Tiểu luận nguồn lực giáo dục

Chia sẻ bởi Hoàng Thế Dũng | Ngày 18/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: Tiểu luận nguồn lực giáo dục thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC
NGUỒN LỰC GIÁO DỤC Ở NHÀ TRƯỜNG QUÂN SỰ HIỆN NAY

MỞ ĐẦU
Quản lý là một hoạt động phổ biến diễn ra trong mọi hoạt động xã hội, nó là các hoạt động mang tính định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý, nhằm đạt được mục đích đề ra. Quản lý luôn đóng vai trò to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, nó được coi là trung tâm điểu khiển các hoạt động xã hội.
Trong cơ cấu tồn tại và vận động của xã hội có rất nhiều loại hình quản lý, nhiều lĩnh vực quản lý. Xong quản lý giáo dục – đào tạo là loại hình quản lý giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vì nó quyết định đến chất lượng giáo dục, quyết định đến sản phẩm đào tạo là con người, nói rộng ra nói ảnh hưởng và chi phối trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, do vậy nó trực tiếp quyết định tới sự vận động, phát triển của xã hội.
Cùng với hệ thống giáo dục của cả nước, hệ thống giáo dục của Quân đội được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, mà trực tiếp là Đảng uỷ Quân sự trung ương và Bộ quốc phòng. Hệ thống giáo dục trong các nhà trường Quân đội được tổ chức và quản lý chặt chẽ, công tác quản lý giáo dục trong các nhà trường quân sự luôn được chú trọng, không ngừng đổi mới, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Xong trước sự vận động phát triển không ngừng của xã hội, sự thay đổi nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đồng thời đứng trước những yêu cầu đòi hỏi mới về xây dựng Quân đội trong thời kỳ mới đã đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi mới cho hệ thống giáo dục trong các nhà trường Quân đội. Trong đó việc nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý các nguồn lực luôn là yêu cầu, là đòi hỏi hết sức cấp thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục – đào tạo trong các nhà trường hiện nay.

NỘI DUNG
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CÁC NGUỒN LỰC GIÁO DỤC Ở NHÀ TRƯỜNG QUÂN SỰ
1.1. Nguồn lực giáo dục ở nhà trường quân sự
Nguồn lực giáo dục ở nhà trường quân sự bao gồm tổng hợp của nhiều nguồn lực, xong chủ yếu là các nguồn lực như: Nguồn nhân lực, nguồn tài lực, nguồn vật lực, trong đó nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng và quyết định nhất. Nguồn nhân lực thực chất là những con người, tập thể người trong quân đội, trong các nhà trường quân sự tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục - đào tạo cán bộ các cấp cho quân đội. Nguồn nhân lực ở các nhà trường quân sự bao gồm lực lượng đông đảo như: đội ngũ cán bộ, đội ngũ giáo viên, công nhân viên quốc phòng, hạ sĩ quan chiến sĩ được đào tạo ở trình độ nhất định, có chức trách đảm đương nhiệm vụ nhất định trong nhà trường quân sự, ở các tổ chức các cấp trong nhà trường, quân đội về giáo dục - đào tạo như: cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, giảng viên, cán bộ quản lý học viên, cán bộ các cơ quan chuyên môn, nhân viên chuyên môn kỹ thuật... Đội ngũ này có vai trò quyết định đến nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở nhà trường quân sự. Vì vậy, nguồn nhân lực giáo dục ở nhà trường quân sự là nguồn lực năng động nhất của nhà trường, nó chi phối và quyết định các nguồn lực khác. Thông qua nguồn lực giáo dục (con người) mà các nguồn lực khác mới phát huy tốt tác dụng và đạt hiệu quả cao nhất trong giáo dục - đào tạo. Đồng thời, nguồn nhân lực giáo dục có ảnh hưởng lớn đến mức độ sử dụng các nguồn lực khác của nhà trường trong giáo dục - đào tạo. Như vậy, nguồn nhân lực giáo dục ở nhà trường quân sự là nguồn lực cơ bản quan trọng nhất, quyết định và chi phối các nguồn lực khác trong quá trình giáo dục - đào tạo của mỗi nhà trường.
Nguồn lực giáo dục trong nhà trường quân sự còn có nguồn tài lực trong giáo dục - đào tạo. Nguồn tài lực chính là nguồn tài chính đảm bảo cho hoạt động giáo dục - đào tạo thường xuyên của từng nhà trường (lượng tiền - ngân sách đảm bảo cho giáo dục). Nguồn tài lực của nhà trường quân sự bao gồm tổng hợp tất cả các lượng tiền - ngân sách đảm bảo huy động trong quá trình đào tạo của từng nhà trường, bao gồm: nguồn tài chính do trên cấp (Nhà nước, Bộ Quốc phòng); nguồn tài chính do các nhà trường tự khai thác qua nhiều kênh khác nhau; nguồn thu khác trên cơ sở đúng nguyên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thế Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)