Tìm hiểu các bệnh hại cây cà phê
Chia sẻ bởi Huỳnh Trúc Minh Thư |
Ngày 11/05/2019 |
63
Chia sẻ tài liệu: Tìm hiểu các bệnh hại cây cà phê thuộc Công nghệ 10
Nội dung tài liệu:
Chào mừng cô và các bạn
Bài thuyết trình nhóm 4- lớp 10B1
CÁC LOẠI SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
(Cây cà phê)
Bài thực hành
1. Bệnh gỉ sắt
a. Nguyên nhân: Bệnh gỉ sắt do nấm Hemileia vastatrix chuyên ký sinh trên cà phê gây ra.
Nhiệt độ và nước mưa là 2 yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển bệnh gỉ sắt
b. Biểu hiện của bệnh: Đầu tiên ở mặt dưới của lá xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng nhạt như những giọt dầu. Sau đó các chấm này lớn dần và từ giữa xuất hiện bột màu vàng cam, đó là bào tử của nấm gỉ sắt. Bào tử chuyển dần sang màu trắng từ trung tâm ra ngoài và cuối cùng vết bệnh có màu nâu như vết cháy. Các vết cháy có thể liên kết với nhau thành vết cháy lớn, dẫn đến cháy toàn bộ lá và rụng. Khi bệnh nặng, cây rụng hết lá và chết.
c. Cách phòng trừ:
Dùng thuốc hóa học:Viben-C 50BTN, Tilt Super 300EC, Anvil 5SC, Dizeb-M45 80WP, Tilt 250EC … phun sớm khi phát sinh bệnh, tiếp theo 3-4 lần trong mùa bệnh, mỗi lần cách nhau 3-4 tuần lễ và phun vào mặt dưới của lá. Trong mùa mưa cần pha thêm chất dính để tăng độ bám của thuốc.
Giống kháng bệnh (VD: giống cà phê chè Catimor có khả năng kháng bệnh )
Ghép chồi:Biện pháp sử dụng chồi của các dòng cà phê vô tính có năng suất cao và khả năng kháng bệnh ghép lên các cây nhiễm bệnh hiện cũng đang được sử dụng rộng rãi trên đồng ruộng.
2. Bệnh khô cành, khô quả
a. Nguyên nhân:
Bệnh khô cành khô quả do nhiều nguyên nhân:
- Do nấm: Colletotrichum cofeanum Noack trên quả gọi là bệnh Coffee Berry Disease (CBD),
- Do vi khuẩn: Pseudomonas syringea, P. garcae,
- Do sinh lý: làm khô cành khô quả gọi là bệnh Die-back
b. Biểu hiện của bệnh:
Bệnh xuất hiện trên cả 3 bộ phận: quả, cành và lá nhưng gây hại nặng trên quả. Tài liệu cho thấy bện xuất hiên trên cả hoa nhưng tại Đắk Lắk chưa thấy triệu chứng trên hoa.
Trên quả: bắt đầu bằng vết chấm nhỏ mà nâu trên vỏ quả sau lan rộng ra và có màu nâu sẫm, ở phần bệnh lõm sâu xuống. Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh trên quả do Colletotrichum gây ra. Vết bệnh lan dần khắp vỏ quả, ăn sâu vào trong nhân làm quả đen và rụng. Bệnh cũng bắt đầu từ vị trí đính vào cuống hay tại điểm tiếp xúc giữa hai quả, những nơi mà nước có thể đọng lại.
Trên cành: Bệnh xuất hiện đầu tiên từ những đốt ở giữa cành. Đầu tiên là những vết nhỏ màu nâu vàng sau đó nâu sẫm, Vết bệnh lan rộng khắp chiều dài của đốt và lõm xuống so với vùng kế bên. Lá trên cành rụng dần, cành khô dần rồi chết, ở cây bệnh nặng bệnh tấn công cả cành lớn và thân.
Trên lá: lá bệnh có nhiều đốm nâu, sau đó lan rộng ra, chuyển sang màu nâu sẫm hay nâu đen.
c. Cách phòng trừ:
Sử dụng giống kháng bệnh
Bón phân cân đối
Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma là biện pháp sinh học để phòng trừ bệnh này.
3. Bệnh nấm hồng
a. Nguyên nhân:
Bệnh do nấm Corticium salmonicolor và thường lây lan nhanh gây thiệt hại rất lớn cho vườn cây, thậm chí có một số trường hợp phải hủy bỏ cả vườn cây.
b. Biểu hiện của bệnh:
Bệnh thường phát sinh trên cành, gần nơi phân cành giáp với thân hoặc những cành mọc ngang. Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm màu phớt hồng, nhẵn. Về sau vết bệnh dày lên và chuyển dần sang màu hồng, trên mặt vết bệnh có một lớp bào tử nấm màu hồng nhạt rất mịn. Khi vết bệnh cũ màu hồng sẽ chuyển dần sang màu trắng xám.
Nếu thời tiết thuận lợi, vết bệnh sẽ phát triển rộng dần (chạy dọc theo cành, có khi dài tới vài tấc và dần dần bao bọc hết chu vi của cành). Đồng thời với quá trình lan rộng của vết bệnh, nấm ký sinh còn xâm nhập vào bên dưới lớp vỏ phá hại mạch dẫn và tượng tầng làm chết vỏ cây, khiến nước và dinh dưỡng không được vận chuyển lên phía trên, làm toàn bộ lá phía trên chỗ bị bệnh bị úa vàng và rụng, trái bị rụng non, cuối cùng cành sẽ bị chết khô (phần vỏ chỗ bị bệnh có thể bị nứt và chảy nhựa), ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cà phê.
c. Cách phòng trừ:
- Không nên trồng cà phê quá dày, phải thường xuyên cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái… để vườn thông thoáng, tăng cường ánh nắng và giảm bớt ẩm độ trong tán lá.
- Trong vườn nên bố trí hệ thống thoát nước, để giảm bớt ẩm ướt trong mùa mưa, hạn chế nấm bệnh sinh sản, phát triển.
- Thường xuyên cắt bỏ những cành đã bị bệnh chết đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để hạn chế bệnh lây lan.
- Phải kiểm tra vườn cà phê thường xuyên (nhất là các tháng trong mùa mưa) để phát hiệm sớm và phun thuốc phòng trị bệnh kịp thời.
Nếu thấy vết bệnh mới phát sinh trên các cành lớn gần thân thì có thể dùng một trong những loại thuốc như: Bordeaux, Vanicide 5SL, Saizole 5SC, Validacin 3DD, Anvil 5SC… pha nồng độ 5% quét lên cành (2 lần cách nhau 7-10 ngày).
Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi
Bài thuyết trình nhóm 4- lớp 10B1
CÁC LOẠI SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
(Cây cà phê)
Bài thực hành
1. Bệnh gỉ sắt
a. Nguyên nhân: Bệnh gỉ sắt do nấm Hemileia vastatrix chuyên ký sinh trên cà phê gây ra.
Nhiệt độ và nước mưa là 2 yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển bệnh gỉ sắt
b. Biểu hiện của bệnh: Đầu tiên ở mặt dưới của lá xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng nhạt như những giọt dầu. Sau đó các chấm này lớn dần và từ giữa xuất hiện bột màu vàng cam, đó là bào tử của nấm gỉ sắt. Bào tử chuyển dần sang màu trắng từ trung tâm ra ngoài và cuối cùng vết bệnh có màu nâu như vết cháy. Các vết cháy có thể liên kết với nhau thành vết cháy lớn, dẫn đến cháy toàn bộ lá và rụng. Khi bệnh nặng, cây rụng hết lá và chết.
c. Cách phòng trừ:
Dùng thuốc hóa học:Viben-C 50BTN, Tilt Super 300EC, Anvil 5SC, Dizeb-M45 80WP, Tilt 250EC … phun sớm khi phát sinh bệnh, tiếp theo 3-4 lần trong mùa bệnh, mỗi lần cách nhau 3-4 tuần lễ và phun vào mặt dưới của lá. Trong mùa mưa cần pha thêm chất dính để tăng độ bám của thuốc.
Giống kháng bệnh (VD: giống cà phê chè Catimor có khả năng kháng bệnh )
Ghép chồi:Biện pháp sử dụng chồi của các dòng cà phê vô tính có năng suất cao và khả năng kháng bệnh ghép lên các cây nhiễm bệnh hiện cũng đang được sử dụng rộng rãi trên đồng ruộng.
2. Bệnh khô cành, khô quả
a. Nguyên nhân:
Bệnh khô cành khô quả do nhiều nguyên nhân:
- Do nấm: Colletotrichum cofeanum Noack trên quả gọi là bệnh Coffee Berry Disease (CBD),
- Do vi khuẩn: Pseudomonas syringea, P. garcae,
- Do sinh lý: làm khô cành khô quả gọi là bệnh Die-back
b. Biểu hiện của bệnh:
Bệnh xuất hiện trên cả 3 bộ phận: quả, cành và lá nhưng gây hại nặng trên quả. Tài liệu cho thấy bện xuất hiên trên cả hoa nhưng tại Đắk Lắk chưa thấy triệu chứng trên hoa.
Trên quả: bắt đầu bằng vết chấm nhỏ mà nâu trên vỏ quả sau lan rộng ra và có màu nâu sẫm, ở phần bệnh lõm sâu xuống. Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh trên quả do Colletotrichum gây ra. Vết bệnh lan dần khắp vỏ quả, ăn sâu vào trong nhân làm quả đen và rụng. Bệnh cũng bắt đầu từ vị trí đính vào cuống hay tại điểm tiếp xúc giữa hai quả, những nơi mà nước có thể đọng lại.
Trên cành: Bệnh xuất hiện đầu tiên từ những đốt ở giữa cành. Đầu tiên là những vết nhỏ màu nâu vàng sau đó nâu sẫm, Vết bệnh lan rộng khắp chiều dài của đốt và lõm xuống so với vùng kế bên. Lá trên cành rụng dần, cành khô dần rồi chết, ở cây bệnh nặng bệnh tấn công cả cành lớn và thân.
Trên lá: lá bệnh có nhiều đốm nâu, sau đó lan rộng ra, chuyển sang màu nâu sẫm hay nâu đen.
c. Cách phòng trừ:
Sử dụng giống kháng bệnh
Bón phân cân đối
Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma là biện pháp sinh học để phòng trừ bệnh này.
3. Bệnh nấm hồng
a. Nguyên nhân:
Bệnh do nấm Corticium salmonicolor và thường lây lan nhanh gây thiệt hại rất lớn cho vườn cây, thậm chí có một số trường hợp phải hủy bỏ cả vườn cây.
b. Biểu hiện của bệnh:
Bệnh thường phát sinh trên cành, gần nơi phân cành giáp với thân hoặc những cành mọc ngang. Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm màu phớt hồng, nhẵn. Về sau vết bệnh dày lên và chuyển dần sang màu hồng, trên mặt vết bệnh có một lớp bào tử nấm màu hồng nhạt rất mịn. Khi vết bệnh cũ màu hồng sẽ chuyển dần sang màu trắng xám.
Nếu thời tiết thuận lợi, vết bệnh sẽ phát triển rộng dần (chạy dọc theo cành, có khi dài tới vài tấc và dần dần bao bọc hết chu vi của cành). Đồng thời với quá trình lan rộng của vết bệnh, nấm ký sinh còn xâm nhập vào bên dưới lớp vỏ phá hại mạch dẫn và tượng tầng làm chết vỏ cây, khiến nước và dinh dưỡng không được vận chuyển lên phía trên, làm toàn bộ lá phía trên chỗ bị bệnh bị úa vàng và rụng, trái bị rụng non, cuối cùng cành sẽ bị chết khô (phần vỏ chỗ bị bệnh có thể bị nứt và chảy nhựa), ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cà phê.
c. Cách phòng trừ:
- Không nên trồng cà phê quá dày, phải thường xuyên cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái… để vườn thông thoáng, tăng cường ánh nắng và giảm bớt ẩm độ trong tán lá.
- Trong vườn nên bố trí hệ thống thoát nước, để giảm bớt ẩm ướt trong mùa mưa, hạn chế nấm bệnh sinh sản, phát triển.
- Thường xuyên cắt bỏ những cành đã bị bệnh chết đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để hạn chế bệnh lây lan.
- Phải kiểm tra vườn cà phê thường xuyên (nhất là các tháng trong mùa mưa) để phát hiệm sớm và phun thuốc phòng trị bệnh kịp thời.
Nếu thấy vết bệnh mới phát sinh trên các cành lớn gần thân thì có thể dùng một trong những loại thuốc như: Bordeaux, Vanicide 5SL, Saizole 5SC, Validacin 3DD, Anvil 5SC… pha nồng độ 5% quét lên cành (2 lần cách nhau 7-10 ngày).
Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Trúc Minh Thư
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)