Tìm hiểu về Bác Hồ
Chia sẻ bởi Nguyễn Đỗ Yến Nhi |
Ngày 08/05/2019 |
53
Chia sẻ tài liệu: Tìm hiểu về Bác Hồ thuộc Đại số 10
Nội dung tài liệu:
Bài Tìm Hiểu: Bác Hồ - một tình yêu bao la
Bác Hồ
Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) là một nhà cách mạng, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969, kiêm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ 10/1956 đến 1960.
Bác Hồ kính yêu, Người đã cống hiến cả đời mình cho dân tộc Việt Nam. Trong cuộc đời làm cách mạng, Người đã "quên mình cho hết thẩy" để giải phóng, giữ gìn và phát huy sức mạnh Việt Nam. Trong đó, thế hệ thiếu niên, nhi đồng được Người đặc biệt quan tâm và dành cho tình thương yêu vô hạn.Bác xót xa khi phải chứng kiến cảnh cơ cực lầm than của trẻ em lúc vận nước gian nan. Bác đau đớn, thốt lên: "Vì ai nên nỗi thế này? Vì ai ta phải…" và Bác chỉ kẻ thù là:
“Vì giặc Nhật giặc Tây bạo tàn
Khiến ta mất nước nhà tan
Trẻ em cũng bị cơ hàn xót xa”.
Từ xót xa ấy, từ nguyên nhân ấy, Bác đã vận động, giáo dục, giác ngộ các cháu phải hành động:
"Vậy nên trẻ em nước ta
Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh
Người lớn cứu nước đã đành
Trẻ em cũng góp phần mình một tay"
rồi Bác kêu gọi các cháu hăng hái, tự nguyện tham gia Hội nhi đồng cứu quốc, một tổ chức của Mặt trận Việt Minh:
“Nhi đồng cứu quốc hội ta
Ấy là lực lượng, ấy là cứu tinh
Ấy là bộ phận Việt Minh
Dân mình khắc cứu dân mình mới xong"
Bác Hồ
Bác Hồ
Tình yêu thương của Bác không chỉ là xót xa mà đã trở nên cụ thể, mạnh mẽ và đầy thuyết phục.
Sinh thời, Bác đã chăm lo, dạy dỗ các cháu từ việc nhỏ đến việc lớn:
“Các cháu phải chăm ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng, đối với thầy phải kính trọng, lễ phép, đối với bạn phải đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau”, “Giữ kỷ luật, chớ tự do phóng túng vì tự do phóng túng là không tốt”, “phải biết gắng, gắng giúp đỡ thương binh và gia đình các chiến sĩ”, “phải yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu lao động”, “phải thật thà, dũng cảm”, “việc gì có ích cho kháng chiến, có ích cho Tổ quốc thì các cháu nên gắng sức làm. Tuổi các cháu còn nhỏ. Nhiều công việc nhỏ cộng lại thành công việc to”, “Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập, tự do”…
Sự quan tâm của Bác đối với trẻ em gắn chặt với những trăn trở về tương lai của dân tộc, của đất nước. Ngay từ những ngày đầu tiên của Nhà nước Việt Nam non trẻ, vị Chủ tịch nước trong bộn bề công việc vẫn không quên "những người tiểu quốc dân của một nước độc lập".
Những câu chuyện kể về
tình yêu thương của Bác dành cho nhân dân
Bác Hồ với nông dân
Bác sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà nho, nhưng là nhà nho có nguồn gốc nông dân. Thời gian dài từ tấm bé đến tuổi học trò Bác sống ở quê giữa những người nghèo khổ một nắng hai sương ngoài đồng nên Người hiểu sâu sắc nỗi khổ, nỗi vất vả của người nông dân.
Những việc của nghề nông đối với Bác cũng không có gì xa lạ. Thời kỳ hoạt động cách mạng ở nước ngoài, khi Người được bầu vào Ban chấp hành Quốc tế nông dân, có người thắc mắc, hoài nghi vì Bác khai trong lý lịch là xuất thân nhà nho, trí thức. Nghề nghiệp chính là thuỷ thủ, họ e rằng Bác sẽ không có điều kiện để am hiểu các vấn đề nông dân. Sau khi bế mạc Đại hội nông dân, các đại biểu đi thǎm một nông trang, thấy nông dân đang lao động, Bác cũng xắn quần xuống giúp một nông dân đang làm ruộng, việc nhà nông đối với Bác không gì khó khǎn, trong khi các đại biểu nhiều người đang lúng túng; thì Bác làm nhanh nhẹn như một nông dân thực thụ, trước con mắt thán phục của mọi người. Có ai biết một thời Bác ra đồng cùng người dân quê làng Sen làm lụng, hay những lúc đi trồng nho cùng những người nông dân nghèo khổ ở Bruklin nước Mỹ. Trên mặt trận báo chí công luận, Bác là người viết nhiều về nông dân, vạch mặt tố cáo sự bóc lột sức lao động người nông dân của địa chủ cường hào phong kiến, đẩy nông dân vào con đường bần cùng bằng sưu cao thuế nặng. Bác đã tìm ra và chính Người đã thực hiện cương lĩnh giải phóng người nông dân bằng cuộc cách mạng Tháng Tám lịch sử. Người đã để lại một di sản có một không hai trong lịch sử loài người chân dung một lãnh tụ bên người nông dân.
Ngay sau khi giành được chính quyền, tuy bận trǎm công nghìn việc Bác vẫn dành nhiều thời gian, không chỉ nhắc nhở các địa phương đắp đê chống bão lụt, mà còn trực tiếp xuống tận các xã để đôn đốc, kiểm tra công việc. Biết tin đê sông Hồng ở khu vực Hưng Yên, Thái Bình bị vỡ, Bác trực tiếp xuống kiểm tra việc khắc phục hậu quả để có biện pháp kịp thời cùng chính quyền địa phương vận động giúp đỡ nhân dân vượt qua khó khǎn, Bác hỏi cặn kẽ có mấy người bị nạn, trước hết phải lo cái ǎn để họ khỏi đứt bữa, sau đến nơi ở và ổn định sinh hoạt cho mọi người, tập trung nhân tài vật lực để đắp lại chỗ đê bị vỡ. Bác hứa khi nào đắp xong Bác sẽ xuống thǎm. Thế rồi, giữ đúng lời hứa, bốn tháng sau Bác xuống cắt bǎng khánh thành chỗ đê vừa mới đắp. Bác đi xem kiểm tra một lượt, nhìn chỗ giáp ranh đê mới đê cũ, Người nhắc nhở phải tǎng cường gia cố mới an toàn. Bác vừa đi vừa nhún thử độ lún, Bác khen đắp nhanh nhưng chưa lèn chặt, cần tǎng cường thêm lực lượng để đầm thật kỹ mới bảo đảm lâu dài
Bác Hồ với nông dân
Cứ đến mùa nước lũ, hay kỳ hạn hán Bác thường trực tiếp xuống địa phương tham gia "chống trời" cùng nhân dân. Nhớ lần Bác về công trường Đại thuỷ nông Bắc-Hưng-Hải, Bác xuống công trường tham gia lao động như một người dân. Trên đường đi, thấy một chị đang đẩy chiếc xe cút kít nặng nề lên dốc, Bác vội chạy đến đẩy giúp chị. Bác hoà vào không khí lao động khẩn trương của công trường như tǎng thêm sức mạnh cho mọi người hǎng say quên mình trong không khí vui vẻ. Lần Bác về Hải Hưng tham gia chống hạn với nông dân, nghe tin Bác về các đồng chí cán bộ tỉnh tổ chức đón Bác long trọng, Bác không hài lòng, Bác phê bình ngay: "Bác về là đi chống hạn chứ có phải đi chơi đâu mà đón tiếp"~ Bác ǎn mặc quần áo như một lão nông thực sự Người đi rất nhanh đến chỗ nhân dân đang đào mương, Bác vội xắn quần xắn tay áo xuống cùng đào đất với bà con để lại phía sau các "quan cách mạng" trong những bộ quần áo bảnh bao đang lúng túng hổ thẹn trước dân chúng; cuối cùng tất cả cùng ào xuống đào đất với bà con theo gương Bác. Bác không nói, không hô hào, nhưng Người đã làm cuộc "cách mạng" cho "các quan" trước muôn dân.
Bác Hồ với nông dân
. Bác về Hà Đông chống hạn, khi đến một con mương chắn ngang đường, đồng chí Chủ tịch tỉnh mời Bác đi vòng đến chỗ dễ qua hơn. Nhìn xuống thấy đồng chí Chủ tịch tỉnh đi đôi dày bóng lộn, Bác bảo: "Chú cứ đi đường ấy" nói rồi, Bác cởi dép lội tắt qua cho nhanh để đến với nông dân đang tát nước chống hạn. Sang bờ bên kia, Bác bảo mọi người cùng tát nước giúp dân. Bác chỉ một thanh niên ǎn mặc bảnh bao cùng tát nước với Bác, nhưng đồng chí này không biết tát nước, đồng chí Bí thư tỉnh đỡ lời: "Thưa Bác, đồng chí này là nhà báo ạ". Bác cười và nói: "Nhà báo của nông dân thì phải biết lao động như nông dân thì viết mới đúng được".
Bác Hồ với nông dân
Những nǎm tháng cuối đời Bác, tuy sức khoẻ yếu nhưng Người dành nhiều thời gian làm việc với các đồng chí phụ trách nông nghiệp. Họp Bộ Chính trị, hay các buổi làm việc về nông nghiệp Bác thường nhắc bản Điều lệ Hợp tác xã. Bác bảo công nhân có ngày kỷ niệm thì nông dân cũng phải có ngày kỷ niệm. Nên lấy ngày ban hành Điều lệ Hợp tác xã làm ngày kỷ niệm cho nông dân. Bác dặn viết bản Điều lệ sao cho nông dân ít học cũng hiểu được. Sau khi đọc bản dự thảo, Bác nói đây là bản dùng cho cán bộ, còn đối với xã viên thì viết phải tóm tắt hơn, dễ hiểu hơn. Bác đọc và sửa chữa rất kỹ, có chỗ nào, chữ nghĩa cầu kỳ khó hiểu Bác đều sửa lại. Số thứ tự các chương đánh số La mã, Bác sửa lại "Chương Một... Hai...". Câu "Nhà nước hết lòng giúp đỡ" Bác bỏ chữ "hết lòng" vì thừa. Câu "xã viên phải góp ruộng đất, trâu bò, các công cụ chủ yếu", Bác sửa cho chặt chẽ hơn: "Xã viên phải góp ruộng đất, góp cổ phần, để lại trâu bò và các công cụ chủ yếu" chữ "để lại" vừa có tình và có nghĩa giữa xã viên và Hợp tác xã. Trong cuộc họp Bộ Chính trị bàn về nông nghiệp, Bác đề nghị: "Quỹ tích luỹ để khoảng 7 - 10% thu nhập Hợp tác xã là quá cao, đời sống dân còn thấp nên tập trung nâng mức sống của dân". Bộ Chính trị nhất trí chỉ để quỹ tích luỹ 5 - 10%. Sau đó Bác yêu cầu chuyển nội dung Bản Điều lệ sang diễn ca phát trên đài phát thanh cho dân dễ thuộc dễ nhớ để làm theo
Bác Hồ với nông dân
Những câu chuyện kể về
tình yêu thương của Bác dành cho người cao tuổi
Bác Hồ với người cao tuổi
Sau khi từ nước ngoài trở về lãnh đạo cách mạng Việt Nam thành lập Mặt trận Việt Minh vào mùa xuân năm 1941, trong thư gửi phụ lão cả nước, Người đã viết: “...Trách nhiệm của các vị phụ lão chúng ta đối với nhiệm vụ đất nước thật là trọng đại. Đất nước hưng thịnh do phụ lão gây dựng. Đất nước tồn tại do phụ lão giúp sức. Nước bị mất, phụ lão cứu. Nước suy sụp, phụ lão phù trì. Nước nhà hưng, suy, tồn, vong, phụ lão đều gánh trách nhiệm rất nặng nề... Nước nhà lo, các cụ cùng phải lo. Nước nhà vui, các cụ đều cùng được vui”.
Mặc dù bận trăm công ngàn việc, nhưng Hồ Chủ tịch vẫn luôn dành cho phụ lão những tình cảm đặc biệt. Cứ mỗi khi nhận được tin tức về chiến công hay những việc làm có ý nghĩa của các cụ phụ lão trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc, Hồ Chủ tịch đều kịp thời có thư động viên, thăm hỏi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một tấm gương về ứng xử đối với người cao tuổi. Trong chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947, khi được tin chiến thắng dồn dập từ mặt trận, Người đã viết một bài thơ tặng cụ Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ hình triều Nguyễn, một nhân sĩ trí thức yêu nước, lúc ấy là Trưởng ban Thường trực Quốc hội (Chủ tịch Quốc hội) những vần thơ bằng chữ Hán rất mực trang trọng mà vẫn đầm ấm nghĩa tình
Bác Hồ với người cao tuổi
Năm 1950, khi tròn 60 tuổi, Bác lạc quan viết những vần thơ: “Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán/ So với ông Bành vẫn thiếu niên...”.
Năm 1964, khi đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, thế nhưng trong bài phát biểu bế mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 3, Người nói: “... Vì Tổ quốc, vì nhân dân, chúng tôi sẽ luôn cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình, quyết không phụ lòng tin cậy của đồng bào và Quốc hội. Về phần tôi: Bảy mươi tư tuổi vẫn không già/ Cố gắng làm tròn nhiệm vụ ta...” .
Vào năm 78 tuổi, Nguời vẫn lạc quan: “Bảy mươi tám tuổi, chưa già lắm/ Vẫn giữ hai vai việc nước nhà./ Kháng chiến dân ta đang thắng lớn/ Tiến bước! Ta cùng con em ta”.
Những câu chuyện kể về
tình yêu thương của Bác dành cho cán bộ chiến sĩ
Tấm lòng Bác hồ với chiến sĩ
Mùa hè năm ấy (1967), trời Hà Nội rất nóng. Sức khỏe Bác Hồ đã kém, thần kinh tuổi già cũng suy nhược, dễ bị toát mồ hôi, ướt đầm, có ngày phải thay mấy lần quần áo, có khi hong tại chỗ, rồi lại thay ngay. Bác không cho dùng máy điều hòa nhiệt độ. Bác bảo: mùi nó hôi lắm, Bác không chịu được! (Bác không dùng nên nói vậy thôi, chứ máy đã có nút xả thơm).
Thấy trời oi bức quá, Bác nói với đồng chí Vũ Kỳ:
- Nắng nóng thế này, các chú bộ đội trực phòng không trên nóc hội trường Ba Đình thì chịu sao được? Các chú ấy có đủ nước uống không? Chú thử lên tìm hiểu xem thế nào, về cho Bác biết.
Đồng chí Vũ Kỳ lên, được biết trên đó có một tổ súng máy 14 ly 5. Ụ cát sơ sài, nếu địch bắn vào thì chỉ có hy sinh, rất nguy hiểm. Trời nắng chói, đứng một lúc mà hoa cả mắt. Đồng chí Vũ Kỳ hỏi:
- Các đồng chí có nước ngọt uống không?
- Nước chè thường còn chưa có, lấy đâu ra nước ngọt!
- Dưới hội trường thấy có nước ngọt cơ mà!
- Đấy là dành cho các “ông bà” đến họp mới được uống, còn bọn tôi lấy đâu ra!
Đồng chí Vũ Kỳ về nói lại với Bác, Bác gọi điện ngay cho đồng chí Văn Tiến Dũng:
- Sao các chú không lo đủ nước uống cho các chiến sĩ trực phòng không? Nghe nói ụ súng trên nóc hội trường Ba Đình rất sơ sài, chú phải lo sửa ngay để bảo đảm an toàn cho chiến sĩ trong chiến đấu!
Sau đó Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ đi lấy sổ tiết kiệm của Bác, xem tiền tiết kiệm của Bác còn bao nhiêu. Tiền tiết kiệm của Bác là do các báo trả nhuận bút cho Bác. Bác viết báo nhiều, có năm hàng trăm bài. Các báo gửi đến bao nhiêu, văn phòng đều gửi vào sổ tiết kiệm của Bác. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác cũng đã có tiền tiết kiệm. Đến dịp Tết Nguyên đán, Bác lại đem chia cho cán bộ các cơ quan chung quanh Bác, mua lợn để đón xuân.
Đồng chí Vũ Kỳ xem sổ và báo cáo:
- Thưa Bác, còn lại tất cả hơn 25.000 đồng (lúc đó là một món tiền rất lớn, tương đương với khoảng 60 lạng vàng).
Bác bảo:
- Chú chuyển ngay số tiền đó cho Bộ Tổng tham mưu và nói: đó là quà của Bác tặng để mua nước ngọt cho anh em chiến sĩ trực phòng
không uống, không phải chỉ cho những chiến sĩ ở Ba Đình, mà cho tất cả các chiến sĩ đang trực chiến trên mâm pháo ở khắp miền Bắc. Nếu số tiền đó không đủ thì yêu cầu địa phương nào có bộ đội phòng không trực chiến góp sức vào cùng lo!
Về sau, Bộ Tư lệnh Phòng không không quân báo cáo lại cho Văn phòng Phủ Chủ tịch biết: số tiền của Bác đủ mua nước uống cho bộ đội phòng không, không quân được một tuần!
Tấm lòng Bác hồ với chiến sĩ
Tấm lòng của Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ
Ngày 10-3-1946, báo Cứu quốc đăng thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Nam Bộ. Trong thư có đoạn Người viết: "Tôi xin kính cẩn cúi chào vong linh các anh chị em đã bỏ thân vì nước và các đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cho nước nhà. Sự hy sinh đó không phải là uổng".
Tiếp sau đó, trong Thư gửi đồng bào miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại viết: "Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam đã vì Tổ quốc mà hy sinh anh dũng".
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp đã thu hút nhiều thanh niên nam nữ tham gia quân đội. Một số chiến sĩ đã hy sinh anh dũng, một số nữa là thương binh, bệnh binh, đời sống gặp nhiều khó khăn, mặc dù anh chị em tình nguyện chịu đựng không kêu ca, phàn nàn.Trước tình hình ấy, tháng 6-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ chọn một ngày nào đó trong năm làm "Ngày thương binh" để đồng bào ta có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh. Có lẽ, trừ những ngày kỷ niệm quốc tế, "Ngày thương binh" là ngày kỷ niệm trong nước đầu tiên được tổ chức.
Hưởng ứng và đáp lại tấm lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một hội nghị trù bị đã khai mạc tại xã Phú Minh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên gồm có một số đại biểu ở Trung ương, khu và tỉnh. Hội nghị nhất trí lấy ngày 27-7 hàng năm là ngày thương binh liệt sĩ và tổ chức ngay lần đầu trong năm 1947.
Ngày 27-7-1948, trong một thư dài đầy tình thương yêu, Bác nói: " Nạn ngoại xâm như trận lụt to đe dọa tràn ngập cả non sông Tổ quốc, đe dọa cuốn trôi cả tính mệnh, tài sản, chìm đắm cả bố mẹ, vợ con, dân ta. Trong cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta quyết đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào".
Người xót xa viết: "Họ quyết liều chết chống địch, để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Ngày nay, bố mẹ họ mất một người con yêu quý. Vợ trẻ trở nên bà goá. Con dại trở nên mồ côi. Trên bàn thờ gia đình thêm một linh bài tử sĩ. Tay chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được. Và những tử sĩ sẽ không thể tái sinh".
Ngày nay, được sống trong cảnh đất nước thanh bình, chúng ta càng nhớ tới công lao và sự hy sinh to lớn của các thương binh và liệt sĩ. Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách ưu tiên đối với thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ. Đồng bào ta trên khắp mọi miền của Tổ quốc cũng đã làm nhiều công việc để đền ơn đáp nghĩa, như: Tặng quà cho các gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách, xây nhà tình nghĩa, lập Quỹ đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng các mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ và giúp đỡ các nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, giúp đỡ thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ, tìm mộ liệt sĩ, v.v..
Tấm lòng của Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ
Những câu chuyện kể về
tình yêu thương của Bác dành cho thiếu nhi Việt Nam
Tết Trung thu độc lập đầu tiên năm 1945, Người gửi thiếu nhi Việt Nam hai bức thư trong vòng một tuần lễ. Hai bức thư ấy tràn đầy niềm vui, niềm tự hào vì nước nhà đã độc lập, các em thoát kiếp "bầy nô lệ trẻ con". Bác gửi cho các em lời yêu thương tha thiết:
"Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung."
Nói với trẻ em, viết cho trẻ em, đến với trẻ em, Hồ Chí Minh nhất quán trong phong cách và văn phong giản dị, gần gũi. Hàng trăm bức thư, bài báo, bài thơ tự tay Bác viết, tặng cho các cháu. Điều ấy hiếm gặp ở bất kỳ một chính khách nào, điều ấy độc đáo và làm nên một nhân cách Hồ Chí Minh. Trong các bài nói, bài viết của Bác về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ không chỉ chứa đựng những tư tưởng quan điểm cơ bản mà còn có cả những lời chỉ bảo ân cần rất cụ thể và gần gũi với thực tế. Trong trái tim nhân ái của Người, trẻ em được ví "như búp trên cành" cần được che chở, chăm sóc và nâng niu để nở hoa tươi thắm, khỏe mạnh và tỏa hương cho đời. Người đã đặt niềm tin yêu vào những chủ nhân tương lai của đất nước, rằng:
“… Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu…”
Người đã để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng và đặc biệt cho "toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng". Trong mỗi giai đoạn của cách mạng cũng như của cuộc đời đầy cống hiến và hy sinh của mình, trẻ em luôn là lớp "công dân đặc biệt" được Hồ Chí Minh dành sự quan tâm sâu sát. Chăm lo cho thế hệ trẻ, cho trẻ em thể hiện trong phong cách sống, trong đạo đức, trong tầm nhìn chiến lược và khoa học của Người
Thư gửi thiếu nhi nhân Tết Trung Thu
Học để lo cho đất nước lâu dài
Tháng 8 năm 1951, đồng chí Hoàng Quốc Việt dẫn đầu đoàn đại biêu nước ta sang thăm Trung Quốc và Triều Tiên. Trong đoàn đó có 2 đại biểu là thiếu sinh quân. Khi trở về, đồng chí Việt muốn 2 bạn ở lại trại nghỉ ngơi rồi hãy về đơn vị. Nhưng 2 bạn lại có một mong muốn khác:
- Thưa chú, cháu ước mong được gặp Bác Hồ ạ!
Sau khi xin phép cấp trên, đồng chí Việt đưa 2 em lên an toàn khu để gặp Bác. Khi lên đến nơi, Bác đã bảo chú cần vụ sắp xếp cho đồng chí Việt nghỉ ngơi rồi đưa các cháu lên gặp Bác. Nhìn thấy Bác, các bạn đống thanh reo lên : ”Ôi! Bác Hồ! Bác Hồ!” và xếp thanh hàng, lễ phép khoanh tay chào Bác.
Bác đưa các bạn vào trong nhà, rồi hỏi thăm gia cảnh của từng bạn:
- Thế hoàn cảnh của từng cháu thế nào? Kể cho Bác và các bạn nghe với!
- Thưa Bác, bố cháu bị Nhật bắn còn mẹ cháu đi tản cư không biết giờ đang ở đấu.
- Thế cháu có anh em không?
- Thưa không a! Cháu chỉ có một mình.
- Cháu đừng buồn cũng đừng lo lắng! Tuy cháu không có gia đình nhưng có Bác và các cô chú anh chị, các bạn cùng chiến đấu ở đây. Mọi người sẽ lo cho cháu.Các cháu hãy cố gắng chiến đấu thật tốt để sau nay không còn bạn nhỏ nào lâm vào hoàn cảnh như thế nữa. Bác lại hỏi:
- Thế trước khi tham gia chiến đấu các cháu có được đi học không?
- Thưa, cháu học lớp 2 ạ!
- Thưa, cháu học lớp 4 ạ!
- Thưa, các anh trong tiểu đội có dạy cháu môn Toán ạ!
Học để lo cho đất nước lâu dài
- Trong kháng chiến mà anh em còn tranh thủ dạy nhau học như thế là rất quý! Nhưng chỉ học môn toán không thôi thì chưa đủ! Các cháu là tương lai của đất nước, nhất định không thể để các cháu thiếu kiến thức được!
- Thưa Bác, sau ngày kháng chiến chúng cháu nhất đinh sẽ đi học lại.
Sau đó, Bác đã cho các bạn nhỏ cùng ăn cơm với mình. Bữa cơm ngon nhất trong những năm kháng chiến với một đĩa nhỏ thịt gà, đĩa cá kho, bát canh rau cải và mấy quả chuối tráng miệng. Các bạn ăn dè dặt. Bác bảo:
- Các cháu thích ăn món nào thì cứ gắp, đừng ngại! Thức ăn hết bác sẽ bảo nhà bếp dọn thêm! Phải ăn thật no để có sức mà học tấp.
Tối hôm ấy, Bác ngồi nói chuyện với các bạn nhỏ đến tận khuya.
- Còn ít tuổi mà phải đi chiến đấu các cháu có thấy vất vả lắm không?
- Thưa Bác không ạ! Được tham gia đánh giặc chúng cháu rất vui! Cháu chỉ mong kháng chiến sớm thành công cháu sẽ vê quê đi học lại!
Cháu nói rất đúng! Việc học là rất cần thiết cho tất cả mọi người. Nhất là các cháu, những mầm non tương lai của đất nước! Thôi, đã khuya rồi, Bác cháu ta đi ngủ thôi.
Trước khi ngủ, Bác hỏi chú bảo vệ: “Các cháu có đủ chăn màn chưa, liệu có lạnh không?”.
Sáng hôm sau Bác dậy rất sớm để tập thể dục. Khi thấy các bạn ra sân Bác nói:
- Trẻ mà năng tập thể dục thì cơ thẻ sẽ cường tráng, đầu óc minh mẫn! Phục vụ đất nước sẽ hăng say hơn!
- Chúng cháu xin nhớ lời Bác dạy ạ! – Các bạn nhỏ đồng thanh đáp.
- Bây giờ Bác cháu ta ra suỗi làm về sinh cá nhân để các cháu còn sửa soạn hành lý và lên đường cho sớm.
Các bạn nhẩm đếm mình đã có 13 giờ vàng ngọc được cùng ăn, cùng ngủ, cùng sinh hoạt với Bác. Các họ sẽ không bao giờ quên một giây phút nào cả.
Trứơc khi đi, Bác tặng mỗi bạn mộy tấm ảnh của Bác và một nắm cơm để ăn trên đường.
- Bác đã nhờ chú Việt báo cho mặt trận và tổng cục chính trị là các cháu sẽ không trở về đơn vị nữa! Bác sẽ gửi các cháu đi học!
Các bạn nhỏ đều rất ngạc nhiên, ai cũng muốn đưqợc trở về đơn vị để tham gia kháng chiến. Bác ôn tồn giải thích:
- Các cháu muốn chiến đấu là tốt! Nhưng cần phải học trước đã! Dù đánh giặc giỏi thế nào mà không có kiến thức thì cũng không thể xây dựng đất nước giàu đẹp! Các cháu phải học thật giỏi đẻ lo cho đất nước sau này! Kháng chiến nhất định thành công! Khi ấy các cháu còn phải gánh vác trách nhiệm xây dựng đất nước nữa chứ!
Các bạn nhỏ đều rất ngạc nhiên trước điều Bác nói.
- Đây là mệnh lệnh của Bác!
- Chúng cháu xin tuân theo mệnh lệnh của Bác! Chúng cháu xin hứa sẽ học thất tốt dể không phụ lòng Bác!
- Tốt! Tốt lắm! Tạm biệt các cháu!
Học để lo cho đất nước lâu dài
Bác đến thăm trường thiếu nhi miền Nam.
Nghe tin Bác đến thăm trường thiếu nhi miền Nam, các cô chú phụ trách trường tíu tít chuẩn bị, trang hoàng hội trường đón Bác.
Khi Bác đến, tất cả mọi người ùa ra đón Bác và đưa Bác đến hội trường đã được chuẩn bị cờ, hoa lộng lẫy. Nhưng Bác đề nghị dẫn Bác đến nhà bếp và phòng ngủ xem các cháu có được ăn no, ngủ ấm và chăm sóc chu đáo không. Sau đó Bác lấy ra một gói kẹo lớn chia đều cho các cháu. Đang nhìn các cháu ăn kẹo, Bác chợt nhận ra có 1 cháu đang đứng ở góc phòng, nét mặt buồn xo. Bác gọi lại hỏi:
- Cháu tên là gì? Vì sao lại đứng ở đây?
- Cháu tên là Tộ. Vì cháu phạm lỗi, tay bẩn không rửa nên các cô chú phạt, không cho nhận kẹo của Bác.
Bác cười bảo bạn Tộ đi rửa tay rồi chia kẹo cho Tộ, sau đó Bác dạy:
- Từ nay, cháu phải luôn giữ gìn đôi tay cho sạch nhé. Bàn tay con người rất đáng quý.
Bạn Tộ rất cảm động trước sự chăm sóc ân cần của Bác. Từ đấy, bạn luôn giữ đôi tay sạch sẽ và rửa tay sạch trước khi ăn.
Thiếu nhi Tiệp Khắc với Bác Hồ.
Trong một lần đến thăm nước Tiệp Khắc, Bác Hồ được tiếp một đoàn thiếu nhi Tiệp Khắc đến thăm Bác. Cháu nào cũng muốn đứng cạnh Bác nên đã chen chúc, tranh giành nhau rất dữ. Để ổn định trật tự, Bác đã nẩy ra sáng kiến hỏi các cháu:
- Các cháu thấy Bác gầy hay mập?
Các cháu trả lời:
- Bác gầy lắm ạ.
Bác lại hỏi:
- Vậy các cháu có muốn Bác gầy không?
Các cháu đồng thanh trả lời:
- Không ạ
Bác nói tiếp:
- Vậy các cháu đừng chen nhau hôn Bác nữa. Hãy cử 1 đại biểu đến hôn Bác thôi.
Sau câu nói của Bác, tất cả đều trật tự và cử bạn đội trưởng thay mặt tất cả đến hôn Bác. Bác ôm hôn bạn đội trưởng và cảm ơn các bạn thiếu nhi Tiệp Khắc. Còn các chú bảo vệ thì lại cảm ơn Bác vì Bác đã có sáng kiến duy trì được trật tự mà vẫn giữ được tình cảm yêu quý của thiếu nhi Tiệp Khắc với Bác Hồ.
Bác Hồ rất thương trẻ con.
Có lần đang ngủ đến gần sáng, lạnh quá Bác thức dậy. Gió vun vút đập vào cửa kính. Chợt Bác nghe thấy có tiếng trẻ em rao hàng dưới đường, Bác mở cửa ngó xuống nhìn em bé, nhìn mãi cho đến khi em bé đi khuất mới từ từ khép của lại.
Một lần khác, Bác cùng xem phim với cán bộ đồng bào sau Đại hội Chiến sĩ thi đua năm 1952. Buổi chiếu phim tan, mọi người lục đục kéo nhau đứng dậy ra về, Bác vội đứng lên đưa tay ra lệnh trật tự và nói to:
- Xin hãy để các cháu bé ra trước kẻo lộn xộn các cháu sẽ lạc đấy.
Thế là những người lớn lại ngồi xuống chờ các cháu nhỏ ra hết mới đứng lên về.
Có lần Bác bảo đồng chí phục vụ Bác mang cháu nhỏ 5 tuổi đến chơi với Bác. Đồng chí phục vụ dẫn con đến, lúc ấy Bác bận nên đã bảo đồng chí cho cháu ngồi chơi ăn kẹo. Khi Bác trở vào vẫn thấy 2 cha con ngồi chờ và không dám lấy kẹo ăn. Bác tỏ vẻ không bằng lòng, phê bình đồng chí:
- Ở nhà, cháu là con của cô chú, nhưng đến đây, cháu là khách của Bác. Chú phải có nhiệm vụ giúp Bác đãi khách chứ, ai lại để cháu bé ngồi chơi suông hay sao?
Quả táo Bác Hồ.
Năm 1946, Bác sang Pháp để đàm phán với Chính phủ Pháp về những vấn đề có liên quan đến vận mệnh đất nước. Thị trưởng thành phố Pari mở tiệc long trọng thiết đãi Bác Hồ. Khi ra về, Người lấy trên bàn một quả táo bỏ vào túi. Mọi người ngạc nhiên, tò mò trước cử chỉ ấy của Bác.
Ra đến cửa, Bác nhìn thấy rất đông bà con Việt Kiều và người Pháp đứng đón mừng Bác. Trông thấy một bà mẹ bế trên tay một cháu bé, Bác tiến lại gần, giơ tay bế cháu bé. Lúc ấy, Bác rút trong túi ra quả táo đưa cho cháu bé. Mẹ cháu bé và những người cùng đi rất cảm động trước tấm lòng yêu trẻ của Bác Hồ
Một số tư liệu Bác Hồ với thiếu nhi
BÁC ƠI!
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
Chiều nay con chạy về thǎm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi, chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thǎm, thấy Bác cười!
Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay...
Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Năm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.
Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau...
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già
Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa
Bác vui như ánh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hòa bốn biển
Nâng niu tất cả chỉ quên mình.
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
BÁC ƠI!
BÁC ƠI!
Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu?
Ra đi, Bác dặn: "Còn non nước..."
Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều
Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác - Lênin, thế giới Người hiền
Ánh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!
Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.
Học sinh: Nguyễn Đỗ Yến Nhi
Lớp 10A10
Trường THPT Cao Bá Quát Gia Lâm
Cảm ơn thầy và các bạn đã theo dõi
Bác Hồ
Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) là một nhà cách mạng, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969, kiêm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ 10/1956 đến 1960.
Bác Hồ kính yêu, Người đã cống hiến cả đời mình cho dân tộc Việt Nam. Trong cuộc đời làm cách mạng, Người đã "quên mình cho hết thẩy" để giải phóng, giữ gìn và phát huy sức mạnh Việt Nam. Trong đó, thế hệ thiếu niên, nhi đồng được Người đặc biệt quan tâm và dành cho tình thương yêu vô hạn.Bác xót xa khi phải chứng kiến cảnh cơ cực lầm than của trẻ em lúc vận nước gian nan. Bác đau đớn, thốt lên: "Vì ai nên nỗi thế này? Vì ai ta phải…" và Bác chỉ kẻ thù là:
“Vì giặc Nhật giặc Tây bạo tàn
Khiến ta mất nước nhà tan
Trẻ em cũng bị cơ hàn xót xa”.
Từ xót xa ấy, từ nguyên nhân ấy, Bác đã vận động, giáo dục, giác ngộ các cháu phải hành động:
"Vậy nên trẻ em nước ta
Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh
Người lớn cứu nước đã đành
Trẻ em cũng góp phần mình một tay"
rồi Bác kêu gọi các cháu hăng hái, tự nguyện tham gia Hội nhi đồng cứu quốc, một tổ chức của Mặt trận Việt Minh:
“Nhi đồng cứu quốc hội ta
Ấy là lực lượng, ấy là cứu tinh
Ấy là bộ phận Việt Minh
Dân mình khắc cứu dân mình mới xong"
Bác Hồ
Bác Hồ
Tình yêu thương của Bác không chỉ là xót xa mà đã trở nên cụ thể, mạnh mẽ và đầy thuyết phục.
Sinh thời, Bác đã chăm lo, dạy dỗ các cháu từ việc nhỏ đến việc lớn:
“Các cháu phải chăm ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng, đối với thầy phải kính trọng, lễ phép, đối với bạn phải đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau”, “Giữ kỷ luật, chớ tự do phóng túng vì tự do phóng túng là không tốt”, “phải biết gắng, gắng giúp đỡ thương binh và gia đình các chiến sĩ”, “phải yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu lao động”, “phải thật thà, dũng cảm”, “việc gì có ích cho kháng chiến, có ích cho Tổ quốc thì các cháu nên gắng sức làm. Tuổi các cháu còn nhỏ. Nhiều công việc nhỏ cộng lại thành công việc to”, “Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập, tự do”…
Sự quan tâm của Bác đối với trẻ em gắn chặt với những trăn trở về tương lai của dân tộc, của đất nước. Ngay từ những ngày đầu tiên của Nhà nước Việt Nam non trẻ, vị Chủ tịch nước trong bộn bề công việc vẫn không quên "những người tiểu quốc dân của một nước độc lập".
Những câu chuyện kể về
tình yêu thương của Bác dành cho nhân dân
Bác Hồ với nông dân
Bác sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà nho, nhưng là nhà nho có nguồn gốc nông dân. Thời gian dài từ tấm bé đến tuổi học trò Bác sống ở quê giữa những người nghèo khổ một nắng hai sương ngoài đồng nên Người hiểu sâu sắc nỗi khổ, nỗi vất vả của người nông dân.
Những việc của nghề nông đối với Bác cũng không có gì xa lạ. Thời kỳ hoạt động cách mạng ở nước ngoài, khi Người được bầu vào Ban chấp hành Quốc tế nông dân, có người thắc mắc, hoài nghi vì Bác khai trong lý lịch là xuất thân nhà nho, trí thức. Nghề nghiệp chính là thuỷ thủ, họ e rằng Bác sẽ không có điều kiện để am hiểu các vấn đề nông dân. Sau khi bế mạc Đại hội nông dân, các đại biểu đi thǎm một nông trang, thấy nông dân đang lao động, Bác cũng xắn quần xuống giúp một nông dân đang làm ruộng, việc nhà nông đối với Bác không gì khó khǎn, trong khi các đại biểu nhiều người đang lúng túng; thì Bác làm nhanh nhẹn như một nông dân thực thụ, trước con mắt thán phục của mọi người. Có ai biết một thời Bác ra đồng cùng người dân quê làng Sen làm lụng, hay những lúc đi trồng nho cùng những người nông dân nghèo khổ ở Bruklin nước Mỹ. Trên mặt trận báo chí công luận, Bác là người viết nhiều về nông dân, vạch mặt tố cáo sự bóc lột sức lao động người nông dân của địa chủ cường hào phong kiến, đẩy nông dân vào con đường bần cùng bằng sưu cao thuế nặng. Bác đã tìm ra và chính Người đã thực hiện cương lĩnh giải phóng người nông dân bằng cuộc cách mạng Tháng Tám lịch sử. Người đã để lại một di sản có một không hai trong lịch sử loài người chân dung một lãnh tụ bên người nông dân.
Ngay sau khi giành được chính quyền, tuy bận trǎm công nghìn việc Bác vẫn dành nhiều thời gian, không chỉ nhắc nhở các địa phương đắp đê chống bão lụt, mà còn trực tiếp xuống tận các xã để đôn đốc, kiểm tra công việc. Biết tin đê sông Hồng ở khu vực Hưng Yên, Thái Bình bị vỡ, Bác trực tiếp xuống kiểm tra việc khắc phục hậu quả để có biện pháp kịp thời cùng chính quyền địa phương vận động giúp đỡ nhân dân vượt qua khó khǎn, Bác hỏi cặn kẽ có mấy người bị nạn, trước hết phải lo cái ǎn để họ khỏi đứt bữa, sau đến nơi ở và ổn định sinh hoạt cho mọi người, tập trung nhân tài vật lực để đắp lại chỗ đê bị vỡ. Bác hứa khi nào đắp xong Bác sẽ xuống thǎm. Thế rồi, giữ đúng lời hứa, bốn tháng sau Bác xuống cắt bǎng khánh thành chỗ đê vừa mới đắp. Bác đi xem kiểm tra một lượt, nhìn chỗ giáp ranh đê mới đê cũ, Người nhắc nhở phải tǎng cường gia cố mới an toàn. Bác vừa đi vừa nhún thử độ lún, Bác khen đắp nhanh nhưng chưa lèn chặt, cần tǎng cường thêm lực lượng để đầm thật kỹ mới bảo đảm lâu dài
Bác Hồ với nông dân
Cứ đến mùa nước lũ, hay kỳ hạn hán Bác thường trực tiếp xuống địa phương tham gia "chống trời" cùng nhân dân. Nhớ lần Bác về công trường Đại thuỷ nông Bắc-Hưng-Hải, Bác xuống công trường tham gia lao động như một người dân. Trên đường đi, thấy một chị đang đẩy chiếc xe cút kít nặng nề lên dốc, Bác vội chạy đến đẩy giúp chị. Bác hoà vào không khí lao động khẩn trương của công trường như tǎng thêm sức mạnh cho mọi người hǎng say quên mình trong không khí vui vẻ. Lần Bác về Hải Hưng tham gia chống hạn với nông dân, nghe tin Bác về các đồng chí cán bộ tỉnh tổ chức đón Bác long trọng, Bác không hài lòng, Bác phê bình ngay: "Bác về là đi chống hạn chứ có phải đi chơi đâu mà đón tiếp"~ Bác ǎn mặc quần áo như một lão nông thực sự Người đi rất nhanh đến chỗ nhân dân đang đào mương, Bác vội xắn quần xắn tay áo xuống cùng đào đất với bà con để lại phía sau các "quan cách mạng" trong những bộ quần áo bảnh bao đang lúng túng hổ thẹn trước dân chúng; cuối cùng tất cả cùng ào xuống đào đất với bà con theo gương Bác. Bác không nói, không hô hào, nhưng Người đã làm cuộc "cách mạng" cho "các quan" trước muôn dân.
Bác Hồ với nông dân
. Bác về Hà Đông chống hạn, khi đến một con mương chắn ngang đường, đồng chí Chủ tịch tỉnh mời Bác đi vòng đến chỗ dễ qua hơn. Nhìn xuống thấy đồng chí Chủ tịch tỉnh đi đôi dày bóng lộn, Bác bảo: "Chú cứ đi đường ấy" nói rồi, Bác cởi dép lội tắt qua cho nhanh để đến với nông dân đang tát nước chống hạn. Sang bờ bên kia, Bác bảo mọi người cùng tát nước giúp dân. Bác chỉ một thanh niên ǎn mặc bảnh bao cùng tát nước với Bác, nhưng đồng chí này không biết tát nước, đồng chí Bí thư tỉnh đỡ lời: "Thưa Bác, đồng chí này là nhà báo ạ". Bác cười và nói: "Nhà báo của nông dân thì phải biết lao động như nông dân thì viết mới đúng được".
Bác Hồ với nông dân
Những nǎm tháng cuối đời Bác, tuy sức khoẻ yếu nhưng Người dành nhiều thời gian làm việc với các đồng chí phụ trách nông nghiệp. Họp Bộ Chính trị, hay các buổi làm việc về nông nghiệp Bác thường nhắc bản Điều lệ Hợp tác xã. Bác bảo công nhân có ngày kỷ niệm thì nông dân cũng phải có ngày kỷ niệm. Nên lấy ngày ban hành Điều lệ Hợp tác xã làm ngày kỷ niệm cho nông dân. Bác dặn viết bản Điều lệ sao cho nông dân ít học cũng hiểu được. Sau khi đọc bản dự thảo, Bác nói đây là bản dùng cho cán bộ, còn đối với xã viên thì viết phải tóm tắt hơn, dễ hiểu hơn. Bác đọc và sửa chữa rất kỹ, có chỗ nào, chữ nghĩa cầu kỳ khó hiểu Bác đều sửa lại. Số thứ tự các chương đánh số La mã, Bác sửa lại "Chương Một... Hai...". Câu "Nhà nước hết lòng giúp đỡ" Bác bỏ chữ "hết lòng" vì thừa. Câu "xã viên phải góp ruộng đất, trâu bò, các công cụ chủ yếu", Bác sửa cho chặt chẽ hơn: "Xã viên phải góp ruộng đất, góp cổ phần, để lại trâu bò và các công cụ chủ yếu" chữ "để lại" vừa có tình và có nghĩa giữa xã viên và Hợp tác xã. Trong cuộc họp Bộ Chính trị bàn về nông nghiệp, Bác đề nghị: "Quỹ tích luỹ để khoảng 7 - 10% thu nhập Hợp tác xã là quá cao, đời sống dân còn thấp nên tập trung nâng mức sống của dân". Bộ Chính trị nhất trí chỉ để quỹ tích luỹ 5 - 10%. Sau đó Bác yêu cầu chuyển nội dung Bản Điều lệ sang diễn ca phát trên đài phát thanh cho dân dễ thuộc dễ nhớ để làm theo
Bác Hồ với nông dân
Những câu chuyện kể về
tình yêu thương của Bác dành cho người cao tuổi
Bác Hồ với người cao tuổi
Sau khi từ nước ngoài trở về lãnh đạo cách mạng Việt Nam thành lập Mặt trận Việt Minh vào mùa xuân năm 1941, trong thư gửi phụ lão cả nước, Người đã viết: “...Trách nhiệm của các vị phụ lão chúng ta đối với nhiệm vụ đất nước thật là trọng đại. Đất nước hưng thịnh do phụ lão gây dựng. Đất nước tồn tại do phụ lão giúp sức. Nước bị mất, phụ lão cứu. Nước suy sụp, phụ lão phù trì. Nước nhà hưng, suy, tồn, vong, phụ lão đều gánh trách nhiệm rất nặng nề... Nước nhà lo, các cụ cùng phải lo. Nước nhà vui, các cụ đều cùng được vui”.
Mặc dù bận trăm công ngàn việc, nhưng Hồ Chủ tịch vẫn luôn dành cho phụ lão những tình cảm đặc biệt. Cứ mỗi khi nhận được tin tức về chiến công hay những việc làm có ý nghĩa của các cụ phụ lão trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc, Hồ Chủ tịch đều kịp thời có thư động viên, thăm hỏi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một tấm gương về ứng xử đối với người cao tuổi. Trong chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947, khi được tin chiến thắng dồn dập từ mặt trận, Người đã viết một bài thơ tặng cụ Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ hình triều Nguyễn, một nhân sĩ trí thức yêu nước, lúc ấy là Trưởng ban Thường trực Quốc hội (Chủ tịch Quốc hội) những vần thơ bằng chữ Hán rất mực trang trọng mà vẫn đầm ấm nghĩa tình
Bác Hồ với người cao tuổi
Năm 1950, khi tròn 60 tuổi, Bác lạc quan viết những vần thơ: “Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán/ So với ông Bành vẫn thiếu niên...”.
Năm 1964, khi đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, thế nhưng trong bài phát biểu bế mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 3, Người nói: “... Vì Tổ quốc, vì nhân dân, chúng tôi sẽ luôn cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình, quyết không phụ lòng tin cậy của đồng bào và Quốc hội. Về phần tôi: Bảy mươi tư tuổi vẫn không già/ Cố gắng làm tròn nhiệm vụ ta...” .
Vào năm 78 tuổi, Nguời vẫn lạc quan: “Bảy mươi tám tuổi, chưa già lắm/ Vẫn giữ hai vai việc nước nhà./ Kháng chiến dân ta đang thắng lớn/ Tiến bước! Ta cùng con em ta”.
Những câu chuyện kể về
tình yêu thương của Bác dành cho cán bộ chiến sĩ
Tấm lòng Bác hồ với chiến sĩ
Mùa hè năm ấy (1967), trời Hà Nội rất nóng. Sức khỏe Bác Hồ đã kém, thần kinh tuổi già cũng suy nhược, dễ bị toát mồ hôi, ướt đầm, có ngày phải thay mấy lần quần áo, có khi hong tại chỗ, rồi lại thay ngay. Bác không cho dùng máy điều hòa nhiệt độ. Bác bảo: mùi nó hôi lắm, Bác không chịu được! (Bác không dùng nên nói vậy thôi, chứ máy đã có nút xả thơm).
Thấy trời oi bức quá, Bác nói với đồng chí Vũ Kỳ:
- Nắng nóng thế này, các chú bộ đội trực phòng không trên nóc hội trường Ba Đình thì chịu sao được? Các chú ấy có đủ nước uống không? Chú thử lên tìm hiểu xem thế nào, về cho Bác biết.
Đồng chí Vũ Kỳ lên, được biết trên đó có một tổ súng máy 14 ly 5. Ụ cát sơ sài, nếu địch bắn vào thì chỉ có hy sinh, rất nguy hiểm. Trời nắng chói, đứng một lúc mà hoa cả mắt. Đồng chí Vũ Kỳ hỏi:
- Các đồng chí có nước ngọt uống không?
- Nước chè thường còn chưa có, lấy đâu ra nước ngọt!
- Dưới hội trường thấy có nước ngọt cơ mà!
- Đấy là dành cho các “ông bà” đến họp mới được uống, còn bọn tôi lấy đâu ra!
Đồng chí Vũ Kỳ về nói lại với Bác, Bác gọi điện ngay cho đồng chí Văn Tiến Dũng:
- Sao các chú không lo đủ nước uống cho các chiến sĩ trực phòng không? Nghe nói ụ súng trên nóc hội trường Ba Đình rất sơ sài, chú phải lo sửa ngay để bảo đảm an toàn cho chiến sĩ trong chiến đấu!
Sau đó Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ đi lấy sổ tiết kiệm của Bác, xem tiền tiết kiệm của Bác còn bao nhiêu. Tiền tiết kiệm của Bác là do các báo trả nhuận bút cho Bác. Bác viết báo nhiều, có năm hàng trăm bài. Các báo gửi đến bao nhiêu, văn phòng đều gửi vào sổ tiết kiệm của Bác. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác cũng đã có tiền tiết kiệm. Đến dịp Tết Nguyên đán, Bác lại đem chia cho cán bộ các cơ quan chung quanh Bác, mua lợn để đón xuân.
Đồng chí Vũ Kỳ xem sổ và báo cáo:
- Thưa Bác, còn lại tất cả hơn 25.000 đồng (lúc đó là một món tiền rất lớn, tương đương với khoảng 60 lạng vàng).
Bác bảo:
- Chú chuyển ngay số tiền đó cho Bộ Tổng tham mưu và nói: đó là quà của Bác tặng để mua nước ngọt cho anh em chiến sĩ trực phòng
không uống, không phải chỉ cho những chiến sĩ ở Ba Đình, mà cho tất cả các chiến sĩ đang trực chiến trên mâm pháo ở khắp miền Bắc. Nếu số tiền đó không đủ thì yêu cầu địa phương nào có bộ đội phòng không trực chiến góp sức vào cùng lo!
Về sau, Bộ Tư lệnh Phòng không không quân báo cáo lại cho Văn phòng Phủ Chủ tịch biết: số tiền của Bác đủ mua nước uống cho bộ đội phòng không, không quân được một tuần!
Tấm lòng Bác hồ với chiến sĩ
Tấm lòng của Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ
Ngày 10-3-1946, báo Cứu quốc đăng thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Nam Bộ. Trong thư có đoạn Người viết: "Tôi xin kính cẩn cúi chào vong linh các anh chị em đã bỏ thân vì nước và các đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cho nước nhà. Sự hy sinh đó không phải là uổng".
Tiếp sau đó, trong Thư gửi đồng bào miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại viết: "Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam đã vì Tổ quốc mà hy sinh anh dũng".
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp đã thu hút nhiều thanh niên nam nữ tham gia quân đội. Một số chiến sĩ đã hy sinh anh dũng, một số nữa là thương binh, bệnh binh, đời sống gặp nhiều khó khăn, mặc dù anh chị em tình nguyện chịu đựng không kêu ca, phàn nàn.Trước tình hình ấy, tháng 6-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ chọn một ngày nào đó trong năm làm "Ngày thương binh" để đồng bào ta có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh. Có lẽ, trừ những ngày kỷ niệm quốc tế, "Ngày thương binh" là ngày kỷ niệm trong nước đầu tiên được tổ chức.
Hưởng ứng và đáp lại tấm lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một hội nghị trù bị đã khai mạc tại xã Phú Minh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên gồm có một số đại biểu ở Trung ương, khu và tỉnh. Hội nghị nhất trí lấy ngày 27-7 hàng năm là ngày thương binh liệt sĩ và tổ chức ngay lần đầu trong năm 1947.
Ngày 27-7-1948, trong một thư dài đầy tình thương yêu, Bác nói: " Nạn ngoại xâm như trận lụt to đe dọa tràn ngập cả non sông Tổ quốc, đe dọa cuốn trôi cả tính mệnh, tài sản, chìm đắm cả bố mẹ, vợ con, dân ta. Trong cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta quyết đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào".
Người xót xa viết: "Họ quyết liều chết chống địch, để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Ngày nay, bố mẹ họ mất một người con yêu quý. Vợ trẻ trở nên bà goá. Con dại trở nên mồ côi. Trên bàn thờ gia đình thêm một linh bài tử sĩ. Tay chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được. Và những tử sĩ sẽ không thể tái sinh".
Ngày nay, được sống trong cảnh đất nước thanh bình, chúng ta càng nhớ tới công lao và sự hy sinh to lớn của các thương binh và liệt sĩ. Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách ưu tiên đối với thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ. Đồng bào ta trên khắp mọi miền của Tổ quốc cũng đã làm nhiều công việc để đền ơn đáp nghĩa, như: Tặng quà cho các gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách, xây nhà tình nghĩa, lập Quỹ đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng các mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ và giúp đỡ các nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, giúp đỡ thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ, tìm mộ liệt sĩ, v.v..
Tấm lòng của Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ
Những câu chuyện kể về
tình yêu thương của Bác dành cho thiếu nhi Việt Nam
Tết Trung thu độc lập đầu tiên năm 1945, Người gửi thiếu nhi Việt Nam hai bức thư trong vòng một tuần lễ. Hai bức thư ấy tràn đầy niềm vui, niềm tự hào vì nước nhà đã độc lập, các em thoát kiếp "bầy nô lệ trẻ con". Bác gửi cho các em lời yêu thương tha thiết:
"Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung."
Nói với trẻ em, viết cho trẻ em, đến với trẻ em, Hồ Chí Minh nhất quán trong phong cách và văn phong giản dị, gần gũi. Hàng trăm bức thư, bài báo, bài thơ tự tay Bác viết, tặng cho các cháu. Điều ấy hiếm gặp ở bất kỳ một chính khách nào, điều ấy độc đáo và làm nên một nhân cách Hồ Chí Minh. Trong các bài nói, bài viết của Bác về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ không chỉ chứa đựng những tư tưởng quan điểm cơ bản mà còn có cả những lời chỉ bảo ân cần rất cụ thể và gần gũi với thực tế. Trong trái tim nhân ái của Người, trẻ em được ví "như búp trên cành" cần được che chở, chăm sóc và nâng niu để nở hoa tươi thắm, khỏe mạnh và tỏa hương cho đời. Người đã đặt niềm tin yêu vào những chủ nhân tương lai của đất nước, rằng:
“… Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu…”
Người đã để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng và đặc biệt cho "toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng". Trong mỗi giai đoạn của cách mạng cũng như của cuộc đời đầy cống hiến và hy sinh của mình, trẻ em luôn là lớp "công dân đặc biệt" được Hồ Chí Minh dành sự quan tâm sâu sát. Chăm lo cho thế hệ trẻ, cho trẻ em thể hiện trong phong cách sống, trong đạo đức, trong tầm nhìn chiến lược và khoa học của Người
Thư gửi thiếu nhi nhân Tết Trung Thu
Học để lo cho đất nước lâu dài
Tháng 8 năm 1951, đồng chí Hoàng Quốc Việt dẫn đầu đoàn đại biêu nước ta sang thăm Trung Quốc và Triều Tiên. Trong đoàn đó có 2 đại biểu là thiếu sinh quân. Khi trở về, đồng chí Việt muốn 2 bạn ở lại trại nghỉ ngơi rồi hãy về đơn vị. Nhưng 2 bạn lại có một mong muốn khác:
- Thưa chú, cháu ước mong được gặp Bác Hồ ạ!
Sau khi xin phép cấp trên, đồng chí Việt đưa 2 em lên an toàn khu để gặp Bác. Khi lên đến nơi, Bác đã bảo chú cần vụ sắp xếp cho đồng chí Việt nghỉ ngơi rồi đưa các cháu lên gặp Bác. Nhìn thấy Bác, các bạn đống thanh reo lên : ”Ôi! Bác Hồ! Bác Hồ!” và xếp thanh hàng, lễ phép khoanh tay chào Bác.
Bác đưa các bạn vào trong nhà, rồi hỏi thăm gia cảnh của từng bạn:
- Thế hoàn cảnh của từng cháu thế nào? Kể cho Bác và các bạn nghe với!
- Thưa Bác, bố cháu bị Nhật bắn còn mẹ cháu đi tản cư không biết giờ đang ở đấu.
- Thế cháu có anh em không?
- Thưa không a! Cháu chỉ có một mình.
- Cháu đừng buồn cũng đừng lo lắng! Tuy cháu không có gia đình nhưng có Bác và các cô chú anh chị, các bạn cùng chiến đấu ở đây. Mọi người sẽ lo cho cháu.Các cháu hãy cố gắng chiến đấu thật tốt để sau nay không còn bạn nhỏ nào lâm vào hoàn cảnh như thế nữa. Bác lại hỏi:
- Thế trước khi tham gia chiến đấu các cháu có được đi học không?
- Thưa, cháu học lớp 2 ạ!
- Thưa, cháu học lớp 4 ạ!
- Thưa, các anh trong tiểu đội có dạy cháu môn Toán ạ!
Học để lo cho đất nước lâu dài
- Trong kháng chiến mà anh em còn tranh thủ dạy nhau học như thế là rất quý! Nhưng chỉ học môn toán không thôi thì chưa đủ! Các cháu là tương lai của đất nước, nhất định không thể để các cháu thiếu kiến thức được!
- Thưa Bác, sau ngày kháng chiến chúng cháu nhất đinh sẽ đi học lại.
Sau đó, Bác đã cho các bạn nhỏ cùng ăn cơm với mình. Bữa cơm ngon nhất trong những năm kháng chiến với một đĩa nhỏ thịt gà, đĩa cá kho, bát canh rau cải và mấy quả chuối tráng miệng. Các bạn ăn dè dặt. Bác bảo:
- Các cháu thích ăn món nào thì cứ gắp, đừng ngại! Thức ăn hết bác sẽ bảo nhà bếp dọn thêm! Phải ăn thật no để có sức mà học tấp.
Tối hôm ấy, Bác ngồi nói chuyện với các bạn nhỏ đến tận khuya.
- Còn ít tuổi mà phải đi chiến đấu các cháu có thấy vất vả lắm không?
- Thưa Bác không ạ! Được tham gia đánh giặc chúng cháu rất vui! Cháu chỉ mong kháng chiến sớm thành công cháu sẽ vê quê đi học lại!
Cháu nói rất đúng! Việc học là rất cần thiết cho tất cả mọi người. Nhất là các cháu, những mầm non tương lai của đất nước! Thôi, đã khuya rồi, Bác cháu ta đi ngủ thôi.
Trước khi ngủ, Bác hỏi chú bảo vệ: “Các cháu có đủ chăn màn chưa, liệu có lạnh không?”.
Sáng hôm sau Bác dậy rất sớm để tập thể dục. Khi thấy các bạn ra sân Bác nói:
- Trẻ mà năng tập thể dục thì cơ thẻ sẽ cường tráng, đầu óc minh mẫn! Phục vụ đất nước sẽ hăng say hơn!
- Chúng cháu xin nhớ lời Bác dạy ạ! – Các bạn nhỏ đồng thanh đáp.
- Bây giờ Bác cháu ta ra suỗi làm về sinh cá nhân để các cháu còn sửa soạn hành lý và lên đường cho sớm.
Các bạn nhẩm đếm mình đã có 13 giờ vàng ngọc được cùng ăn, cùng ngủ, cùng sinh hoạt với Bác. Các họ sẽ không bao giờ quên một giây phút nào cả.
Trứơc khi đi, Bác tặng mỗi bạn mộy tấm ảnh của Bác và một nắm cơm để ăn trên đường.
- Bác đã nhờ chú Việt báo cho mặt trận và tổng cục chính trị là các cháu sẽ không trở về đơn vị nữa! Bác sẽ gửi các cháu đi học!
Các bạn nhỏ đều rất ngạc nhiên, ai cũng muốn đưqợc trở về đơn vị để tham gia kháng chiến. Bác ôn tồn giải thích:
- Các cháu muốn chiến đấu là tốt! Nhưng cần phải học trước đã! Dù đánh giặc giỏi thế nào mà không có kiến thức thì cũng không thể xây dựng đất nước giàu đẹp! Các cháu phải học thật giỏi đẻ lo cho đất nước sau này! Kháng chiến nhất định thành công! Khi ấy các cháu còn phải gánh vác trách nhiệm xây dựng đất nước nữa chứ!
Các bạn nhỏ đều rất ngạc nhiên trước điều Bác nói.
- Đây là mệnh lệnh của Bác!
- Chúng cháu xin tuân theo mệnh lệnh của Bác! Chúng cháu xin hứa sẽ học thất tốt dể không phụ lòng Bác!
- Tốt! Tốt lắm! Tạm biệt các cháu!
Học để lo cho đất nước lâu dài
Bác đến thăm trường thiếu nhi miền Nam.
Nghe tin Bác đến thăm trường thiếu nhi miền Nam, các cô chú phụ trách trường tíu tít chuẩn bị, trang hoàng hội trường đón Bác.
Khi Bác đến, tất cả mọi người ùa ra đón Bác và đưa Bác đến hội trường đã được chuẩn bị cờ, hoa lộng lẫy. Nhưng Bác đề nghị dẫn Bác đến nhà bếp và phòng ngủ xem các cháu có được ăn no, ngủ ấm và chăm sóc chu đáo không. Sau đó Bác lấy ra một gói kẹo lớn chia đều cho các cháu. Đang nhìn các cháu ăn kẹo, Bác chợt nhận ra có 1 cháu đang đứng ở góc phòng, nét mặt buồn xo. Bác gọi lại hỏi:
- Cháu tên là gì? Vì sao lại đứng ở đây?
- Cháu tên là Tộ. Vì cháu phạm lỗi, tay bẩn không rửa nên các cô chú phạt, không cho nhận kẹo của Bác.
Bác cười bảo bạn Tộ đi rửa tay rồi chia kẹo cho Tộ, sau đó Bác dạy:
- Từ nay, cháu phải luôn giữ gìn đôi tay cho sạch nhé. Bàn tay con người rất đáng quý.
Bạn Tộ rất cảm động trước sự chăm sóc ân cần của Bác. Từ đấy, bạn luôn giữ đôi tay sạch sẽ và rửa tay sạch trước khi ăn.
Thiếu nhi Tiệp Khắc với Bác Hồ.
Trong một lần đến thăm nước Tiệp Khắc, Bác Hồ được tiếp một đoàn thiếu nhi Tiệp Khắc đến thăm Bác. Cháu nào cũng muốn đứng cạnh Bác nên đã chen chúc, tranh giành nhau rất dữ. Để ổn định trật tự, Bác đã nẩy ra sáng kiến hỏi các cháu:
- Các cháu thấy Bác gầy hay mập?
Các cháu trả lời:
- Bác gầy lắm ạ.
Bác lại hỏi:
- Vậy các cháu có muốn Bác gầy không?
Các cháu đồng thanh trả lời:
- Không ạ
Bác nói tiếp:
- Vậy các cháu đừng chen nhau hôn Bác nữa. Hãy cử 1 đại biểu đến hôn Bác thôi.
Sau câu nói của Bác, tất cả đều trật tự và cử bạn đội trưởng thay mặt tất cả đến hôn Bác. Bác ôm hôn bạn đội trưởng và cảm ơn các bạn thiếu nhi Tiệp Khắc. Còn các chú bảo vệ thì lại cảm ơn Bác vì Bác đã có sáng kiến duy trì được trật tự mà vẫn giữ được tình cảm yêu quý của thiếu nhi Tiệp Khắc với Bác Hồ.
Bác Hồ rất thương trẻ con.
Có lần đang ngủ đến gần sáng, lạnh quá Bác thức dậy. Gió vun vút đập vào cửa kính. Chợt Bác nghe thấy có tiếng trẻ em rao hàng dưới đường, Bác mở cửa ngó xuống nhìn em bé, nhìn mãi cho đến khi em bé đi khuất mới từ từ khép của lại.
Một lần khác, Bác cùng xem phim với cán bộ đồng bào sau Đại hội Chiến sĩ thi đua năm 1952. Buổi chiếu phim tan, mọi người lục đục kéo nhau đứng dậy ra về, Bác vội đứng lên đưa tay ra lệnh trật tự và nói to:
- Xin hãy để các cháu bé ra trước kẻo lộn xộn các cháu sẽ lạc đấy.
Thế là những người lớn lại ngồi xuống chờ các cháu nhỏ ra hết mới đứng lên về.
Có lần Bác bảo đồng chí phục vụ Bác mang cháu nhỏ 5 tuổi đến chơi với Bác. Đồng chí phục vụ dẫn con đến, lúc ấy Bác bận nên đã bảo đồng chí cho cháu ngồi chơi ăn kẹo. Khi Bác trở vào vẫn thấy 2 cha con ngồi chờ và không dám lấy kẹo ăn. Bác tỏ vẻ không bằng lòng, phê bình đồng chí:
- Ở nhà, cháu là con của cô chú, nhưng đến đây, cháu là khách của Bác. Chú phải có nhiệm vụ giúp Bác đãi khách chứ, ai lại để cháu bé ngồi chơi suông hay sao?
Quả táo Bác Hồ.
Năm 1946, Bác sang Pháp để đàm phán với Chính phủ Pháp về những vấn đề có liên quan đến vận mệnh đất nước. Thị trưởng thành phố Pari mở tiệc long trọng thiết đãi Bác Hồ. Khi ra về, Người lấy trên bàn một quả táo bỏ vào túi. Mọi người ngạc nhiên, tò mò trước cử chỉ ấy của Bác.
Ra đến cửa, Bác nhìn thấy rất đông bà con Việt Kiều và người Pháp đứng đón mừng Bác. Trông thấy một bà mẹ bế trên tay một cháu bé, Bác tiến lại gần, giơ tay bế cháu bé. Lúc ấy, Bác rút trong túi ra quả táo đưa cho cháu bé. Mẹ cháu bé và những người cùng đi rất cảm động trước tấm lòng yêu trẻ của Bác Hồ
Một số tư liệu Bác Hồ với thiếu nhi
BÁC ƠI!
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
Chiều nay con chạy về thǎm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi, chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thǎm, thấy Bác cười!
Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay...
Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Năm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.
Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau...
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già
Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa
Bác vui như ánh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hòa bốn biển
Nâng niu tất cả chỉ quên mình.
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
BÁC ƠI!
BÁC ƠI!
Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu?
Ra đi, Bác dặn: "Còn non nước..."
Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều
Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác - Lênin, thế giới Người hiền
Ánh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!
Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.
Học sinh: Nguyễn Đỗ Yến Nhi
Lớp 10A10
Trường THPT Cao Bá Quát Gia Lâm
Cảm ơn thầy và các bạn đã theo dõi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đỗ Yến Nhi
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)