Tieu su Tran Nhan Tong
Chia sẻ bởi Trần Văn Phúc |
Ngày 10/05/2019 |
42
Chia sẻ tài liệu: Tieu su Tran Nhan Tong thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
TRẦN NHÂN TÔNG (1279-1293)
Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, quyết đoán, được sử sách ngợi ca là vị anh hùng cứu nước là bậc "Vua hiền của nhà Trần... thuần túy đạo mạo, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng..." Thời gian Nhân Tông trị vì, nước Đại Việt đã trải qua những thử thách ghê gớm. Ông có tên là Trần Khâm (con trưởng của vua Thánh Tông, Trần Hoảng) sinh nǎm 1258 và lên ngôi nǎm 21 tuổi (1279). Ông làm vua 14 nǎm đến 35 tuổi thì nhường ngôi cho con là Anh Tông để làm Thượng hoàng. Triều đại nhà Trần dưới quyền ông, quả là một thời thịnh trị. Những nǎm đầu cầm quyền, Trần Nhân Tông đã phải trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông. Ông đã cùng vua cha Trần Thánh Tông, mở hội nghị quân sự Bình Than, phân công các tướng lĩnh đi đóng giữ những nơi hiểm yếu để chuẩn bị đỡ các mũi tiến công của địch (1282). Ông lại cùng với cha tổ chức hội nghị Diên Hồng (1284) để cùng nhất trí trẻ già, một lòng quyết đánh. Chưa bao giờ tinh thần đánh giặc ở nước ta được phát triển mạnh như dưới thời vua Trần Nhân Tông. Cả nước sục sôi chuẩn bị, quân sĩ tỏ thái độ quyết không đội trời chung với địch. Và quả nhiên quân ta đã ra quân là chiến thắng còn địch thì thất bại thảm hại. Trận Bạch Đằng (9-4-1288) đại thắng đã đè bẹp ý đồ bành trướng của đế quốc Nguyên Mông, đế quốc cường bạo nhất hồi bấy giờ, đã chiến thắng từ Âu sang A`, song chúng không làm gì xoay chuyển nổi tình thế ở Việt Nam. Chiến công này là của toàn dân, của những vị nguyên soái, đại tướng tài giỏi như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão v.v... Song công lao đầu thuộc về hai cha con Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Trong cả 2 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông hai ông đã trở thành ngọn cờ đoàn kết toàn dân lãnh đạo nhân dân Đại Việt vượt qua bao khó khǎn gian khổ, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi huy hoàng. Trần Nhân Tông không những chỉ là một vị vua giỏi, một anh hùng cứu nước mà ông còn là một nhà vǎn xuất sắc, có công lớn đối với nền vǎn học quốc âm. Từ đời nhà Lý trở về trước, cho đến các triều vua Trần: Thái Tông, Thánh Tông không có một tác phẩm vǎn chương quốc ngữ nào. Những Hàn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố mới chỉ nghe tên chứ chưa tìm ra tác phẩm. Đến cuối thế kỷ 13, chỉ có Trần Nhân Tông với bài phú "Cư trần lạc đạo" là mở trang đầu cho cuốn sách sưu tầm vǎn học quốc âm của thời đại. Khi đất nước sạch bóng quân thù, Trần Nhân Tông đã chú trọng đến việc khuyến khích trồng dâu nuôi tằm, chiêu mộ dân khai khẩn ruộng hoang, mở rộng các công trình thủy lợi, đại xá cho thiên hạ. Nơi nào bị địch tàn phá thì tha sưu thuế, những nơi khác thì giảm thuế hoặc miễn theo thứ bậc khác nhau . Ông luôn luôn nhắc các quần thần phải biết thương dân. Có lần ông trực tiếp phân xử phải trái cho những người dân đón đường thưa kiện, vạch rõ cái sai của quan lại cận thần. Ông rất trân trọng sự đóng góp to lớn của tướng sĩ, quân dân đối với ba cuộc kháng chiến. Một nét độc đáo riêng của Trần Nhân Tông so với nhiều nhà vua khác là ông rất thích du lịch, ông thường tổ chức những chuyến đi xa gần, vừa để trò chuyện, thuyết lý về những quan điểm triết học, tôn giáo của ông, vừa để thu thập thêm nhiều kiến vǎn trong hay ngoài nước. Trần Nhân Tông nhường ngôi nǎm 1293 (lúc ông mới 35 tuổi). Sau khi nhường ngôi cho con, lên làm Thượng hoàng ông đã dành toàn quyền điều hành cho nhà vua trẻ. Ông chỉ có một lần trở về kinh vào nǎm 1295 để theo dõi việc nước, còn dành toàn bộ thời gian vào việc riêng của mình và đi chu du khắp nước. Trần Nhân Tông không chỉ là một trong những tác giả Quốc âm đầu tiên của lịch sử vǎn học Việt Nam. Ông còn là một nhà thơ chữ Hán có tài. Có thể nghĩ rằng, trong các nhà thơ đời Trần, còn lưu lại tác phẩm đến ngày nay, ông là một trong những tác giả có hồn thơ thực sự, Hồn thơ ấy đậm đà ở phong cách riêng của ông, mà cũng còn do ông tiếp thu được cái chất triết học sâu xa của Phật giáo. Ông rất yêu thiên nhiên. Trong tâm trí của ông, lúc nào cũng thầy tràn ngập ánh trǎng, dồi dào mây nước, và đắm đuối với giấc mơ xuân: Nhất thiên như thuỷ, nguyệt như trú Hoa ảnh mãn song, xuân mộng trường Có nghĩa là: Nước ấy vầng xanh, trǎng ấy ngọc Đầy song hoa
Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, quyết đoán, được sử sách ngợi ca là vị anh hùng cứu nước là bậc "Vua hiền của nhà Trần... thuần túy đạo mạo, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng..." Thời gian Nhân Tông trị vì, nước Đại Việt đã trải qua những thử thách ghê gớm. Ông có tên là Trần Khâm (con trưởng của vua Thánh Tông, Trần Hoảng) sinh nǎm 1258 và lên ngôi nǎm 21 tuổi (1279). Ông làm vua 14 nǎm đến 35 tuổi thì nhường ngôi cho con là Anh Tông để làm Thượng hoàng. Triều đại nhà Trần dưới quyền ông, quả là một thời thịnh trị. Những nǎm đầu cầm quyền, Trần Nhân Tông đã phải trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông. Ông đã cùng vua cha Trần Thánh Tông, mở hội nghị quân sự Bình Than, phân công các tướng lĩnh đi đóng giữ những nơi hiểm yếu để chuẩn bị đỡ các mũi tiến công của địch (1282). Ông lại cùng với cha tổ chức hội nghị Diên Hồng (1284) để cùng nhất trí trẻ già, một lòng quyết đánh. Chưa bao giờ tinh thần đánh giặc ở nước ta được phát triển mạnh như dưới thời vua Trần Nhân Tông. Cả nước sục sôi chuẩn bị, quân sĩ tỏ thái độ quyết không đội trời chung với địch. Và quả nhiên quân ta đã ra quân là chiến thắng còn địch thì thất bại thảm hại. Trận Bạch Đằng (9-4-1288) đại thắng đã đè bẹp ý đồ bành trướng của đế quốc Nguyên Mông, đế quốc cường bạo nhất hồi bấy giờ, đã chiến thắng từ Âu sang A`, song chúng không làm gì xoay chuyển nổi tình thế ở Việt Nam. Chiến công này là của toàn dân, của những vị nguyên soái, đại tướng tài giỏi như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão v.v... Song công lao đầu thuộc về hai cha con Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Trong cả 2 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông hai ông đã trở thành ngọn cờ đoàn kết toàn dân lãnh đạo nhân dân Đại Việt vượt qua bao khó khǎn gian khổ, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi huy hoàng. Trần Nhân Tông không những chỉ là một vị vua giỏi, một anh hùng cứu nước mà ông còn là một nhà vǎn xuất sắc, có công lớn đối với nền vǎn học quốc âm. Từ đời nhà Lý trở về trước, cho đến các triều vua Trần: Thái Tông, Thánh Tông không có một tác phẩm vǎn chương quốc ngữ nào. Những Hàn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố mới chỉ nghe tên chứ chưa tìm ra tác phẩm. Đến cuối thế kỷ 13, chỉ có Trần Nhân Tông với bài phú "Cư trần lạc đạo" là mở trang đầu cho cuốn sách sưu tầm vǎn học quốc âm của thời đại. Khi đất nước sạch bóng quân thù, Trần Nhân Tông đã chú trọng đến việc khuyến khích trồng dâu nuôi tằm, chiêu mộ dân khai khẩn ruộng hoang, mở rộng các công trình thủy lợi, đại xá cho thiên hạ. Nơi nào bị địch tàn phá thì tha sưu thuế, những nơi khác thì giảm thuế hoặc miễn theo thứ bậc khác nhau . Ông luôn luôn nhắc các quần thần phải biết thương dân. Có lần ông trực tiếp phân xử phải trái cho những người dân đón đường thưa kiện, vạch rõ cái sai của quan lại cận thần. Ông rất trân trọng sự đóng góp to lớn của tướng sĩ, quân dân đối với ba cuộc kháng chiến. Một nét độc đáo riêng của Trần Nhân Tông so với nhiều nhà vua khác là ông rất thích du lịch, ông thường tổ chức những chuyến đi xa gần, vừa để trò chuyện, thuyết lý về những quan điểm triết học, tôn giáo của ông, vừa để thu thập thêm nhiều kiến vǎn trong hay ngoài nước. Trần Nhân Tông nhường ngôi nǎm 1293 (lúc ông mới 35 tuổi). Sau khi nhường ngôi cho con, lên làm Thượng hoàng ông đã dành toàn quyền điều hành cho nhà vua trẻ. Ông chỉ có một lần trở về kinh vào nǎm 1295 để theo dõi việc nước, còn dành toàn bộ thời gian vào việc riêng của mình và đi chu du khắp nước. Trần Nhân Tông không chỉ là một trong những tác giả Quốc âm đầu tiên của lịch sử vǎn học Việt Nam. Ông còn là một nhà thơ chữ Hán có tài. Có thể nghĩ rằng, trong các nhà thơ đời Trần, còn lưu lại tác phẩm đến ngày nay, ông là một trong những tác giả có hồn thơ thực sự, Hồn thơ ấy đậm đà ở phong cách riêng của ông, mà cũng còn do ông tiếp thu được cái chất triết học sâu xa của Phật giáo. Ông rất yêu thiên nhiên. Trong tâm trí của ông, lúc nào cũng thầy tràn ngập ánh trǎng, dồi dào mây nước, và đắm đuối với giấc mơ xuân: Nhất thiên như thuỷ, nguyệt như trú Hoa ảnh mãn song, xuân mộng trường Có nghĩa là: Nước ấy vầng xanh, trǎng ấy ngọc Đầy song hoa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Phúc
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)