-21) là phiên bản nâng cấp từ hệ thống tên lửa đất đối không lưỡng tầm (tầm trung và tầm xa) đất đối không S-300.
Trước đây S-400 được biết đến với cái tên S-300PMU-3 tích hợp nhiều tính năng kỹ chiến thuật vượt trội, hơn hẳn so với các phiên bản S-300 trước đó như S-300PMU1, S-300PMU2. S-300V… với tầm bắn hiệu quả lớn gấp 2 lần hệ thống tên lửa Patriot MIM-104 của quân đội Mỹ.
Theo các nguồn tài liệu của Nga, hệ thống tên lửa đất đối không S-400 có thể phát hiện và tiêu diệt được các mục tiêu trên không ở cự ly cách xa 250 dặm (400 km) như các loại phi cơ ném bom - chiến đấu, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, đáng chú ý nhất là S-400 có thể “đo ván” được các loại tên lửa chiến lược có tầm bắn tới 3.500 km hay một số chủng loại máy bay chiến đấu siêu âm.
S-400 được thiết kế để phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng, tương tự như hệ thống S-300. Sau khi phóng tên lửa bay theo hướng nghiêng phía mục tiêu định tiêu diệt, như vậy có thể đáp trả các đòn tấn công tập kích đường không của địch trên mọi hướng.
 
Sử dụng phương pháp này là giải pháp tối ưu cơ cấu phóng tên lửa, đồng thời giảm được thời gian chuyển hướng bắn của tên lửa, chính vì vậy thời gian chuẩn bị phóng được rút ngắn tới mức tối đa.
Tên lửa đạn đạo (còn gọi là tên lửa đường đạn) là loại tên lửa có phần lớn quỹ đạo sau khi phóng tuân theo các nguyên tắc của đường đạn học phần quỹ đạo của tên lửa trong giai đoạn này thực chất là theo chế độ bay không điều khiển theo phương trình vật chuyển động tự do trong trường trọng lực. Để đi được xa thường tên lửa được phóng lên rất cao, quỹ đạo vượt ra khỏi tầng khí quyển đậm đặc của Trái Đất và thâm nhập khoảng không vũ trụ. Điểm đặc trưng của tên lửa đạn đạo là được phóng theo phương thẳng đứng.
Tên lửa đạn đạo bao gồm nhiều loại tên lửa trong đó có tên lửa vũ trụ là các tên lửa mang hay tên lửa đẩy dùng để đưa tàu vũ trụ và các vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo quanh Trái Đất và các loại tên lửa đạn đạodùng trong quân sự.Trong số các loại tên lửa đạn đạo chỉ có tên lửa vũ trụ có vận tốc lớn nhất và đạt được vận tốc vũ trụ cấp 1 (khoảng 7,9 km/giây tại cao độ 0), quỹ đạo của nó trở thành quỹ đạo của vệ tinh nhân tạo bay xung quanh Trái Đất theo các đường ellipse với độ cao giảm rất chậm sau mỗi vòng quay.
Quỹ đạo của tên lửa đạn đạo quân sự được đặc trưng bởi ba giai đoạn:
Giai đoạn phóng: Tên lửa được phóng lên theo chiều thẳng đứng vượt qua tầng khí quyển đậm đặc giai đoạn này kéo dài khoảng 3-4 phút tên lửa sẽ đi vào khoảng không vũ trụ tên lửa tầm càng xa thì độ cao càng lớn và vận tốc tối đa càng cần phải gần đến vận tốc vũ trụ cấp 1 (đối với loại tên lửa liên lục địa vận tốc đạt đến 7 km/giây). Giai đoạn này tên lửa đã tiêu tốn một đến hai tầng phóng tên lửa với hầu hết nhiên liệu động cơ tên lửa.
Giai đoạn giữa: Khi đã ở trên khoảng không vũ trụ tên lửa dần dần xoay hướng để chuyển động ngang. Tại độ cao này không còn lực cản của khí quyển, không cần lực đẩy của động cơ tên lửa gần như bay theo quy luật của vật bị ném lên trong trường trọng lực theo một quỹ đạo là một phần ellipse và đạt điểm cao nhất tại thời điểm giữa của giai đoạn này (tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể đạt đến độ cao 1.200 km). Giai đoạn này kéo dài khoảng 15-25 phút tuỳ theo tầm bắn của tên lửa. Sau khi đạt độ cao tối đa các đầu đạn sẽ được phóng ra phần còn lại của tên lửa hết tác dụng. Sau đó đầu đạn mất dần độ cao và bắt đầu thâm nhập tầng khí quyển đậm đặc.
Giai đoạn lao xuống mục tiêu: bắt đầu từ độ cao 100 km đầu đạn đi vào khu vực mục tiêu, càng ngày quỹ đạo càng mất dần chuyển động ngang và cuối cùng là lao xuống theo chiều thẳng đứng, giai đoạn này chiếm khoảng 2 phút và kết thúc khi chạm đất với tốc độ khoảng 1-4 km/giây.
Quỹ đạo đường đạn như trên cho phép tên lửa đạn đạo đến được mục tiêu rất xa vì phần lớn quỹ đạo diễn ra trong khoảng không vũ trụ không có lực cản không khí, tên lửa bay theo quán tính. Đối với tên lửa liên lục địa là loại tên lửa đạn đạo tầm xa thực tế nó có thể bắn đến được mọi điểm trên Trái Đất.
Tên lửa hành trình
hay còn gọi là tên lửa có cánh ,hay tên lửa tuần kích và hỏa tiễn cruise là loại vũ khí tên lửa có điều khiển mà đặc điểm bay của nó là trong toàn bộ quỹ đạo tên lửa chịu tác động của lực nâng khí động học thông qua các cánh nâng nên được gọi là tên lửa có cánh.
Loại tên lửa này có rất nhiều phương án điều khiển: có thể là theo chế độ lập trình sẵn để chống các mục tiêu cố định hoặc với radar, tự dẫn để chống các mục tiêu di động như tàu chiến, máy bay.
Trong những năm 1990 và sau này với sự ứng dụng rộng rãi công nghệ hệ thống định vị toàn cầu (GPS) tên lửa hành trình đã trang bị công nghệ này cho việc dẫn đường đạt độ chính xác gần như tuyệt đối (Toạ độ mục tiêu được đưa vào chương trình dẫn đường của hệ thống dẫn hướng theo quán tính, trong quá trình bay tên lửa liên tục kết nối với hệ thống định vị toàn cầu để xác định toạ độ của mình, so sánh với toạ độ mục tiêu và đưa ra các hiệu chỉnh tham số bay). Với sự áp dụng dẫn đường bằng GPS bí mật công nghệ TERCOM của Hoa Kỳ mất vai trò độc tôn giờ đây các nước công nghệ hạng hai cũng có thể chế tạo tên lửa hành trình có độ chính xác cao, việc này tạo thách thức phổ biến vũ khí công nghệ cao ra khắp thế giới. Hiện nay đã có ít nhất là 12 nước xuất khẩu tên lửa hành trình và hàng chục nước khác có loại vũ khí này ở các mức độ hiện đại khác nhau.
Tên lửa hành trình Tomahawk của Hoa Kỳ
Và hệ thống tên lửa đánh chặn của I - Ran
Trong những năm 1980 trong cao trào chạy đua vũ khí tên lửa tầm trung Hoa Kỳ cho triển khai loại tên lửa hành trình Tomahawk mang đầu đạn hạt nhân với ba phương án phóng từ máy bay, phóng từ tàu chiến và tàu ngầm. Hệ vũ khí Tomahawk của Hoa Kỳ tạo nên bước cách mạng trong công nghệ chế tạo vũ khí nhất là ở hệ thống điều khiển công nghệ cao: tên lửa Tomahawk ngoài hệ thống dẫn đường theo quán tính cổ điển được tích hợp hệ thống dẫn đường lập trình sẵn (tự lập) dựa trên sự thay đổi cao độ của địa hình - hệ thống TERCOM - tên lửa vừa bay vừa dùng mắt thần laser đo cao độ của địa hình và hiệu chỉnh với các tham số của bản đồ số đã được lập trình bay cho đến nay đây vẫn là bí quyết công nghệ cao của Hoa Kỳ. Công nghệ dẫn đường này cho phép tên lửa hành trình đạt độ chính xác cực cao.
Năm 1967 một tàu tên lửa cao tốc loại nhỏ của Hải quân Ai Cập loại 200 tấn được Liên Xô trang bị, bằng môt quả đạn đã bắn chìm một khu trục hạm "con muỗi" cỡ trên 2000 tấn của Israel trong Chiến tranh Trung Đông, 1967 gây ra tiếng vang lớn trong giới hải quân thế giới mở ra triển vọng một lực lượng hải quân nhỏ yếu có thể đánh tiêu diệt hải quân địch mạnh hơn.
Bom bay V-1 của Đức Quốc Xã trong Thế chiến thứ hai
Tên lửa chiến lược của Triều Tiên
 
CHDCND Triều Tiên quan tâm tới chế tạo tên lửa từ những năm 1960. Tên lửa Scud B (tầm bắn từ 280 - 300km) do Liên Xô (cũ) chế tạo được chuyển giao cho Triều Tiên và được cải tiến thành tên lửa Scud C. Cuối những năm 1980, CHDCND Triều Tiên đã đạt đến trình độ chế tạo các tên lửa nhiều tầng. Trung bình cứ sau 5 năm, tên lửa thế hệ Scud lại được nâng cấp một lần. Tên lửa Scud B và Scud C đã được triển khai hàng loạt ở phía Bắc bán đảo Triều Tiên thời gian đó.
Các nguồn tin quốc phòng tin cậy đều phỏng đoán Taepodong- 2 nặng 79.189 kg, có chiều dài 35,8m, đường kính từ 2.0 - 2.2m, sử dụng nhiên liệu lỏng (TM- 185 và AK- 27I) và được trang bị một động cơ có điều khiển. Dựa trên phỏng đoán kích thước của tên lửa, hỗn hợp nhiên liệu sử dụng và ước tính khả năng chứa nhiên liệu của tên lửa, giới phân tích cho rằng có hai biến thể của Taepodong- 2, gồm loại hai tầng và ba tầng.
Khi trang bị hai tầng, tầm bắn của Taepodong- 2 đạt mức 3.750 km. Nhưng khi gắn ba tầng, tầm bắn có thể đạt mức 4.000- 4.300 km. Một số biến thể tương lai của Taepodong- 2 được cho là có tầm bắn 9.000 km.  Đây cũng là quả tên lửa mà Mỹ và các đồng minh quan tâm nhất. Tên lửa này có khả năng bay với tốc độ 7.900–9.000 m/s khi phóng và dao động từ 7.825 – 7.925 m/s khi ở trên quỹ đạo.
Ở tầm gần, Taepodong- 2 có khả năng mang theo từ 700 - 1.000 kg, khiến nó trở thành loại tên lửa lưỡng dụng, vừa có khả năng mang đầu đạn thông thường, đầu đạn hạt nhân, vũ khí sinh hóa, vừa có thể đưa vệ tinh dân sự lên quỹ đạo. Ở tầm bắn tối đa, Taepodong- 2 có khả năng mang đầu đạn nặng dưới nửa tấn.
Vũ khí bí mật của CH DCND Triều Tiên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Tá Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)