Tìm hiểu 1 số tác giả và tác phẩm ở Hải Dương
Chia sẻ bởi Nguyệt Hà |
Ngày 21/10/2018 |
80
Chia sẻ tài liệu: Tìm hiểu 1 số tác giả và tác phẩm ở Hải Dương thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
NGỮ VĂN
Nhóm 1
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
Bài thuyết trình của chúng em gồm:
Các tác giả ở Hải Dương
Các tác phẩm về Hải Dương
Những cảm nhận của các bạn về một số tác phẩm văn, thơ viết về Hải Dương
Phần I
Hải Dương - mảnh đất của những con người
yêu văn chương và nghệ thuật
Các tác giả ở Hải Dương
TRẦN NHUẬN MINH
- Tên khai sinh: Trần Nhuận Minh
Ông sinh năm Giáp Thân ( 1944 ) tại Nam Sách, Hải Dương.
Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, lập nghiệp ở đất mỏ.
Ông đã được tặng Giải thưởng Nhà Nước ( đợt 2 ) về Văn học Nghệ thuật cho 2 tập thơ “Nhà thơ và hoa cỏ” và “ Bản Xônat hoang dã .”
- Các tác phẩm: Đấy là tình yêu (1971) , Âm điệu một vùng đất (1980) ,Thành phố bên này sông (1982)........
Đồn rằng ông Hủi ngày xưa
Qua đây, trong một đêm mưa... Lìa đời
Mối xông thành áo liệm người
Mang mang nước trắng. Bời bời cỏ xanh
Thế rồi năm tháng trôi nhanh
Mộ ông ai xếp mà thành đống cao
Chiến tranh xẻ đống làm hào
Hòa bình san đống lấp vào hố sâu
Thế rồi chẳng hiểu từ đâu
Mộ ông lại mọc bên cầu mới xây
Hỡi ông nằm dưới đất này
Buồn đau muôn kiếp đọa đày một thân
Nỗi gì lay động lòng dân
Vượt bao thế cuộc xoay vần... chẳng tan
(Trích Ông Hủi – Trần Nhuận Minh)
Tác phẩm của Trần Nhuận Minh
Các tác giả ở Hải Dương
II. THÂM TÂM
Tên khai sinh là Nguyễn Tuấn Trình.
Sinh năm 1917, tại thị xã Hải Dương (bây giờ là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương.
Sinh thời sống nhiều ở Hà Nội.
Ông mất ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác ở chiến khu Việt Bắc.
Tác phẩm đã xuất bản: Tống biệt hành (in trong Thi nhân Việt Nam, 1942); Ngậm ngùi cố sự, Chào Hương Sơn, Lưu biệt, Vạn lý Trường thành (in trước cách mạng tháng Tám - 1945); Chiều mưa đường số 5 (thơ, 1949); Thơ Thâm Tâm (1988).
- Ông được Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Các tác giả ở Hải Dương
III. TRẦN HOÀI DƯƠNG
Tên khai sinh là Trần Bắc Quỳ, sinh ngày 8-11-1943
Quê quán: Hải Dương.
Sau khi tốt nghiệp Trường Báo chí Trung ương khóa I năm 1961, ông về làm biên tập tại Tạp chí Học tập ( sau là Tạp chí Cộng sản ). Hai năm 1969-1970, Hoài Dương đi thực tế ở Trường giáo dục trẻ em phạm pháp của Bộ Giáo dục. Từ 1971-1981, làm ở báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam, biên tập viên, sau phụ trách Ban Văn xuôi. Từ 1982-1992 làm biên tập Nhà xuất bản Măng non, sau là Nhà xuất bản Trẻ, là Trưởng ban Văn học. Từ 1992 đến nay, ông là nhà văn tự do, chuyên viết cho thiếu nhi.
Một số tác phẩm của Trần Hoài Dương
Các tác giả ở Hải Dương
IV. LỘNG CHƯƠNG
Ông tên thật là Phạm Văn Hiền
Sinh năm 1918
Quê tại Hồng Châu Thượng, tỉnh Hải Dương.
Năm 1939, ông tốt nghiệp đại học ngành hoá học rồi làm chế hoá viên tại phòng thí nghiệm nông lâm Đông Dương. Sau đó ông bỏ việc, tham gia hoạt động sân khấu và văn hoá. Tác phẩm đầu tiên kí bút danh Lộng Chương là cuốn tiểu thuyết Hầu thánh - Tác phẩm
+ Chiến đấu trong lòng địch (1954)
+ Chặn tay chúng lại (1959)
+ Đôi ngọc lưu ly (1961)
+ Mai sau (1967)
+ Dũng sĩ Rạch Gầm (1967)
+ Cửa mở hé (1969)
+ Cánh chim luân lạc (1975)
V. TRẦN ĐĂNG KHOA
Ông sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958
Quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
Là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông nguyên là Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, ông giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.
Các tác phẩm của ông
+ Từ góc sân nhà em
+ Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới
+ Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.
+ Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986.
+ Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình,
+ Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần.
+ Bài "Thơ tình người lính biển" đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc
+ Đảo chìm, tập truyện - ký, đến đầu năm 2009 đã tái bản 25 lần
Giải thưởng: Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước (năm 2000).
Các tác giả ở Hải Dương
Các tác giả ở Hải Dương
VI. VŨ BẰ NG
- Họ và tên khai sinh: Vũ Đăng Bằng.
Bút danh khác: Tiêu Liêu, Thiên Thư, Vạn Lí Trình
Sinh năm 1913; quê quán: Lương Ngọc, Hải Dương.
Mất ngày 8-4-1984 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tác phẩm đã xuất bản: Một mình trong đêm tối
(tiểu thuyết, 1937); Truyện hai người (tiểu thuyết, 1940); Cai (hồi ký, 1942); Thương nhớ mười hai (tuỳ bút, 1960); Miếng ngon Hà Nội (tạp văn, 1955); Bốn mươi năm nói láo (hồi ký, 1969); Khảo về tiểu thuyết (1951, 1955); - Tuyển tập Vũ Bằng. (Trọn bộ 3 tập, khổ 13 x 19 cm) NXB Văn học, 2000.- Vũ Bằng toàn tập. (Trọn bộ 4 tập, khổ 16 x 24 cm). NXB Văn học, 2006.
- Ông được Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Tác phẩm của Vũ Bằng
Tác phẩm của Vũ Bằng
Tác phẩm của Vũ Bằng
Các tác giả ở Hải Dương
VII. Anh Thơ
Tên thật là Vương Kiều Ân, các bút danh khác: Hồng Anh, Tuyết Anh, Hồng Minh; là một nhà thơ nữ Việt Nam
- Sinh ngày 25 tháng 1 năm 1921, mất ngày 14 tháng 3 năm 2005
- Anh Thơ sinh tại thị trấn Ninh Giang, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Anh Thơ sáng tác từ sớm, năm 17 tuổi với tập Bức tranh quê bà được nhận giải khuyến thích của Tự Lực Văn Đoàn. Sau đó bà tham gia viết bài cho báo Đông Tây và một vài báo khác
- Bà là một trong những hội viên đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam (năm 1957), ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa 1 và 2).
- Từ năm 1971 đến năm 1975, bà làm biên tập viên tạp chí Tác phẩm mới. Bà cũng là ủy viên Thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam
- Anh Thơ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2007
Các tác giả ở Hải Dương
VII. Anh Thơ
Tác phẩm
+ Bức tranh quê (thơ, 1939)
+ Xưa (thơ, in chung, 1942)
+ Răng đen (tiểu thuyết, 1943)
+ Hương xuân (thơ, in chung, 1944)
+ Kể chuyện Vũ Lăng (truyện thơ, 1957)
+ Theo cánh chim câu (thơ, 1960)
+ Ðảo ngọc (thơ, 1964)
+ Hoa dứa trắng (thơ, 1967)
Các tác giả ở Hải Dương
IX. Vũ Đình Liên
- Ông sinh ngày 12 tháng 11 năm 1913, mất ngày 18 tháng 1 năm 1996
Ông sinh tại Hà Nội, quê gốc ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Tác phẩm
+ Một số bài thơ: Ông đồ, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh, Người đàn bà điên ga Lưu xá...
Đôi mắt (1957)
+ Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (cùng Nhóm Lê Quý Đôn - Nguyễn Đình Chiểu (1957)
Phân II
Các tác phẩm viết về Hải Dương
Các tác phẩm viết về Hải Dương
Nắng Sài Gòn rực rỡ lắm phải không?
Nên con gái Sài Gòn thắm hương nồng nhiệt lắm.
Trời Hà Nội về thu càng sâu thẳm.
Cho những dáng kiều thanh nhã đáng yêu hơn.
Em chỉ là con gái Hải Dương thôi
Chẳng rực rỡ như màu hoa phượng đỏ
Chẳng tình tứ như như lời người Quan họ.
Chẳng dịu dàng trầm mặc nét cố đô.
Hải Dương mùa thu xanh xanh mặt nước hồ.
Chiều quán Gió nghiêng 1 vành nón trắng
Hải Dương mùa xuân xanh nõn bàng trong nắng
Với chút xôn xao thành phố lúc tan tầm.
Em chẳng dám so với óng ả tơ tằm.
Của con gái Hà Đông tài hoa dệt lụa
Cũng chẳng dám nói cười như Quảng Bình nắng gió
Bởi thiếu cái mặn mà, mạnh mẽ của biển khơi
Em chỉ là con gái Hải Dương thôi
Mộc mạc lắm màu bánh gai, bánh đậu
Vải Thanh Hà với vỏ ngoài chẳng xấu
Tuy xù xì ram ráp giữa bàn tay
Chút dịu dàng trong buổi trưa nay
Cũng chẳng dám mong dịu tiết trời tháng 6
Cũng chẳng dám để lòng đau đáu
Bởi phương trời thầm lặng của xứ Đông
Anh có về thăm Hải Dương không?
Xoàng xĩnh lắm những màu cây sắc cỏ.
và tất cả những gì mà ta có
Chẳng thể níu chân người vừa mới đi qua
Giữa bao điều chợt nhớ Hải Dương
Đường về ga tiếng còi tàu thôi thúc
Hồn tôi dòng sông lượn khúc
Tháng năm xa chợt nhớ phố hè!
Sau mái ngói rêu phong là rơm rạ ,bờ tre
Bùn đất mùa chiên liền kề thị xã
Từng ô cửa khiêm nhường, tháng ngày yên ả
Đạp xe đi loáng hết một vòng…
Sông bủa vây bốn phía xanh trong
Mây Sứ - Phú Lương - Đò Hàn - Chợ Mát
Nơi nuôi dưỡng những con tàu – Con tàu khao khát
Như tôi mong được ra đi mong được trở về…
Nhà ông tôi mảnh đất nhỏ ven đê
Nhà bạn gần ga tàu qua như bão
Nơi mạch nguồn thơm thảo
Thăng trầm qua vẫn chân thật hồn nhiên…
Bao lần rồi tôi đến hóa yêu tin
Ghé thăm nhau nơi ghế bàn mộc mạc
Mắt bạn hay chính con tàu khao khát
Đang kéo còi mỗi sớm rời ga…
Hải Dương tháng 4/1987
HẢI DƯƠNG
(Thân tặng nhà thơ Văn Anh)
Côn sơn ca
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Về đi sao chẳng sớm toan,
Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi.
Muôn chung chín vạc làm gì,
Cơm rau nước lã nên tuỳ phận thôi.
Phần III
Cảm nhận của các bạn về những
vần thơ quê hương
Hải Dương
Tiếng chim vách núi nhỏ dần
Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm
Nghĩ gì, ông vẫn ngồi yên lưng đền…
…Bỗng đâu vang tiếng sấm rền
Tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hương
Ngang trời kêu một tiếng chuông
Rừng xưa nổi gió, suối tuôn ào ào
Đồi thông sáng dưới trăng cao
Như hồn Nguyễn Trãi năm nào về thăm
Em nghe có tiếng thơ ngâm…
Ngoài kia nòng pháo ướt đầm sương khuya…
Đêm Côn Sơn
Đó là một Nguyễn Xuân Bối yêu mến và tự hào về quê hương Kinh
Môn. Anh hồ hởi “khoe” với mọi người về bức tranh quê anh:
“Quê tôi đấy, bốn bề sông núi
Nhịp cầu cong sớm tối đi về
Con đường dốc ngoằn ngoèo bên vách đá
Xe nghiêng nghiêng... sắt thép bộn bề”
Bài thuyết trình của nhóm chúng em
đến đây là kết thúc
Cảm ơn cô và các bạn
đã chăm chú lắng nghe
Nhóm 1
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
Bài thuyết trình của chúng em gồm:
Các tác giả ở Hải Dương
Các tác phẩm về Hải Dương
Những cảm nhận của các bạn về một số tác phẩm văn, thơ viết về Hải Dương
Phần I
Hải Dương - mảnh đất của những con người
yêu văn chương và nghệ thuật
Các tác giả ở Hải Dương
TRẦN NHUẬN MINH
- Tên khai sinh: Trần Nhuận Minh
Ông sinh năm Giáp Thân ( 1944 ) tại Nam Sách, Hải Dương.
Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, lập nghiệp ở đất mỏ.
Ông đã được tặng Giải thưởng Nhà Nước ( đợt 2 ) về Văn học Nghệ thuật cho 2 tập thơ “Nhà thơ và hoa cỏ” và “ Bản Xônat hoang dã .”
- Các tác phẩm: Đấy là tình yêu (1971) , Âm điệu một vùng đất (1980) ,Thành phố bên này sông (1982)........
Đồn rằng ông Hủi ngày xưa
Qua đây, trong một đêm mưa... Lìa đời
Mối xông thành áo liệm người
Mang mang nước trắng. Bời bời cỏ xanh
Thế rồi năm tháng trôi nhanh
Mộ ông ai xếp mà thành đống cao
Chiến tranh xẻ đống làm hào
Hòa bình san đống lấp vào hố sâu
Thế rồi chẳng hiểu từ đâu
Mộ ông lại mọc bên cầu mới xây
Hỡi ông nằm dưới đất này
Buồn đau muôn kiếp đọa đày một thân
Nỗi gì lay động lòng dân
Vượt bao thế cuộc xoay vần... chẳng tan
(Trích Ông Hủi – Trần Nhuận Minh)
Tác phẩm của Trần Nhuận Minh
Các tác giả ở Hải Dương
II. THÂM TÂM
Tên khai sinh là Nguyễn Tuấn Trình.
Sinh năm 1917, tại thị xã Hải Dương (bây giờ là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương.
Sinh thời sống nhiều ở Hà Nội.
Ông mất ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác ở chiến khu Việt Bắc.
Tác phẩm đã xuất bản: Tống biệt hành (in trong Thi nhân Việt Nam, 1942); Ngậm ngùi cố sự, Chào Hương Sơn, Lưu biệt, Vạn lý Trường thành (in trước cách mạng tháng Tám - 1945); Chiều mưa đường số 5 (thơ, 1949); Thơ Thâm Tâm (1988).
- Ông được Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Các tác giả ở Hải Dương
III. TRẦN HOÀI DƯƠNG
Tên khai sinh là Trần Bắc Quỳ, sinh ngày 8-11-1943
Quê quán: Hải Dương.
Sau khi tốt nghiệp Trường Báo chí Trung ương khóa I năm 1961, ông về làm biên tập tại Tạp chí Học tập ( sau là Tạp chí Cộng sản ). Hai năm 1969-1970, Hoài Dương đi thực tế ở Trường giáo dục trẻ em phạm pháp của Bộ Giáo dục. Từ 1971-1981, làm ở báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam, biên tập viên, sau phụ trách Ban Văn xuôi. Từ 1982-1992 làm biên tập Nhà xuất bản Măng non, sau là Nhà xuất bản Trẻ, là Trưởng ban Văn học. Từ 1992 đến nay, ông là nhà văn tự do, chuyên viết cho thiếu nhi.
Một số tác phẩm của Trần Hoài Dương
Các tác giả ở Hải Dương
IV. LỘNG CHƯƠNG
Ông tên thật là Phạm Văn Hiền
Sinh năm 1918
Quê tại Hồng Châu Thượng, tỉnh Hải Dương.
Năm 1939, ông tốt nghiệp đại học ngành hoá học rồi làm chế hoá viên tại phòng thí nghiệm nông lâm Đông Dương. Sau đó ông bỏ việc, tham gia hoạt động sân khấu và văn hoá. Tác phẩm đầu tiên kí bút danh Lộng Chương là cuốn tiểu thuyết Hầu thánh - Tác phẩm
+ Chiến đấu trong lòng địch (1954)
+ Chặn tay chúng lại (1959)
+ Đôi ngọc lưu ly (1961)
+ Mai sau (1967)
+ Dũng sĩ Rạch Gầm (1967)
+ Cửa mở hé (1969)
+ Cánh chim luân lạc (1975)
V. TRẦN ĐĂNG KHOA
Ông sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958
Quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
Là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông nguyên là Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, ông giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.
Các tác phẩm của ông
+ Từ góc sân nhà em
+ Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới
+ Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.
+ Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986.
+ Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình,
+ Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần.
+ Bài "Thơ tình người lính biển" đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc
+ Đảo chìm, tập truyện - ký, đến đầu năm 2009 đã tái bản 25 lần
Giải thưởng: Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước (năm 2000).
Các tác giả ở Hải Dương
Các tác giả ở Hải Dương
VI. VŨ BẰ NG
- Họ và tên khai sinh: Vũ Đăng Bằng.
Bút danh khác: Tiêu Liêu, Thiên Thư, Vạn Lí Trình
Sinh năm 1913; quê quán: Lương Ngọc, Hải Dương.
Mất ngày 8-4-1984 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tác phẩm đã xuất bản: Một mình trong đêm tối
(tiểu thuyết, 1937); Truyện hai người (tiểu thuyết, 1940); Cai (hồi ký, 1942); Thương nhớ mười hai (tuỳ bút, 1960); Miếng ngon Hà Nội (tạp văn, 1955); Bốn mươi năm nói láo (hồi ký, 1969); Khảo về tiểu thuyết (1951, 1955); - Tuyển tập Vũ Bằng. (Trọn bộ 3 tập, khổ 13 x 19 cm) NXB Văn học, 2000.- Vũ Bằng toàn tập. (Trọn bộ 4 tập, khổ 16 x 24 cm). NXB Văn học, 2006.
- Ông được Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Tác phẩm của Vũ Bằng
Tác phẩm của Vũ Bằng
Tác phẩm của Vũ Bằng
Các tác giả ở Hải Dương
VII. Anh Thơ
Tên thật là Vương Kiều Ân, các bút danh khác: Hồng Anh, Tuyết Anh, Hồng Minh; là một nhà thơ nữ Việt Nam
- Sinh ngày 25 tháng 1 năm 1921, mất ngày 14 tháng 3 năm 2005
- Anh Thơ sinh tại thị trấn Ninh Giang, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Anh Thơ sáng tác từ sớm, năm 17 tuổi với tập Bức tranh quê bà được nhận giải khuyến thích của Tự Lực Văn Đoàn. Sau đó bà tham gia viết bài cho báo Đông Tây và một vài báo khác
- Bà là một trong những hội viên đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam (năm 1957), ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa 1 và 2).
- Từ năm 1971 đến năm 1975, bà làm biên tập viên tạp chí Tác phẩm mới. Bà cũng là ủy viên Thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam
- Anh Thơ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2007
Các tác giả ở Hải Dương
VII. Anh Thơ
Tác phẩm
+ Bức tranh quê (thơ, 1939)
+ Xưa (thơ, in chung, 1942)
+ Răng đen (tiểu thuyết, 1943)
+ Hương xuân (thơ, in chung, 1944)
+ Kể chuyện Vũ Lăng (truyện thơ, 1957)
+ Theo cánh chim câu (thơ, 1960)
+ Ðảo ngọc (thơ, 1964)
+ Hoa dứa trắng (thơ, 1967)
Các tác giả ở Hải Dương
IX. Vũ Đình Liên
- Ông sinh ngày 12 tháng 11 năm 1913, mất ngày 18 tháng 1 năm 1996
Ông sinh tại Hà Nội, quê gốc ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Tác phẩm
+ Một số bài thơ: Ông đồ, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh, Người đàn bà điên ga Lưu xá...
Đôi mắt (1957)
+ Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (cùng Nhóm Lê Quý Đôn - Nguyễn Đình Chiểu (1957)
Phân II
Các tác phẩm viết về Hải Dương
Các tác phẩm viết về Hải Dương
Nắng Sài Gòn rực rỡ lắm phải không?
Nên con gái Sài Gòn thắm hương nồng nhiệt lắm.
Trời Hà Nội về thu càng sâu thẳm.
Cho những dáng kiều thanh nhã đáng yêu hơn.
Em chỉ là con gái Hải Dương thôi
Chẳng rực rỡ như màu hoa phượng đỏ
Chẳng tình tứ như như lời người Quan họ.
Chẳng dịu dàng trầm mặc nét cố đô.
Hải Dương mùa thu xanh xanh mặt nước hồ.
Chiều quán Gió nghiêng 1 vành nón trắng
Hải Dương mùa xuân xanh nõn bàng trong nắng
Với chút xôn xao thành phố lúc tan tầm.
Em chẳng dám so với óng ả tơ tằm.
Của con gái Hà Đông tài hoa dệt lụa
Cũng chẳng dám nói cười như Quảng Bình nắng gió
Bởi thiếu cái mặn mà, mạnh mẽ của biển khơi
Em chỉ là con gái Hải Dương thôi
Mộc mạc lắm màu bánh gai, bánh đậu
Vải Thanh Hà với vỏ ngoài chẳng xấu
Tuy xù xì ram ráp giữa bàn tay
Chút dịu dàng trong buổi trưa nay
Cũng chẳng dám mong dịu tiết trời tháng 6
Cũng chẳng dám để lòng đau đáu
Bởi phương trời thầm lặng của xứ Đông
Anh có về thăm Hải Dương không?
Xoàng xĩnh lắm những màu cây sắc cỏ.
và tất cả những gì mà ta có
Chẳng thể níu chân người vừa mới đi qua
Giữa bao điều chợt nhớ Hải Dương
Đường về ga tiếng còi tàu thôi thúc
Hồn tôi dòng sông lượn khúc
Tháng năm xa chợt nhớ phố hè!
Sau mái ngói rêu phong là rơm rạ ,bờ tre
Bùn đất mùa chiên liền kề thị xã
Từng ô cửa khiêm nhường, tháng ngày yên ả
Đạp xe đi loáng hết một vòng…
Sông bủa vây bốn phía xanh trong
Mây Sứ - Phú Lương - Đò Hàn - Chợ Mát
Nơi nuôi dưỡng những con tàu – Con tàu khao khát
Như tôi mong được ra đi mong được trở về…
Nhà ông tôi mảnh đất nhỏ ven đê
Nhà bạn gần ga tàu qua như bão
Nơi mạch nguồn thơm thảo
Thăng trầm qua vẫn chân thật hồn nhiên…
Bao lần rồi tôi đến hóa yêu tin
Ghé thăm nhau nơi ghế bàn mộc mạc
Mắt bạn hay chính con tàu khao khát
Đang kéo còi mỗi sớm rời ga…
Hải Dương tháng 4/1987
HẢI DƯƠNG
(Thân tặng nhà thơ Văn Anh)
Côn sơn ca
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Về đi sao chẳng sớm toan,
Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi.
Muôn chung chín vạc làm gì,
Cơm rau nước lã nên tuỳ phận thôi.
Phần III
Cảm nhận của các bạn về những
vần thơ quê hương
Hải Dương
Tiếng chim vách núi nhỏ dần
Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm
Nghĩ gì, ông vẫn ngồi yên lưng đền…
…Bỗng đâu vang tiếng sấm rền
Tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hương
Ngang trời kêu một tiếng chuông
Rừng xưa nổi gió, suối tuôn ào ào
Đồi thông sáng dưới trăng cao
Như hồn Nguyễn Trãi năm nào về thăm
Em nghe có tiếng thơ ngâm…
Ngoài kia nòng pháo ướt đầm sương khuya…
Đêm Côn Sơn
Đó là một Nguyễn Xuân Bối yêu mến và tự hào về quê hương Kinh
Môn. Anh hồ hởi “khoe” với mọi người về bức tranh quê anh:
“Quê tôi đấy, bốn bề sông núi
Nhịp cầu cong sớm tối đi về
Con đường dốc ngoằn ngoèo bên vách đá
Xe nghiêng nghiêng... sắt thép bộn bề”
Bài thuyết trình của nhóm chúng em
đến đây là kết thúc
Cảm ơn cô và các bạn
đã chăm chú lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyệt Hà
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)