Tìm hiểu về Ngô Sĩ Liên

Chia sẻ bởi nguyễn viết kiên | Ngày 29/04/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: Tìm hiểu về Ngô Sĩ Liên thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Lịch sử 7
Nhóm 7
Tìm hiểu về Nguyễn Trãi ( 1380-1442 )
1. Tiểu sử về Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần.

Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước tạ , Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên , ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438 - 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442.

Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan.

2.Những đóng góp cho đất nước của Nguyễn Trãi
-Ông là người có công đóng góp lớn trong chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn, là nhà chính trị quân sự đại tài, những đóng góp của ông là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của cuộc khỡi nghĩa Lam Sơn.
- Là anh hùng dân tộc, là bậc mưu lược trong khởi nghĩa Lam Sơn. Là nhà văn hoá kiệt xuất, là tinh hoa của thời đại bấy giờ, tên tuổi của ông đã làm rạng rỡ trong lịch sử dân tộc.
*Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi
I. VỀ VĂN
- Tác phẩm Bình Ngô đại cáo sau ngày đất nước tháng lợi
- Quân trung từ mệnh tập: Ðây là một tập văn chính luận thư từ địch vận .
- Rời xa triều đình
- Băng Hồ di sự lục soạn năm 1428
- Văn bia Vĩnh Lăng soạn năm 1435
- Dư địa chí soạn năm 1435

II. VỀ THƠ
- Ức Trai thi tập gồm 105 bài thơ chữ Hán
- Quốc âm thi tập, gồm 254 bài thơ Nôm.
3.Một số mẩu chuyện về Nguyễn Trãi
Ngày Nguyễn Trãi chào đời, Bảng nhãn Nguyễn Phi Khanh mời nhạc phụ và một ông thày tử vi người Tầu tới xem số Bát tự. Lập xong quẻ theo lối Thái ất, vẻ mặt quan Tư đồ nửa vui nửa lo âu. Rồi chẳng phán bảo gì ông rũ áo bỏ đi vào trong nhà. Còn thày tử vi sau ba ngày đêm đèn sách, người trong nhà thấy vẻ mặt ông ta cũng mang sự lưỡng lự vui buồn.
Mọi người lấy làm thắc mắc lắm.
Chẳng đừng được bảng nhãn Nguyễn Phi Khanh gặng hỏi.
Ông thày tử vi bảo, chỉ vẻn vẹn có sáu chữ:
- Mệnh này phúc quốc, họa nhà !
Hỏi cách hóa giải thì trả lời, giọng buồn và ghê như vượn khóc:
- Cho yểu tử !
Bà phu nhân họ Trần nghe vậy ngã vật xuống giường bất tỉnh.
Quan Tư đồ thì giọng trầm uẩn nhủ:
- Họa dù một nhà mà phúc cho bách tính. Chẳng phải đạo trời hằng lấy một dưỡng muôn, đó ư? Mệnh được vậy chẳng đáng để kẻ sĩ sống trong cõi trời đất này dốc lòng gắng gỏi sao. ý trời đặt thế, nhà ta chấp thế . Nề chi! Nề chi! Ha... Ha... Đoạn quan Tư Đồ ngửa mặt cười sang sảng.
Nghe cha con quan Tư Đồ đối đáp, ông người Tầu rùng mình toát mồ hôi, miệng lẩm bẩm:
"Chí lớn, đức dầy. Nhân ấy, địa ấy sức nào chế ngự được ?" Rồi ông tạ từ, giữ mấy cũng không ở lại.
Hồi còn ở động Thanh Hư với ông ngoại, quãng thời Nguyễn Trãi khoảng mười lăm mười sáu tuổi. Một buổi quan Tư Đồ hỏi:
- Chữ Quyền và Đức có thể chung hòa làm một không?
Đáp:
- Quyền do Thời tạo, Đức do Đời sinh. Khi chung hòa làm một là khi Đời và Thời không chỗ phân chia, không cao - thấp, trong - ngoài. ấy là thời Vương đạo!
Lại hỏi:
- Mệnh quốc gia gặp buổi chữ Thời lấn át chữ Đời, thì có nên nương theo Thời mà cầu danh phận không ?
Tới đây sách không ghi lời đáp của Nguyễn Trãi. Là do tuổi ấy Nguyễn Trãi chưa đủ trí lực, hay còn chưa muốn bộc lộ chí hướng?!
Phần trình
bầy
của nhóm
em
đến
đây

kết
thúc
Xin
cảm
ơn


các
bạn
đã
theo
dõi

lắng
nghe !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn viết kiên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)