TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN

Chia sẻ bởi Đinh Thị Linh | Ngày 19/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN thuộc Ngữ văn

Nội dung tài liệu:

TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
I.KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN
Khái niệm chính luận
Chính luận theo nghĩa rộng là dùng lí lẽ, lập luận để chứng minh tính chân thực cho một vấn đề có tính chân lí. Theo cách hiểu này, dựa vào lĩnh vực chính luận, người ta chia chúng thành nghị luận văn học và nghị luận chính trị xã hội.
Chính luận theo nghĩa hẹp chỉ những lập luận trong lĩnh vực chính trị xã hội.
Phong cách ngôn ngữ chính luận là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực chính trị xã hội. Đó là vai của những nhà lãnh đạo, nhà hoạt động chính trị-xã hội, đảng viên, đoàn viên, cán bộ tuyên giáo, tất cả những ai tham gia các hoạt động động viên, tuyên truyền, giáo dục về mặt chính trị - xã hội.
Phong cách chính luận dựa chủ yếu trên kiểu ngôn ngữ viết – phi nghệ thuật, nhưng có thể bao gồm rộng rãi những cấu trúc của các kiểu viết và miệng – nghệ thuật của lời nói. Yếu tố cá tính đóng vai trò rất quan trọng.
Các dạng của phong cách ngôn ngữ chính luận
-Dạng viết: Lời kêu gọi (VD: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến – Hồ Chí Minh), tuyên ngôn (VD: Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh), báo cáo (VD: Các báo cáo chính trị, các bài xã luận, bình luận trên báo chí,…)
-Dạng nói: Bài diễn thuyết, bài phát biểu trong mít tinh hay trong lễ đón tiếp ngoại giao, bài phát biểu trong hội nghị (sinh hoạt chính trị), nói chuyện thời sự chính sách,…
Ví dụ

Dạng viết
Tuyên ngôn
“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".
Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
" Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
( Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh )
Lời kêu gọi
“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta lần nữa!
(Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến – Hồ Chí Minh)
Báo cáo
Ngày 24-3-2015, Ban Bí thư T.Ư Ðảng đã ra Chỉ thị số 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015- 2030, thể hiện sâu sắc sự quan tâm của Ðảng đối với thanh niên và công tác thanh niên.
(báo Nhân dân)
Dạng nói
Bài phát biểu
Kính thưa quý vị đại biểu! Thưa toàn thể các chị em!

Từ thực tế lịch sử, phụ nữ Việt Nam có bản chất kiên cường, dũng cảm, cần cù lao động, sáng tạo, thông minh. Phụ nữ Việt Nam là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hóa dân tộc.
(Báo Mới)


Các loại văn bản chính luận
Dựa vào nội dung ý nghĩa sự vật – logic, người ta chia văn bản chính luận ra các kiểu, như : văn bản nghị luận chính trị, văn bản nghị luận kinh tế, văn bản nghị luận văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ , giáo dục, y tế …
Dựa vào những đặc điểm về kết cấu và về tu từ, người ta chia văn bản chính luận ra các thể loại, như : Lời kêu gọi, báo cáo, chính trị, xã luận, bình luận ; báo cáo, phát biểu trong hội nghị (trong nghị luận chính trị).
Ví dụ :
Văn bản nghị luận chính trị
“Đổi mới là con đường duy nhất đúng đắn của Đảng ta, của nhân dân ta để vượt qua mọi khó khăn to lớn, đi đến ổn định và phát triển. Đổi mới tạo lên thế mới và sức lực mới,như mùa xuân làm bật dậy sức sinh sôi huyền diệu của thiên nhiên, đúng theo quy luật của sự phát triển.”
(Báo Nhân Dân)
Văn bản nghị luận kinh tế
“Để đạt được sự tăng trưởng kinh tế tốt nhất là đề đạt được sự tăng trưởng ở mức cao thì cần có sự phối hợp đồng bộ giữa điều hành vĩ mô và điều khiển vi mô, kết hợp nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan, vận dụng các quy luật kinh tế và sử dụng các công cụ đòn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Thị Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)