Tieu luan huu co- Polime tự hủy

Chia sẻ bởi Caibapnt Caibapnt | Ngày 23/10/2018 | 59

Chia sẻ tài liệu: tieu luan huu co- Polime tự hủy thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:



LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 4
1.Lí do chọn đề tài 6
2.Mục đích nghiên cứu
3.Nhiệm vụ nghiên cứu
4.Khách thể và đối tượng
5.Phương pháp nghiên cứu
6.Phạm vi nghiên cứu
7.Giả thuyết khoa học
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Giới thiệu chung về polymer tự huỷ 8
1.1.1.Khái niệm polymer 8
1.1.2.Khái niệm polymer tự huỷ 8
1.2.Lịch sử phát triển của polymer tự huỷ 8
1.3.Sự khác nhau giữa polymer tự huỷ và polymer truyền thống 9
1.4.Lợi ích của Polymer tự huỷ 11
1.5.Ứng dụng của polymer tự huỷ 12
CHƯƠNG II : POLYMER TỰ HUỶ
2.1.Sản xuất polymer tự huỷ 13
2.2.Năng lượng và chi phí cho sản xuất polymer tự huỷ 15
2.3.Quá trình phân huỷ polymer 16
2.3.1.Quá trình phân huỷ polymer
2.3.2.Sự giảm cấp sinh học và yếu tố ảnh hưởng 17
2.4.Một số vật liệu sản xuất polymer tự huỷ 20
2.4.1.Vật liệu PLA 21
2.4.2.Vật liệu PHA 23
2.4.3. Vật liệu TPS 24
2.4.4. Vật liệu từ Cellulose 25
2.4.5 Vật liệu từ Chitin và Chitosan 26
2.5.Một số vật liệu khác 27
2.6.Bao bì nhựa tự huỷ trong nông nghiệp 28
2.7.Xu thế phát triển của polymer tự huỷ trong tương lai 29
CHƯƠNG III :KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 29
TÀILIỆU THAM KHẢO 30
PHỤ LỤC



























MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Vật liệu polymer với sự phong phú về chủng loại và đa dạng về tính chất đã có mặt khắp mọi lĩnh vực của cuộc sống. Theo số liệu năm 1996, mức tiêu thụ vật liệu polymer bình quân tính theo đầu người tại các nước công nghiệp phát triển khoảng gần 100 kg/năm và tại các nước đang phát triển từ 1 đến 10 kg/năm. Sự phát triển mạnh mẽ của vật liệu polymer cũng kèm theo những vấn đề liên quan đến môi trường cần phải giải quyết.
Lượng phế thải từ vật liệu polymer càng ngày càng tăng, ước tính từ 20 đến 30 triệu tấn/năm trên toàn thế giới. Những dạng phế thải từ nhựa nhiệt dẻo như polyetylen, polypropylen, polystyren, polyvinyl clorua, polymetylmetacrylat hay các sản phẩm từ nhựa nhiệt rắn như epoxi, polyeste không no, polyuretan và các chế phẩm từ cao su khi bị thải ra ảnh hưởng nặng nề đến môi trường do chúng tồn tại trong đất thời gian khá lâu rất khó phân hủy. Nếu đem chôn lấp vừa tốn diện tích đất vừa gây ô nhiễm cho nguồn nước và đất. Nếu dùng phương pháp đốt cũng tốn kém và còn gây ô nhiễm môi trường do khói bụi, làm suy giảm tầng ozon và sinh ra các chất độc hại hữu cơ khó phân hủy . Nếu dùng phương pháp tái sinh thì cũng thu được sản phẩm có chất lượng không cao, mà giá thành lại không phải là thấp.
Chính vì thế trong những năm gần đây, các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung nghiên cứu điều chế và ứng dụng vật liệu polymer phân hủy do môi trường, nhằm mục đích ngăn ngừa sự ô nhiễm môi trường. Sở dĩ trên thế giới có sự phát triển mạnh mẽ về nghiên cứu cũng như sử dụng polymer phân hủy do môi trường là do những yêu cầu về bảo vệ môi trường ngày càng nghiêm ngặt. Mặt khác do sự tíến bộ của khoa học kỹ thuật người ta có khả năng nghiên cứu biến tính, tổ hợp để chế tạo ra những sản phẩm, vật liệu mới ưu việt hơn, trong tính năng phục vụ đời sống con người và ít hoặc không gây ô nhiễm môi trường. Trong thời gian gần đây tại một số quốc gia Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ việc nghiên cứu và sử dụng polymer phân hủy do môi trường phát triển rất mạnh mẽ. Năm 1992, tại Mỹ người ta đã tiêu thụ 550.000 tấn chất dẻo tự hủy, năm 1997 là 1.193.000 tấn và năm 2000 theo ước đoán, khoảng chừng 3.000.000 tấn chất dẻo tự hủy sẽ được sử dụng. Tốc độ sử dụng chất dẻo tự hủy do môi trường ở Châu Âu cũng tăng với mức trung bình khoảng 9%/năm trong thập kỷ 90. Tại Nhật Bản, mức tiêu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Caibapnt Caibapnt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)