Tìm hiểu nghề dạy học

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hằng | Ngày 26/04/2019 | 274

Chia sẻ tài liệu: Tìm hiểu nghề dạy học thuộc Giáo dục hướng nghiệp 10

Nội dung tài liệu:

THÁNG 11
Chủ đề 3
NGHỀ DẠY HỌC

I- Mục tiêu sau buổi học này HS cần phải:
1- Kiến thức:
Nắm được ý nghĩa, vị trí, đặc điểm, yêu cầu của nghề dạy học, mô tả được cách tìm hiểu thông tin về nghề.
2- Kỹ năng:
Tìm hiểu được thông tin về nghề dạy học, liên hệ bản thân để chọn nghề.
3- Thái độ:
Có thái độ đúng đắn về nghề dạy học.
4- Năng lực hình thành:
Năng lực hợp tác, làm việc nhóm
Giao tiếp
Giải quyết vấn đề

II- Chuẩn bị
Giáo viên:
Kế hoạch dạy học; giáo viên cho hs viết: kỉ niệm về thầy cô trước 1 tuần
Sưu tầm những gương sáng, những câu chuyện, những câu ca dao về
nghề dạy học.
Sưu tầm những hình ảnh về tình nghĩa thầy trò, những tư liệu về những nhà giáo lỗi lạc của đất nước và trên thế giới.
2- Học sinh:
Sưu tầm những câu chuyện về tình nghĩa thầy trò
Những ấn tượng tốt đẹp không thể nào quên về tình cảm thầy trò đối với quãng đời học sinh của mình.
III- Tiến trình của chủ đề
Khởi động
GV cho hs tham gia trò chơi ô chữ về nghề dạy học
Hình thành kiến thức

Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò

GV tổ chức lớp theo nhóm, cử người dẫn chương trình.
GY theo dõi hoạt động thảo luận của HS và nghe ý kiến trình bày của các em.
I- ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề
1- Nghề dạy học có từ ngàn xưa ở mỗi giai đoạn được thực hiện với mỗi hình thức khác nhau như:
Thời đồ đá việc truyền thu kiến thức dưới dạng cha truyền con nối.
Thời kỳ công trường thủ công thì dưới dạng kèm cặp từng cá nhân tại nơi làm việc.
Thời kỳ xã hội phát triển việc
truyền thu dưới dạng tổ, nhóm rồi thành trường lớp như ngày nay.



2- ý nghĩa của nghề dạy học đối với xã hội loài người:
a- ý nghĩa kinh tế:
Đào tạo ra nguồn nhân lực để
phục vụ lao động sản xuất.
Nền kinh tế phát triển như thế
nào lại phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực ( Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định tới sự phát triển kinh tế.
b- ý nghĩa chính trị - xã hội:
Chúng ta muốn duy trì thể chế
xã hội như thế nào là do chúng ta giáo dục, khi kinh tế phát triển người dân được giáo dục tốt thì xã hội đó ổn định.
ở Việt Nam nghề dạy học luôn
được xã hội coi trọng thể hiện ở truyền thống "Tôn sư trọng đạo".
GV: lắng nghe phát biểu của
học sinh
1- Đối tượng lao động:
Là con người: Là đối tượng đăc biệt. Bằng những tình cảm và chuyên môn của mình người thầy phải làm hình thành, biến đổi và phát triển phẩm chất nhân cách của người học theo mục tiêu đã chọn trước.


2- Công cụ lao động: Gồm ngôn ngữ (nói, viết) và các đồ dùng dạy học giấy, bút, mực, phấn, bảng, các máy móc thí nghiệm.
3- Yêu cầu của nghề dạy học:
Phẩm chất đạo đức: yêu nghề,
yêu thương học sinh, có lòng nhân ái, vị tha, công bằng.
Năng lực sư phạm:
+ Năng lực dạy học gồm: Năng lực đánh giá, soạn, giảng bài.
+ Năng lực giáo dục: Nắm bắt được tâm lý học sinh, khả năng thuyết phục học sinh và cảm hoá các em, định hướng để các em phấn đấu trở thành các nhà khoa học, kinh doanh giỏi.
Năng lực tổ chức:
+ Biết tổ chức quá trình dạy học khoa học.
+ Biết tổ chức giáo dục để đạt hiệu quả cao
+ Biêt hướng dẫn học sinh thực hiện nền nếp học tập, xây dựng phong cách học tập mới, biết làm việc theo nhóm và tự nghiên cứu.
Một số phẩm chất khác: Nếu
biết ca hát đánh đàn thì càng tốt.
4- Điều kiện lao động:
Điều kiện lao động: Lao động trí óc, phải nói nhiều.
Chống chỉ định y học:
+ Người dị dạng khuyết tật.
+ Người nói ngọng, nói lắp.
+ Người bị bệnh hen, phổi, lao.
+ Người có hành động thiếu văn hoá
III- Vấn đề tuyển sinh vào nghề
1- Các cơ sở đào tạo gồm hệ thống các trường:
Cao đẳng Sư phạm: ở các địa
phương, ở TW có một số trường.
Trường Đại học Sư phạm:
2- Điều kiện tuyển sinh:
3- Triển vọng của nghề:
IV- Giới
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)