Tìm hiểu về hệ điều hành Windows

Chia sẻ bởi Bùi Đăng Trung | Ngày 29/04/2019 | 119

Chia sẻ tài liệu: Tìm hiểu về hệ điều hành Windows thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
1. hệ điều hành windows ra đời năm nào?
Windows được phát triển từ hệ điều hành DOS ban đầu của Microsoft, đây là hệ điều hành được phát hành năm 1981. Hệ điều hành mới này đã được Bill Gates và Paul Allen phát triển để chạy trên máy tính cá nhân IBM, với giao diện hoàn toàn bằng văn bản và các lệnh người dùng giản đơn.
Hệ điều hành đầu tiên của Microsoft - PC-DOS 1.0
Microsoft tin rằng các máy tính các nhân sẽ trở thành xu thế chủ đạo, chúng phải dễ dàng hơn trong sử dụng, bảo vệ cho sự tin tưởng đó chính là giao diện đồ họa người dùng (GUI) thay cho giao diện dòng lệnh của DOS. Với quan điểm đó, Microsoft đã bắt tay vào thực hiện phiên bản mở đầu của Windows vào năm 1983, và sản phẩm cuối cùng được phát hành ra thị trường vào tháng 11 năm 1985.
2.CÁC PHIÊN BẢN CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOW
1. Windows 1.0 (1985)
Windows 1.0 chính thức được phát hành vào năm 1985, tức hai năm sau khi được giới thiệu với thế giới. Ban đầu Microsoft gọi nó là "Interface Manager", nhưng thay vào cái tên Windows sau khi định dạng chương trình được thiết kế.
Ảnh của Windows 1.0 (1985)
2. Windows 2.0 (1987-1990)
Phiên bản Windows thứ 2 ra mắt vào năm 1987, giới thiệu các biểu tượng desktop, bộ nhớ mở rộng và khả năng nhiều cửa sổ xếp chồng lên nhau.
Ảnh của Windows 2.0

3.1 Windows 3.0 (1990)
Khi Windows 3.0 ra mắt vào năm 1990, nó trở thành phiên bản sử dụng rộng rãi nhất. Microsoft đã bán được 10 triệu bản sao Windows 3.0 trong hai tuần đầu tiên tung ra thị trường. Với Windows 3.0, Microsoft tăng cường đáng kể hiệu suất phần mềm, cải tiến biểu tượng ứng dụng và thêm 16 màu sắc vào phần đồ họa
Ảnh của Windows 3.0 (1990)
3.2 Windows 3.1 (1991)
Đây là phiên bản Windows được sử dụng mặc định trên các máy tính IBM trong những năm 90. Đây cũng là phiên bản Windows cuối cùng mang dáng dấp của MS-DOS.
4. Windows 95 (1995)
Windows 95 là một trong những phần mềm nổi bật nhất của Microsoft phát hành cho đến nay. Biểu tượng nút Start xuất hiện lần đầu trên Windows 95, đi kèm phiên bản Internet Explorer. Microsoft đã bán được 7 triệu bản sao trong năm tuần đầu tiên phát hành.
Một số ảnh
5. Windows 98 (1998)
Windows 98 ra đời trong thời kì Internet bước vào giai đoạn cao trào. Microsoft mô tả nó là bản phát hành phần mềm thực sự đầu tiên cho người dùng. Khả năng đọc DVD và menu Quick Launch nằm trong số tính năng mới của Windows 98.
Ảnh về Windows 98 (1998)
6. Windows ME (2000)
Với Windows ME ( hoặc Millennium Edition), Microsoft đã bổ sung thêm các tính năng tập trung vào phương tiện truyền thông mới, ví dụ như Windows Movie Maker. Đây cũng là phiên bản đầu tiên của Windows hỗ trợ tính năng System Restore (khôi phục hệ thống), cho phép phục hồi lại trạng thái hệ thống từ một điểm khôi phục.
Tuy nhiên, Windows ME phải đối mặt với một số chỉ trích khi tung ra thị trường. Trang PCWorld liệt kê nó trong danh sách các sản phẩm công nghệ tồi tệ nhất trong mọi thời đại khi khó cài đặt.
Ảnh
7. Windows XP (2001-2005)
Windows XP được khen ngợi về thiết kế thẩm mĩ và hiệu năng mượt mà. Tờ New York Times từng bình luận sử dụng Windows XP trên PC đem lại cảm nhận chắc chắn, nhanh chóng và vừa ý. Microsoft cũng nhấn mạnh về tính bảo mật trên hệ điều hành này.
8. Windows Vista (2006-2008)
Windows Vista giới thiệu một thiết kế mới và một số cập nhật nhỏ cho chương trình Windows hiện có, nhưng phiên bản này nhận rất nhiều phê bình. Nhiều ý kiến kết luận rằng không có lí do gì để nâng cấp lên Windows Vista từ XP.
9.Windows Phone (2010)
Cho tới tận năm 2010, Microsoft mới có câu trả lời cho iPhone khi cho ra mắt phiên bản đầu tiên của Windows Phone. Windows Phone có giao diện bắt mắt hơn so với Windows Mobile, thiết kế thân thiện cùng một loạt tính năng mới. Nhưng hiện iPhone và Android đã có những phát triển nhảy vọt nên Windows Phone chưa thực sự thành công.
10. Windows 7 (2009)
Windows 7 đã nhận được nhiều phản hồi tích cực khi ra mắt vào năm 2009. Trang công nghệ CNET gọi đây là "những gì Vista nên có". Hiện Windows 7 vẫn được sử dụng trong môi trường doanh nghiệp đến ngày hôm nay.
11. Windows 8/8.1 (2012)
Microsoft công bố Windows 8 vào tháng 10/2012 với giao diện người dùng hoàn toàn thay đổi so với desktop truyền thống, tập trung vào thiết kế hỗ trợ cảm ứng. Mục đích chính của Windows 8 là tối ưu hóa cho hệ điều hành máy tính bảng, nhưng Windows 8 bị người dùng thờ ơ vì giao diện phức tạp và thiếu trình đơn Start, buộc Microsoft đã mang trở lại với Windows 10.
12. Windows 10 (2015 trở đi)
Mới đây, Microsoft đã công bố phiên bản Windows 10 mới nhất. Bản cập nhật mới này vẫn giữ một số yếu tố mà Microsoft đã giới thiệu trong Windows 8 cũng như phần giao diện cũ giống như menu Start.
Theo Microsoft, Windows 10 là bản cập nhật phần mềm đầu tiên thực sự tối ưu hóa để làm việc trên tất cả các loại thiết bị kích cỡ màn hình khác nhau, từ máy tính bảng cho đến PC và điện thoại thông minh. Dự kiến, phiên bản này sẽ phát hành rộng rãi vào năm 2015.
3. Những ưu điểm của window mới nhất
1. Miễn phí
Với hầu hết người dùng, nâng cấp lên Windows 10 là hoàn toàn miễn phí. Microsoft cũng đồng thời sẽ cung cấp đầy đủ những tính năng mới vô cùng độc đáo cho người dùng Windows 10 trong 1 năm đầu tiên. Yêu cầu duy nhất đó là bạn phải đang sử dụng phiên bản Windows 7 hoặc Windows 8 có bản quyền.

2. Phiên bản Windows cuối cùng của Microsoft
Windows 10 sẽ là phiên bản hệ điều hành cuối cùng của Microsoft. Lý do là vì gã khổng lồ công nghệ Mỹ sẽ chuyển sang xây dựng một nền tảng xoay quanh các hệ máy di động, và sẽ thường xuyên đưa ra các bản cập nhật cải thiện tính năng. Hãy nghĩ về một dịch vụ trực tuyến như Facebook, hay Gmail. Chúng không nhất thiết phải có cái gọi là "phiên bản", mà chỉ đơn giản là thay đổi giao diện, tính năng theo thời gian. Chúng vẫn giữ nguyên được bản chất từ ngày đầu tiên ra mắt, và đây là điều mà Microsoft muốn hướng đến.
3. Trợ lý ảo Cortana
Ứng dụng trợ lý ảo Cortana đã được giới thiệu kể từ khi ra mắt Windows Phone, nhưng đây mới là lần đầu tiên nó được đưa lên nền tảng Windows trên máy tính bàn. Microsoft đơn giản là muốn Cortana thực sự trở thành một trợ lý ảo hỗ trợ cho người dùng Windows trên tất cả các hệ máy. Về các tính năng, Cortana có thể hỗ trợ bạn về đóng mở các ứng dụng, cập nhật phần mềm, đề xuất địa điểm ăn ở xung quanh bạn, kể cho bạn có những tin tức gì nóng hổi trong ngày, hay dự báo thời tiết.
4. Hỗ trợ đa nhiệm tốt
Windows 10 hỗ trợ người dùng nhiều tùy chỉnh cửa sổ ứng dụng, và một trong số đó là khả năng xoay, resize, phóng to, thu nhỏ cửa sổ. Bạn có thể chia màn hình tối đa 4 ô 2x2 chỉ với một vài thao tác xử lý đơn giản.

5. Microsoft Edge
Mặc dù không hoàn toàn, thế nhưng có thể nhìn nhận rằng trình duyệt web Internet Explorer đã không đạt được những thành công như mong đợi trước sự bành trướng của hai trình duyệt là Google Chrome và Firefox. Do đó, giải pháp của Microsoft đó là ra mắt nguyên một trình duyệt web mới với nhiều tính năng độc đáo có vẻ như sẽ rất khả thi. Được biết, trình duyệt web mới của Microsoft trên Windows 10 sẽ chính thức có tên Microsoft Edge, và từng được đặt là Project Spartan.

6. Hệ ứng dụng đa nền tảng
Từ thủa sơ khai, Windows là hệ điều hành dành cho các máy tính để bàn, sau đó là laptop. Tuy nhiên giờ đây, bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng trên các hệ máy tính bảng, smartphone dưới dạng Windows Phone. Với Windows 10, Microsoft cho biết họ sẽ hợp nhất tất cả những khái niệm này lại thành một bản Windows duy nhất.
Điều này có nghĩa là các ứng dụng Windows giờ đây sẽ chỉ được phát triển một phiên bản, và được sử dụng trên tất cả các nền tảng di động, cũng như máy tính bàn, và bao gồm cả Xbox. Với hệ thống đa nền tảng này, người dùng sở hữu nhiều loại hình thiết bị chạy Windows 10 sẽ là những người cảm nhận được rõ nhất, khi mà giờ đây bạn có thể chơi cùng một trò chơi trên các hệ máy, và lưu trữ trên cùng một khay bộ nhớ.
7. Continuum
Một trong những tính năng mới được chờ mong nhất trên bản Windows 10 đó là Continuum, hỗ trợ multiple-input cho một số loại thiết bị, điển hình như chiếc Surface Pro 3 có thể dễ dàng sử dụng khi ở chế độ máy tính bảng hay laptop. Với Continuum, người dùng sẽ không bị ngắt quảng công việc khi chuyển qua lại giữa hai chế độ input.
Lấy thí dụ với chiếc Surface Pro 3, người dùng có thể cắm chuột và bàn phím để sử dụng nó đơn thuần giống như một chiếc laptop. Tuy nhiên khi tháo rời các thiết bị đầu vào, Surface Pro 3 sẽ chuyển sang chế độ máy tính bảng, hỗ trợ dùng cảm ứng tốt hơn, và tối ưu giao diện để bạn có thể dễ dàng tương tác bằng ngón tay.

8. Thanh trình đơn Start Menu được làm lại
Các khay hiển thị biểu tượng của Windows 10 không còn giống như trên người tiền nhiệm Windows 8. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn phải nói lời chia tay hoàn toàn với kiểu giao diện "kẻ ô" truyền thống này. Nói cách khác, hệ thống hiển thị trên Windows 10 giống như một sự kết hợp hoàn hảo giữa Windows 8 và những phiên bản tiền nhiệm với trình đơn Start Menu.
Bên cạnh đó, Windows 10 cũng cho phép bạn thay đổi hoàn toàn giao diện, bằng cách xóa bỏ các khay chứa ứng dụng này giống như bản Windows 7 trở về trước, hoặc hiển thị chúng toàn màn hình giống như Windows 8.

9. Tương thích tốt với Xbox
Microsoft trong thời gian gần đây cho thấy họ rất quan tâm đến nhu cầu giải trí, cụ thể là chơi games của người dùng trên PC. Tuy nhiên các tính năng của những phiên bản Windows trước đây lại không mang đến nhiều hỗ trợ đáng kể cho người dùng. Tuy nhiên với Windows 10, Microsoft dự kiến sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về hỗ trợ chơi games, khi họ mang đến nhiều tính năng tương thích tốt giữa hai nền tảng Windows và Xbox.
Cụ thể là ứng dụng Xbox sẽ được xuất hiện trên Windows 10, cho phép bạn streaming trực tuyến, chơi và chia sẻ các hoạt động cùng bạn bè ở khoảng cách xa. Các tựa games trong tương lai của Xbox cũng sẽ hỗ trợ tốt cho Windows 10 và chạy đa nền tảng.

10. DirectX 12
Như đã đề cập, Windows 10 sẽ mang đến nhiều hỗ trợ tốt hơn cho khả năng chơi games, và DirectX 12 có lẽ là tính năng mà mọi game thủ đều đang háo hức chờ mong. Được biết, DirectX 12 - phiên bản độc quyền chỉ hỗ trợ trên Windows 10, sẽ gia tăng sức mạnh xử lý đồ họa, cải thiện khung hình FPS cho hầu hết các dòng card VGA tầm trung và cao cấp của Nvidia cũng như AMD.
Bên cạnh đó, Microsoft cũng cho biết, DirectX 12 sẽ giảm lượng điện năng tiêu thụ đáng kể của những chiếc VGA, đặc biệt là đối với dòng card đồ họa cao cấp của AMD - vốn được biết đến như những kẻ "ngốn điện" kinh hoàng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Đăng Trung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)