Tim hieu cong nghe giao duc o thang long - lich su dia phuong

Chia sẻ bởi Khanh Linh | Ngày 09/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Tim hieu cong nghe giao duc o thang long - lich su dia phuong thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC TRONG LỊCH SỬ THĂNG LONG HÀ NỘI
TỔ 1 – 12D2
1. Công nghệ trước thế kỷ VI
1. Công nghệ trước thế kỷ VI
Từ trước thế kỷ XI, người Việt Cổ Loa, Đại La xưa đã biết chế tạo và sử dụng trống đồng (Cổ Loa, Ngọc Hà), mũi tên đồng; biết đắp thành Cổ Loa, thành Vạn Xuân(ở cửa sông Tô), dựng chùa Khai Quốc rồi đắp An Nam La thành, Đại La thành, biết trồng lúa hai mùa, dệt vải lụa, làm thuyền bè… Sử chép, từ thế kỷ II, người Cổ Loa đã biết đắp đê.
Thành Cổ Loa
Trống đồng Cổ Loa
Mũi tên đồng
1. Công nghệ trước thế kỷ VI
Ở thời kỳ Hùng Vương, do kĩ thuật luyện kim ngày càng phát triển, nên công cụ lao động bằng đồng thau đã dần dần thay thế cho công cụ bằng đá. Công cụ cải tiến, nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước cũng phát triển, với công tác thủy lợi, khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích canh tác, lương thực, rau quả phong phú, nâng cao đời sống nhân dân.
2. Giáo dục từ thế kỷ XI đến XIX
2. Giáo dục từ thế kỷ XI đến XIX
Năm 1070, nhà Lý lập Văn Miếu để làm nơi thờ Khổng Tử - người sáng lập ra Đạo Nho.
Năm 1075, mở khoa thi Nho học đầu tiên, Lê Văn Thịnh là người khai khoa cho truyền thống khoa cử Nho học.
Năm 1076, xây Quốc Tử Giám cho Hoàng thái tử cùng một số quan văn đến học.
Năm 1077, mở kỳ thi 3 môn: phép viết, phép tính và hình luật.
Văn miếu Quốc Tử Giám
Khổng Tử
2. Giáo dục từ thế kỷ XI đến XIX
Giáo dục có thể xem như là công việc của nhà nho hơn là của quốc gia, không thuộc một cơ quan công quyền với sự tài trợ và kiểm soát đôn đốc của chính phủ. Không có một hệ thống tổ chức quy mô của một nền giáo dục quốc gia gồm đủ cơ sở và nhân viên giảng huấn và điều hành từ trung ương đến địa phương, từ cấp thấp (như tiểu học) lên cấp cao (như đại học).
Chương trình học thì gồm có mấy quyển Tam Tự Kinh, Sơ Học Vấn Tân, Ấu Học Ngũ Ngôn Thi, Dương Tiết và Minh Tâm Bửu Giám ở cấp vở lòng, xong rồi lên trên thì học Bắc sử (tức sử Tàu) và Tứ Thư Ngũ Kinh.
2. Giáo dục từ thế kỷ XI đến XIX
Có ba kỳ thi: thi Hương tổ chức ở một số địa phương để lấy Tú Tài; thi Hội và thi Đình tổ chúc ở trung ương để lấy Cử Nhân và Tiến Sĩ). Tất cả các kỳ thi đều là thi tuyển và chỉ nhắm vào một kỷ năng của thí sinh là làm văn làm thơ dưới nhiều dạng như thơ đường luật, kinh nghĩa, văn sách, v v ... Thường thì ba năm mới có một khoa thi .
Chữ viết chính thức dùng trong các kỳ thi và trong phạm vi công quyền là chữ Nho hay chữ Hán.
Chữ Nôm
Thi Hương
2. Giáo dục từ thế kỷ XI đến XIX
Chữ Hán là chữ Trung Hoa mà người Việt vay mượn để sử dụng nhưng phát âm khác hơn là người Tàu. Chữ Nôm cũng cùng một lối kiến trúc như chữ Hán; đúng ra nó cũng gốc là chữ Hán được các nhà nho biến cải sửa đổi để ghi âm những tiếng Việt mà chữ Tàu không có.
2. Giáo dục từ thế kỷ XI đến XIX
Thế kỷ XV, các đời vua Lê Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông… việc giáo dục tổ chức chính quy.
Quốc Tử Giám trở thành cơ quan giáo dục cao nhất cả nước.
Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, tình hình đất nước rối ren. Nền giáo dục chính quy bị bỏ lửng.
Năm 1788, Quang Trung lên ngôi vua lập Sùng chính viện, sửa đổi việc học.
Thời Nguyễn các ông vua đầu tiên rất chú ý đến giáo dục.
Bài thuyết trình của tổ 1 đến đây là kết thúc.
Xin cám ơn cô và các bạn đã theo dõi!
Các thành viên trong tổ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khanh Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)