TÌM HIỂU TÌNH TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Chia sẻ bởi Vương Văn Ngọc | Ngày 18/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: TÌM HIỂU TÌNH TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG thuộc Giáo dục học

Nội dung tài liệu:

Chào mừng cô và các bạn đến với bài báo cáo của nhóm 5
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5
Sần Kim Chi
Ngân Văn Đức
Giàng Thị Đông
Ma Tiến Huỳnh
Linh Thị Lai
Ngô Thị Thanh Nga
Vương Văn Ngọc
Đinh Thị Thu Phương
Hoàng Thị Phương
Bùi Thị Kiều Trang
Sùng Hòa Vần
Vy Thị Hải Yến
TÌM HIỂU TÌNH TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Chủ đề:
KHÁI NIỆM
Bạo lực học đường là 1 dạng bạo lực trong xã hội. Nó là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác ( có thể dùng lời nói, hành động có hoặc không có vũ khí,…) gây nên những tổn thương tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong trường học ( giữa giáo viên - học sinh; học sinh - học sinh).
Thực Trạng
Bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến, nó không chỉ diễn ra ở thanh phố mà còn ở khắp nơi và xảy ra ở các cấp học
Hiện tượng học sinh đanh nhau không phải là hiện tượng mới nhưng hiện tượng học sinh đánh nhau của học sinh gần đây đã bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng, điển hình là các em học sinh dùng vũ khí đánh nhau.
Nguyên nhân từ bản thân học sinh
Nguyên nhân từ gia đình
Nguyên nhân từ nhà trường
1
2
3
Nguyên nhân từ xã hội
4
Trước đây bạo lực học đường chỉ xảy ra bình thường với các hình thức đơn giản như các hành động chửi bới hay xúc phạm lăng mạ, xỉ nhục hoặc trà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người bằng những lời nói.
Hoặc một hình thức khác là đánh đập tra tấn trực tiếp lên thân thể khiến sức khỏe bị tổn hại, và việc bạo lực chỉ xảy ra qua các hành động đấm đá hoặc gậy gộc. nhưng hiện nay hình thức bạo lực học đường lại táo bạo hơn nhiều với những hung khí như dao kéo khiến khả năng thương tích lớn hơn gây ra xây xát, chảy máu, tinh thần hoảng loạn, chấn động tâm lý…
Ngoài ra thì nữ sinh cũng có hình thức bạo lực vô cùng chà đạp nhân phẩm đó chính là lột áo, quay clip để xỉ nhục..
* Ảnh hưởng đến bản thân học sinh:
Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều có hậu quả không hay. 
Trong nhiều vụ bạo lực được nói tới, không ít những vụ bạo lực đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác. Nhẹ nhàng có thể là những vết bầm tím nhưng cũng có thể là những thương tích nặng phải vào bệnh viện điều trị.
Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.
* Ảnh hưởng đến nhà trường
Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm.
* Ảnh hưởng đến gia đình
Những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ không thể làm cho các bậc phụ huynh vừa lòng.
Nếu con đánh nhau với bạn, bị nhà trường xử phạt, bị cha mẹ nạn nhân lên tiếng thì cách xử lý phổ biến nhất được các bậc cha mẹ lựa chọn là chửi mắng, trách móc, thậm chí là đánh đập con mình.
Không khí gia đình sẽ trở nên căng thẳng hơn nếu như cha mẹ cứ đổ lỗi cho nhau về việc quản lý và giáo dục con.
* Ảnh hưởng đến xã hội
Cùng với những ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống của xã hội thì hành vi bạo lực chốn học đường cũng đã là một phần không nhỏ làm mất trật tự xã hội.
Một khi những vụ bạo lực học đường diễn ra thì nó đã làm cho môi trường xã hội không còn tính lành mạnh,
Đối với bản thân các em
Cần cố gắng mở rộng năng cao nhận thức cho các em. Để các em ý thức về hành động và những hậu quả của hành động bạo lực đó.
Tổ chức nhiều sân chơi bổ ích để tạo sự gần gũi yêu thương con người . Tránh được sự thờ ơ, vô cảm của mọi người trước những hành động bạo lực học đường.
2. Vai trò của gia đình
Trong gia đình chúng ta cần nhìn nhận lại cách giáo dục con trẻ thay vì để con cái có cuộc sống vật chất đầy đủ cha mẹ hãy là những người bạn đồng hành trong cả chặng đường làm người của con cái, không nên tạo cho con cái một cái vỏ bọc quá cứng nhắc sẽ gây lên tâm lí ỷ lại dựa dẫm chơi bời và hưởng thụ
3. Sự phối hợp của xã hội
Xã hội cần phải có những giải pháp đồng bộ chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình nhà trường trong toàn xã hội , coi trọng dạy kỹ năng sống cho các em vươn tới nhũng điều chân-thiện-mĩ. 
Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vương Văn Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)