Tìm hiểu về Hồi giáo

Chia sẻ bởi Võ Văn Giáp | Ngày 27/04/2019 | 91

Chia sẻ tài liệu: Tìm hiểu về Hồi giáo thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

1
Lịch sử Tư Tưởng phương Đông
Nhóm 3
2
Tìm hiểu về Hồi giáo.
3
1. Sự ra đời của Hồi giáo
Tiểu sử Môhamét
Sự ra đời của đạo Hồi
2. Tư tưởng Hồi giáo
Giáo lý Hồi giáo
Các quan niệm về xã hội
Qui chế của tín đồ
3. Quá trình truyền bá đạo Hồi trong toàn
đế quốc
4. Điểm tích cực và hạn chế của hồi giáo
4
1. Sự ra đời của Hồi giáo
Tiểu sử Môhamét
- Môhamét (570 - 632), xuất thân từ dòng dõi quí phái nhưng không mấy giàu có thuộc bộ lạc Côraisơ ở Mecca.

5
- Tương truyền, năm 12 tuổi ông được ông nội cho đi theo một thương đội đến Xyri. Từ chuyến đi này, ông biết được ít nhiều về Do Thái giáo và Kitô giáo.
6
- Năm ông 40 tuổi, trên bán đảo Ả Rập thường xảy ra tình trạng chia rẽ, gây chiến tranh giữa các bộ lạc. Điều này khiến Môhamét cảm thấy cần phải có một tôn giáo mới, nhằm đoàn kết, hợp nhất mọi người trên bán đảo thành một quốc gia mạnh mẽ
- Ý chí ấy càng ngày càng được nung nấu và Môhamét càng có nhiều suy tư về một
tôn giáo mới.
7
- Năm 610, trong tư duy của Môhamet đã bắt đầu hình thành một tôn giáo mới. Rồi bốn năm sau, Môhamét đã tuyên truyền rằng mình là vị tiên tri do thượng đế Ala giao cho số mệnh dẫn dắt dân tộc Ả Rập, dạy cho họ một luân lý mới, một tôn giáo mới - tôn giáo nhất thần đó là thánh Ala, và Môhamét là người mang sứ mệnh đó để thuyết giáo cho dân chúng khắp nơi.
8
- Lúc đầu Môhamét truyền giáo tại Mecca, quí tộc Mecca khủng bố, năm 622 ông trốn đến vùng Yatơrép (còn gọi là En - Mêdina) ở phía Bắc, cách Mecca hàng trăm cây số.
- Trong lịch sử Hồi giáo, năm 622 được gọi là năm "chạy trốn" cũng là năm mở đầu của kỷ nguyên Hồi giáo.
9
- Ở Yatơrép, Môhamét được quí tộc và thương nhân ủng hộ và ông đã tổ chức được một lực lượng
quân đội mạnh.
- Cuối năm 630, Môhamét được phần lớn người Ả Rập công nhận là tiên tri, trở thành người đứng đầu tôn giao, đứng đầu nhà nước.
10
- Quí tộc ở Mecca trở thành quan chức cho một nhà nước mới dưới quyền ông. Ngày 07/6/632 Môhamet hấp hối rất lâu trước khi tắt thở, đầu gối lên ngực Aisha, một trong số những người vợ của ông. Khi Môhamét mất, bán đảo Ả Rập về cơ bản đã thống nhất.
11
Sự ra đời của đạo Hồi
- Sự ra đời của đạo Hồi gắn liền với sự hình thành nhà nước Ả Rập thống nhất. Bán đảo Ả Rập ở phía Tây nam Á châu, đại bộ phận là sa mạc và gò núi, trình độ phát triển kinh tế xã hội còn thấp so với vùng Lưỡng Hà, I Ran ở phía Bắc
12
- Trước thế kỷ VII, trên bán đảo vẫn còn chế độ thị tộc ở giai đoạn mạt kỳ, vài nơi đã có chế độ nô lệ. Về buôn bán, bắt đầu có thương mại và trao đổi với hai thành pố là Mecca và Yatơrép.
13
- Về tôn giáo, người Ả Rập lúc này thờ nhiều thần
- Phụ nữ bị xem là tôi tớ, là vật sở hữu của đàn ông và được cha truyền con nối...
- Trong đời sống của người Ả Rập trước khi Hồi giáo ra đời có nhiều phong tục lạc hậu
14
- Do ở vào vị trí thuận lợi của sự giao lưu Á, Phi, Âu nên từ thế kỷ V, VI, vùng này trở thành đối tượng tranh giành giữa các đế quốc. Thế kỷ VII, chế độ thị tộc bắt đầu tan rã, nhưng các bộ tộc cũng thường xung đột nhau. Người Ba Tư và người Abixini thường tấn công làm cho thương mại trên bán đảo gặp nhiều khó khăn.
15
Chính trong tình hình đó, sự thống nhất bán đảo Ả Rập thành một quốc gia đã trở thành điều tất yếu. Gắn liền với quá trình thống nhất bán đảo Ả Rập là sự ra đời của một tôn giáo mới. Đó là Hồi giáo.
16
- Hồi giáo đã trở thành một lực lượng chính trị làm hạt nhân trong việc thành lập nhà nước thống nhất của toàn bộ bán đảo Ả Rập. Và khi Hồi giáo được phổ biến rộng rãi thì đế quốc Ả Rập cũng được hình thành.
17
2. Tư tưởng Hồi giáo

Giáo lý Hồi giáo
- Hồi giáo quan niệm chỉ có thánh Ala là thánh duy nhất của vũ trụ, ngoài ra không còn chúa nào khác



18
- Giáo lý của đạo Hồi còn tiếp thu các yếu tố của đạo Cơ đốc như tiếp thu các quan niệm về thế giới: thiên đường, địa ngục, ngày phán xét cuối cùng, các quan niệm về thần linh, ma quỉ. Cũng như Cơ đốc giáo, họ tin tưởng linh hồn là bất tử.
19
- Giáo lý của đạo Hồi khác xa với các tôn giáo khác: Chúa Ala ở khắp mọi nơi, khống thể có một hiện tượng nào có thể thể hiện được Ala. Nhà thờ Hồi giáo không có tượng và tranh ảnh, chỉ có nhà thờ chính ở Mecca có thờ khối đá đen từ xưa để lại là biểu tượng duy nhất của thánh Ala.
20
Các quan niệm về xã hội
- Hồi giáo kêu gọi sự đoàn kết giữa các cộng đồng dân tộc Ả Rập, quan niệm mọi người đều là anh em, không nên căm ghét lẫn nhau. Đạo Hồi chống lại các quan niệm hẹp hòi của xã hội nguyên thủy, tục lệ chôn con gái, tập quán trả nợ máu, sự báo thù, tục thờ đa thần...
21
- Hồi giáo thừa nhận chế độ nô lệ, chế độ cho vay lãi, chế độ một chồng nhiều vợ. Đàn ông có thể có 4 vợ để nhằm tăng dân số và thể hiện sự săn sóc, quan tâm đến bà góa, trẻ nhỏ (Môhamet có đến 10 bà vợ và 2 nàng hầu).
22
- Hồi giáo chủ trương sử dụng bạo lực, kêu gọi chiến đấu để bảo vệ và phát triển tôn giáo. Họ quan niệm linh hồn muốn được cứu vớt thì phải tích cực tham gia chiến đấu
23
Qui chế của tín đồ

Đức tin: Chỉ có một đức tin tuyệt đối và kiên định vào thánh Ala, vào Môhamet vì đó là sứ giả của Ala và là vị tiên tri cuối cùng.
Cầu nguyện: Hàng ngày 5 lần (sáng, trưa, chiều, tối, đêm) ở mọi nơi.
24
Trai giới: Kiêng thịt lợn và thịt các con vật đã chết. Tháng 9 lịch Hồi giáo (khoảng tháng 10, 11 dương lịch) gọi là tháng lễ Ramadan, lúc đó mọi tín đồ phải thực hiện việc trai giới (ăn kiêng).
Mọi người theo Hồi giáo phải nộp thuế để giúp người nghèo.
25

Hành hương: Trong đời mỗi người Hồi giáo ít nhất phải có một lần đến đất thánh - đó là ngôi đền Caaba ở Mecca để hành hương
26
Theo kinh Coran, thánh Ala định trước số phận của mối người. Kinh Coran thuyết giáo tư tưởng về sự bất lực của con người trước Thượng đế, kêu gọi tín đồ ẩn nhẫn, ngoan ngoãn trước thánh Ala và các sứ đồ của Ngài trên trần gian, hứa rằng nếu làm được như thế thì sẽ được hưởng cảnh cực lạc trên thiên đường sau khi chết.

27
Giai đoạn 1
Từ 610 đến 632 dưới thời Mohamet, là thời kỳ đạo hồi hình thành và truyền bá đạo Hồi trên toàn bán đảo Ả Rập và trở thành tôn giáo chính thức trên bán đảo Ả Rập. Giai đoạn này gắn liền với sự hình thành nhà nước Ả Rập thống nhất.
Qúa trình truyền bá đạo Hồi trong toàn đế quốc
28
Giai đoạn 2
Từ 632 đến 661, là thời kì Hồi giáo trải qua dưới 4 thời kì Caliph (Caliph như là giáo chủ hay vua). Giai đoạn này Hồi giáo có xu hướng ly tâm. Bốn đệ tử thập tín của Mohamet lần lượt nắm chính quyền
29
Giai đoạn 3
Là giai Omeyat nắm quyền. Thánh địa MecCa được tu sửa hoàn chỉnh và các Caliph (người đứng đầu) đã trỏ thành các Hoàng Đế chuyên chế và hồi giáo đã mở ra tận phương Đông ở Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Á (những nước CHLB Liên Xô cũ)
30
Giai đoạn 4
Là giai đoạn triều đại Apbaxit được thành lập và lãnh thổ của đế quốc Ả Rập ngày càng rộng lớn và được chia thành ba tiểu quốc với ba kinh đô khác nhau.
31
4. Điểm tích cực và hạn chế của Islam (Hồi giáo)
Tích cực
- Islam giáo có công thông nhất bán đảo Arâp
- Có thể thấy rằng, khi mới ra đời, Hồi giáo cũng có những mặt tiến bộ nhất định. Đó là việc kêu gọi xóa bỏ giai cấp, mọi người là anh em bình đẳng, bác ái, kêu gọi xoá bỏ mọi hủ tục lạc hậu - tàn tích của xã hội nguyên thuỷ.
32
- Giáo lý của Hồi giáo đơn giản nên cũng dễ dàng thu hút tín đồ.
- Kêu gọi thống nhất đất nước, dân tộc. Trong buổi đầu không tồn tại chế độ đặc quyền đặc lợi của giới tu sĩ.
33
Hạn chế
- Nhưng không phải mọi qui định và mọi tục lệ của Hồi giáo đều tiến bộ.
- Về sau càng có thái độ khắc nghiệt đối với người theo các tôn giáo khác, về sau có sự phân chia đẳng cấp, tu sĩ có nhiều đặc quyền, bảo vệ chế độ cho vay lãi và nô lệ, kêu goi quần chúng phục tùng và chịu đựng.

34
- Hồi giáo không từ chối bạo lực và thánh chiến dưới danh nghĩa bảo vệ và phát triển tôn giáo.
- Bản thân Mohamet cũng là nhà quân sự. Trong 10 năm ở En Mêdina ông đã lập kế hoạch cho 65 trận đánh và chính ông trực tiếp chỉ huy 27 trận.
- Giáo luật Hồi giáo cho phép tồn tại chế độ đa thê, coi thường phụ nữ.
- Hồi giáo đã bị các thế lực chính trị phản động lợi dụng.
35
Lý giải vì sao chủ nghĩa khủng bố lại liên quan tới Islam giáo.
Định nghĩa về chủ nghĩa khủng bố
Thứ nhất: Theo từ điển bách khoa toàn thư Bri – Tanica (Anh) năm 2002đã định nghĩa: “Khủng bố là việc sử dụng các phương tiện bạo lực một cách có hệ thống để tạo một bầu không khí lo sợ trong dân chúng vì nhờ đó đạt được mục tiêu chính trị nhất định….”
36
Thứ hai: Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002) định nghĩa: “Khủng bố là hành động dùng bạo lực của cá nhân, tổ chức, Nhà nước hoặc liên minh nhà nước để đe doạ, cưỡng bức đối phương khiến họ khiếp sợ mà phải chịu khuất phục. Các hình thức khủng bố thường là ám, bắt cóc, đánh bom, tàn sát man rợ”.
37
Thứ ba: Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho rằng: “Khủng bố là việc sử dụng sức mạnh và bạo lực một cách biết hợp pháp chống lại các cá nhân và tài sản nhằm ép buộc hoặc đe doạ một chính phủ, toàn thể hoặc một bộ phận dân chúng nhằm đạt được các mục tiêu chính trị, xã hội”.
38
Thank you for your paying attention very much !
Have your good day !
39

Võ Văn Giáp
Trịnh Nam Hà
Phan Hoàng Sỹ
Trần Minh Quý
Hồ Thị Thơm
Dương T Thanh Thanh
Hồ Thị Minh Trang
Phạm Thị Thắm
Thành viên nhóm 3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Văn Giáp
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)