Tiểu sưe Hồ Quý Ly
Chia sẻ bởi Hồ Thị Thanh Bình |
Ngày 10/05/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: tiểu sưe Hồ Quý Ly thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Tiểu sử:Theo gia phả họ Hồ[1], tổ tiên Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật vốn người Chiết Giang (Trung Quốc), đời Hậu Hán thời Ngũ đại Thập quốc (năm 947-950), tương đương thời Dương Tam Kha của Việt Nam, sang làm Thái thú Diễn Châu và định cư ở hương Bào Đột, nay là xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đến đời nhà Lý, có người trong họ lấy công chúa Nguyệt Đích, sinh ra công chúa Nguyệt Đoan. Đời cháu thứ 12 là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại, Thanh Hóa, làm con nuôi tuyên úy Lê Huấn, từ đấy lấy Lê làm họ mình. Quý Ly là cháu bốn đời của Lê Huấn[2].
Ông có hai người cô đều được vua Trần Minh Tông lấy làm cung phi và đều trở thành mẹ hai vua nhà Trần, do đó ông sớm được đưa vào làm quan trong triều đình nhà Trần.
Sự nghiệp
Phụ chính nhà Trần
Xem thêm: Trần Nghệ Tông, Trần Phế Đế, Trần Thuận Tông, Chiến tranh Việt-Chiêm 1367-1396
Năm 1371, vua Trần Dụ Tông cho Lê Quý Ly làm Trưởng cục Chi hậu. Sau, vua Trần Nghệ Tông đưa ông lên làm Khu mật đại sứ, lại gả em gái là công chúa Huy Ninh.
Trong hơn 20 năm làm đại thần nhà Trần, Lê Quý Ly nhiều lần được cử cầm quân ra mặt trận chống lại Chiêm Thành, nhưng do tài năng quân sự hạn chế nên phần lớn những lần xuất quân, ông đều bị thất trận. Tuy nhiên, ông vẫn được sự tin cậy của các vua Trần.
Sau khi chiến tranh với Chiêm Thành lắng xuống, các tông thất nhà Trần nhiều người thấy uy quyền trong triều của Lê Quý Ly quá lớn, sợ ông cướp ngôi nhà Trần nên đã mưu giết ông. Nhưng Lê Quý Ly được sự tin tưởng tuyệt đối của Thượng hoàng Trần Nghệ Tông, ra sức ủng hộ và che chở ông. Do đó, những người mưu hại ông đều bị Thượng hoàng giết, trong đó có cả con, cháu của chính thượng hoàng.
Năm 1395, thượng hoàng Trần Nghệ Tông mất, ông được phong làm Phụ chính Thái sư nhiếp chính, tước Trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn quyền hành trong nước. Vua Trần Thuận Tông là con rể ông, hoàn toàn bị ông thao túng.
Tháng 4 năm 1396[3], Hồ Quý Ly phát hành tiền giấy (thông bảo hội sao). Đây là lần đầu trong chính sử Việt Nam, tiền giấy được lưu thông.
Lê Quý Ly bức vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Tây Đô, việc này thúc đẩy một số quần thần trung thành với nhà Trần (như Trần Khát Chân, Trần Nhật Đôn, Trần Nguyên Hẵng...) mưu tính làm chính biến lật đổ họ Hồ. Nhưng Lê Quý Ly đã ra tay trước, tiêu diệt hết phe này[4].
Tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Lê Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế, tự lập làm vua, lấy quốc hiệu là Đại Ngu, đổi niên hiệu là Thánh Nguyên. Ông đổi sang họ Hồ, lập nên nhà Hồ.
Lê Quý Ly sở dĩ đổi sang họ Hồ vì nhận mình có thủy tổ là Hồ Công Mãn, dòng dõi vua Thuấn, đặt sang quốc hiệu Đại Ngu để kế tục Ngu Thuấn. Tuy nhiên, Trần Xuân Sinh cho rằng: Hồ Quý Ly đã nhận sai. Dòng dõi vua Thuấn chỉ có chi họ Diêu và họ Quy chứ không có chi nào họ Hồ. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Hồ Công Mãn là thủy tổ họ Trần chứ không phải họ Hồ. Vua Chu Vũ Vương sau khi diệt nhà Thương, tìm được Quy Mãn là dòng dõi vua Thuấn và phong cho làm vua nước Trần. Sau khi mất, Mãn được đặt thụy hiệu là Trần Hồ công. Công là tước, Hồ là thụy hiệu chứ không phải họ. Từ Trần Hồ công truyền các đời, tới Trần Thân công, Trần Tương công... Các vua nước Trần từ thời Tây Chu trở đi đều là dòng dõi Trần Hồ công chứ không phải mang họ Hồ. Do đó Lê Quý Ly đổi sang họ Hồ và nhận dòng dõi vua Thuấn chỉ là mượn danh dòng họ đế vương cổ xưa[5] Sau này nhà Minh sang đánh Đại Ngu cũng kể ra 1 trong 22 tội của Hồ Quý Ly là tự ý đổi từ họ Lê sang họ Hồ[6].
Vua nhà Hồ
[sửa] Xây dựng đất nước
Hồ Quý Ly lên ngôi, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên. Chưa được một năm, theo cách nhà Trần, ông nhường ngôi cho con thứ là Hồ Hán Thương, làm Thái Thượng hoàng nhưng vẫn tự mình quyết đoán mọi công việc.
Năm 1403, ông ban hành các đồ đo lường (cân, thước, đấu, thưng) để làm chuẩn trong việc buôn bán[3].
Năm 1404, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương quy định các người đỗ thi Hương phải qua kì thi làm toán pháp
Ông có hai người cô đều được vua Trần Minh Tông lấy làm cung phi và đều trở thành mẹ hai vua nhà Trần, do đó ông sớm được đưa vào làm quan trong triều đình nhà Trần.
Sự nghiệp
Phụ chính nhà Trần
Xem thêm: Trần Nghệ Tông, Trần Phế Đế, Trần Thuận Tông, Chiến tranh Việt-Chiêm 1367-1396
Năm 1371, vua Trần Dụ Tông cho Lê Quý Ly làm Trưởng cục Chi hậu. Sau, vua Trần Nghệ Tông đưa ông lên làm Khu mật đại sứ, lại gả em gái là công chúa Huy Ninh.
Trong hơn 20 năm làm đại thần nhà Trần, Lê Quý Ly nhiều lần được cử cầm quân ra mặt trận chống lại Chiêm Thành, nhưng do tài năng quân sự hạn chế nên phần lớn những lần xuất quân, ông đều bị thất trận. Tuy nhiên, ông vẫn được sự tin cậy của các vua Trần.
Sau khi chiến tranh với Chiêm Thành lắng xuống, các tông thất nhà Trần nhiều người thấy uy quyền trong triều của Lê Quý Ly quá lớn, sợ ông cướp ngôi nhà Trần nên đã mưu giết ông. Nhưng Lê Quý Ly được sự tin tưởng tuyệt đối của Thượng hoàng Trần Nghệ Tông, ra sức ủng hộ và che chở ông. Do đó, những người mưu hại ông đều bị Thượng hoàng giết, trong đó có cả con, cháu của chính thượng hoàng.
Năm 1395, thượng hoàng Trần Nghệ Tông mất, ông được phong làm Phụ chính Thái sư nhiếp chính, tước Trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn quyền hành trong nước. Vua Trần Thuận Tông là con rể ông, hoàn toàn bị ông thao túng.
Tháng 4 năm 1396[3], Hồ Quý Ly phát hành tiền giấy (thông bảo hội sao). Đây là lần đầu trong chính sử Việt Nam, tiền giấy được lưu thông.
Lê Quý Ly bức vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Tây Đô, việc này thúc đẩy một số quần thần trung thành với nhà Trần (như Trần Khát Chân, Trần Nhật Đôn, Trần Nguyên Hẵng...) mưu tính làm chính biến lật đổ họ Hồ. Nhưng Lê Quý Ly đã ra tay trước, tiêu diệt hết phe này[4].
Tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Lê Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế, tự lập làm vua, lấy quốc hiệu là Đại Ngu, đổi niên hiệu là Thánh Nguyên. Ông đổi sang họ Hồ, lập nên nhà Hồ.
Lê Quý Ly sở dĩ đổi sang họ Hồ vì nhận mình có thủy tổ là Hồ Công Mãn, dòng dõi vua Thuấn, đặt sang quốc hiệu Đại Ngu để kế tục Ngu Thuấn. Tuy nhiên, Trần Xuân Sinh cho rằng: Hồ Quý Ly đã nhận sai. Dòng dõi vua Thuấn chỉ có chi họ Diêu và họ Quy chứ không có chi nào họ Hồ. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Hồ Công Mãn là thủy tổ họ Trần chứ không phải họ Hồ. Vua Chu Vũ Vương sau khi diệt nhà Thương, tìm được Quy Mãn là dòng dõi vua Thuấn và phong cho làm vua nước Trần. Sau khi mất, Mãn được đặt thụy hiệu là Trần Hồ công. Công là tước, Hồ là thụy hiệu chứ không phải họ. Từ Trần Hồ công truyền các đời, tới Trần Thân công, Trần Tương công... Các vua nước Trần từ thời Tây Chu trở đi đều là dòng dõi Trần Hồ công chứ không phải mang họ Hồ. Do đó Lê Quý Ly đổi sang họ Hồ và nhận dòng dõi vua Thuấn chỉ là mượn danh dòng họ đế vương cổ xưa[5] Sau này nhà Minh sang đánh Đại Ngu cũng kể ra 1 trong 22 tội của Hồ Quý Ly là tự ý đổi từ họ Lê sang họ Hồ[6].
Vua nhà Hồ
[sửa] Xây dựng đất nước
Hồ Quý Ly lên ngôi, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên. Chưa được một năm, theo cách nhà Trần, ông nhường ngôi cho con thứ là Hồ Hán Thương, làm Thái Thượng hoàng nhưng vẫn tự mình quyết đoán mọi công việc.
Năm 1403, ông ban hành các đồ đo lường (cân, thước, đấu, thưng) để làm chuẩn trong việc buôn bán[3].
Năm 1404, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương quy định các người đỗ thi Hương phải qua kì thi làm toán pháp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Thị Thanh Bình
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)