Tim hieu mot vai net nghe thuat mieu ta trong truyen kieu(njke)
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hoàng |
Ngày 21/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: tim hieu mot vai net nghe thuat mieu ta trong truyen kieu(njke) thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
kính chào các thầy cô
về dự chuyên đề
GIáO VIÊN: NGUYễN THị HOàNG
TRƯờNG: THCS HƯƠNG CANH
CHUYÊN Đề:
TìM HIểU MộT VàI NéT NGHệ THUậT
MIÊU Tả TRONG TRUYệN KIềU CủA NGUYễN DU
Phần mở đầu:
I. Lý do chọn đề tài:
1. Cơ sở khoa học:
Văn học là bộ phận tinh tế nhạy cảm của văn hóa, thể hiện khát vọng vươn tới các giá trị "chân, thiện, mỹ" của nhân dân. Nhiệm vụ hàng đầu của sự nghiệp văn học là sáng tạo những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng nội dung và nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ sâu sắc, có ý thức giáo dục, bồi dưỡng tinh thần, tình cảm, nhân cách và bản lĩnh cho các thế hệ công dân của đất nước.
Trong hệ thống giáo dục phổ thông, môn văn có một vị trí quan trọng cả về hai mặt: "Bồi dưỡng văn hóa, khoa học, kỹ thuật". Và "Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức xã hội". Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì phương pháp luận của khoa học nhân bản có những đổi mới. Việc đổi mới sách giáo khoa ngữ văn THCS nhằm giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực chủ yếu: năng lực hành động, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực tự khẳng định. Đồng thời phát huy tính tích cực, tự giác, chủ đông, sáng tạo của học sinh.
Phần mở đầu:
Lý do chọn đề tài:
1. Cơ sở khoa học:
ở bộ môn ngữ văn thời lượng giành cho việc giảng dạy tác phẩm văn chương là tương đối lớn. Trong số thời lượng ấy, số tiết dạy văn học Trung đại cũng chiếm một phần không nhỏ, được tìm hiểu ở toàn cấp học. Do đó việc nắm được mối quan hệ giữa giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học trung đại là vô cùng cần thiết.
Văn học trung đại được tính từ thế kỉ X cho đến hết thế kỉ XIX, phát triển dưới các triều đại phong kiến. Nó bao gồm hai bộ phận phát triển song song: Văn học dân gian và văn học viết của trí thức (bao gồm các nhà sư, vua quan, tướng lĩnh, nhưng nhiều nhất vẫn là nho sĩ). Bộ phận văn học viết bao gồm hai thành phần chữ Hán và chữ Nôm. Văn học viết trên quá trình phát triển mối quan hệ giữa hai thành phần Hán Và Nôm có sự chuyển biến theo qui luật: thành phần Nôm ngày càng có vị trí quan trọng hơn. Văn học thời kì này có hai nội dung cốt lõi là cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo.
Nền văn học trung đại tuy có nhiều chuyển biến qua các giai đoạn lịch sử khác nhau gắn liền với quá trình dựng nước, giữ nước và đổi thay về ý thức của con người. Nhưng dù có biến chuyển thế nào, văn học thời kì này vẫn bị chi phối bởi một quan niệm thẩm mĩ chung thể hiện qua một hệ thống thi pháp tương ứng (nằm trong vùng ảnh hưởng của tư tưởng Nho, Phật, Đạo và văn học Trung Hoa). Văn học Việt Nam thời trung đại đã kết tinh nghệ thuật ở phạm vi văn vần hơn văn xuôi. Bút pháp thiên vào lối chấm phá, điểm nhãn, gợi nhiều hơn tả trong nghệ thuật. Các tác giả văn học trung đại, đặc biệt là các tác giả tài năng, vừa tuân thủ vừa phá vỡ tính qui phạm, phát huy cá tính sáng tạo trong sáng tác.
Nổi bật trên nền văn học thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX là Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Phần mở đầu:
Lý do chọn đề tài:
1. Cơ sở khoa học:
Phần mở đầu:
Lý do chọn đề tài:
1. Cơ sở khoa học:
Văn học trung đại có đặc thù riêng như vậy nên khi tìm hiểu về nền văn học này là chúng ta giúp học sinh tìm về thế giới của người xưa, giúp các em bồi dưỡng nhân cách, biết yêu quý các giá trị phi vật thể, yêu quê hương, yêu đất nước, yêu gia đình và tự hào dân tộc, có lý tưởng XHCN, lòng khoan dung, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, trí tiến thủ lập nghiệp không cam chịu nghèo nàn. Dạy văn học trung đại, giúp học sinh nắm được các giá trị nhân văn và nghệ thuật của tác phẩm văn học. Do đó, chuyên đề này tôi muốn đề cập đến một mảng nhỏ khi tìm hiểu văn học trung đại đó là: khai thác một vài nét về nghệ thuật miêu tả trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Hiện nay, nền văn hóa của nước ta cũng như các nước trên thế giới rất phát triển. Mạng lưới truyền thông cập nhật. Học sinh được tiếp thu, tiếp xúc với nhiều phương tiện nghe, nhìn: đài, báo, ti vi, internet, truyện tranh, phim hoạt hình, phim trực tuyến online.
Trong quá trình dạy học sinh đại trà và bồi dưỡng học sinh giỏi tôi nhận thấy: số đông học sinh không mấy hứng thú khi ngồi nghe một giờ văn. Đặc biệt là văn học trung đại. Không chỉ bởi rào cản ngôn ngữ, văn tự, khoảng cách về văn hóa giữa quá khứ và hiện tại mà còn khó khăn trong việc tìm kiếm tư liệu tham khảo, đặc biệt là dạng sách tuyển chọn những tác phẩm nguyên gốc. Trong số các tác phẩm văn học trung đại chưa có một tác phẩm nào được học với số tiết nhiều như Truyện Kiều. Điều đó khẳng định giá trị của Truyện Kiều trong hệ thống các tác phẩm văn chương.
2. Cơ sở thực tiễn.
Đứng trước tình hình nền văn hóa dân tộc có nguy cơ mai một, là một giáo viên, nhiệm vụ của chúng ta là phải giúp học sinh có được hứng thú trong giờ học văn, giúp các em đồng cảm với nhân vật, với tác giả, từ đó cảm thông và yêu quý họ. Xây dựng hứng thú, thái độ nghiêm túc, khoa học trong việc học văn; có ý thức và biết cách ứng xử trong gia đình, trong trường học và ngoài xã hội một cách có văn hóa; khinh ghét những cái xấu xa, độc ác, giả dối được phản ánh trong các tác phẩm văn học. Đồng thời giúp các em giữ gìn được nền văn hóa dân tộc mà người nghệ sĩ đã gửi gắm lại qua nhiều thế hệ. Giáo viên cần dẫn dắt học sinh nắm được các hình thức nghệ thuật trong văn học trung đại, đặc biệt là các hình thức nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
2. Cơ sở thực tiễn.
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
Trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn 9 hiện nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du có một vị trí không nhỏ. Có một bài giành riêng cho việc giới thiệu tác giả, tóm tắt tác phẩm, nêu giá trị tác phẩm và học 5 đoạn trích. Qua thực tế giảng dạy và tham khảo các ý kiến về "Truyện Kiều", tôi thấy: khi tìm hiểu "Truyện Kiều" có đồng chí thiên về phân tích các giá trị nội dung của các đoạn trích, còn việc tìm hiểu giá trị nghệ thuật thì vẫn chưa thực sự cho đây là một vấn đề quan trọng.
Đối với học sinh thì việc phân tích, tìm hiểu "Truyện Kiều" là một vấn đề tương đối khó, đòi hỏi phải có một kỹ năng học tập phù hợp, cụ thể với thực tiễn giảng dạy của đặc trưng bộ môn.Vì những lý do trên mà tôi quyết định chọn chuyên đề này, để tìm hiểu sâu sắc thiên tài nghệ thuật của Nguyễn Du trong "Truyện Kiều".
Chuyên đề này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé về kinh nghiệm giảng dạy "Truyện Kiều", đồng thời giúp học sinh tìm hiểu, phân tích "Truyện Kiều" với cái nhìn toàn diện hơn.
1. Đối tượng nghiên cứu.
- Truyện Kiều, đặc biệt l những đoạn trích trong SGK Ngữ van 9, v? m?t số nét nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du.
- Chuyên đề này nhằm phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 và vận dụng vào giảng dạy "Truyện Kiều" của Nguyễn Du trong chương trình lớp 9 THCS.
2. Phạm vi nghiên cứu.
Chuyên đề này tôi chỉ đề cập đến: Một vài nét sáng tạo về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.
III. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các
phương pháp sau:
1. Phương pháp thống kê:
2. Phương pháp phân tích.
3. Phương pháp so sánh.
4. Phương pháp khái quát hóa.
A. Phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
1. cơ sở khoa học
2. Cơ sở thực tiễn
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
III. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê
Phương pháp phân tích
Phương pháp so sánh.
Phương pháp khái quát hóa.
B. Phần nội dung.
I. Vài nét khái quát về Truyện Kiều
1.Vị trí của Truyện Kiều
2. Nguồn gốc của Truyện Kiều.
3. Giá trị của Truyện Kiều
II. Vài nét về nghệ thuật miêu tả trong Truyện Kiều.
1. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
1.1.Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trực tiếp.
1.2.Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật.
2.1.Miêu tả nhân vật bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.
2.2. Miêu tả nhân vật bằng bút pháp tả thực.
2.3. Miêu tả nhân vật qua cử chỉ, hành động.
2.4. Miêu tả nội tâm nhân vật
a. Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ tự sự
b. Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại
c. Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại
C. Phần kết luận
Thư mục tham khảo.
Cấu trúc chuyên đề
B. Phần nội dung:
Vài nét khái quát về tác phẩm Truyện Kiều
1. Vị trí.
Trong đời sống nhân dân Việt nam, "Truyện Kiều" chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Nhiều nhân vật trong "TruyệnKiều" đã trở thành những mẫu người trong xã hội cũ, mang những tính cách tiêu biểu như: Sở Khanh, Hoạn Thư, Từ Hải... và đều đi vào thành ngữ Việt nam. Khả năng khái quát của nhiều cảnh tình, ngôn ngữ trong tác phẩm khiến cho quần chúng tìm đến "Truyện Kiều", như tìm đến một điều dự báo. Bói Kiều rất phổ biến trong quần chúng ngày xưa. Ca nhạc dân gian có dạng lẩy Kiều, sân khấu dân gian có trò Kiều, tuồng Kiều, cải lương Kiều. Hội họa có nhiều tranh Kiều. Thơ vịnh Kiều nhiều không kể xiết. Giai thoại xung quanh cũng rất phong phú. Nhiều câu, nhiều ngữ trong "Truyện Kiều" đã lẫn vào kho tàng ca dao, tục ngữ. Từ xưa đến nay, "Truyện Kiều" đã là đề tài cho nhiều công trình nghiên cứu, bình luận và những cuộc bút chiến.
Chính vì "Truyện Kiều" có vị trí quan trọng như vậy nên nó đã đạt được nhiều kỉ lục của thế giới và trong nước: 5 kỉ lục thế giới; 7 lỉ lục Việt Nam.
5 k? l?c th? gi?i
1. Truy?n Ki?u l quy?n sỏch duy nh?t trờn th? gi?i cú du?c hi?n tu?ng ch?p nh?t nh?ng cõu tho ? cỏc ch? khỏc nhau d? thnh nhi?u bi tho m?i.
2. L thi ph?m di cú nhi?u b?n d?ch nh?t ra cựng m?t ngo?i ng?.
3. L thi ph?m cú nhi?u ngu?i vi?t v? ph?n ti?p theo nh?t trờn th? gi?i.
4. L cu?n sỏch duy nh?t trờn th? gi?i m ngu?i ta cú th? d?c ngu?c t? cu?i lờn d?n d?u.
5. Cu?n sỏch duy nh?t trờn th? gi?i t?o ra quanh nú c? m?t lo?t nh?ng lo?i hỡnh van hoỏ.
7 kỷ lục Việt Nam.
1. Là tác phẩm đã đưa một nhà thơ lên hàng danh nhân văn hoá thế giới.
2. Là cuốn sách duy nhất không phải viết ra để bói mà người dân vẫn dùng bói, được ông Phạm Đan Quế trình bày riêng thành quyển: Bói Kiều như một nét văn hoá.
3. Là quyển sách có được hiện tượng vịnh Kiều với hàng ngàn bài thơ vịnh.
4. Bộ phim đầu tiên của Việt Nam ra đời năm 1924 tại Hà Nội mang tên Kim Vân Kiều.
5. Thi phẩm có sách đề cập đến nhiều nhất với hàng trăm cuốn.
6. Là quyển sách gây nhiều giai thoại nhất.
7. Là cuốn sách được viết và đóng thành Truyện Kiều độc bản bằng chữ quốc ngữ nặng nhất ở VN do nhà thư pháp Nguyễn Đình thực hiện, nặng 50kg, trên khổ giấy 1m x 1,6m, hiện trưng bày tại Khu di tích Nguyễn Du huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Năm 1965 Nguyễn Du chính thức được nhà nước làm lễ
kỷ niệm, Hội đồng hoà bình thế giới ghi tên ông trong danh sách những nhà văn hóa thế giới.
NGUYỄN DU
Khu lưu niệm Nguyễn Du
2. Nguån gèc TruyÖn KiÒu.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được bản gốc "Truyện Kiều" viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Du. Tuy nhiên, họ đã tìm ra được rất nhiều bản dịch ở các thời điểm khác nhau của "Truyện Kiều". Tất cả các nhà nghiên cứu đều cho rằng Nguyễn Du viết "Truyện Kiều" dựa trên cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân- một tác giả Trung Quốc sống ở thế kỷ XV. Từ một tác phẩm văn xuôi chữ Hán, viết theo kiểu tiểu thuyết chương hồi, từ một câu chuyện tình bình thường, bằng tài năng nghệ thuật, qua lăng kính của người nghệ sĩ tài hoa, Nguyễn Du đã biến tác phẩm ấy trở thành một "Thiên cổ tình thư". Ban đầu ông đặt tên cho nó là "Đoạn trường tân thanh", sau này người ta quen gọi là "Truyện Kiều".
Có nhiều công trình sưu tầm, nghiên cứu về Truyện Kiều cho biết số lượng câu trong Truyện Kiều có bản là 3260 câu, có bản là 3259 câu. Trong chuyên đề này chúng ta theo SGK ngữ văn 9 : Truyện Kiều gồm 3254 câu (Vì chưa tìm được bản gốc nên chưa xác định được cụ thể, chính xác).
Kim Võn Ki?u truy?n (b?n c?)
3. Giá trị của Truyện Kiều.
Truyện Kiều đạt đến đỉnh cao cả về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.
Về giá trị nội dung: "Truyện Kiều" có hai giá trị lớn: giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. "Truyện Kỉều" là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do công lý...
3. Giá trị của Truyện Kiều.
Về giá trị nghệ thuật "Truyện Kiều" rất phong phú, song đặc sắc nhất là ở hai phương diện chủ yếu:
- Nghệ thuật ngôn ngữ: ngôn ngữ "Truyện Kiều" đạt đến mức trong sáng mẫu mực. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn hai tác phẩm ngôn ngữ: ngôn ngữ bình dân - ngôn ngữ ca dao, tục ngữ lời ăn tiếng nói của người dân; ngôn ngữ bác học mà chủ yếu là những lời Hán Việt mang đến cho "Truyện Kiều" thứ ngôn ngữ vừa hàm xúc, vừa trang nhã, vừa giản dị mà vẫn đẹp đẽ, giàu hình ảnh nhạc điệu. Vì thế người ta gọi "Truyện Kiều" là " tòa lâu đài ngôn ngữ thơ ca" được kết lên từ những viên ngọc lấp lánh sáng trong.
- Nghệ thuật miêu tả và xây dựng nhân vật: ở lĩnh vực này Nguyễn Du thành công ở tất cả các bút pháp (tả cảnh, tả tình, tả người). Ông được mệnh danh là một thiên tài bậc thầy của nền văn học dân tộc.
II . Vài nét về nghệ thuật miêu tả trong Truyện Kiều Nguyễn Du.
1. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
1.1. Miêu tả thiên nhiên trực tiếp.
Nghệ thuật tả thiên nhiên của Nguyễn Du tuyệt vời đến nỗi giáo sư Nghiêm Toàn đã có nhận định như sau: " Trong Đoạn trường tân thanh luôn luôn có những bức tranh nho nhỏ như những hạt kim cương rải rác đính trên một tấm thêu nhung" (Việt Nam Văn học sử trích yếu). Điều đó đã được thể hiện cụ thể rất rõ qua mỗi đoạn trích "Truyện Kiều" trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn 9 THCS.
1. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
1.1. Miêu tả thiên nhiên trực tiếp.
Hãy xem một cảnh xuân tươi mát trên đồng quê qua ngòi bút miêu tả thiên nhiên trực tiếp :
"Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa."
(Cảnh ngày xuân )
Bốn câu thơ mở đầu là bức tranh " đượm vẻ thiên nhiên" diễm lệ và tươi sáng. Nguyễn Du đã sử dụng từ ngữ dân tộc (trong đó có những câu thơ có thể gọi là "thuần Nôm"), đã lựa chọn những đường nét, những hình ảnh, những màu sắc, đưa vào một tổng thể cấu trúc hội họa hài hòa, mở ra một không gian nghệ thuật hữu sắc, hữu hương, nên thơ. Giữa bầu trời bao la, mênh mông là những cánh én bay qua bay lại như thoi đưa. Cánh én ngày xuân thân mật biết bao. Hai chữ "đưa thoi" rất gợi hình, gợi cảm. Nhà thơ miêu tả cánh én như con thoi vút qua, vút lại chao liệng như muốn nói thời gian đang trôi nhanh, ngày xuân, ngày vui trôi rất nhanh.
1. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
1.1. Miêu tả thiên nhiên trực tiếp
Sau cánh én " đưa thoi" là ánh xuân, là "thiều quang" của mùa xuân khi mùa xuân đã bước sang tháng thứ ba. Cách tính thời gian và miêu tả vẻ đẹp mùa xuân của các thi nhân xưa nay thật là hay và ý vị. Trong thơ cổ, nào là: "xuân về" (Trần Nhân Tông), "xuân đến, xuân đi" (Mãn Giác thiền sư), "xuân hướng lão", "xuân đã muộn" (Nguyễn Trãi). Sau này, trong các tác phẩm hiện đại của các thi nhân lãng mạn cũng đã xuất hiện nhiều hình ảnh thời gian nghệ thuật: Xuân Diệu có " xuân hồng", Hàn Mặc Tử có " mùa xuân chín", Nguyễn Bính có " xuân xanh". Với Nguyễn Du thì "thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi" lúc này là cuối xuân, gợi cái đậm của sức xuân. ánh sáng của mùa xuân rực rỡ, ấm áp làm cho bức tranh mùa xuân thêm trong trẻo, tươi sáng.
1. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
1.1. Miêu tả thiên nhiên trực tiếp
Hai câu thơ dưới Nguyễn Du đã vận dụng sáng tạo từ hai câu thơ cổ Trung Quốc:
"Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa".
Hai từ "trắng điểm" là "nhãn tự", cách chấm phá điểm xuyết của thi pháp cổ gợi lên vẻ đẹp trong sáng tinh khôi của thiên nhiên cỏ hoa. Bút pháp nghệ thuật phối sắc tài tình: thảm cỏ xanh mướt bao la, trải rộng tới chân trời là tấm phông nền thiên thanh cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng tinh. Chỉ có hai màu xanh và trắng như nỗi thanh khiết của tâm hồn chị em Thúy Kiều đi dự lễ thanh minh. ở đây, cũng cần để ý tới lối đảo chữ tài tình của Nguyễn Du. Thay vì "Cành lê điểm một vài bông hoa trắng" thì Nguyễn Du đã viết: "Cành lê trắng điểm một vài bông hoa". Có thể Nguyễn Du phải đảo chữ vì tôn trọng luật bằng, trắc trong thơ lục bát, nhưng phải công nhận đó là một lối đảo chữ tài tình mà không phải ai cũng làm được. Thật là một bức tranh màu sắc thanh nhã, hài hòa đến tuyệt diệu.
Chỉ bằng hai mươi tư tiếng, Nguyễn Du đã phác họa lên trước mắt người đọc bức tranh mùa xuân có cả chiều cao, chiều rộng, mới mẻ, giàu sức sống. Đây là bức tranh xuân hoa lệ, là những vần thơ tuyệt bút mà Nguyễn Du trao tặng cho đời.
1.2. Tả cảnh ngụ tình
Với bút pháp này, đại thi hào Nguyễn Du được coi là điêu luyện, tuyệt bút. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của ông được người đời sau khen ngợi như "máu chảy ở đầu ngọn bút" và "thấu nghìn đời".
Nguyễn Du miêu tả cảnh chị em Thúy Kiều đi du xuân trở về khi chiều vừa ngả bóng hoàng hôn :
"Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước lần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang".
1.2. Tả cảnh ngụ tình
Nguyễn Du đã sử dụng lối dùng chữ trang nhã, bình dân trong tả cảnh. Bức tranh không còn tươi rói, tinh khôi nữa mà cảnh được nhân hóa một cách tự nhiên nên dường như nhuốm màu tâm trạng. Hai chữ "tà tà" chỉ một hành động chậm rãi, có thể là chị em Thúy Kiều thong thả bước chân ra về "thơ thẩn" không có gì là vội vã, mà cũng có thể chỉ sự xuống chầm chậm của mặt trời chiều. Cảnh chuyển động nhẹ nhàng, thanh dịu. Cái không khí rộn ràng không còn nữa mà đang nhạt dần, lặng dần. Nguyễn Du thật khéo khi miêu tả thiên nhiên, vẫn cây cầu nhỏ, khe nước nhỏ, vẫn cái thanh, cái dịu của mùa xuân, nhưng ông đã tả chúng dưới góc nhìn khác nhau, một thời điểm khác, nên giữa cảnh và tình có sự giao hòa đồng điệu. Chúng ta đều biết: "nao nao" là từ láy diễn tả tâm trạng con người nhưng ở đây, Nguyễn Du lại dùng để chỉ dòng nước: "nao nao dòng nước uốn quanh". Cảm giác về một ngày vui đang còn mà đã linh cảm thấy một điều gì đó không bình thường sắp xuất hiện, như dự báo về cảnh và người sắp gặp: nấm mộ Đạm Tiên và chàng Kim Trọng mà đây là những nốt nhạc dạo đầu.
Các từ láy: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ có giá trị gợi hình, gợi cảm cao. Cảnh được Nguyễn Du nhìn nhận qua tâm trạng xao xuyến, bâng khuâng, man mác một nỗi buồn vô cớ của chị em Thúy Kiều trên đường trở về sau một ngày du xuân.
1.2. Tả cảnh ngụ tình
Nhiều khi, Nguyễn Du phô diễn lối tả cảnh tượng trưng. Nghĩa là chỉ bằng một vài nét chấm phá, thành nghệ thuật đã đạt đến mức uyển chuyển, tinh tế. Điều đó đã được thể hiện rõ nét trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích":
" Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng"
1.2. Tả cảnh ngụ tình
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã hơn một lần dùng từ "khóa xuân"(Một nền đồng tước khóa xuân hai Kiều). Từ "khóa xuân" trong hai câu thơ này lại mang một hàm ý mỉa mai. Thực chất là Kiều bị giam lỏng. ở trên lầu cao, với nỗi buồn vô vọng, nàng muốn kéo thiên nhiên lại gần để cùng trò chuyện, tâm sự "Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung". Hình ảnh thơ đã được Nguyễn Du miêu tả trái với quy luật tự nhiên, thực ra "non" phải ở "gần", "trăng" phải ở "xa". Tuy nhiên, lại phù hợp với quy luật của cảm giác, vì những gì phát sáng ta cảm thấy nó ở gần hơn. Đó chính là sự cảm nhận tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, là tài năng miêu tả thiên tài của Nguyễn Du.
1.2. Tả cảnh ngụ tình
Kiều nhìn xung quanh, bốn bề bát ngát, mênh mông, trải dài ngút tầm mắt, với những "cát vàng", "bụi hồng", kéo dài ngàn dặm xa. Trong cảnh có màu vàng của trăng, của cát, màu xanh của núi, của biển, của trời, màu hồng của bụi. Cảnh trước lầu Ngưng Bích đẹp như một bức tranh sơn mài diễm lệ. Có mảng sáng, mảng tối, có cao, có thấp, các gam màu nóng tạo cho bức tranh phong cảnh đẹp rực rỡ. Tuy nhiên, qua các chỉ từ "nọ", "kia" chỉ vị trí không gian không xác định, và các tính từ "xa", "gần"chỉ khoảng cách giữa các vật. Ta thấy cảnh vật tuy đẹp nhưng không quần tụ, mà tách rời nhau như sự bối rối, ngổn ngang trăm nỗi trong lòng của cô gái họ Vương.
Trước lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều cảm thấy "bẽ bàng", tủi hổ ê chề mỗi khi ngắm nhìn "mây sớm", hay khi ngồi bên ngọn "đèn khuya". Cảnh thiên nhiên đẹp nhưng Thúy Kiều không có tâm trạng nào để ngắm cảnh. Cho nên "Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng" là như vậy.
1.2. Tả cảnh ngụ tình
Nhìn chung, cảnh thiên nhiên mênh mông, vắng lặng, trơ trọi, rợn ngợp ở lầu Ngưng Bích là để làm nổi bật tâm trạng, nỗi buồn, niềm cô đơn sầu tủi của nàng Kiều. Chính Nguyễn Du đã từng thú nhận sự chủ quan của mình trong lúc tả cảnh qua câu thơ:
"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ."
Trong khuynh hướng tả cảnh ngụ tình, nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du vượt khác hẳn các thi nhân khác, kể cả những thi sĩ Tây Phương - vốn rất thiện nghệ trong lối tả cảnh ngụ tình. Trong khi các thi sĩ này chỉ đi một chiều, nghĩa là chỉ tín những cảnh nào phù hợp với tâm trạng của con người thì mới ghi vào, còn Nguyễn Du thì vừa đưa cảnh đến tâm hồn con người, lại đồng thời vừa đưa tâm hồn đến với cảnh tạo nên một sự giao hòa tuyệt vời hai chiều giữa cảnh và người. Giữa cái vô tri và cái tâm thức để tuy hai mà một, tuy một mà hai.
1.2. Tả cảnh ngụ tình
Tám câu thơ cuối trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là tám câu thơ tuyệt bút. Nó không chỉ là bức tranh ngoại cảnh mà còn là một bức tranh tâm cảnh. Mỗi cảnh vật là một tâm trạng khác nhau của Kiều:
"Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi".
Nhìn ra phía xa xa nơi "cửa bể chiều hôm", nàng cảm thấy nhớ quê hương, nhớ nhà da diết. Không biết đến bao giờ nàng mới được trở về quê hương yêu dấu, nơi có bao người thân của nàng. Nguyễn Du đã vận dụng thời gian nghệ thuật trong văn thơ cổ, "chiều hôm" đó là buổi chiều tà, lúc hoàng hôn buông xuống, thời gian này thường gợi lên ý niệm nhớ nhung, hoài niệm hoặc tàn tạ, thê lương, là khoảng thời gian gợi buồn. Hình ảnh này ta đã bắt gặp trong ca dao:
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"
Cùng thời với Nguyễn Du, bà Huyện Thanh Quan chỉ để lại khoảng sáu bài thơ nhưng trong đó có tới ba bài bà miêu tả thiên nhiên vào lúc chiều tà phù hợp với tâm trạng cô đơn nhớ nhà, thương nước, lẻ loi của bà như: "bóng tịch dương" - (Thăng Long thành hoài cổ); "bóng xế tà"- (Qua Đèo Ngang); "bóng hoàng hôn"- (Chiều hôm nhớ nhà). Đã hơn một lần Nguyễn Du sử dụng mô típ này như: "tà tà" trong (Tà tà bóng ngả về tây- Cảnh ngày xuân) để miêu tả tâm trạng bâng khuâng, nuối tiếc của chị em Thúy Kiều khi đi du xuân trở về.
Trong bức tranh thứ nhất này, có thuyền, có người nhưng thuyền chỉ ở "thấp thoáng" nơi "xa xa", không ở gần để xẻ chia tâm sự với nàng.
Nhìn lên "ngọn nước mới sa" cánh hoa trôi nổi trên dòng nước, không biết sẽ về đâu. Thúy Kiều liên tưởng đến số phận của nàng sau này không biết sẽ thế nào. Thành ngữ "bèo dạt mây trôi" được Nguyễn Du vận dụng rất khéo léo, sáng tạo làm tăng ấn tượng về sự long đong, vô định của sự vật được miêu tả. ở đây là của Thúy Kiều hay là số phận chung của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa.
Nhìn xuống mặt đất, nơi "nội cỏ dầu dầu". Nội cỏ chứa đầy tâm trạng. Không phải là: "cỏ xanh như khói bến xuân tươi" (Nguyễn Trãi); cũng không phải là: "Sóng cỏ xanh tươi gợn đến trời" (Hàn Mặc Tử). Nguyễn Du rất tài hoa khi miêu tả sự vật này. Trong mỗi cảnh, mỗi tình thì ngọn cỏ lại khác nhau: khi chị em Thúy Kiều náo nức đi chơi xuân thì "Cỏ non xanh tận chân trời"; khi gặp mộ Đạm Tiên - một cô ca kĩ "hồng nhan bạc mệnh" thì ngọn cỏ lại "nửa vàng, nửa xanh". Còn ở đây thì ngọn cỏ lại "dầu dầu" trải dài đến tận chân trời, tạo cảm giác rợn ngợp, tăng thêm sự lạnh lẽo, nhỏ bé, hiu quạnh và cô đơn của Thúy Kiều nơi đất khách quê người. Cảnh chứa đựng một nỗi buồn vô vọng.
Nhìn xung quanh: một cơn gió cuốn trên mặt duềnh với tiếng sóng "ầm ầm", "kêu" quanh ghế ngồi. Nghệ thuật nhân hóa sóng "kêu" chứ không phải sóng vỗ bờ, xô bờ, ... Đó là tiếng gào thét điên khùng của sóng gió biển khơi đang thình lình nổi bão tố phong ba, nhưng cũng chính là tiếng thét gào nổi loạn và tuyệt vọng trong mặc cảm cô đơn, nàng Kiều trong mắt bão, trước phong ba. Phần nào, Kiều đã linh cảm thấy số phận long đong, phiêu dạt "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần" mà nàng sắp phải trải qua.
Điệp ngữ liên hoàn "buồn trông" được điệp lại bốn lần ở đầu các câu lục, nhằm nhấn mạnh nỗi buồn nhiều vẻ của Thúy Kiều. Bốn cảnh vật là bốn nỗi buồn khác nhau của nàng. Nỗi buồn bủa vây tứ phía không cho nàng lối thoát: nhìn ra xa nơi cửa bể; nhìn lên trên nơi ngọn nước mới sa; nhìn xuống dưới nơi nội cỏ dầu dầu; nhìn xung quanh với ầm ầm tiếng sóng kêu. Nguyễn Du đã theo sát từng bước chân của Kiều. Ông đã nhìn cảnh vật bằng chính cái nhìn của Kiều. Phủ lên cảnh vật bằng chính tâm trạng của Kiều. Chính vì vậy, ông đã được mệnh danh là nghệ sĩ bậc thầy về miêu tả thiên nhiên và tâm lí nhân vật. Ông đã dành cho nhân vật của mình sự cảm thông sâu sắc.
Tóm lại, nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du thật phong phú, sinh động. Nghệ thuật ấy chẳng khác gì vẽ một bức tranh thủy mặc, nhiều khi chỉ một ánh hoàng hôn, một ánh trăng, một thảm cỏ, một bông hoa, một dòng nước chảy...cũng thành nhạc, thành thơ. Sự hòa phối màu sắc và cách sắp xếp cảnh vật gần - xa thật tài tình đã đủ lôi cuốn tâm hồn người đọc hòa chung vào cảnh vật. Một điều không thể chối cãi là Nguyễn Du rất yêu cảnh thiên nhiên nên đã thổi vào thiên nhiên một "hồn người" khiến cho không ai đọc thơ tả cảnh thiên nhiên của ông mà không bồi hồi tấc dạ. Giá trị văn chương tả cảnh của Nguyễn Du đã đạt tới mức tinh diệu. Chỉ riêng lĩnh vực tả cảnh không thôi, cũng đủ để Truyện Kiều xứng đáng là một tác phẩm văn chương hay nhất trong kho tàng văn học nước nhà. Học giả Đào Duy Anh nhận xét về "Truyện Kiều": "Chúng ta sở dĩ yêu chuộng Truyện Kiều không phải nó có thể làm quyển sách luân lí cho đời, mà chỉ vì trong sách ấy, Nguyễn Du đã dùng những lời văn kì diệu để làm rung động hồn ta" (Khảo luận về Kim Vân Kiều).
1.2. Tả cảnh ngụ tình
2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật.
Nhìn chung, Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật của mình theo phương pháp truyền thống: chia nhân vật thành hai tuyến chính diện và phản diện. Nhân vật chính diện được miêu tả theo lối lý tưởng hóa, bằng phương pháp ước lệ tượng trưng. Còn nhân vật phản diện lại được khắc họa theo lối tả thực. Mỗi người đều đạt đến sự điển hình hóa cao độ. Vì thế nhiều nhân vật trong tác phẩm "Truyện Kiều" đã bước ra từ trong trang sách để sống với cuộc đời thực, trở thành chuẩn mực để người ta đánh giá con người. Dưới đây, tôi sẽ đề cập đến một số nghệ thuật miêu tả nhân vật theo hai tuyến như trên.
2.1. Miêu tả nhân vật bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.
Trong văn thơ cổ, người ta thường dùng các chuẩn mực có sẵn, có tính qui phạm, chữ nghĩa khuôn mẫu, dùng những hình ảnh thiên nhiên để miêu tả ngoại hình nhân vật. Những hình ảnh thiên nhiên này thường tượng trưng cho sự thanh cao, quý phái. Thông thường, người xưa lấy tứ quí về vật: Long - Ly - Qui - Phượng . Về cây : Tùng - Cúc - Trúc - Mai. Về người: Ngư - Tiều - Canh - Mục. Nói đến mùa xuân thì không quên hoa đào, hoa mai, chim én. Nói đến mùa thu thì phải có sương sa, lá ngô đồng rụng. Tả chàng trai là phải có mày râu. Tả cô gái thì nghĩ ngay đến cỏ bồ và cây liễu. Tả tráng sĩ thì dưới nguyệt mài gươm.... Đối với Nguyễn Du, ông vừa tuân thủ vừa vượt qua tính khuôn mẫu có sẵn, vận dụng sáng tạo hệ thống hình ảnh thiên nhiên vào tác phẩm của mình. Tiêu biểu trong các đoạn trích học ở THCS bút pháp ước lệ tượng trưng được Nguyễn Du vận dụng miêu tả nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân (Chị em Thúy Kiều); Chuyên đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm hai nhân vật mà Nguyễn Du yêu mến nữa là Từ Hải và Kim Trọng.
Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều Nguyễn Du đã vận dụng triệt để bút pháp này để khắc họa vẻ đẹp toàn thiện, toàn mĩ trong cốt cách và trong phẩm cách của hai chị em:
"Đầu lòng hai ả Tố Nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười".
Tác giả miêu tả khái quát vẻ đẹp chung của hai chị em. Cả hai nàng đều rất xinh đẹp như "Tố nga". Nhà thơ đã dùng hai hình ảnh ước lệ "mai" để tượng trưng cho cốt cách thanh cao, dịu dàng. Hình ảnh"tuyết" tượng trưng cho sự trắng trong về tinh thần của họ. Cả hai dều có một v? đẹp hoàn hảo "mười phân vẹn mười". Tuy nhiên ở mỗi người lại có một vẻ đẹp khác nhau.
2.1. Miêu tả nhân vật bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.
Khi giới thiệu hai cô gái, Nguyễn Du giới thiệu người chị "Thúy Kiều" trước, cô em "Thúy Vân" sau theo trật tự lễ nghi phong kiến. Nhưng đây là chân dung nghệ thuật nên sau lời giới thiệu chung về hai chị em thì tác giả lại miêu tả Thúy Vân trước Thúy Kiều. Bởi đối với chân dung nghệ thuật, vấn đề hàng đầu là đường nét, màu sắc đậm hay nhạt, nổi bật hay lu mờ.
ấn tượng bao trùm khi đọc các câu thơ miêu tả Thúy Vân là một vẻ đẹp hài hòa, cân đối:
" Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da."
Thúy Vân có một vẻ đẹp trang trọng " khác vời", một vẻ đẹp quý phái, tướng của một mệnh phụ phu nhân. Khuôn mặt nàng "khuôn trăng" đầy đặn tươi sáng như trăng rằm. Lông mày của nàng "nở nang", thanh tú như "mày ngài". Miệng nàng cười tươi xinh như hoa, một nụ cười duyên dáng. Miêu tả nụ cười này chúng ta cũng đã bắt gặp trong ca dao: "Miệng cười như thể hoa ngâu", đó là một nét duyên thầm của người phụ nữ. Lời nói của nàng trong trẻo như tiếng ngọc "ngọc thốt", một lời nói có chất lượng, có giá trị, đúng mực, vừa lòng người nghe. Thật khó có thể thay từ " thốt" bằng một từ nào khác. Cử chỉ đoan trang, dịu dàng, hiền thục. Tác giả đã sử dụng từ ngữ đặc tả để miêu tả mái tóc của nàng "nước" tóc chứ không phải là "màu" tóc. Từ "nước" chỉ mái tóc suôn, mềm, óng ả, mượt mà, chảy dài. "Mây" đã mềm nhưng vẫn phải "thua" "nước" tóc của Thúy Vân. "Tuyết" đã trắng, mịn màng nhưng vẫn phải"nhường" màu da của nàng.
2.1. Miêu tả nhân vật bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.
Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân rất chi tiết cụ thể từ: khuôn mặt, lông mày, miệng cười, nước tóc, màu da. Với hàng loạt các ẩn dụ tươi sáng: trăng, hoa, ngọc, mây, nước để chỉ người con gái đẹp. Chỉ bằng hai từ thua và nhường cho thấy Thúy Vân không chỉ có một vẻ đẹp tươi tắn trẻ trung mà còn kiều diễm, phúc hậu, đoan trang, dự báo trước cuộc đời của Thúy Vân suôn sẻ, hạnh phúc đang mỉm cười dang tay chào đón nàng.
Miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân trước để làm đòn bẩy miêu tả vẻ đẹp Thúy Kiều.
Thúy Kiều tác giả không miêu tả cụ thể, chi tiết như Thúy Vân mà chấm phá theo kiểu "điểm nhãn", cốt nổi bật cái thần vẻ đẹp của nàng, vẻ đẹp đó tập trung vào đôi mắt:
"Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh."
"Thu Thủy" (nước hồ mùa thu) tả vẻ đẹp đôi mắt của Thúy Kiều trong sáng, thăm thẳm, mơ màng, huyền diệu, dợn sóng như nước mùa thu có sức cuốn hút mạnh mẽ. Đôi mắt của nàng thể hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Nhưng sâu thẳm bên trong đôi mắt ấy, ta vẫn thấy ẩn chứa trong đó một nỗi buồn mênh mang. Chính vì vậy, trong một câu thơ khác Nguyễn Du đã viết:
"Anh hoa phát tiết ra ngoài,
Tiếc công cha mẹ thiệt đời thông minh``.
"Xuân sơn" (dáng núi mùa xuân) đôi lông mày của nàng thanh tú trên gương mặt trẻ trung tràn đầy sức sống, càng thêm cái hài hòa kiều diễm của một trang tuyệt sắc giai nhân.
1.2. Tả cảnh ngụ tình
Thúy Kiều đẹp hơn cả những gì thiên nhiên ban tặng khiến cho "hoa" phải "ghen" vì "thua" vẻ đằm thắm, xinh tươi của nàng;"liễu" phải "hờn" vì kém vẻ duyên dáng, tràn đầy sức sống của nàng. Thúy Kiều hiện lên là một cô gái có dung nhan rực rỡ, có hồn. Có những vẻ đẹp vô hồn chỉ có nhan sắc, còn riêng Thúy Kiều sắc đẹp của nàng càng làm đẹp thêm cho tâm hồn, trí tuệ. Chính vì vẻ đẹp ấy làm cho Thúy Kiều có sức quyến rũ lạ kỳ. Trời xanh đã ban cho nàng vẻ đẹp cả về tài và sắc thì trời xanh sẽ lại vùi dập nàng, bởi vì trời kia: "đâu có thiên vị người nào, chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai". Một lần nữa cho ta thấy tài miêu tả của Nguyễn Du trong việc sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, chỉ là miêu tả chân dung nhưng lại dự báo được cả số phận nhân vật.
Tác giả đã dùng những hình tượng thiên nhiên có vẻ đẹp đặc biệt, trong trắng, rực rỡ, vững bền như: tuyết- mai, trăng - hoa, mây - tuyết, thu thủy - xuân sơn, hoa - liễu... thể hiện bút pháp cực tả tuyệt đối hóa, lí tưởng hóa nhan sắc, cốt cách của hai chị em Thúy Kiều.
1.2. Tả cảnh ngụ tình
Khác với Mã Giám Sinh, Kim Trọng xuất hiện trong tiếng "nhạc vàng" là một " văn nhân" tao nhã, thanh tú, thung dung, dáng vẻ thư sinh, giữa vùng cây cỏ xanh tươi, bầu trời " thanh minh" trong sáng và diện mạo, màu áo, sắc ngựa, bước đi của chàng như đã làm bừng sáng cả cảnh vật. Với Kim Trọng, ông giới thiệu đầy đủ họ tên, gia thế, địa vị, học thức vẫn dùng nghệ thuật ước lệ tượng trưng:
"Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.
Nền phú hậu bậc tài danh,
Văn chương nết đất thông minh tính trời.
Phong tư tài mạo tót vời,
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa."
Trong đó có ba câu được ngắt nhịp cân đối, nhịp nhàng để nhấn mạnh sự tiếp nối của ý thơ với dụng ý nói lên sự phú bẩm rộng rãi của tạo hóa, sự phong phú về tài hoa, về trí tuệ trong " phong tư tài mạo" cũng như trong ứng xử " phong nhã" tuyệt vời của chàng. Chân dung Kim Trọng đã được Nguyễn Du miêu tả qua tấm lòng trân trọng và nhìn từ đôi mắt cũng như từ sự rung động của trái tim nàng Kiều. Đây là kiểu chân dung nhân vật trữ tình phổ biến trong thơ Nôm cổ điển.
1.2. Tả cảnh ngụ tình
Nhân vật Từ Hải xuất hiện trước mắt Thúy Kiều và mọi người với tầm vóc và dung mạo khác thường - đặc điểm cơ bản của nhân vật anh hùng:
"Râu hùm hàm én mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao."
Ngôn ngữ miêu tả ngoại hình ở đây cũng không vượt ra ngoài tính chất công thức ước lệ, với những chi tiết đã được quan niệm thẩm mỹ phong kiến quy định cho kiểu nhân vật anh hùng. Hai câu thơ:
"Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài."
Các từ ngữ "côn quyền", " lược thao"... đều là những từ ngữ quen thuộc về kiểu nhân vật này. Tác giả miêu tả thiên về công thức, trừu tượng, nhẹ về tính cá thể, cụ thể trong nghệ thuật.
Cũng như Kim Trọng, Từ Hải thiên về tính chất lí tưởng bởi chí khí, tài năng, kì tích phi thường của chàng. Nhưng bên cạnh bút pháp tả người mang ít nhiều tính ước lệ, công thức, hình tượng Từ Hải còn phảng phất tính sử thi.
về dự chuyên đề
GIáO VIÊN: NGUYễN THị HOàNG
TRƯờNG: THCS HƯƠNG CANH
CHUYÊN Đề:
TìM HIểU MộT VàI NéT NGHệ THUậT
MIÊU Tả TRONG TRUYệN KIềU CủA NGUYễN DU
Phần mở đầu:
I. Lý do chọn đề tài:
1. Cơ sở khoa học:
Văn học là bộ phận tinh tế nhạy cảm của văn hóa, thể hiện khát vọng vươn tới các giá trị "chân, thiện, mỹ" của nhân dân. Nhiệm vụ hàng đầu của sự nghiệp văn học là sáng tạo những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng nội dung và nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ sâu sắc, có ý thức giáo dục, bồi dưỡng tinh thần, tình cảm, nhân cách và bản lĩnh cho các thế hệ công dân của đất nước.
Trong hệ thống giáo dục phổ thông, môn văn có một vị trí quan trọng cả về hai mặt: "Bồi dưỡng văn hóa, khoa học, kỹ thuật". Và "Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức xã hội". Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì phương pháp luận của khoa học nhân bản có những đổi mới. Việc đổi mới sách giáo khoa ngữ văn THCS nhằm giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực chủ yếu: năng lực hành động, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực tự khẳng định. Đồng thời phát huy tính tích cực, tự giác, chủ đông, sáng tạo của học sinh.
Phần mở đầu:
Lý do chọn đề tài:
1. Cơ sở khoa học:
ở bộ môn ngữ văn thời lượng giành cho việc giảng dạy tác phẩm văn chương là tương đối lớn. Trong số thời lượng ấy, số tiết dạy văn học Trung đại cũng chiếm một phần không nhỏ, được tìm hiểu ở toàn cấp học. Do đó việc nắm được mối quan hệ giữa giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học trung đại là vô cùng cần thiết.
Văn học trung đại được tính từ thế kỉ X cho đến hết thế kỉ XIX, phát triển dưới các triều đại phong kiến. Nó bao gồm hai bộ phận phát triển song song: Văn học dân gian và văn học viết của trí thức (bao gồm các nhà sư, vua quan, tướng lĩnh, nhưng nhiều nhất vẫn là nho sĩ). Bộ phận văn học viết bao gồm hai thành phần chữ Hán và chữ Nôm. Văn học viết trên quá trình phát triển mối quan hệ giữa hai thành phần Hán Và Nôm có sự chuyển biến theo qui luật: thành phần Nôm ngày càng có vị trí quan trọng hơn. Văn học thời kì này có hai nội dung cốt lõi là cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo.
Nền văn học trung đại tuy có nhiều chuyển biến qua các giai đoạn lịch sử khác nhau gắn liền với quá trình dựng nước, giữ nước và đổi thay về ý thức của con người. Nhưng dù có biến chuyển thế nào, văn học thời kì này vẫn bị chi phối bởi một quan niệm thẩm mĩ chung thể hiện qua một hệ thống thi pháp tương ứng (nằm trong vùng ảnh hưởng của tư tưởng Nho, Phật, Đạo và văn học Trung Hoa). Văn học Việt Nam thời trung đại đã kết tinh nghệ thuật ở phạm vi văn vần hơn văn xuôi. Bút pháp thiên vào lối chấm phá, điểm nhãn, gợi nhiều hơn tả trong nghệ thuật. Các tác giả văn học trung đại, đặc biệt là các tác giả tài năng, vừa tuân thủ vừa phá vỡ tính qui phạm, phát huy cá tính sáng tạo trong sáng tác.
Nổi bật trên nền văn học thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX là Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Phần mở đầu:
Lý do chọn đề tài:
1. Cơ sở khoa học:
Phần mở đầu:
Lý do chọn đề tài:
1. Cơ sở khoa học:
Văn học trung đại có đặc thù riêng như vậy nên khi tìm hiểu về nền văn học này là chúng ta giúp học sinh tìm về thế giới của người xưa, giúp các em bồi dưỡng nhân cách, biết yêu quý các giá trị phi vật thể, yêu quê hương, yêu đất nước, yêu gia đình và tự hào dân tộc, có lý tưởng XHCN, lòng khoan dung, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, trí tiến thủ lập nghiệp không cam chịu nghèo nàn. Dạy văn học trung đại, giúp học sinh nắm được các giá trị nhân văn và nghệ thuật của tác phẩm văn học. Do đó, chuyên đề này tôi muốn đề cập đến một mảng nhỏ khi tìm hiểu văn học trung đại đó là: khai thác một vài nét về nghệ thuật miêu tả trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Hiện nay, nền văn hóa của nước ta cũng như các nước trên thế giới rất phát triển. Mạng lưới truyền thông cập nhật. Học sinh được tiếp thu, tiếp xúc với nhiều phương tiện nghe, nhìn: đài, báo, ti vi, internet, truyện tranh, phim hoạt hình, phim trực tuyến online.
Trong quá trình dạy học sinh đại trà và bồi dưỡng học sinh giỏi tôi nhận thấy: số đông học sinh không mấy hứng thú khi ngồi nghe một giờ văn. Đặc biệt là văn học trung đại. Không chỉ bởi rào cản ngôn ngữ, văn tự, khoảng cách về văn hóa giữa quá khứ và hiện tại mà còn khó khăn trong việc tìm kiếm tư liệu tham khảo, đặc biệt là dạng sách tuyển chọn những tác phẩm nguyên gốc. Trong số các tác phẩm văn học trung đại chưa có một tác phẩm nào được học với số tiết nhiều như Truyện Kiều. Điều đó khẳng định giá trị của Truyện Kiều trong hệ thống các tác phẩm văn chương.
2. Cơ sở thực tiễn.
Đứng trước tình hình nền văn hóa dân tộc có nguy cơ mai một, là một giáo viên, nhiệm vụ của chúng ta là phải giúp học sinh có được hứng thú trong giờ học văn, giúp các em đồng cảm với nhân vật, với tác giả, từ đó cảm thông và yêu quý họ. Xây dựng hứng thú, thái độ nghiêm túc, khoa học trong việc học văn; có ý thức và biết cách ứng xử trong gia đình, trong trường học và ngoài xã hội một cách có văn hóa; khinh ghét những cái xấu xa, độc ác, giả dối được phản ánh trong các tác phẩm văn học. Đồng thời giúp các em giữ gìn được nền văn hóa dân tộc mà người nghệ sĩ đã gửi gắm lại qua nhiều thế hệ. Giáo viên cần dẫn dắt học sinh nắm được các hình thức nghệ thuật trong văn học trung đại, đặc biệt là các hình thức nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
2. Cơ sở thực tiễn.
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
Trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn 9 hiện nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du có một vị trí không nhỏ. Có một bài giành riêng cho việc giới thiệu tác giả, tóm tắt tác phẩm, nêu giá trị tác phẩm và học 5 đoạn trích. Qua thực tế giảng dạy và tham khảo các ý kiến về "Truyện Kiều", tôi thấy: khi tìm hiểu "Truyện Kiều" có đồng chí thiên về phân tích các giá trị nội dung của các đoạn trích, còn việc tìm hiểu giá trị nghệ thuật thì vẫn chưa thực sự cho đây là một vấn đề quan trọng.
Đối với học sinh thì việc phân tích, tìm hiểu "Truyện Kiều" là một vấn đề tương đối khó, đòi hỏi phải có một kỹ năng học tập phù hợp, cụ thể với thực tiễn giảng dạy của đặc trưng bộ môn.Vì những lý do trên mà tôi quyết định chọn chuyên đề này, để tìm hiểu sâu sắc thiên tài nghệ thuật của Nguyễn Du trong "Truyện Kiều".
Chuyên đề này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé về kinh nghiệm giảng dạy "Truyện Kiều", đồng thời giúp học sinh tìm hiểu, phân tích "Truyện Kiều" với cái nhìn toàn diện hơn.
1. Đối tượng nghiên cứu.
- Truyện Kiều, đặc biệt l những đoạn trích trong SGK Ngữ van 9, v? m?t số nét nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du.
- Chuyên đề này nhằm phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 và vận dụng vào giảng dạy "Truyện Kiều" của Nguyễn Du trong chương trình lớp 9 THCS.
2. Phạm vi nghiên cứu.
Chuyên đề này tôi chỉ đề cập đến: Một vài nét sáng tạo về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.
III. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các
phương pháp sau:
1. Phương pháp thống kê:
2. Phương pháp phân tích.
3. Phương pháp so sánh.
4. Phương pháp khái quát hóa.
A. Phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
1. cơ sở khoa học
2. Cơ sở thực tiễn
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
III. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê
Phương pháp phân tích
Phương pháp so sánh.
Phương pháp khái quát hóa.
B. Phần nội dung.
I. Vài nét khái quát về Truyện Kiều
1.Vị trí của Truyện Kiều
2. Nguồn gốc của Truyện Kiều.
3. Giá trị của Truyện Kiều
II. Vài nét về nghệ thuật miêu tả trong Truyện Kiều.
1. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
1.1.Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trực tiếp.
1.2.Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật.
2.1.Miêu tả nhân vật bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.
2.2. Miêu tả nhân vật bằng bút pháp tả thực.
2.3. Miêu tả nhân vật qua cử chỉ, hành động.
2.4. Miêu tả nội tâm nhân vật
a. Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ tự sự
b. Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại
c. Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại
C. Phần kết luận
Thư mục tham khảo.
Cấu trúc chuyên đề
B. Phần nội dung:
Vài nét khái quát về tác phẩm Truyện Kiều
1. Vị trí.
Trong đời sống nhân dân Việt nam, "Truyện Kiều" chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Nhiều nhân vật trong "TruyệnKiều" đã trở thành những mẫu người trong xã hội cũ, mang những tính cách tiêu biểu như: Sở Khanh, Hoạn Thư, Từ Hải... và đều đi vào thành ngữ Việt nam. Khả năng khái quát của nhiều cảnh tình, ngôn ngữ trong tác phẩm khiến cho quần chúng tìm đến "Truyện Kiều", như tìm đến một điều dự báo. Bói Kiều rất phổ biến trong quần chúng ngày xưa. Ca nhạc dân gian có dạng lẩy Kiều, sân khấu dân gian có trò Kiều, tuồng Kiều, cải lương Kiều. Hội họa có nhiều tranh Kiều. Thơ vịnh Kiều nhiều không kể xiết. Giai thoại xung quanh cũng rất phong phú. Nhiều câu, nhiều ngữ trong "Truyện Kiều" đã lẫn vào kho tàng ca dao, tục ngữ. Từ xưa đến nay, "Truyện Kiều" đã là đề tài cho nhiều công trình nghiên cứu, bình luận và những cuộc bút chiến.
Chính vì "Truyện Kiều" có vị trí quan trọng như vậy nên nó đã đạt được nhiều kỉ lục của thế giới và trong nước: 5 kỉ lục thế giới; 7 lỉ lục Việt Nam.
5 k? l?c th? gi?i
1. Truy?n Ki?u l quy?n sỏch duy nh?t trờn th? gi?i cú du?c hi?n tu?ng ch?p nh?t nh?ng cõu tho ? cỏc ch? khỏc nhau d? thnh nhi?u bi tho m?i.
2. L thi ph?m di cú nhi?u b?n d?ch nh?t ra cựng m?t ngo?i ng?.
3. L thi ph?m cú nhi?u ngu?i vi?t v? ph?n ti?p theo nh?t trờn th? gi?i.
4. L cu?n sỏch duy nh?t trờn th? gi?i m ngu?i ta cú th? d?c ngu?c t? cu?i lờn d?n d?u.
5. Cu?n sỏch duy nh?t trờn th? gi?i t?o ra quanh nú c? m?t lo?t nh?ng lo?i hỡnh van hoỏ.
7 kỷ lục Việt Nam.
1. Là tác phẩm đã đưa một nhà thơ lên hàng danh nhân văn hoá thế giới.
2. Là cuốn sách duy nhất không phải viết ra để bói mà người dân vẫn dùng bói, được ông Phạm Đan Quế trình bày riêng thành quyển: Bói Kiều như một nét văn hoá.
3. Là quyển sách có được hiện tượng vịnh Kiều với hàng ngàn bài thơ vịnh.
4. Bộ phim đầu tiên của Việt Nam ra đời năm 1924 tại Hà Nội mang tên Kim Vân Kiều.
5. Thi phẩm có sách đề cập đến nhiều nhất với hàng trăm cuốn.
6. Là quyển sách gây nhiều giai thoại nhất.
7. Là cuốn sách được viết và đóng thành Truyện Kiều độc bản bằng chữ quốc ngữ nặng nhất ở VN do nhà thư pháp Nguyễn Đình thực hiện, nặng 50kg, trên khổ giấy 1m x 1,6m, hiện trưng bày tại Khu di tích Nguyễn Du huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Năm 1965 Nguyễn Du chính thức được nhà nước làm lễ
kỷ niệm, Hội đồng hoà bình thế giới ghi tên ông trong danh sách những nhà văn hóa thế giới.
NGUYỄN DU
Khu lưu niệm Nguyễn Du
2. Nguån gèc TruyÖn KiÒu.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được bản gốc "Truyện Kiều" viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Du. Tuy nhiên, họ đã tìm ra được rất nhiều bản dịch ở các thời điểm khác nhau của "Truyện Kiều". Tất cả các nhà nghiên cứu đều cho rằng Nguyễn Du viết "Truyện Kiều" dựa trên cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân- một tác giả Trung Quốc sống ở thế kỷ XV. Từ một tác phẩm văn xuôi chữ Hán, viết theo kiểu tiểu thuyết chương hồi, từ một câu chuyện tình bình thường, bằng tài năng nghệ thuật, qua lăng kính của người nghệ sĩ tài hoa, Nguyễn Du đã biến tác phẩm ấy trở thành một "Thiên cổ tình thư". Ban đầu ông đặt tên cho nó là "Đoạn trường tân thanh", sau này người ta quen gọi là "Truyện Kiều".
Có nhiều công trình sưu tầm, nghiên cứu về Truyện Kiều cho biết số lượng câu trong Truyện Kiều có bản là 3260 câu, có bản là 3259 câu. Trong chuyên đề này chúng ta theo SGK ngữ văn 9 : Truyện Kiều gồm 3254 câu (Vì chưa tìm được bản gốc nên chưa xác định được cụ thể, chính xác).
Kim Võn Ki?u truy?n (b?n c?)
3. Giá trị của Truyện Kiều.
Truyện Kiều đạt đến đỉnh cao cả về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.
Về giá trị nội dung: "Truyện Kiều" có hai giá trị lớn: giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. "Truyện Kỉều" là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do công lý...
3. Giá trị của Truyện Kiều.
Về giá trị nghệ thuật "Truyện Kiều" rất phong phú, song đặc sắc nhất là ở hai phương diện chủ yếu:
- Nghệ thuật ngôn ngữ: ngôn ngữ "Truyện Kiều" đạt đến mức trong sáng mẫu mực. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn hai tác phẩm ngôn ngữ: ngôn ngữ bình dân - ngôn ngữ ca dao, tục ngữ lời ăn tiếng nói của người dân; ngôn ngữ bác học mà chủ yếu là những lời Hán Việt mang đến cho "Truyện Kiều" thứ ngôn ngữ vừa hàm xúc, vừa trang nhã, vừa giản dị mà vẫn đẹp đẽ, giàu hình ảnh nhạc điệu. Vì thế người ta gọi "Truyện Kiều" là " tòa lâu đài ngôn ngữ thơ ca" được kết lên từ những viên ngọc lấp lánh sáng trong.
- Nghệ thuật miêu tả và xây dựng nhân vật: ở lĩnh vực này Nguyễn Du thành công ở tất cả các bút pháp (tả cảnh, tả tình, tả người). Ông được mệnh danh là một thiên tài bậc thầy của nền văn học dân tộc.
II . Vài nét về nghệ thuật miêu tả trong Truyện Kiều Nguyễn Du.
1. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
1.1. Miêu tả thiên nhiên trực tiếp.
Nghệ thuật tả thiên nhiên của Nguyễn Du tuyệt vời đến nỗi giáo sư Nghiêm Toàn đã có nhận định như sau: " Trong Đoạn trường tân thanh luôn luôn có những bức tranh nho nhỏ như những hạt kim cương rải rác đính trên một tấm thêu nhung" (Việt Nam Văn học sử trích yếu). Điều đó đã được thể hiện cụ thể rất rõ qua mỗi đoạn trích "Truyện Kiều" trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn 9 THCS.
1. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
1.1. Miêu tả thiên nhiên trực tiếp.
Hãy xem một cảnh xuân tươi mát trên đồng quê qua ngòi bút miêu tả thiên nhiên trực tiếp :
"Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa."
(Cảnh ngày xuân )
Bốn câu thơ mở đầu là bức tranh " đượm vẻ thiên nhiên" diễm lệ và tươi sáng. Nguyễn Du đã sử dụng từ ngữ dân tộc (trong đó có những câu thơ có thể gọi là "thuần Nôm"), đã lựa chọn những đường nét, những hình ảnh, những màu sắc, đưa vào một tổng thể cấu trúc hội họa hài hòa, mở ra một không gian nghệ thuật hữu sắc, hữu hương, nên thơ. Giữa bầu trời bao la, mênh mông là những cánh én bay qua bay lại như thoi đưa. Cánh én ngày xuân thân mật biết bao. Hai chữ "đưa thoi" rất gợi hình, gợi cảm. Nhà thơ miêu tả cánh én như con thoi vút qua, vút lại chao liệng như muốn nói thời gian đang trôi nhanh, ngày xuân, ngày vui trôi rất nhanh.
1. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
1.1. Miêu tả thiên nhiên trực tiếp
Sau cánh én " đưa thoi" là ánh xuân, là "thiều quang" của mùa xuân khi mùa xuân đã bước sang tháng thứ ba. Cách tính thời gian và miêu tả vẻ đẹp mùa xuân của các thi nhân xưa nay thật là hay và ý vị. Trong thơ cổ, nào là: "xuân về" (Trần Nhân Tông), "xuân đến, xuân đi" (Mãn Giác thiền sư), "xuân hướng lão", "xuân đã muộn" (Nguyễn Trãi). Sau này, trong các tác phẩm hiện đại của các thi nhân lãng mạn cũng đã xuất hiện nhiều hình ảnh thời gian nghệ thuật: Xuân Diệu có " xuân hồng", Hàn Mặc Tử có " mùa xuân chín", Nguyễn Bính có " xuân xanh". Với Nguyễn Du thì "thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi" lúc này là cuối xuân, gợi cái đậm của sức xuân. ánh sáng của mùa xuân rực rỡ, ấm áp làm cho bức tranh mùa xuân thêm trong trẻo, tươi sáng.
1. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
1.1. Miêu tả thiên nhiên trực tiếp
Hai câu thơ dưới Nguyễn Du đã vận dụng sáng tạo từ hai câu thơ cổ Trung Quốc:
"Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa".
Hai từ "trắng điểm" là "nhãn tự", cách chấm phá điểm xuyết của thi pháp cổ gợi lên vẻ đẹp trong sáng tinh khôi của thiên nhiên cỏ hoa. Bút pháp nghệ thuật phối sắc tài tình: thảm cỏ xanh mướt bao la, trải rộng tới chân trời là tấm phông nền thiên thanh cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng tinh. Chỉ có hai màu xanh và trắng như nỗi thanh khiết của tâm hồn chị em Thúy Kiều đi dự lễ thanh minh. ở đây, cũng cần để ý tới lối đảo chữ tài tình của Nguyễn Du. Thay vì "Cành lê điểm một vài bông hoa trắng" thì Nguyễn Du đã viết: "Cành lê trắng điểm một vài bông hoa". Có thể Nguyễn Du phải đảo chữ vì tôn trọng luật bằng, trắc trong thơ lục bát, nhưng phải công nhận đó là một lối đảo chữ tài tình mà không phải ai cũng làm được. Thật là một bức tranh màu sắc thanh nhã, hài hòa đến tuyệt diệu.
Chỉ bằng hai mươi tư tiếng, Nguyễn Du đã phác họa lên trước mắt người đọc bức tranh mùa xuân có cả chiều cao, chiều rộng, mới mẻ, giàu sức sống. Đây là bức tranh xuân hoa lệ, là những vần thơ tuyệt bút mà Nguyễn Du trao tặng cho đời.
1.2. Tả cảnh ngụ tình
Với bút pháp này, đại thi hào Nguyễn Du được coi là điêu luyện, tuyệt bút. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của ông được người đời sau khen ngợi như "máu chảy ở đầu ngọn bút" và "thấu nghìn đời".
Nguyễn Du miêu tả cảnh chị em Thúy Kiều đi du xuân trở về khi chiều vừa ngả bóng hoàng hôn :
"Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước lần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang".
1.2. Tả cảnh ngụ tình
Nguyễn Du đã sử dụng lối dùng chữ trang nhã, bình dân trong tả cảnh. Bức tranh không còn tươi rói, tinh khôi nữa mà cảnh được nhân hóa một cách tự nhiên nên dường như nhuốm màu tâm trạng. Hai chữ "tà tà" chỉ một hành động chậm rãi, có thể là chị em Thúy Kiều thong thả bước chân ra về "thơ thẩn" không có gì là vội vã, mà cũng có thể chỉ sự xuống chầm chậm của mặt trời chiều. Cảnh chuyển động nhẹ nhàng, thanh dịu. Cái không khí rộn ràng không còn nữa mà đang nhạt dần, lặng dần. Nguyễn Du thật khéo khi miêu tả thiên nhiên, vẫn cây cầu nhỏ, khe nước nhỏ, vẫn cái thanh, cái dịu của mùa xuân, nhưng ông đã tả chúng dưới góc nhìn khác nhau, một thời điểm khác, nên giữa cảnh và tình có sự giao hòa đồng điệu. Chúng ta đều biết: "nao nao" là từ láy diễn tả tâm trạng con người nhưng ở đây, Nguyễn Du lại dùng để chỉ dòng nước: "nao nao dòng nước uốn quanh". Cảm giác về một ngày vui đang còn mà đã linh cảm thấy một điều gì đó không bình thường sắp xuất hiện, như dự báo về cảnh và người sắp gặp: nấm mộ Đạm Tiên và chàng Kim Trọng mà đây là những nốt nhạc dạo đầu.
Các từ láy: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ có giá trị gợi hình, gợi cảm cao. Cảnh được Nguyễn Du nhìn nhận qua tâm trạng xao xuyến, bâng khuâng, man mác một nỗi buồn vô cớ của chị em Thúy Kiều trên đường trở về sau một ngày du xuân.
1.2. Tả cảnh ngụ tình
Nhiều khi, Nguyễn Du phô diễn lối tả cảnh tượng trưng. Nghĩa là chỉ bằng một vài nét chấm phá, thành nghệ thuật đã đạt đến mức uyển chuyển, tinh tế. Điều đó đã được thể hiện rõ nét trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích":
" Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng"
1.2. Tả cảnh ngụ tình
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã hơn một lần dùng từ "khóa xuân"(Một nền đồng tước khóa xuân hai Kiều). Từ "khóa xuân" trong hai câu thơ này lại mang một hàm ý mỉa mai. Thực chất là Kiều bị giam lỏng. ở trên lầu cao, với nỗi buồn vô vọng, nàng muốn kéo thiên nhiên lại gần để cùng trò chuyện, tâm sự "Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung". Hình ảnh thơ đã được Nguyễn Du miêu tả trái với quy luật tự nhiên, thực ra "non" phải ở "gần", "trăng" phải ở "xa". Tuy nhiên, lại phù hợp với quy luật của cảm giác, vì những gì phát sáng ta cảm thấy nó ở gần hơn. Đó chính là sự cảm nhận tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, là tài năng miêu tả thiên tài của Nguyễn Du.
1.2. Tả cảnh ngụ tình
Kiều nhìn xung quanh, bốn bề bát ngát, mênh mông, trải dài ngút tầm mắt, với những "cát vàng", "bụi hồng", kéo dài ngàn dặm xa. Trong cảnh có màu vàng của trăng, của cát, màu xanh của núi, của biển, của trời, màu hồng của bụi. Cảnh trước lầu Ngưng Bích đẹp như một bức tranh sơn mài diễm lệ. Có mảng sáng, mảng tối, có cao, có thấp, các gam màu nóng tạo cho bức tranh phong cảnh đẹp rực rỡ. Tuy nhiên, qua các chỉ từ "nọ", "kia" chỉ vị trí không gian không xác định, và các tính từ "xa", "gần"chỉ khoảng cách giữa các vật. Ta thấy cảnh vật tuy đẹp nhưng không quần tụ, mà tách rời nhau như sự bối rối, ngổn ngang trăm nỗi trong lòng của cô gái họ Vương.
Trước lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều cảm thấy "bẽ bàng", tủi hổ ê chề mỗi khi ngắm nhìn "mây sớm", hay khi ngồi bên ngọn "đèn khuya". Cảnh thiên nhiên đẹp nhưng Thúy Kiều không có tâm trạng nào để ngắm cảnh. Cho nên "Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng" là như vậy.
1.2. Tả cảnh ngụ tình
Nhìn chung, cảnh thiên nhiên mênh mông, vắng lặng, trơ trọi, rợn ngợp ở lầu Ngưng Bích là để làm nổi bật tâm trạng, nỗi buồn, niềm cô đơn sầu tủi của nàng Kiều. Chính Nguyễn Du đã từng thú nhận sự chủ quan của mình trong lúc tả cảnh qua câu thơ:
"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ."
Trong khuynh hướng tả cảnh ngụ tình, nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du vượt khác hẳn các thi nhân khác, kể cả những thi sĩ Tây Phương - vốn rất thiện nghệ trong lối tả cảnh ngụ tình. Trong khi các thi sĩ này chỉ đi một chiều, nghĩa là chỉ tín những cảnh nào phù hợp với tâm trạng của con người thì mới ghi vào, còn Nguyễn Du thì vừa đưa cảnh đến tâm hồn con người, lại đồng thời vừa đưa tâm hồn đến với cảnh tạo nên một sự giao hòa tuyệt vời hai chiều giữa cảnh và người. Giữa cái vô tri và cái tâm thức để tuy hai mà một, tuy một mà hai.
1.2. Tả cảnh ngụ tình
Tám câu thơ cuối trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là tám câu thơ tuyệt bút. Nó không chỉ là bức tranh ngoại cảnh mà còn là một bức tranh tâm cảnh. Mỗi cảnh vật là một tâm trạng khác nhau của Kiều:
"Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi".
Nhìn ra phía xa xa nơi "cửa bể chiều hôm", nàng cảm thấy nhớ quê hương, nhớ nhà da diết. Không biết đến bao giờ nàng mới được trở về quê hương yêu dấu, nơi có bao người thân của nàng. Nguyễn Du đã vận dụng thời gian nghệ thuật trong văn thơ cổ, "chiều hôm" đó là buổi chiều tà, lúc hoàng hôn buông xuống, thời gian này thường gợi lên ý niệm nhớ nhung, hoài niệm hoặc tàn tạ, thê lương, là khoảng thời gian gợi buồn. Hình ảnh này ta đã bắt gặp trong ca dao:
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"
Cùng thời với Nguyễn Du, bà Huyện Thanh Quan chỉ để lại khoảng sáu bài thơ nhưng trong đó có tới ba bài bà miêu tả thiên nhiên vào lúc chiều tà phù hợp với tâm trạng cô đơn nhớ nhà, thương nước, lẻ loi của bà như: "bóng tịch dương" - (Thăng Long thành hoài cổ); "bóng xế tà"- (Qua Đèo Ngang); "bóng hoàng hôn"- (Chiều hôm nhớ nhà). Đã hơn một lần Nguyễn Du sử dụng mô típ này như: "tà tà" trong (Tà tà bóng ngả về tây- Cảnh ngày xuân) để miêu tả tâm trạng bâng khuâng, nuối tiếc của chị em Thúy Kiều khi đi du xuân trở về.
Trong bức tranh thứ nhất này, có thuyền, có người nhưng thuyền chỉ ở "thấp thoáng" nơi "xa xa", không ở gần để xẻ chia tâm sự với nàng.
Nhìn lên "ngọn nước mới sa" cánh hoa trôi nổi trên dòng nước, không biết sẽ về đâu. Thúy Kiều liên tưởng đến số phận của nàng sau này không biết sẽ thế nào. Thành ngữ "bèo dạt mây trôi" được Nguyễn Du vận dụng rất khéo léo, sáng tạo làm tăng ấn tượng về sự long đong, vô định của sự vật được miêu tả. ở đây là của Thúy Kiều hay là số phận chung của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa.
Nhìn xuống mặt đất, nơi "nội cỏ dầu dầu". Nội cỏ chứa đầy tâm trạng. Không phải là: "cỏ xanh như khói bến xuân tươi" (Nguyễn Trãi); cũng không phải là: "Sóng cỏ xanh tươi gợn đến trời" (Hàn Mặc Tử). Nguyễn Du rất tài hoa khi miêu tả sự vật này. Trong mỗi cảnh, mỗi tình thì ngọn cỏ lại khác nhau: khi chị em Thúy Kiều náo nức đi chơi xuân thì "Cỏ non xanh tận chân trời"; khi gặp mộ Đạm Tiên - một cô ca kĩ "hồng nhan bạc mệnh" thì ngọn cỏ lại "nửa vàng, nửa xanh". Còn ở đây thì ngọn cỏ lại "dầu dầu" trải dài đến tận chân trời, tạo cảm giác rợn ngợp, tăng thêm sự lạnh lẽo, nhỏ bé, hiu quạnh và cô đơn của Thúy Kiều nơi đất khách quê người. Cảnh chứa đựng một nỗi buồn vô vọng.
Nhìn xung quanh: một cơn gió cuốn trên mặt duềnh với tiếng sóng "ầm ầm", "kêu" quanh ghế ngồi. Nghệ thuật nhân hóa sóng "kêu" chứ không phải sóng vỗ bờ, xô bờ, ... Đó là tiếng gào thét điên khùng của sóng gió biển khơi đang thình lình nổi bão tố phong ba, nhưng cũng chính là tiếng thét gào nổi loạn và tuyệt vọng trong mặc cảm cô đơn, nàng Kiều trong mắt bão, trước phong ba. Phần nào, Kiều đã linh cảm thấy số phận long đong, phiêu dạt "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần" mà nàng sắp phải trải qua.
Điệp ngữ liên hoàn "buồn trông" được điệp lại bốn lần ở đầu các câu lục, nhằm nhấn mạnh nỗi buồn nhiều vẻ của Thúy Kiều. Bốn cảnh vật là bốn nỗi buồn khác nhau của nàng. Nỗi buồn bủa vây tứ phía không cho nàng lối thoát: nhìn ra xa nơi cửa bể; nhìn lên trên nơi ngọn nước mới sa; nhìn xuống dưới nơi nội cỏ dầu dầu; nhìn xung quanh với ầm ầm tiếng sóng kêu. Nguyễn Du đã theo sát từng bước chân của Kiều. Ông đã nhìn cảnh vật bằng chính cái nhìn của Kiều. Phủ lên cảnh vật bằng chính tâm trạng của Kiều. Chính vì vậy, ông đã được mệnh danh là nghệ sĩ bậc thầy về miêu tả thiên nhiên và tâm lí nhân vật. Ông đã dành cho nhân vật của mình sự cảm thông sâu sắc.
Tóm lại, nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du thật phong phú, sinh động. Nghệ thuật ấy chẳng khác gì vẽ một bức tranh thủy mặc, nhiều khi chỉ một ánh hoàng hôn, một ánh trăng, một thảm cỏ, một bông hoa, một dòng nước chảy...cũng thành nhạc, thành thơ. Sự hòa phối màu sắc và cách sắp xếp cảnh vật gần - xa thật tài tình đã đủ lôi cuốn tâm hồn người đọc hòa chung vào cảnh vật. Một điều không thể chối cãi là Nguyễn Du rất yêu cảnh thiên nhiên nên đã thổi vào thiên nhiên một "hồn người" khiến cho không ai đọc thơ tả cảnh thiên nhiên của ông mà không bồi hồi tấc dạ. Giá trị văn chương tả cảnh của Nguyễn Du đã đạt tới mức tinh diệu. Chỉ riêng lĩnh vực tả cảnh không thôi, cũng đủ để Truyện Kiều xứng đáng là một tác phẩm văn chương hay nhất trong kho tàng văn học nước nhà. Học giả Đào Duy Anh nhận xét về "Truyện Kiều": "Chúng ta sở dĩ yêu chuộng Truyện Kiều không phải nó có thể làm quyển sách luân lí cho đời, mà chỉ vì trong sách ấy, Nguyễn Du đã dùng những lời văn kì diệu để làm rung động hồn ta" (Khảo luận về Kim Vân Kiều).
1.2. Tả cảnh ngụ tình
2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật.
Nhìn chung, Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật của mình theo phương pháp truyền thống: chia nhân vật thành hai tuyến chính diện và phản diện. Nhân vật chính diện được miêu tả theo lối lý tưởng hóa, bằng phương pháp ước lệ tượng trưng. Còn nhân vật phản diện lại được khắc họa theo lối tả thực. Mỗi người đều đạt đến sự điển hình hóa cao độ. Vì thế nhiều nhân vật trong tác phẩm "Truyện Kiều" đã bước ra từ trong trang sách để sống với cuộc đời thực, trở thành chuẩn mực để người ta đánh giá con người. Dưới đây, tôi sẽ đề cập đến một số nghệ thuật miêu tả nhân vật theo hai tuyến như trên.
2.1. Miêu tả nhân vật bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.
Trong văn thơ cổ, người ta thường dùng các chuẩn mực có sẵn, có tính qui phạm, chữ nghĩa khuôn mẫu, dùng những hình ảnh thiên nhiên để miêu tả ngoại hình nhân vật. Những hình ảnh thiên nhiên này thường tượng trưng cho sự thanh cao, quý phái. Thông thường, người xưa lấy tứ quí về vật: Long - Ly - Qui - Phượng . Về cây : Tùng - Cúc - Trúc - Mai. Về người: Ngư - Tiều - Canh - Mục. Nói đến mùa xuân thì không quên hoa đào, hoa mai, chim én. Nói đến mùa thu thì phải có sương sa, lá ngô đồng rụng. Tả chàng trai là phải có mày râu. Tả cô gái thì nghĩ ngay đến cỏ bồ và cây liễu. Tả tráng sĩ thì dưới nguyệt mài gươm.... Đối với Nguyễn Du, ông vừa tuân thủ vừa vượt qua tính khuôn mẫu có sẵn, vận dụng sáng tạo hệ thống hình ảnh thiên nhiên vào tác phẩm của mình. Tiêu biểu trong các đoạn trích học ở THCS bút pháp ước lệ tượng trưng được Nguyễn Du vận dụng miêu tả nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân (Chị em Thúy Kiều); Chuyên đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm hai nhân vật mà Nguyễn Du yêu mến nữa là Từ Hải và Kim Trọng.
Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều Nguyễn Du đã vận dụng triệt để bút pháp này để khắc họa vẻ đẹp toàn thiện, toàn mĩ trong cốt cách và trong phẩm cách của hai chị em:
"Đầu lòng hai ả Tố Nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười".
Tác giả miêu tả khái quát vẻ đẹp chung của hai chị em. Cả hai nàng đều rất xinh đẹp như "Tố nga". Nhà thơ đã dùng hai hình ảnh ước lệ "mai" để tượng trưng cho cốt cách thanh cao, dịu dàng. Hình ảnh"tuyết" tượng trưng cho sự trắng trong về tinh thần của họ. Cả hai dều có một v? đẹp hoàn hảo "mười phân vẹn mười". Tuy nhiên ở mỗi người lại có một vẻ đẹp khác nhau.
2.1. Miêu tả nhân vật bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.
Khi giới thiệu hai cô gái, Nguyễn Du giới thiệu người chị "Thúy Kiều" trước, cô em "Thúy Vân" sau theo trật tự lễ nghi phong kiến. Nhưng đây là chân dung nghệ thuật nên sau lời giới thiệu chung về hai chị em thì tác giả lại miêu tả Thúy Vân trước Thúy Kiều. Bởi đối với chân dung nghệ thuật, vấn đề hàng đầu là đường nét, màu sắc đậm hay nhạt, nổi bật hay lu mờ.
ấn tượng bao trùm khi đọc các câu thơ miêu tả Thúy Vân là một vẻ đẹp hài hòa, cân đối:
" Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da."
Thúy Vân có một vẻ đẹp trang trọng " khác vời", một vẻ đẹp quý phái, tướng của một mệnh phụ phu nhân. Khuôn mặt nàng "khuôn trăng" đầy đặn tươi sáng như trăng rằm. Lông mày của nàng "nở nang", thanh tú như "mày ngài". Miệng nàng cười tươi xinh như hoa, một nụ cười duyên dáng. Miêu tả nụ cười này chúng ta cũng đã bắt gặp trong ca dao: "Miệng cười như thể hoa ngâu", đó là một nét duyên thầm của người phụ nữ. Lời nói của nàng trong trẻo như tiếng ngọc "ngọc thốt", một lời nói có chất lượng, có giá trị, đúng mực, vừa lòng người nghe. Thật khó có thể thay từ " thốt" bằng một từ nào khác. Cử chỉ đoan trang, dịu dàng, hiền thục. Tác giả đã sử dụng từ ngữ đặc tả để miêu tả mái tóc của nàng "nước" tóc chứ không phải là "màu" tóc. Từ "nước" chỉ mái tóc suôn, mềm, óng ả, mượt mà, chảy dài. "Mây" đã mềm nhưng vẫn phải "thua" "nước" tóc của Thúy Vân. "Tuyết" đã trắng, mịn màng nhưng vẫn phải"nhường" màu da của nàng.
2.1. Miêu tả nhân vật bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.
Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân rất chi tiết cụ thể từ: khuôn mặt, lông mày, miệng cười, nước tóc, màu da. Với hàng loạt các ẩn dụ tươi sáng: trăng, hoa, ngọc, mây, nước để chỉ người con gái đẹp. Chỉ bằng hai từ thua và nhường cho thấy Thúy Vân không chỉ có một vẻ đẹp tươi tắn trẻ trung mà còn kiều diễm, phúc hậu, đoan trang, dự báo trước cuộc đời của Thúy Vân suôn sẻ, hạnh phúc đang mỉm cười dang tay chào đón nàng.
Miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân trước để làm đòn bẩy miêu tả vẻ đẹp Thúy Kiều.
Thúy Kiều tác giả không miêu tả cụ thể, chi tiết như Thúy Vân mà chấm phá theo kiểu "điểm nhãn", cốt nổi bật cái thần vẻ đẹp của nàng, vẻ đẹp đó tập trung vào đôi mắt:
"Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh."
"Thu Thủy" (nước hồ mùa thu) tả vẻ đẹp đôi mắt của Thúy Kiều trong sáng, thăm thẳm, mơ màng, huyền diệu, dợn sóng như nước mùa thu có sức cuốn hút mạnh mẽ. Đôi mắt của nàng thể hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Nhưng sâu thẳm bên trong đôi mắt ấy, ta vẫn thấy ẩn chứa trong đó một nỗi buồn mênh mang. Chính vì vậy, trong một câu thơ khác Nguyễn Du đã viết:
"Anh hoa phát tiết ra ngoài,
Tiếc công cha mẹ thiệt đời thông minh``.
"Xuân sơn" (dáng núi mùa xuân) đôi lông mày của nàng thanh tú trên gương mặt trẻ trung tràn đầy sức sống, càng thêm cái hài hòa kiều diễm của một trang tuyệt sắc giai nhân.
1.2. Tả cảnh ngụ tình
Thúy Kiều đẹp hơn cả những gì thiên nhiên ban tặng khiến cho "hoa" phải "ghen" vì "thua" vẻ đằm thắm, xinh tươi của nàng;"liễu" phải "hờn" vì kém vẻ duyên dáng, tràn đầy sức sống của nàng. Thúy Kiều hiện lên là một cô gái có dung nhan rực rỡ, có hồn. Có những vẻ đẹp vô hồn chỉ có nhan sắc, còn riêng Thúy Kiều sắc đẹp của nàng càng làm đẹp thêm cho tâm hồn, trí tuệ. Chính vì vẻ đẹp ấy làm cho Thúy Kiều có sức quyến rũ lạ kỳ. Trời xanh đã ban cho nàng vẻ đẹp cả về tài và sắc thì trời xanh sẽ lại vùi dập nàng, bởi vì trời kia: "đâu có thiên vị người nào, chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai". Một lần nữa cho ta thấy tài miêu tả của Nguyễn Du trong việc sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, chỉ là miêu tả chân dung nhưng lại dự báo được cả số phận nhân vật.
Tác giả đã dùng những hình tượng thiên nhiên có vẻ đẹp đặc biệt, trong trắng, rực rỡ, vững bền như: tuyết- mai, trăng - hoa, mây - tuyết, thu thủy - xuân sơn, hoa - liễu... thể hiện bút pháp cực tả tuyệt đối hóa, lí tưởng hóa nhan sắc, cốt cách của hai chị em Thúy Kiều.
1.2. Tả cảnh ngụ tình
Khác với Mã Giám Sinh, Kim Trọng xuất hiện trong tiếng "nhạc vàng" là một " văn nhân" tao nhã, thanh tú, thung dung, dáng vẻ thư sinh, giữa vùng cây cỏ xanh tươi, bầu trời " thanh minh" trong sáng và diện mạo, màu áo, sắc ngựa, bước đi của chàng như đã làm bừng sáng cả cảnh vật. Với Kim Trọng, ông giới thiệu đầy đủ họ tên, gia thế, địa vị, học thức vẫn dùng nghệ thuật ước lệ tượng trưng:
"Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.
Nền phú hậu bậc tài danh,
Văn chương nết đất thông minh tính trời.
Phong tư tài mạo tót vời,
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa."
Trong đó có ba câu được ngắt nhịp cân đối, nhịp nhàng để nhấn mạnh sự tiếp nối của ý thơ với dụng ý nói lên sự phú bẩm rộng rãi của tạo hóa, sự phong phú về tài hoa, về trí tuệ trong " phong tư tài mạo" cũng như trong ứng xử " phong nhã" tuyệt vời của chàng. Chân dung Kim Trọng đã được Nguyễn Du miêu tả qua tấm lòng trân trọng và nhìn từ đôi mắt cũng như từ sự rung động của trái tim nàng Kiều. Đây là kiểu chân dung nhân vật trữ tình phổ biến trong thơ Nôm cổ điển.
1.2. Tả cảnh ngụ tình
Nhân vật Từ Hải xuất hiện trước mắt Thúy Kiều và mọi người với tầm vóc và dung mạo khác thường - đặc điểm cơ bản của nhân vật anh hùng:
"Râu hùm hàm én mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao."
Ngôn ngữ miêu tả ngoại hình ở đây cũng không vượt ra ngoài tính chất công thức ước lệ, với những chi tiết đã được quan niệm thẩm mỹ phong kiến quy định cho kiểu nhân vật anh hùng. Hai câu thơ:
"Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài."
Các từ ngữ "côn quyền", " lược thao"... đều là những từ ngữ quen thuộc về kiểu nhân vật này. Tác giả miêu tả thiên về công thức, trừu tượng, nhẹ về tính cá thể, cụ thể trong nghệ thuật.
Cũng như Kim Trọng, Từ Hải thiên về tính chất lí tưởng bởi chí khí, tài năng, kì tích phi thường của chàng. Nhưng bên cạnh bút pháp tả người mang ít nhiều tính ước lệ, công thức, hình tượng Từ Hải còn phảng phất tính sử thi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hoàng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)