Tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa chùa Hội Khánh

Chia sẻ bởi nguyễn văn vinh | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa chùa Hội Khánh thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
CHÙA HỘI KHÁNH
Nội dung:
Qúa trình hình thành chùa Hội Khánh
Các giai đoạn trùng tu
Công trình kiến trúc và nghệ thuật
Các bậc danh tăng qua các đời trụ trì
Gắn liền với quốc gia với dân tộc


Ảnh ngôi chùa hội khánh
1/ Qúa trình hình thành chùa Hội Khánh
Hội Khánh tọa lạc tại đường Yersin, số 29 đường chùa Hội Khánh, phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một ngày nay
Chùa xây dựng 1741 dưới thời chúa Nguyễn Phước Khoát, do thiền sư Đại Ngạn xây dựng
Chùa bị thực dân pháp đánh chiếm miền Đông Nam Bộ, chùa bị phá hủy hoàn toàn 1861
1868 được hòa thượng Chánh Đắc tái tạo và tu sửa lại

2. Các giai đoạn trùng tu
1891 HT Ẩn Long cho xây dựng lại ngôi chánh điện
1906 Ngài cho trùng tu ngôi Bảo Điện
1908 HT Từ Văn tổ chức xây dựng lại cổng tam quan ( cổng tam quan được xây dựng năm 1784)
1917 Giảng đường và Đông lang được sửa chữa
1984 Sửa chữa Tây Lang
1991 Toàn bộ ngôi chánh điện được tôn tạo
1999 Tu sửa lai giảng đường
2004 Cổng chính được khởi công xây dựng lại
2007 TT Thích Huệ Thông cho xây dựng ngôi Bảo Tháp cao 7 tầng với 27m, tái tạo vườn lâm tì ni, phật nhập niết bàn, chuyển bánh xe luân tại vườn nai,…
Ảnh cổng tam quan (1784)
Hình ảnh ngôi Bảo Tháp 7 tầng với 27m
Vườn Lâm Tỳ Ny
Phật Nhập Niết Bàn
Phật Chuyển Pháp Luân Tại Vườn Nai
Ảnh Phật nhập nhiết bàn (2010)
3/ Công trình kiến trúc và nghệ thuật của chùa

Về cấu trúc của chùa gồm 4 phần chính : tiền điện, chính điện, giảng đường,đông lang và tây lang
Tiền điện
Chánh điện
Ảnh Thập Bát La Hán
Giảng đường
Đông lang
Tây lang
Chùa là công trình điêu khắc trạm trổ tinh vi, khéo léo chánh điện với kèo cột, vách gỗ và gần 100 tượng gỗ các vị La Hán và Thập Điện Minh Vương, đặc biệt là hai bức phù điêu chạm hình 18 vị La Hán và các vị Bồ Tát
Ảnh Thập Điện Minh Vương
Ảnh: vách gỗ
Chùa Hội Khánh còn là nơi lưu giữ nhiều cổ vật về lịch sử văn hóa, tôn giáo,...như gốm, mộc bản kinh in cách đây 120 năm, kinh sách như kinh A Di Đà, Hồng Danh, Vu Lan, Phổ Môn,...một số câu liễu đối, tài liệu, văn thơ quý.
Ảnh: hai câu liễu đối của cụ Nguyễn Sinh Sắc
Ảnh: Đại Hồng Chung
4/:Các bậc danh tăng qua các đời trụ trì
Từ khi thành lập đến nay chùa Hội Khánh trãi qua hơn 130 năm, qua 10 đời trụ trì có 9 vị đã viên tịch và vị thứ 10 đương trụ trụ hiện nay.
Đại Ngạn thiền Sư
Hòa Thượng Minh Kính
Hòa Thượng Chánh Đắc
Hòa thượng Trí Tập
Hòa Thượng Ấn Long
Hòa Thượng Từ Văn
Hòa Thượng Ấn Bửu
Hòa Thượng Thiện Hương
Hòa Thượng Đồng Bửu
Thượng toa Thích Huệ Thông
5/: Gắn liền với quốc gia với dân tộc
Trong những năm 1923-1926 chùa Hội Khánh còn là nơi ẩn náo quy tụ của các nhân sĩ, nhà nho, nhà sư yêu nước cùng lập ra hội danh dự với sự tham gia của hòa Thượng Từ Văn phó bảng cụ Nguyễn Sinh Sắc, cụ Tú Cúc,…chủ yếu hoạt động như dạy học, chữa bệnh, làm thuốc. Qua đó gần gũi với người dân giáo dục lòng yêu nước thương dân câm gét bọn ngoại bang bán nước cổ vũ lối sống đạo đức coi trọng danh dự.
Sau cách mạng tháng 8 chùa là trụ sở hội Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một
1941-1945 Thiền Sư Minh Tịnh tham gia thành lập hội truyền bá quốc ngữ trên địa bàn Phú Cường
1945-1954 chùa là trụ sở Phật giáo yêu nước tỉnh Bình Dương
1983 chùa là trụ sở của tỉnh hội Phật giáo tỉnh Bình Dương( hiện thượng tọa Thích Huệ Thông trụ trì chùa Hội Khánh và là phó ban thường trực tỉnh hội Phật giáo tỉnh Bình Dương)
Với một bề dày lịch sử và những giá trị về mặt tôn giáo, kiến trúc, mỹ thuật,…đặc biệt là truyền thống yêu nước, chùa Hội Khánh được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 7-1-1993
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn văn vinh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)