Tim hieu ve luat an toan thuc pham

Chia sẻ bởi Cầm Bá Bình Minh | Ngày 10/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: tim hieu ve luat an toan thuc pham thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

GVHD: TS. TRẦN THANH THỦY
SVTH: CẦM THỊ KIM TUYỀN
LỚP SINH 3A-K34
MSSV: 34301085

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA SINH HỌC
Chuyên đề an toàn vệ sinh thực phẩm
Đề tài:
Lớp sinh 3A- K34
NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ LUẬT
AN TOÀN THỰC PHẨM
NỘI DUNG
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG CHÍNH
Khái quát về luật ATTP
Các chương và những điểm mới của luật ATTP
Một số vấn đề cơ bản về luật ATTP
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
An toàn thực phẩm (ATTP) là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước ta từ lâu đặc biệt quan tâm và coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội, sức khỏe cộng đồng và về bảo vệ môi trường. Đây cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định rõ sự cần thiết phải tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả hơn về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về ATTP.
Ngày 07/08/2003 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11. Pháp lệnh này được công báo ngày 24/08/2003. Pháp lệnh gồm 7 chương, 52 điều, có hiệu lực từ ngày 1/11/2003.

Sáng ngày (10/9/2009), dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội nghe tờ trình của Chính phủ về dự án Luật An toàn thực phẩm. Dự án Luật An toàn thực phẩm gồm 11 chương, 62 điều.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đọc tờ trình Dự án Luật ATTP trước Quốc hội.
Luật an toàn thực phẩm (ATTP) đã được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010; có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
Với mục đích mang đến cho mọi người thêm những kiến thức về luật an toàn thực phẩm, tôi thực hiện đề tài “những hiểu biết về luật an toàn thực phẩm”.
Hy vọng rằng qua đề tài này sẽ giúp mọi người có thêm hiểu biết để có thể thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong vấn đề an toàn và vệ sinh thực phẩm.
I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT ATTP
Luật ATTP gồm 11 chương, 72 điều. Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm ATTP; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP; thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP; trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP..
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Kể từ ngày ban hành, luật ATTP đã đựơc nhiều nhà xuất bản nước ta xuất bản.

II. CÁC CHƯƠNG VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT ATTP
Luật gồm 11 chương 72 điều còn pháp lệnh chỉ gồm 7 chương 52 điều. Luật nhiều hơn pháp lệnh 4 chương 20 điều.

Chương I: những quy định chung
Quy định rõ ràng và đặt tên cho từng điều.

Chương I
Chương II: Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong đảm bảo ATTP (3 điều: 7 đến 9)
Được chia thành 3 phần chính trong mỗi điều:
- Cơ quan quản lí nhà nước
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến TP
- Người tiêu dùng
Chương III: điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm (9 điều)
Điều 10. Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm
Điều 11. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tươi sống
Điều 12. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chế biến
Điều 13. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng

Điều 14. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng
Điều 15. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen
Điều 16. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chiếu xạ
Điều 17. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
Điều 18. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
Hoàn toàn mới mà trong pháp lệnh không có. Trong chương này có những quy định chung đối với các loại TP và những quy định cụ thể ĐK đối với từng loại thực phẩm như TP tươi sống, TP đã qua chế biến, TP chức năng… Nếu không chấp hành các quy định này thì đồng nghĩa với vi phạm luật.
CHƯƠNG IV: ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM

Gồm 5 mục với 15 điều từ điều 19 đến điều 33.
Trong luật tách hẳn ra từng phần là sản xuất, kinh doanh TP; chế biến, bảo quản TP; vận chuyển TP.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
Mục 1. ĐIỀU KIỆN CHUNG VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM
Mục 2. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG
Mục 3. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM, KINH DOANH THỰC PHẨM ĐÃ QUA CHẾ BIẾN
Mục 4. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG
Mục 5. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ
Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 35. Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 37. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
 
Chương V: CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM (4 điều).

Có trong pháp lệnh nhưng pháp lệnh không quy định giấy chứng nhận phải gia hạn hàng năm mà chỉ cho đoàn thanh tra kiểm định lại. Trong luật quy định 3 năm sẽ được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận lại 1 lần.
Chương VI: NHẬP KHẨU VÀ XUẤT KHẨU THỰC PHẨM (2 mục-5 điều)

Mục 1. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN ĐỐI VỚI TP NHẬP KHẨU
Điều 38. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu
Điều 39. Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu
Điều 40. Trình tự, thủ tục và phương thức kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu
Mục 2. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN ĐỐI VỚI THỰC PHẨM XUẤT KHẨU
Điều 41. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu
Điều 42. Chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu
Được tách hẳn thành 1 chương. Trong pháp lệnh chỉ là mục 4 của chương II.
Trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc
Chương VII: QUẢNG CÁO, GHI NHÃN THỰC PHẨM

Trước đây chỉ là những thông tư, nghị định về quang cáo, ghi nhãn TP nhưng nay đã được đưa vào luật nên nếu không chấp hành sẽ bị xử lí.
Nhãn hiệu nổi tiếng (NHNT) là một trong những thành quả đầu tư và là một tài sản có giá trị rất lớn của các doanh nghiệp sở hữu nó.
ChươngVIII:
KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM, PHÂN TÍCH NGUY CƠ ĐỐI VỚI AN TOÀN THỰC PHẨM, PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ VỀ AN TOÀN TP
Gồm 4 mục với 11 điều
Chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm TP
Mục 1. KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM
Mục 2. PHÂN TÍCH NGUY CƠ ĐỐI VỚI AN TOÀN THỰC PHẨM

Mục 3. PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ VỀ ATTP

Mục 4. TRUY XUẤT NGUỒN GỐC THỰC PHẨM, THU HỒI VÀ XỬ LÝ ĐỐI VỚI THỰC PHẨM KHÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN

Là 1 chương hoàn toàn mới. Nêu rõ những yêu cầu đối với việc kiểm nghiệm TP, cơ sở của việc kiểm nghiệm TP…
Chương IX: THÔNG TIN, GIÁO DỤC, TRUYỀN THÔNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM (5 điều)

Điều 56. Mục đích, yêu cầu của thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP
Điều 57. Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông ATTP
Điều 58. Đối tượng tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP
Điều 59. Hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP
Điều 60. Trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP
Hoàn toàn mới. Bao gồm những quy định cụ thể về mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng, hình thức của thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP.
Chương X: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM (11 điều)

Mục 1. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 61. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an ATTP
Điều 62. Trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP của Bộ Y tế
Điều 63. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Điều 64. Trách nhiệm của Bộ Công thương
Điều 65. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp
Mục 2. THANH TRA AN TOÀN THỰC PHẨM

Mục 3. KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 68. Trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm
Điều 69. Quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trong kiểm tra an toàn thực phẩm
Điều 70. Đoàn kiểm tra
Đây là điểm mới: trước đây có 6 bộ tham gia vào quản lý nhà nước về ATTP nên khi có sự cố xảy ra các bộ vẫn đang còn đỗ lỗi cho nhau, chưa nhất quán trong trong quản lý. Đến nay chính phủ là cơ quan đầu mối và giao cho bộ y tế chịu trách nhiệm trước chính phủ. Bên cạnh đó giao cho bộ NNPTN, bộ công thương tham gia vào quản lý nhà nước và UBND các cấp. Hiện nay có 3 bộ và UBND các địa phương tham gia vào quản lý nhà nước về ATTP.
Chương XI: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

giống với pháp lệnh
III. TÌM HIỂU MỘT SỐ
VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT ATTP
1. Nguyên tắc quản lí an toàn thực phẩm
(Điều 3)
2. Ý thức, trách nhiệm thực hiện ATVSTP
Trong lĩnh vực NNPTNT, nhà nước giao nhiệm vụ quản lý ATTP trong quá trình sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, sơ chế, chế biến, bảo quản và vận chuyển.
Điều kiện chung có những điểm chính sau:
- Cơ sở phải đáp ứng về quy chuẩn kĩ thuật, về giới hạn VSV gây bệnh, dư lượng thuốc BVTV, dư lượng thuốc thú y, dư lượng kim loại nặng và những tác nhân gây bệnh khác.
- Tùy từng loại TP, nhà nước có những quy định để thực hiện ATVSTP như việc SD chất phụ gia.
Loại cam được cho là cam Thái Lan
có dư lượng thuốc BVTV độc hại cao.
Thịt dùng nhiều chất tăng trọng
Thực phẩm chế biến sẵn có chất phụ gia đang bày bán tràn lan nhưng chưa được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ!
Các hành vi bị cấm được quy định trong điều 5
Cấm sử dụng nguyên liệu TP đã quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất sứ hoặc không đảm bảo an toàn sản xuất, chế biến TP.
Xe tải chở hơn 3 tấn nguyên liệu, hương liệu sửa hết hạn sử dụng bị phát hiện ngày 30/7/2008
Cấm sử dụng động vật chết, động vật có mầm bệnh để chế biến.
Cấm sử dụng TP có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc hại mà đó là tác nhân gây bệnh.
VD: buôn bán, kinh doanh cá nóc
Thuyền thúng của ông Đặng Văn Nước ở bán đảo Sơn Trà- Đà Nẵng đánh được cả tạ cá nóc đem bán cho người dân, bất kể có độc hay không!
Cấm sử dụng phụ gia TP, chất hỗ trợ chế biến TP đã quá hạn sử dụng.
Tháng 4/2011, Trung Quốc phát hiện thịt lợn có thể được các đầu bếp biến thành thịt bò sau khi tẩm "cao thịt bò" cùng một số phụ gia có hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Thịt hoặc các sản phẩm chế biến từ thịt phải được các cơ quan thú y kiểm tra và cấp giấy chứng nhận.
Việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại các cơ sở phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện về VSATTP.
3. Trách nhiệm của bộ y tế trong quản lý về ATTP
Được quy định trong 11 điều từ điều 45 đến điều 55 của chương VIII.
Chương này nói rõ việc thực hiện phân tích nguy cơ đối với ATTP.
VD: Vừa qua lại xảy ra vụ bê bối sữa nhiễm nitrite ở Trung Quốc làm 4 trẻ em tử vong thì bộ y tế phải tiến hành khảo sát sữa trên địa bàn TPHCM xem hàm lượng nitrite như thế nào? (đánh giá nguy cơ)

Đối chiếu lại với những quy định trong và ngoài nước để xem hàm lượng nitrit đó có ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng hay không? (phân tích nguy cơ).
Nếu có ảnh hưởng hệ thống, lâu dài thì bộ y tế phải có thông báo rộng rãi đến người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước được biết để đưa ra 1 hình thức quản lý về vấn đề này.
Việc phân tích nguy cơ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng kiểm nghiệm như trang thiết bị, con người, hóa chất…
Cán bộ thị trường kiểm tra sữa tại một siêu thị
Trẻ em ở tỉnh Cam Túc, tây bắc Trung Quốc uống sửa bị nhiễm nitrite
4. Những nội dung mới trong việc cảnh báo, phòng ngừa, ngăn chặn các sự cố về ATTP
Thể hiện trong chương VIII của luật và được chia thành 4 mục nhỏ với 11 điều. Trong đó việc phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về ATTP phải thực hiện các yêu cầu sau:
Đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh TP, sử dụng phụ gia TP.
Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức thực hành đến các đối tượng.
Kiểm tra, thanh tra ATTP trong sản xuất, kinh doanh TP.
Phân tích nguy cơ ô nhiễm TP.
Điều tra, khảo sát, lưu trữ các số liệu về ATTP.
Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm thành lập 11 đoàn thanh tra nhân tháng ATVSTP 15/4 đến 15/5/2010.
5. Đối tượng, điều kiện cấp rút giấy chứng nhận đủ ĐK về ATVSTP
Có một số loại hình thực phẩm không thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đủ ĐK ATTP đó là: kinh doanh thức ăn đường phố, bán hàng rong, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, những loại thực phẩm kinh doanh bao gói sẵn mà không có ĐK bảo quản.
Một cơ sở muốn được cấp giấy chứng nhận cần phải đảm bảo 3 ĐK sau:
1. Cơ sở hạ tầng: tùy từng loại hình thực phẩm mà từng bộ ngành sẽ ban hành những quy định cụ thể cho cơ sở đó phải đạt những tiêu chuẩn nào.
VD: nền nhà, tường nhà, hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng phải như thế nào? Hoặc phải có hệ thống vệ sinh, rửa tay cho công nhân….
2. ĐK về trang thiết bị, dụng cụ: đảm bảo những dụng cụ dễ làm vệ sinh, dễ lau chùi, phương tiện vận chuyển phải dễ dàng trong quá trình sản xuất, chế biến.
3. ĐK về con người:
Phải được tập huấn về kiến thức đối với công tác VSATTP. Trong đó có phổ biến những quy định về pháp luật, những ĐK cụ thể, những hành vi cấm thực hiện, những hành vi được khuyến khích trong công tác đảm bảo ATTP.
Phải được khám sức khỏe theo quy định của bộ y tế.
Các doanh nghiệp muốn được cấp giấy chứng nhận thì phải liên hệ với các cơ quan được phân cấp quản lý.
VD: về trách nhiệm quản lý của các cơ quan
Các đơn vị, doanh nghiệp do sở kế hoạch đầu tư cấp phép thì sẽ do chi cục VSATTP thành phố quản lý.
Các doanh nghiệp do UBND quận, huyện cấp phép thì sẽ do TTYT, phòng y tế quận, huyện quản lý.
Những đơn vị hoạt động nhỏ lẻ sẽ do UBND xã, phường quản lý.
Các doanh nghiệp sẽ đến liên hệ với các cơ quan để được hướng dẫn về hồ sơ, kê khai hồ sơ và nộp hồ sơ.
Cơ quan tiếp nhận sau đó sẽ đi thẩm định, kiểm tra nếu đơn vị đáp ứng đủ yêu cầu thì trong vòng 10- 15 ngày sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện.
Nếu doanh nghiệp vi phạm thì cơ quan nào cấp phép sẽ rút lại giấy chứng nhận đó.
6. Những quy định về công tác thanh tra, kiểm tra
Được quy định trong chương X (hoàn toàn mới so với pháp lệnh).
Tuy nhiên, vẫn còn có những bất cập trong vấn đề thanh tra, kiểm tra vì luật ATTP quy định về thanh tra chuyên ngành và cơ quan quản lý nhà nước về thanh tra chuyên ngành nhưng trong luật thanh tra sữa đổi không ban hành thanh tra chuyên ngành.
Vì vậy, thanh tra chuyên ngành ATTP chỉ làm việc với tư cách là 1 cơ quan quản lý nhà nước đi kiểm tra doanh nghiệp, nếu phát hiện có vi phạm thì đề xuất lên cơ quan nhà nước và thanh tra sở bộ để xử lý chứ thanh tra chuyên ngành không được xử lý.

Giữa 2 luật này chưa có sự nhất quán với nhau.
7. Biện pháp để luật attp được thực thi có hiệu quả
Các bộ ngành đang soạn thảo gấp rút để trình lên chính phủ nhằm sớm ban hành các thông tư hướng dẫn về hệ thống tổ chức của các cơ quan nhà nước về lĩnh vực ATTP từ trung ương đến địa phương.
Giải quyết nhanh những bất cập, nhất là vấn đề biên chế, nguồn nhân lực có trình độ, năng lực, kinh phí hoạt động của các cơ quan quản lý.
Đối với trung ương như ở cấp tỉnh, thành phố về cơ bản đã hình thành bộ máy quản lý nhưng ở cấp quận, huyện, xã, phường vẫn chưa được hình thành.
8. Biện pháp để luật ATTP sớm đi vào cuộc sống
Chính phủ sớm ban hành những nghị định, thông tư hướng dẫn liên tịch giữa các bộ ngành để tạo ra sự thống nhất chung về quản lý nhà nước trong lĩnh vực ATTP.
Xây dựng 1 kế hoạch chiến lược trong vòng 5-10 năm. Các cơ quan cấp dưới phải có kế hoạch cụ thể để phối hợp với cấp trên.
Tăng kinh phí cho người dân về ATVSTP vì hiện nay mới chỉ ở mức 1000đ/người/năm là quá thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Các địa phương tập trung xây dựng các mô hình điểm như trồng rau sạch, mô hình giết mổ an toàn, chế biến (nhất là bếp ăn tập thể) nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Mô hình trồng rau sạch ở phường Đông Giang, Đông Hà
Mỗi địa phương có đặc thù riêng nên các cơ quan quản lý nhà nước phải xây dựng tiêu chí riêng cho từng loại hình sản xuất.
VD: bộ y tế phải làm sao xây dựng được tiêu chí chung cho các cơ sở sản xuất nước mắm đóng chai vì có các cơ sở với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Khi doanh nghiệp đáp ứng đủ ĐK mới đươc cấp giấy chứng nhận.
KẾT LUẬN
Từ thực trạng về vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong thực tế hiện nay, thì việc ban hành Luật An toàn thực phẩm là một bước tiến bộ, một điểm nhấn quan trọng, hỗ trợ rất nhiều cho các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề ATVSTP. Luật ATTP là hết sức cần thiết, góp phần bảo vệ tốt hơn sức khỏe, tính mạng của nhân dân, thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân.
Muốn thực hiện tốt công tác VSATTP và thực thi có hiệu quả luật ATTP thì phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan chức năng, tránh tình trạng chồng chéo trách nhiệm và cuối cùng không biết đổ lỗi cho ai.
VSATTP phải có sự cộng hưởng giữa người tiêu dùng, trách nhiệm của nhà sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh, cơ quan quản lý nhà nước thì mới đảm bảo được mục tiêu vì sức khỏe, tính mạng của nhân dân và thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tìm hiểu luật an toàn thực phẩm, nhà xuất bản lao động, 2010.
http://tailieu.vn
http://vtvdanang.vn/video-clips/khoa-hoc-giao-duc/tm-hiu-lut-v-sinh-an-toan-thc-phm
http://www.giaoducsuckhoe.soctrang.gov.vn/index.php
http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=21036
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cầm Bá Bình Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)