Tìm hiểu mang thai ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS

Chia sẻ bởi Nguyệt Hà | Ngày 23/10/2018 | 106

Chia sẻ tài liệu: Tìm hiểu mang thai ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

SINH HỌC
Nhóm 5
Bài thuyết trình của nhóm chúng em bố cục gồm:
Vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên
- Hiện trạng
- Nguyên nhân
- Hậu quả
- Biện pháp
Các bệnh lây qua đường tình dục
- Bệnh lậu
- Bệnh giang mai
- Căn bệnh thế kỉ HIV ; Đại dịch AIDS – Thảm họa của loài người
Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
Vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên
Hiện trạng:
- Như chúng ta đã biết, vị thành niên theo tổ chức y tế thế giới (WHO) là nhóm người trong lứa tuổi 10-19 tuổi. Vị thành niên có tỉ lệ khá lớn trong dân số thế giới, trong đó có tới 500 triệu vị thành niên phần lớn đã quan hệ tình dục

Vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên
Hiện trạng:
- Mang thai ở lứa tuổi vị thành niên là những trường hợp phụ nữ mang thai trước 18 tuổi. Một số phụ nữ mang thai và sinh con ở độ tuổi vị thành niên đã lập gia đình, tuy nhiên còn một bộ phận đáng kể mang thai là vị thành niên còn rất trẻ, chỉ có 14, 15 hoặc 17 tuổi chưa chồng, mà theo Luật hôn nhân và gia đình quy định tuổi kết hôn là 18 tuổi đối với nữ và 20 tuổi đối với nam, chỉ khi đến độ tuổi này thì việc lập gia đình, mang thai, sinh con mới là hợp pháp


- Hiện nay thực trạng phá thai to ở vị thành niên đang trở nên phổ biến, chiếm hơn 10% trong tổng số ca phá thai và tập trung chủ yếu ở học sinh, sinh viên.
- Việt Nam có tỉ lệ nạo phá thai đứng thứ 5 trên thế giới:
- Ở nước ta, 50% dân số dưới 20 tuổi thì có 20% có độ tuổi 10-19, tức là khoảng 15 triệu người mang thai ở tuổi vị thành niên
- Theo thống kê chính thức năm 1995 cả nước ta có chừng 1,5 triệu ca nạo hút thai thì số vị thành niên trong đó chiếm tới 1/5 tổng số
- Trong tổng kết toàn cầu, trong số tử vong do thai sản thì 15% là nạo phá thai bị nhiễm trùng ở đọ tuổi 15-19 ước tính khoảng 5 triệu trong tổng số 50 triệu ca phá thai hàng năm, khoảng 20-60% những người sinh con dưới 20 tuổi là ngoài ý muốn
Vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên
Nguyên nhân:
- Ở độ tuổi dậy thì, các em có nhiều biến đổi về tâm lý và sinh lý, bản năng tình yêu và tình dục cũng bắt đầu trỗi dậy, vì vậy, nhu cầu tình dục với người khác giới xuất hiện. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận các nguồn thông tin chính thống về sức khỏe sinh sản và tình dục của trẻ vị thành niên rất hạn chế.
- Do các trẻ em gái bị xâm hại tình dục, bị bóc lột tình dục, trong khi bản thân không biết cách tự bảo vệ

Vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên
- Do cha mẹ các em thường ngại, lảng tránh khi các em hỏi hay nhắc tới những vấn đề về sức khỏe sinh sản (SKSS). Nhà trường cũng rất ít khi đề cập đến giáo dục SKSS, những lớp học, câu lạc bộ tổ chức tuyên truyền về vấn đề này cũng thiếu nhiều, vì vậy các em không có các kênh thông tin chính thống để tìm hiểu về vấn đề này.
- Do ảnh hưởng của trào lưu trong giới trẻ, chạy theo quan niệm cứ thích là quan hệ tình dục, sống buông thả; báo chí đăng tải quá nhiều về vấn đề này nhưng làm không đến nơi đến chốn, không phân tích rõ các hậu quả của việc mang thai ngoài ý muốn, mang thai khi còn quá trẻ… vì vậy không có tác dụng cảnh báo, răn đe.
- Do phim ảnh hiện nay cũng đề cập đến những vấn đề tình dục quá nhiều song không có định hướng rõ ràng cũng là nguyên nhân khơi dậy, đánh động bản năng tình yêu, tình dục của các em; đặc biệt trẻ em bây giờ không phải lao động chân tay nhiều, ít vận động nên dẫn đến dư thừa năng lượng. Khi năng lượng không được sử dụng, nó sẽ chuyển vào các hoạt động khác để lấy lại cân bằng tâm lý, vì thế nhiều em đã tìm đến những “cuộc yêu” vụng trộm
Vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên
Vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên
Vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên
Hậu quả:
- Khi mang thai ở tuổi vị thành niên dễ dẫn đến các biến chứng do thai nghén như: Dễ bị sẩy thai, đẻ non, nhiễm độc thai nghén, làm tăng nguy cơ tử vong mẹ hoặc làm mẹ quá trẻ, cơ thể chưa phát triển đầy đủ dẫn đến thiếu máu, thai kém phát triển dễ bị chết lưu hoặc trẻ thiếu cân, con suy dinh dưỡng.
-Nạo phá thai không an toàn, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và vô sinh trong tương lai, gây nguy cơ tử vong cao; bên cạnh đó, rất nhiều phụ nữ chịu những hậu quả nghiêm trọng về tinh thần sau khi nạo phá thai.
- Đẻ khó do khung chậu chưa phát triển đầy đủ, cần phải can thiệp bằng các thủ thuật và phẫu thuật trong quá trình sinh con.
-Tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong của trẻ sơ sinh cao hơn nhiều so với các bà mẹ ở tuổi trưởng thành. Dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong đó có cả HIV/AIDS.
- Có thai ở tuổi vị thành niên dẫn đến bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tới tương lai sau này. Việc bỏ học giữa chừng sẽ dẫn tới việc mất cơ hội có tương lai nghề nghiệp tốt đẹp.

Vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên
Vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên
Vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên
Hậu quả:
- Làm mẹ sớm dễ bị căng thẳng, khủng hoảng tâm lý, tổn thương tình cảm và thiếu điều kiện tốt trong cuộc sống.
-Tử vong ở mẹ để lại cho con thiếu sự chăm sóc của mẹ và làm tăng thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Ảnh hưởng đến tâm lí, sức khoẻ, cuộc sống và cả những người xung quanh bạn
Vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên
Vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên
Vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên
Biện pháp:
Để thật sự giúp ngăn ngừa việc mang thai sớm ở lứa tuổi vị thành, chúng ta cần phải tạo điều kiện cho trẻ vị thành niên hiểu biết về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn thông qua các hoạt động như giáo dục giới tính, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản và thực hiện chương trình giáo dục giới tính toàn diện kết hợp với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nhóm lứa tuổi vị thành niên. Đồng thời giúp trẻ vị thành niên có một quan điểm tích cực về tình dục, kỹ năng sống để có được thái độ và hành vi đúng, hiểu biết và có trách nhiệm về những quyết định của mình, nhận thức được hậu quả của việc mang thai sớm ở lứa tuổi vị thành niên.
Vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên

Các bệnh lây qua đường tình dục
HIV/AIDS
Lậu
Chlamydia
hạ cam
HSV
(Bệnh tình dục)
Bệnh lậu: Là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục hàng đầu trên thế giới, do vi khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra.
* Biểu hiện:
Bệnh lậu thường có hai giai đoạn: Lậu cấp tính và lậu mạn tính.
- Lậu cấp tính: Bệnh lậu cấp tính thể hiện ở nam giới và nữ giới có khác nhau.
+ Ở nam giới: Sau thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 đến 6 ngày đa số các trường hợp có triệu chứng của viêm niệu đạo cấp
Song cầu khuẩn – Bệnh lậu
tính: đau dọc theo niệu đạo, rát, nóng, buốt khi đi tiểu. Mủ tự chảy ra hoặc tiểu ra lẫn với nước tiểu (nước tiểu đục). Mủ đặc có màu vàng.
+ Ở nữ giới: Thời gian ủ bệnh rất khó xác định vì các triệu chứng lậu ở nữ giới rất kín đáo nhất là bệnh biểu hiện ở âm đạo, cổ tử cung.Vì vậy ít có triệu chứng gì biểu hiện sự cấp tính của bệnh lậu ở nữ giới. Có thể thấy có tiểu dắt, đau vùng xương mu sau khi giao hợp. Khám thấy viêm niệu đạo, cổ tử cung, viêm âm hộ, âm đạo (viêm tấy đỏ, có mủ).

Bệnh lậu:
* Biểu hiện:
Bệnh lậu thường có hai giai đoạn: Lậu cấp tính và lậu mạn tính.
- Lậu cấp tính: Bệnh lậu cấp tính thể hiện ở nam giới và nữ giới có khác nhau.
Ở nam giới: Sau thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 đến 6 ngày đa số các trường hợp có triệu chứng của viêm niệu đạo cấp tính: đau dọc theo niệu đạo, rát, nóng, buốt khi đi tiểu. Mủ tự chảy ra hoặc tiểu ra lẫn với nước tiểu (nước tiểu đục). Mủ đặc có màu vàng.
Ở nữ giới: Thời gian ủ bệnh rất khó xác định vì các triệu chứng lậu ở nữ giới rất kín đáo nhất là bệnh biểu hiện ở âm đạo, cổ tử cung.Vì vậy ít có triệu chứng gì biểu hiện sự cấp tính của bệnh lậu ở nữ giới. Có thể thấy có tiểu dắt, đau vùng xương mu sau khi giao hợp. Khám thấy viêm niệu đạo, cổ tử cung, viêm âm hộ, âm đạo (viêm tấy đỏ, có mủ).

Bệnh lậu:
* Con đường lây lan của bệnh:
- Bệnh lậu chủ yếu lây qua đường tình dục, qua việc dùng chung khăn tắm, quần áo lót có dính mủ niệu đạo, âm đạo của người bị lậu
- Bên cạnh bệnh lậu gặp ở đường sinh dục-tiết niệu còn có thể gặp bệnh lậu do viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh. Trường hợp này là do người mẹ mắc bệnh lậu, khi đứa trẻ sinh đi qua cổ tử cung, âm đạo mà bị lây bệnh. Biểu hiện là trẻ lọt lòng mắt nhắm nghiền, kết mạc sưng to, chảy mủ vàng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời đứa trẻ có thể bị mù.
 - Một số trường hợp bị lậu mà không phát hiện và điều trị sớm có thể gây nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn lậu, viêm khớp do lậu, tuy nhiên các tỷ lệ này thấp.


Bệnh lậu:
* Biểu hiện:
Bệnh lậu thường có hai giai đoạn: Lậu cấp tính và lậu mạn tính.
- Lậu cấp tính: Bệnh lậu cấp tính thể hiện ở nam giới và nữ giới có khác nhau.
Ở nam giới: Sau thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 đến 6 ngày đa số các trường hợp có triệu chứng của viêm niệu đạo cấp tính: đau dọc theo niệu đạo, rát, nóng, buốt khi đi tiểu. Mủ tự chảy ra hoặc tiểu ra lẫn với nước tiểu (nước tiểu đục). Mủ đặc có màu vàng.
Ở nữ giới: Thời gian ủ bệnh rất khó xác định vì các triệu chứng lậu ở nữ giới rất kín đáo nhất là bệnh biểu hiện ở âm đạo, cổ tử cung.Vì vậy ít có triệu chứng gì biểu hiện sự cấp tính của bệnh lậu ở nữ giới. Có thể thấy có tiểu dắt, đau vùng xương mu sau khi giao hợp. Khám thấy viêm niệu đạo, cổ tử cung, viêm âm hộ, âm đạo (viêm tấy đỏ, có mủ).

Bệnh lậu:
*Hậu quả:  
- Đối với nam giới gây chít hẹp niệu đạo là biến chứng thường hay gặp nhất và cũng là vấn đề làm cho bệnh nhân mắc lậu mạn tính buồn phiền nhất do gây tiểu khó, bí tiểu rất khó chịu và đến lúc không thể chịu được. Nhiều trường hợp chít hẹp niệu đạo phải thông tiểu nhiều lần đưa đến viêm đường tiết niệu ngược dòng rất phức tạp cho điều trị.
- Đối với nữ giới: Gây viêm âm hộ và các tuyến ở vùng âm hộ, âm đạo tạo thành các túi mủ. Đang tuổi sinh đẻ nếu có thai thì rất dễ lây cho con sau khi sinh đặc biệt là gây viêm kết mạc mắt có thể dẫn đến mù lòa. Cũng cần lưu ý rằng mắc lậu mạn tính rất dễ gây vô sinh do lây nhiễm gây viêm cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng và tiểu khung mà để khắc phục điều đó (chữa vô sinh) thật không đơn giản chút nào.Ngoài ra có thể gây viêm bàng quang biểu hiện tiểu dắt, buốt.
 


Bệnh lậu:
* Biểu hiện:
Bệnh lậu thường có hai giai đoạn: Lậu cấp tính và lậu mạn tính.
- Lậu cấp tính: Bệnh lậu cấp tính thể hiện ở nam giới và nữ giới có khác nhau.
Ở nam giới: Sau thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 đến 6 ngày đa số các trường hợp có triệu chứng của viêm niệu đạo cấp tính: đau dọc theo niệu đạo, rát, nóng, buốt khi đi tiểu. Mủ tự chảy ra hoặc tiểu ra lẫn với nước tiểu (nước tiểu đục). Mủ đặc có màu vàng.
Ở nữ giới: Thời gian ủ bệnh rất khó xác định vì các triệu chứng lậu ở nữ giới rất kín đáo nhất là bệnh biểu hiện ở âm đạo, cổ tử cung.Vì vậy ít có triệu chứng gì biểu hiện sự cấp tính của bệnh lậu ở nữ giới. Có thể thấy có tiểu dắt, đau vùng xương mu sau khi giao hợp. Khám thấy viêm niệu đạo, cổ tử cung, viêm âm hộ, âm đạo (viêm tấy đỏ, có mủ).

Bệnh lậu:
* Phòng ngừa 
  - Tuyên truyền giáo dục để người dân biết tác hại của bệnh lậu đặc biệt là gái mại dâm, người đồng tính luyến ái.
- Không quan hệ tình dục bừa bãi, thủy chung một vợ một chồng.
  - Không dùng chung quần áo, khăn tắm với người mắc bệnh lậu.
  - Những người bị bệnh lậu cần được khám và điều trị dứt điểm. Cần điều trị cho cả cặp vợ chồng hoặc cho từng cặp tình nhân.
Bệnh giang mai
Là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Nó được phát hiện rabowir Schaudinn và Hoffmann năm 1905. Đây là 1 loại xoắn khuẩn hình lò xo 6-10 vòng xoắn, đường kính ngang không quá
Nguyên nhân:
1.Nguyên nhân lây nhiễm trực tiếp do quan hệ tình dục: đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh giang mai. Trong vòng một năm kể từ khi bị lây nhiễm giang mai mà bệnh nhân không được điều trị thì trong giai đoạn này bệnh có tính lây truyền mạnh nhất, càng về giai đoạn sau của bệnh thì tính truyền nhiễm càng giảm, sau đó 4 năm kể từ khi mắc bệnh thì bệnh giang mai thường không lây truyền trực tiếp do quan hệ tình dục nữa.
 
2.Nguyên nhân lây nhiễm qua máu: người mắc bệnh giang mai ở giai đoạn ủ bệnh thì trong máu có mang xoắn khuẩn giang mai do đó có thể lây nhiễm cho người khác qua con đường truyền máu và dùng chung kim tiêm.
 
3.Nguyên nhân truyền từ mẹ sang con: thai phụ bị bệnh giang mai có thể lây nhiễm cho thai nhi thông qua nhau thai, thông thường bệnh sẽ lây truyền từ mẹ sang con sau tháng thứ 4 của thai kì. Phụ nữ mắc bệnh giang mai hơn 4 năm mà không được điều trị, tuy thường không truyền nhiễm qua quan hệ tình dục nữa nhưng trong thời kì mang thai vẫn có thể lây truyền cho thai nhi, thời gian bệnh càng lâu thì tính lây nhiễm càng giảm.
 
4.Nguyên nhân các con đường lây nhiễm khác: Bệnh giang mai có thể lây nhiễm qua các tiếp xúc như hôn môi, bú vú; lây nhiễm khi tiếp xúc với những vật dụng mà người bệnh đã sử dụng như: quần áo, giường ngủ, khăn mặt, dao cạo, khăn tắm, bồn tắm…Các dụng cụ này có thể chứa xoắn khuẩn giang mai của người bệnh, khi tiếp xúc sẽ lây truyền cho người khác.
Bệnh giang mai

Triệu chứng:

- Giai đoạn 1:
Thường có biểu hiện là sự xuất hiện của các nốt sần nhỏ màu hồng hoặc chai cứng, mọc thành các cụm săng giang mai sau đó bị loét ra và hình thành nên các vết loét nông, sau đó đóng vẩy, vết loét không gây đau, có hình tròn hoặc bầu dục, ranh giới không rõ ràng, có bờ nhẵn, đáy vết loét có màu đỏ sẫm, cứng như sụn, không có dịch mủ, trên bề mặt vết loét có lớp màng tơ huyết (fibrin), khó mất đi, có thể có một chút dịch thanh mạc tiết ra, chứa nhiều xoắn khuẩn giang mai làm cho tình trạng nhiễm khuẩn càng nặng thêm. Thông thường chỉ có một cụm săng giang mai nhưng có trường hợp có 2-3 cụm săng giang mai.
Các triệu chứng trên có thể tự biến đi sau 3 đến 6 tuần lễ kể cả không điều trị nên nhiều người tưởng lầm là khỏi bệnh nhưng thực sự là vi khuẩn lúc đó đã vào máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác.
- Giai đoạn 2:
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn 2 xảy ra từ 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1. Biểu hiện chủ yếu của giang mai giai đoạn 2 gồm 3 dấu hiệu sau: cảm cúm, xuất hiện các nốt ban màu hồng hoặc tím, nổi hạch ở háng, bẹn. Khi xuất hiện các nốt ban thì không có dấu hiệu đau rõ ràng nên dễ bị bỏ qua. Xét về mặt lâm sàng các nốt ban này mọc đối xứng, triệu chứng phát ban nhẹ, do đó cần phải căn cứ vào tiền sử của bệnh tránh chẩn đoán sai bệnh. Các nốt ban xuất hiện dần trong vòng 1 đến 2 tuần, tồn tại không thay đổi trong vòng 1 -3 tuần sau đó nhạt màu dần rồi mất đi.
Bệnh giang mai
Triệu chứng:
- Giai đoạn 3:
Nếu không điều trị, vi khuẩn giang mai có thể lây lan, dẫn đến nhiễm trùng ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể sau nhiều năm. Một số các dấu hiệu và triệu chứng của giang mai giai đoạn 3 bao gồm:
+ Các vấn đề về thần kinh. Bao gồm đột qụy, nhiễm trùng, viêm màng và dịch xung quanh não và tuỷ sống (viêm màng não), thay đổi tính cách, bệnh tâm thần và tổn thương tuỷ sống gây bất thường về vận động và cảm giác.
+ Các vấn đề về tim mạch. Bao gồm phình mạch và viêm động mạch chủ - động mạch chủ yếu của cơ thể và các mạch máu khác.
Bệnh giang mai
Hậu quả
- Giang mai là một bệnh nguy hiểm nếu không được chữa trị ở giai đoạn sớm thì ở giai đoạn muộn (sau 3 đến 15 năm) xuất hiện những tổn thương tiềm ẩn ở hệ thống các cơ quan (gôm giang mai), u ở xương, da hoặc gan, giang mai tim mạch ảnh hưởng đến động mạch chủ và gây ra bệnh ở van tim hoặc phình mạch, viêm màng não, mù, bệnh ở hệ thần kinh trung ương – liệt, tử vong.
- Giang mai trong thời kỳ mang thai sẽ làm sẩy thai tự nhiên, đẻ non, thai chậm phát triển trong tử cung, thai chết lưu hoặc chết sau khi đẻ ra.
- Gây một số dị tật bẩm sinh ở trẻ hoặc làm tổn thương một số cơ quan của trẻ như: bất thường về răng, tổn thương da và ban đỏ, điếc, mù…
Căn bệnh thế kỉ HIV
Đại dịch AIDS
Thảm họa của loài người
* HIV/AIDS: HIV/AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, viết tắt từ Human immunodeficiency virus infection / acquired immunodeficiency syndrome của tiếng Anh) hay bệnh liệt kháng (tê liệt khả năng đề kháng) là một bệnh của hệ miễn dịch, gây ra do bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV)
Hầu hết những người nhiễm HIV-1 nếu không được chữa trị sẽ tiến triển sang giai đoạn AIDS.[11] Người bệnh thường chết do nhiễm trùng cơ hội hoặc do các bệnh ác tính liên quan đến sự giảm sút của hệ thống miễn dịch.[12] HIV tiến triển sang AIDS theo một tỷ lệ biến thiên phụ thuộc vào sự tác động của các virus, cơ thể vật chủ, và yếu tố môi trường; hầu hết sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS trong vòng 10 năm sau khi nhiễm HIV: một số trường hợp chuyển rất sớm, một số lại lâu hơn.
Hiện trạng
Năm 1981 phát hiện tại Mỹ, sau đó lan rộng khắp thế giới. Hiện nay, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, đã có 14 triệu người mắc bệnh HIV, 2 triệu rưỡi người bị AIDS và con số này sẽ được nhân lên gấp 3 vào cuối thập niêm này. 
Theo số liệu của Bộ Y tế, 95% số người nhiễm HIV nằm trong độ tuổi 15-19, trong đó có 8,3% là tuổi vị thành niên; riêng ở Tiền Giang, đã có 67 trường hợp vị thành niên (từ 10-19 tuổi) nhiễm HIV, chiếm số đông ở huyện Cái Bè (14 ca), Cai Lậy (6 ca), Gò Công Đông (5 ca), Gò Công Tây (5 ca), Chợ Gạo (3 ca)..
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở nước ta được phát hiện vào
tháng 12 năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng thực sự dịch HIV/AIDS đã bắt đầu bùng nổ từ năm 1993 trong nhóm những người nghiện chích ma túy tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó dịch bắt đầu lan ra các tỉnh. Đến cuối tháng 12/1998, toàn bộ 61 tỉnh, thành trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) trong cả nước đều đã phát hiện có người bị nhiễm HIV. Tính đến tháng 13/12/2002, theo số liệu báo cáo của các tỉnh thành, cả nước đã phát hiện 58490 trường hợp nhiễm HIV, 8718 trường hợp biến chuyển thành bệnh AIDS và 4834 trường hợp đã tử vong.Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến hết ngày 31/5/2013, số trường hợp nhiễm HIV còn sống là 213.413 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 63.373 và 65.133 trường hợp tử vong do AIDS. Tỷ lệ nhiễm HIV trên toàn quốc là 243 trên 100.000 dân, Điện Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân cao nhất. Chương trình điều trị methadone thành công bước đầu được đánh giá cao. Đến 30/6/2013, toàn quốc có 299 phòng điều trị HIV/AIDS, 10 trại giam và 35 Trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội triển khai chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân AIDS. Số người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) tính đến 31/3/2013 là 74.401 người.
Phân tích các trường hợp nhiễm HIV cho thấy: Độ tuổi bị nhiễm HIV cao nhất là ở nhóm tuổi 20 -29. Nam giới chiếm 53%. Đối tượng bị nhiễm chủ yếu hiện nay là những người nghiện chích ma túy (60%) song tỷ lệ lây nhiễm qua đường tình dục đang gia tăng. Kết quả giám sát trọng điểm tại 21 tỉnh, cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV đang tiếp tục gia tăng trong nhóm nghiện chích ma túy, mại dâm, người mắc STD ( các bệnh lây truyền qua đường tình dục) và bắt đầu gia tăng trong nhóm tân binh, phụ nữ có thai.
Theo số liệu thống kê của Cục phòng chống HIV/AIDS trực thuộc Bộ y tế, tính đến ngày 17/4/2013 trên cả nước có 210.612 trường hợp
nhiễm HIV/AIDS. Trong đó có 54.361 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và đã có 54.485 người tử vong.
Riêng ở Việt Nam ca bệnh đầu tiên phát hiện cuối năm 1990, càng về sau phát hiện càng nhiều. Trong đó, đối tượng tiêm chích ma túy chiếm 90% số cas mắc bệnh, thứ đến là mãi dâm, bệnh hoa liễu... Tuổi nhỏ nhất mắc bệnh là 14 tuổi, cao nhất mắc bệnh là 64 tuổi. Vì con số luôn biến động nên chỉ nêu ra đây con số mắc vào tháng 7.1992 là 76 người thì đến tháng 7.1993 (sau 1 năm) đã là 600 người ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Và đến đầu năm 1994 con số nhiễm HIV đã hơn 1.000 người. 
Riêng Lâm Đồng đến đầu năm 1994, đã có 16 trường hợp nhiễm HIV ở những người có nguy cơ nhiễm HIV cao (xì ke, ma túy, gái mãi dâm) bao gồm 3 địa bàn Đà Lạt, Đức Trọng và Bảo Lộc
Tại  Đồng Nai, tính đến tháng 4 năm 2013, đã có 6.169 trường hợp nhiễm HIV/AIDS. Trong đó có 2.423 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và đã có 1.428 người tử vong.Và theo dự báo, nếu chúng ta không có những biện pháp hữu hiệu, thì đến năm 2020, số người lây nhiễm HIV/AIDS có thể lên đến 700.000 người
Triệu chứng:
Giai đoạn đầu khi vừa nhiễm virus, người bệnh thường có những triệu chứng giống bệnh cúm trong một thời gian ngắn. Sau đó, bệnh nhân không có dấu hiệu gì trong một thời gian dài. Khi bệnh tiến triển, nó gây ảnh hưởng ngày càng nhiều với hệ miễn dịch, làm cho bệnh nhân dễ mắc phải các nhiễm trùng, như các loại nhiễm trùng cơ hội hoặc các khối u, là những bệnh mà người có hệ miễn dịch hoạt động bình thường khó có thể mắc phải.
Nguyên nhân:
- Quan hệ tình dục không an toàn (bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường hậu môn và thậm chí bằng miệng)
- Truyền máu từ nguồn đã bị nhiễm bệnh
- Dùng chung kim tiêm
Lây truyền từ mẹ sang con, trong khi mang thai, khi sinh, hoặc khi cho con bú.
* Nhưng: Một số chất dịch của cơ thể như nuớc bọt và nuớc mắt không lây truyền HIV, muỗi đốt, hôn (chỉ khi hai người bị loét, xước trong miệng hoặc chảy máu răng mà hôn sâu thì mới có khả năng lây do tiếp xúc máu), tiếp xúc thông thường (như cùng ăn uống, mặc chung quần áo, ôm ấp, bơi chung bể bơi, ở cùng nhà, ngủ chung giường (tất nhiên là không quan hệ tình dục), làm việc cùng cơ quan, dùng chung nhà vệ sinh, cắt tóc… không làm cho ai bị nhiễm HIV.)
Diễn biến: Sau khi nhiễm HIV, cơ thể sẽ trải qua 4 giai đoạn bệnh lý như sau: 
5.1. Giai đoạn sơ nhiễm: Lúc mới nhiễm HIV sẽ có một vài biểu hiện như sốt mệt mỏi, nhức đau tay chân... kiểu như bị cảm cúm. 
5.2. Giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng: Giai đoạn này, cơ thể gần như bình thường, không có biểu hiện triệu chứng. Lúc này bạch cầu chỉ bị tiêu diệt ít không đáng kể. Virus tiếp tục sinh sôi nẩy nở, nhìn bề ngoài không ai có thể biết được bệnh nhân đã bị nhiễm HIV, ngay cả chính bản thân người bệnh (nếu chưa xét nghiệm máu). Thời gian này kéo dài từ 5-10 năm. 
5.3. Giai đoạn có liên quan đến AIDS: Sau vài tháng đến vài năm từ lúc bị nhiễm sẽ xuất hiện các triệu chứng như sút cân, sốt dai dẳng, đỗ mồ hôi ban đêm, nổi hạch, tiêu chảy... Các triệu chứng kéo dài hoặc tái đi tái lại báo hiệu tình trạng hệ miễn dịch đã bắt đầu suy sụp. 
5.4. Giai đoạn bệnh AIDS: thực sự tương đương với hệ miễn dịch bị tàn phá gần hết, người bệnh chết dễ dàng vì các nhiễm trùng cơ hội như viêm màng não, viêm phổi, viêm ruột hoặc ung thư mạch máu, ung thư hạch... Giai đoạn này thường kéo dài không quá 2 năm. Có một số thuốc được dùng trong giai đoạn này nhưng chỉ giúp kéo dài sự sống một ít, còn không hoàn toàn điều trị dứt bệnh. 
Hậu quả:.
+Khi nhiều người bị nhiễm HIV và bị chết vì AIDS sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của từng gia đình, cộng đồng và của đất nước. Chi phí cho công tác phòng chống AIDS sẽ rất tốn kém.
+ Phân biệt đối xử, cuộc sống của gia đình có người bị nhiễm HIV hoặc bệnh AIDS sẽ trở nên căng thẳng, xuất hiện nhiều mâu thuẫn và dần tiến tới sự mất ổn định trong cuộc sống.
+ Hệ thống y tế bị quá tải, phát sinh các nguy cơ lây nhiễm HIV trong môi trường y tế. Thuốc đặc trị không có nhưng vẫn phải tiến hành việc điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS dẫn đến chi phí cho điều trị lớn nhưng không đạt hiệu quả, bệnh nhân vẫn tử vong.
+ Giảm tuổi thọ trung bình, tăng tỉ lệ chết sơ sinh, tỉ lệ chết mẹ… làm nảy sinh các vấn đề về trẻ mồ côi, bảo tồn nòi giống.
+ Mất mát lớn về mặt tình cảm là sự đau ốm và chết chóc của những người bị nhiễm HIV, các gia đình còn phải đối mặt với những tổn thất về mặt thu nhập kinh tế. Gia đình sẽ mất ổn định, con cái thiếu sự chăm sóc, hơn thế nữa là mất cơ hội phát triển của thế hệ tiếp theo.
Cách phòng tránh: HIV hiện giờ chưa có thuốc chữa trị nên chúng ta phải cố gắng phòng chống HIV
* Điều trị bằng kháng retrovirus (ARV) có thể kéo dài tuổi thọ của người bị nhiễm HIV. Ngay cả khi HIV chuyển sang giai đoạn AIDS với những triệu chứng đặc trưng, thì việc điều trị bằng kháng retrovirus cũng có thể kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân ước tính trung bình là hơn 5 năm (thống kê năm 2005). Trong khi đó, nếu không điều trị bằng kháng retrovirus thì bệnh nhân AIDS thường sẽ chết trong vòng 1 năm.
1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:
- Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi.
- Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách.
- Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV
- Không quan hệ tình dục trước hôn nhân;
- Lựa chọn bạn tình cẩn thận và xét nghiệm HIV trước khi kết hôn
- Áp dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn hơn, như:
+ Không xâm nhập (không làm cho dịch sinh dục của người này sang người khác);
+ Quan hệ tình dục qua đường miệng, không xuất tinh trong trường hợp quan hệ dương vật – miệng;
+ Quan hệ tình dục tay – dương vật (không xuất tinh); tay –âm đạo...
+ Vuốt ve, âu yếm bên ngoài.
2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:
- Không tiêm chích ma túy.
- Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
- Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV
- Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...
3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:
-Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS cho phụ nữ, nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con, nên áp
dụng các biện pháp tránh thai, tốt nhất là dùng bao cao su trong mọi lần quan hệ tình dục. Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.
- Phụ nữ nhiễm HIV đã mang thai thì nên đặt vấn đề phá thai sớm nếu có chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa;
- Nếu phụ nữ nhiễm HIV vẫn muốn giữ thai thì cần được tư vấn và được thăm khám thai hàng tháng ở các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Ngoài các biện pháp sinh đẻ và chăm sóc thích hợp cả người phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai và trẻ sơ sinh sau đẻ nếu được uống thuốc kháng vi rút sẽ giảm đáng kể tỷ lệ trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ (từ 30% xuống còn khoảng 5%).
- Vận động phụ nữ đi tư vấn và xét nghiệm phát hiện HIV trước khi có ý định mang thai, nhất là đối với những phụ nữ từng có hay đang có hành vi nguy cơ cao (bán dâm, tiêm chích ma tuý…) hoặc có chồng là người từng có hoặc đang có hành vi nguy cơ cao;
- Nên đẻ ở bệnh viện. Tránh chuyển dạ lâu. Có thể mổ lấy thai nếu có chỉ định...
- Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.  
- Phổ biến, cung ứng dịch vụ tránh thai cho phụ nữ nhiễm HIV
Phần 3:
Cơ sở khoa học của các
biện pháp tránh thai
Vòng tránh thai:
- Cơ sở: + Vòng tránh thai thông thường được sử dụng là vòng số 8 hoặc vòng chữ T làm bằng plactic (chất dẻo tổng hợp) có dây đồng quấn quanh
+ Chất tiết ra từ dây đồng làm thay đổi môi trường tử cung nên trứng đã thụ tinh không thể làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung

Vòng tránh thai:

- Ưu điểm: + Có tác dụng lâu dài (5 – 10 năm).
+ Dễ tháo ra nếu khách hàng muốn.
+ Có hiệu quả tránh thai lên tới 98%.
- Nhược điểm :
+ Có thể cảm thấy hơi đau trong một số ngày đầu sau khi đặt DCTC.
+ Ra máu kinh nhiều hơn hoặc kéo dài ngày hơn, nhưng thường giảm đi sau vài tháng.
+ Không phải ai cũng sử dụng được. Nếu không hợp, nó sẽ khiến bạn đau bụng, đau lưng hoặc ra máu kinh nhiều, thậm chí gây thiếu máu.
+ Khi mang vòng, nếu bạn bị viêm nhiễm đường sinh dục thì viêm nhiễm có thể theo vòng lan lên trên, gây viêm phần phụ và có thể gây chửa ngoài tử cung.

* Giúp phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
Vòng tránh thai:

- Ưu điểm: + Có tác dụng lâu dài (5 – 10 năm).
+ Dễ tháo ra nếu khách hàng muốn.
+ Có hiệu quả tránh thai lên tới 98%.
- Nhược điểm :
+ Có thể cảm thấy hơi đau trong một số ngày đầu sau khi đặt DCTC.
+ Ra máu kinh nhiều hơn hoặc kéo dài ngày hơn, nhưng thường giảm đi sau vài tháng.
+ Không phải ai cũng sử dụng được. Nếu không hợp, nó sẽ khiến bạn đau bụng, đau lưng hoặc ra máu kinh nhiều, thậm chí gây thiếu máu.
+ Khi mang vòng, nếu bạn bị viêm nhiễm đường sinh dục thì viêm nhiễm có thể theo vòng lan lên trên, gây viêm phần phụ và có thể gây chửa ngoài tử cung.

* Giúp phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
Bao cao su:
- Cơ sở: Bao cao su có tác dụng giống như một
“túi” đựng tinh dịch khi quan hệ tình dục vì thế tinh
trùng không thể đi vào bộ phận sinh dục nữ để gặp
trứng
- Ưu điểm:
+ Không đòi hỏi phải kê đơn hoặc
khám bác sĩ.
+ Giúp phòng chống các bệnh lây truyền
qua đường tình dục và HIV/AIDS.
- Nhược điểm:
+ Gián đoạn hoạt động tình dục.
+ Luôn phải có sẵn bao cao su trước khi có
quan hệ tình dục.
+ Một số người có thể bị dị ứng với cao su.
+ Thuốc tránh thai hàng ngày
Thuốc tránh thai:
- Cơ sở: Thuốc tránh thai có tác dụng như hoocmon của thể vàng progesteron ngăn chặn tuyến yên tiết hoocmon thúc đẩy trứng chín và rụng, nên khi dùng thuốc trứng sẽ không rụng..
Thuốc tránh thai:

- Ưu điểm:
+ Hiệu quả tránh thai hài lòng nhất (tỉ lệ thất bại chỉ bằng ½ so với sử dụng vòng tránh thai).
+ Ít tác dụng phụ. Hiện có nghiên cứu còn chỉ ra rõ rằng, thuốc tránh thai đường uống có tác dụng phòng chống ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng, đồng thời không tăng thêm nguy cơ ung thư tuyến sữa.
- Nhược điểm :
+ Tác dụng phụ chủ yếu là ở hệ thống tim mạch, làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng mỡ máu và nguy cơ tắc động mạch.
+ Ngoài ra, phải uống hàng ngày vào một giờ nên khá phiền phức, nếu quên làm cho việc tránh thai thất bại.
+ Một số người có thể gặp các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn kinh nguyệt trong thời gian đầu sử dụng thuốc.
+ Không có tác dụng phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
Que cấy tránh thai:
- Cơ sở:
+ Làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng xâm nhập buồng tử cung.
+ Ngăn sự rụng trứng (ở hơn phân nửa các chu kỳ).
Vòng tránh thai:

- Ưu điểm:
+ Đối tượng sử dụng của Implanon là rất rộng. Các bà mẹ đang cho con bú, phụ nữ trên 40 tuổi, người có u xơ tử cung có thể sử dụng Implanon an toàn. Các bà mẹ tốt nhất nên đợi trẻ hơn 6 tuần tuổi mới bắt đầu sử dụng que cấy này.
+ Các trường hợp có yếu tố nguy cơ cho tim mạch như hút thuốc lá, béo phì, tiểu đường hay cả bệnh nhân cao huyết áp đều có thể dùng Implanon
+Implanon chỉ đặt 1 lần duy nhất, chỉ với 1 que cấy, không yêu cầu người sử dụng phải tuân thủ. Không phải uống thuốc mỗi ngày hay phải chuẩn bị trước mỗi lần quan hệ, Implanon cũng không ảnh hưởng đến quan hệ tình dục. 
- Nhược điểm:
+ Vô kinh sau khi cấy que hoặc gây rong kinh trong vài tháng đầu.
+ ra máu thấm giọt âm đạo trong 3 đến 6 tháng đầu. Ngoài ra, chị em có thể gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, căng ngực, buồn nôn …
+ Cũng như dụng cụ tử cung, Implanon cần phải được đặt tại cơ sở y tế và được thực hiện bởi nhân viên y tế được huấn luyện về cách đặt và rút que cấy.
Vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên
* Ngoài ra còn có các biện pháp như:
+ Thuốc tiêm tránh thai (Đây là một mũi tiêm ở cánh tay phóng thích hoóc môn progestin, tăng tiết chất nhầy ở cổ tử cung và làm mỏng nội mạc tử cung. Điều này cũng ngăn rụng trứng, giữ tinh trùng không kết hợp được với trứng.),
+ Triệt sản ở nam và nữ
Bài thuyết trình của nhóm chúng em
đến đây là kết thúc
Cảm ơn cô và các bạn
đã chăm chú lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyệt Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)