Tim Hieu dat nuoc Viet Nam
Chia sẻ bởi Lê Minh Chính Trực |
Ngày 14/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: Tim Hieu dat nuoc Viet Nam thuộc Địa lí 5
Nội dung tài liệu:
Tìm hiểu về đất nước Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²).
Sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam giành chiến thắng trước Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975, hai miền Bắc-Nam được thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976 nước Việt Nam được đặt Quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Con người Việt Nam
Đất nước Việt Nam có thủ đô là Hà Nội và còn có các thành phố lớn khác như Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng,…
Hà Nội
Hãy chọn địa danh mà bạn muốn đến thăm
Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đây cũng là thành phố Việt Nam có diện tích tự nhiên lớn nhất và thứ hai về dân số (6,449 triệu người). Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua các cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc, rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay. Năm 1999, Thủ đô Hà Nội đã được UNESCO phong tặng danh hiệu Thành phố vì Hòa Bình. Ngoài ra, Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục của cả nước.
Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội có diện tích 3.324,92 km², gồm một thị xã, 10 quận và 18 huyện.
Hồ Hoàn Kiếm
Kiến trúc Pháp ở Hà Nội
Huế
Huế là một thành phố ở miền Trung Việt Nam và là tỉnh lị của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới các triều đại Tây Sơn và triều Nguyễn, Huế nổi tiếng với những đền chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc gắn liền với cảnh quan thiên nhiên.
Thành phố Huế tọa lạc hai bên bờ dòng sông Hương. Huế nằm ở phía bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112km.
Kiến trúc ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại...Những công trình kiến trúc công phu,đồ sộ nhất chính là Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế. Đó là những di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam.
Đến triều Nguyễn, tuồng được xem là quốc kịch và triều đình Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tuồng phát triển.
Sông Hương
Đền chùa ở Huế
Đà Nẵng
Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn nhất của khu vực miền Trung -Tây Nguyên Việt Nam. Thành phố nằm dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đà Nẵng hiện là một trong 3 đô thị loại trực thuộc Trung ương của Việt Nam (cùng với Hải Phòng và Cần Thơ).
Toàn thành phố có diện tích 1.255,53 km² (trong đó phần đất liền là 950,53 km²; phần huyện đảo Hoàng Sa là 305 km²). Đà Nẵng hiện tại có tất cả là 6 quận, và 2 huyện là Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500 m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.
Đèo Hải Vân
Vịnh Đà Nẵng
Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dụcquan trọng của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976,Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên vịChủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.123.340 người, mật độ trung bình 3.401 người/km².
Thành phố Hồ Chí Minh
Sài Gòn ngày xưa
Vũng Tàu
Vũng Tàu là thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ở vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Vũng Tàu là tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Vũng Tàu là một thành phố ven biển, một địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam.
Vũng Tàu giáp Bà Rịa và huyện Long Điền, nằm trên bán đảo cùng tên và có cả đảo Long Sơn, cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km về phía Đông Nam theo đường bộ và 80 km theo đường chim bay. Đây là nơi người ta có thể ngắm nhìn biển Đông cả khi mặt trời mọc lúc lẫn hoàng hôn.
Vũng Tàu có núi Lớn cao 245 m và núi Nhỏ, còn gọi là núi Tương Kỳ hay núi Tao Phùng, cao 170 m. Trên núi Nhỏ có ngọn hải đăng cao 18 m, chiếu xa tới 30 hải lý.
Vũng Tàu có thế mạnh về phát triển dầu khí và du lịch.
Biển Vũng Tàu
Tựơng chúa Ki-tô trên núi Nhỏ
Chúc các bạn học tập
thật tốt!
Việt Nam là một quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²).
Sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam giành chiến thắng trước Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975, hai miền Bắc-Nam được thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976 nước Việt Nam được đặt Quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Con người Việt Nam
Đất nước Việt Nam có thủ đô là Hà Nội và còn có các thành phố lớn khác như Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng,…
Hà Nội
Hãy chọn địa danh mà bạn muốn đến thăm
Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đây cũng là thành phố Việt Nam có diện tích tự nhiên lớn nhất và thứ hai về dân số (6,449 triệu người). Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua các cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc, rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay. Năm 1999, Thủ đô Hà Nội đã được UNESCO phong tặng danh hiệu Thành phố vì Hòa Bình. Ngoài ra, Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục của cả nước.
Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội có diện tích 3.324,92 km², gồm một thị xã, 10 quận và 18 huyện.
Hồ Hoàn Kiếm
Kiến trúc Pháp ở Hà Nội
Huế
Huế là một thành phố ở miền Trung Việt Nam và là tỉnh lị của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới các triều đại Tây Sơn và triều Nguyễn, Huế nổi tiếng với những đền chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc gắn liền với cảnh quan thiên nhiên.
Thành phố Huế tọa lạc hai bên bờ dòng sông Hương. Huế nằm ở phía bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112km.
Kiến trúc ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại...Những công trình kiến trúc công phu,đồ sộ nhất chính là Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế. Đó là những di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam.
Đến triều Nguyễn, tuồng được xem là quốc kịch và triều đình Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tuồng phát triển.
Sông Hương
Đền chùa ở Huế
Đà Nẵng
Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn nhất của khu vực miền Trung -Tây Nguyên Việt Nam. Thành phố nằm dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đà Nẵng hiện là một trong 3 đô thị loại trực thuộc Trung ương của Việt Nam (cùng với Hải Phòng và Cần Thơ).
Toàn thành phố có diện tích 1.255,53 km² (trong đó phần đất liền là 950,53 km²; phần huyện đảo Hoàng Sa là 305 km²). Đà Nẵng hiện tại có tất cả là 6 quận, và 2 huyện là Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500 m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.
Đèo Hải Vân
Vịnh Đà Nẵng
Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dụcquan trọng của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976,Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên vịChủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.123.340 người, mật độ trung bình 3.401 người/km².
Thành phố Hồ Chí Minh
Sài Gòn ngày xưa
Vũng Tàu
Vũng Tàu là thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ở vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Vũng Tàu là tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Vũng Tàu là một thành phố ven biển, một địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam.
Vũng Tàu giáp Bà Rịa và huyện Long Điền, nằm trên bán đảo cùng tên và có cả đảo Long Sơn, cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km về phía Đông Nam theo đường bộ và 80 km theo đường chim bay. Đây là nơi người ta có thể ngắm nhìn biển Đông cả khi mặt trời mọc lúc lẫn hoàng hôn.
Vũng Tàu có núi Lớn cao 245 m và núi Nhỏ, còn gọi là núi Tương Kỳ hay núi Tao Phùng, cao 170 m. Trên núi Nhỏ có ngọn hải đăng cao 18 m, chiếu xa tới 30 hải lý.
Vũng Tàu có thế mạnh về phát triển dầu khí và du lịch.
Biển Vũng Tàu
Tựơng chúa Ki-tô trên núi Nhỏ
Chúc các bạn học tập
thật tốt!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Minh Chính Trực
Dung lượng: 1,97MB|
Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)