TIỂU LUẬN: Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong nền kinh tế nước ta hiện nay

Chia sẻ bởi Võ Văn Hiệu | Ngày 27/04/2019 | 108

Chia sẻ tài liệu: TIỂU LUẬN: Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong nền kinh tế nước ta hiện nay thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Triết học Mác-LêNin là một môn khoa học, ra đời và phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và thực tiễn phong trào cách mạng công nhân, sự ra đời của nó là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người và trong lịch sử triết học.
Vấn đề cơ bản của triết học Mác-Lênin là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Theo đó, trong thế giới không có gì ngoài vật chất đang vận động và vật chất đang vận động không thể vận động như thế nào khác ngoài vận động trong không gian và thời gian. Còn ý thức chỉ là sản phẩm của bộ óc con người và là sự phản ánh tự giác, tích cực của sự vật, hiện tượng và quá trình hiện thực của thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Như vậy, trong quan hệ giữa vật chất và ý thức vật chất là cái có trước, ý thức có sau và vật chất quyết định ý thức. Tuy vậy, ý thức có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của thế giới vật chất ấy.
Đứng trước sự phát triển vượt bậc của nền khoa học – kinh tế thế giới với những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới trong thời gian qua đã và đang tạo ra một thế lực mới, sức mạnh mới để nước ta bước vào một thời kỳ phát triển mới.
Nhiều tiêu đề cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đã tạo ra, quan hệ giữa nước ta và các nước trên thế giới ngày càng được mở rộng. Hội nhập với cộng đồng thế giới, do vậy khả năng giữ vững độc lập dân tộc trong thời kì này cũng được tăng thêm.
Hòa nhập, các nước đều có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, với sự phát triển đó khiến các nước chậm phát triển đứng trước những thách thức lớn. Có nguy cơ tụt hậu ngày càng cao và dễ bị hòa tan. Nước ta cũng đang xuất phát từ điểm rất thấp lại phải đi lên từ môi trường cạnh tranh quyết liệt.
Trước tình hình đó, cũng với xu thế phát triển của thời đại Đảng ta và nhà nước cần tiếp tục tiến hành đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong đó đổi mới kinh tế đóng vai trò then chốt và giữ vai trò chủ đạo. Đồng thời đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có mối quan hệ giữa vật chất và ý thức sẽ cho phép chúng ta vận dụng vào mối quan hệ giữa kinh tế - chính trị, giúp cho công cuộc đổi mới của đất nước ngày càng giàu mạnh.
Với suy nghĩ đó, em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong nền kinh tế nước ta hiện nay”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Vận dụng nguyên lí vật chất và mối liên hệ giữa vật chất và ý thức để giải quyết những bế tắt trong công cuộc phát triển kinh tế mới. Xác định đúng phương hướng và nhiệm vụ của Đảng đặt ra, chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị.
Hệ thống các chủ trương, chính sách của Đảng ta trong đường lối phát triển kinh tế trong thời kì mới, khắc phục những sai lầm của những chính sách trước, để có hướng đi đúng, chính xác.
3. Giới hạn đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu vào mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong việc xây dựng nền kinh tế ở nước ta hiện nay mà quan trọng hơn cả là vấn đề kinh tế trong thời kì mở với những thách thức lớn.
Khái quát về định nghĩa vật chất và các đặc tính của vật chất. Đó là “vận động là phương thức tồn tại của vật chất”
Tập trung phân tích kết cấu của ý thức, nguồn gốc và bản chất của ý thức. Chỉ ra mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
“Giữa vật chất và ý thức, vật chất là cái có trước, vật chất quyết định ý thức và ý thức tác động trở lại vật chất”
Trong nền kinh tế thời mở cửa, Đảng ta thể hiện đường lối và chính sách đổi mới kinh tế. Vật chất có vai trò quyết định đến sự thành bại của con người, ý thức thì lại chỉ sự vận động khách quan và vận động.
Nhiều văn kiện, nhiều quyết định trong việc đổi mới kinh tế, song nước ta vẫn là một nước đang phát triển, đứng trước nhiều thách thức lớn, yêu cầu chúng ta phải nổ. Lực hơn nữa, phải cố gắng hơn nữa trong nhận định, tư duy lí luận, phương pháp nghiên cứu và giảng dạy triết học, hơn thế nữa đó chính là công cuộc truyền bá tư tưởng của Đảng vào quần chúng nhân dân.

4. Phương pháp nghiên cứu
Tập trung tìm hiểu về quan điểm và phương pháp luận triết học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Văn Hiệu
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)