Tiểu sự về Hồ Chí Minh

Chia sẻ bởi Lê Thị Chung | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: tiểu sự về Hồ Chí Minh thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

Bài Luận cuộc thi tìm hiểu “ Thân thế - Sự nghiệp – chủ tịch Hồ Chí Minh”
Câu hỏi : Nguyên nhân dẫn đến ngày mùng 5/6/1911 Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
Làm : Chủ tịch Hồ Chí Minh tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/05/1890 tại xã Kim Liên Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An. Người được sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, thân phụ của Người đã đậu tới chức phó bảng ( Nguyễn Sinh Sắc 1862 -1929), còn thân mẫu của người ( Hoàng Thị Loan 1868 - 1901)là cháu gái của một nhà nho lỗi lạc ở miền quê Nam Đàn thời bấy giờ. Người còn có một anh trai tên Nguyễn Sinh Khiêm (Nguyễn Tất Đạt 1888 - 1950), một người chị gái tên Nguyễn Thị Thanh (1848 – 1954), và một người em trai mất khi vừa mới lọt lòng.
Hồ Chủ Tịch sinh ra trong thời buổi nước mất nhà tan, nhân dân lầm than đói khổ, không có quyền tự do, nghèo túng và dốt nát, cả dân tộc phải lầm lũi làm kiếp trâu ngựa cho triều Nguyễn chuẩn bị suy tàn và giặc phương tây hung bạo cường hào. Người phải chứng kiến sự ra đi cùng lúc của mẹ và em trai trong sự đau đớn của cơn bạo bệnh, và người em trai khát sữa, nỗi đau trong lòng của một đứa trẻ khi ôm mẹ chết trong tay, người đã có ước mơ từ đó, giá như không có giặc ngoại lai, triều đình không hèn nhát, nhân dân được học hành, được tiếp thu khoa học thì liệu mẹ và em trai của người có phải ra đi như thế ??? một sự tuyệt vọng cho nỗi mất mát, nhưng lại nhen nhóm cho một quyết tâm cháy bỏng, quyết tâm giàng lại những gì đã mất cho dân tộc, cho nhân dân, cho những con người ốm yếu lầm lũi nơi nước Nam này….
Người theo cha và anh trai vào Huế lần hai, lần này người được vào học tại một ngôi trường danh tiếng nhất thời bấy giờ nơi đất Huế, nhưng đặc thù của ngôi trường là chỉ dậy cho học sinh biết tiếng Pháp, văn hóa Pháp, và cách cai trị của người Pháp mà thôi, chàng thiếu niên Nguyễn Tất Thành đã thấy một điều gì đó mâu thuẫn và không khâm phục. Câu nói của cha và những nhà nho yêu nước khác hay họp bàn tại nhà của chàng trai Nguyễn Tất Thành rằng “ muốn đánh Pháp phải hiểu Pháp, muốn hiểu Pháp phải học tiếng Pháp” đã thôi thúc chàng trai trẻ phải gắng sức học tập tiếng ngoại lai, cố gắng để hiểu những nền văn minh, văn hóa của những kẻ đang xâm lược nước mình. Lại thêm một quyết tâm trong trái tim nóng bỏng của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành nó cứ lớn dần lên theo năm tháng và sự hiểu biết của Người.
Những tấm bảng và những dòng trữ được treo khắp nơi trong ngôi trường Quốc Học của người là “ tự do – bình đẳng – bác ái” đã hình thành trong đầu cậu học trò Nguyễn Tất Thành rất nhiều câu hỏi : Ai được tự do ? Tự do như thế nào ? Bình đẳng là gì ? Bình đẳng về những vấn đề gì ? Có phải là bình đẳng về kinh tế ? Bái ái là sao ? Nó có phải sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa những con người nơi đây và những con người nơi phương trời Tây kia không ? Những câu hỏi đó người đã hỏi giáo viên đang giảng dạy cho người nhưng vị giáo viên đó không trả lời được những thắc mắc trong lòng người thanh niên trẻ này ??? Những câu nói trên đang nói lên sự mâu thuẫn, nghịch lý đối với sự thật tàn khốc đối với người dân nơi đây, rằng nhân dân hiện tại không có tự do, dân tộc không được tự do, bình đẳng là câu nói hão huyền cho những người nơi đây từ dân cho đến quan triều, và trong lĩnh vực kinh tế thì không có một sự bình đẳng nào, hơn thế nữa nhân dân còn bị nô dịch, bị cướp bóc, bị trà đạp… nơi đây không có sự bác ái giữa người dân và người đang cai trị họ …anh Nguyễn đã tham gia các cuộc biểu tình để thực hiện câu nói “tự do -bình đẳng – bác ái” cho nhân dân nơi đây, nhưng kết quả là anh bị đuổi khỏi trường, cha bị mất việc, gia đình phải ly tán….một sự tò mò trong lòng chàng thanh niên trẻ, một ý định nung nấu và một quyết tâm cháy bỏng…. “ muốn đánh Pháp phải hiểu Pháp, muốn hiểu Pháp phải học tiếng Pháp” , “ tự do – bình đẳng – bác ái” hai câu nói này như hai động lực thôi thúc người muốn hiểu Pháp, muốn đánh Pháp, muốn biết nghĩa thực của những câu chữ “tự do – bình đẳng – bác ái”. Làm sao hiểu được câu nói này… ??? Ai có thể giúp anh Nguyễn trả lời câu hỏi trên, phải chăng chỉ còn một cách duy nhất là phải đến tận nơi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Chung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)