Tiểu luận giáo dục môi trường_cao học k18

Chia sẻ bởi Lê Kiều H­Ưng | Ngày 18/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: Tiểu luận giáo dục môi trường_cao học k18 thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Đề tài: Các con sông trong nội thành Hà Nội và việc giáo dục học sinh tiểu học bảo vệ chúng khỏi ô nhiễm
Người hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Thị Thấn
Người thực hiện: Lê Kiều Hưng - Nguyễn Thị Thu Thuỷ
Cao học K18 – Giáo dục Tiểu học


Thành phố St. Petersburg nằm soi mình bên sông Neva hiền hòa
Thành phố London và sông Theme lúc bình minh
Hà Nội bên dòng sông Kim Ngưu
Hà Nội và trận lụt lích sử tháng 11/2008
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Thành phố Hà Nội mở rộng với tốc độ đô thị hoá nhanh đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khoẻ người dân thành phố. Một trong những nguyên nhân quan trọng là sự ô nhiễm của các con sông trong nội thành.
Đứng trước thực tế này, vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ là rất quan trọng. Song thực tế, vấn đề môi trường nói chung và vấn đề bảo vệ sông ngòi nói riêng chưa thật sự được chú trọng trong nội dung chương trình Tiểu học hiện nay.
Những nguyên nhân trên đã thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài: “Sông ngòi trong nội thành Hà Nội và việc giáo dục học sinh tiểu học bảo vệ chúng khỏi ô nhiễm”.Hy vọng nghiên cứu này sẽ góp phần bảo vệ môi truờng thủ đô ngày càng xanh sạch đẹp.


2. Nhiệm vụ - đối tượng nghiên cứu
Thực trạng ô nhiễm của các con sông trong nội thành Hà Nội.
Vấn đề bảo vệ các con sông trong nội dung chương trình tiểu học và một số đề xuất trong việc thực hiện nội dung này.


PHẦN NỘI DUNG
Chương II: Thực trạng ô nhiễm các con sông trong nội thành Hà Nội
1. Thực trạng ô nhiễm của các con sông trong nội thành Hà Nội
2. Hậu quả
3. Nguyên nhân
4. Các giải pháp
Chương I: Cơ sở lý luận
1. Sông là gì?
2. Ô nhiễm nước là gì?
3. Vai trò của các con sông trong nội thành Hà Nội

Chương III: Vấn đề bảo vệ các con sông trong nội dung chương trình tiểu học và một số đề xuất trong việc thực hiện nội dung này.
1. Vấn đề bảo vệ các con sông trong nội dung chương trình tiểu học
2. Một số đề xuất liên quan đến “bảo vệ các con sông ” trong dạy học ở bậc Tiểu học.
3. Vận dụng đề xuất trong một số tiết dạy học ở Tiểu học

Chương I: Cơ sở lý luận
Sông là gì?
Theo Giáo trình “Thuỷ văn công trình” – NXB Thuỷ Lợi – 2004, khái niệm sông được viết như sau:
“ Sông là một dải lãnh thổ trên đó dòng nước chảy tương đối lớn và tương đối ổn định.”
2. Ô nhiễm nước là gì?
Theo Hiến chương Châu Âu về nước, định nghĩa ô nhiễm nước được viết như sau:

“Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".

Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.

Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.

Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.”
3. Vai trò của các con sông trong nội thành Hà Nội
Thành phố Hà Nội có 5 con sông chảy qua nội thành: Sông Nhuệ, Sông Tô Lịch, Sông Kim Ngưu, Sông Sét và Sông Lừ với tổng chiều dài hơn 40 km.
Sông Nhuệ chảy qua các quận Cầu Giấy, Hà Đông. Sông Tô Lịch chảy qua các quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa. Sông Kim Ngưu chảy qua các quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai. Sông Sét, sông Lừ chảy qua Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai.
Các con sông này có vai trò:
Thoát nước chính cho thành phố Hà Nội
Tạo môi trường sinh thái cho thủ đô
Tạo môi trường giáo dục tự nhiên cho học sinh.




Chương II: Thực trạng ô nhiễm các con sông trong nội thành Hà Nội

1. Thực trạng ô nhiễm của các con sông trong nội thành Hà Nội
Hầu hết các con sông chảy trong nội thành Hà Nội đang lâm vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Tốc độ đô thị hóa, quy hoạch xây dựng thiếu đồng bộ, cộng với sự thiếu ý thức của người dân sống gần các con sông đã tạo ra sự ô nhiễm nặng nề. Điều này chúng ta có thể nhận thấy ngay bằng trực giác về màu nước của một số con sông được “liệt” vào mức độ ô nhiễm tiêu biểu.
Dưới đây là hình ảnh của sông Tô Lịch sau khi đã được kè dọc 2 bên bờ:
Theo Viet Nam Infoterra Newsletter (số tháng 3/2008) trích dẫn nghiên cứu mới nhất của Bộ Tài nguyên và môi trường đã chỉ ra rằng hầu hết các con sông trong nội thành Hà Nội đã bị ô nhiễm nặng bởi mật độ vi khuẩn gây hại cao gấp 3 đến 5 lần tiêu chuẩn cho phép. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các chất thải chưa được xử lý vẫn đang được thải ra các con sông trong nội thành Hà Nội với khối lượng cao gấp hàng trăm lần cho phép.
Cũng theo nguồn tin này, các sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, Sông Lừ Và sông Sét cũng chứa hàm lượng kim loại rất cao và mức độ ô nhiễm lên tới đỉnh điểm trong mùa khô khi các chất gây ô nhiễm trở nên tập trung, cô đặc hơn.
Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, hiện nay tổng lượng nước thải của khu vực nội thành Hà Nội vào khoảng 500 nghìn m3/ngày đêm, trong đó có khoảng 100 nghìn m3 là nước thải của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, bệnh viện. Như sông Tô Lịch vào mùa khô, hàm lượng oxy hòa tan thấp hơn tiêu chuẩn cho phép trung bình là 2,3 lần; oxy sinh học, hóa học, hàm lượng chất rắn; hàm lượng sắt đều tăng vọt, vượt tiêu chuẩn.
 Đánh giá chung của chi cục này là “chất lượng bốn dòng sông này, các kênh tiêu thoát và cả các cống ngầm đều đang bị ô nhiễm nặng; đầy các chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật, dầu mỡ, nước có màu đen, mùi hôi thối, đặc biệt vào mùa khô”. Các con sông thoát nước hiện nay đều là sông chết, không có nguồn cung cấp nước bổ sung, độ dốc lại nhỏ khiến tốc độ chảy chậm. Riêng mùa khô, các con sông này chỉ nhận nguồn nước là nước thải sinh hoạt và công nghiệp của thành phố, nên không có khả năng tự làm sạch.
 

Nước sông Tô Lịch luôn đặc quánh - đen ngòm phủ đẩy rác quanh năm
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm
nước thải công nghiệp:
dù thải ra hàng chục nghìn, thậm chí là cả trăm nghìn m3/ngày đêm, nhưng lượng nước đã qua xử lý chỉ vào khoảng 1/3. Nguyên nhân, do phần lớn các cơ sở sản xuất đều không có trạm xử lý nước thải. Hà Nội có hàng nghìn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chưa có hệ thống xử lý kiểu này. Kể cả 6 khu công nghiệp tập trung mới xây dựng gần đây thì chỉ có khu công nghiệp Bắc Thăng Long có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Ao nước thải của các xưởng sản xuất nằm trong KĐT mới Pháp Vân - Tứ Hiệp.
2. Nguyên nhân ô nhiễm
B) nước thải sinh hoạt, tổng lượng nước loại này lên đến 400 nghìn m3/ngày đêm. Thành phố cũng có 4 trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung với tổng công suất 48.500 m3/ngày đêm; còn lại phần lớn chúng được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại trước khi xả vào các tuyến cống chung, hoặc kênh, mương, ao hồ.
 
2. Nguyên nhân ô nhiễm
c) Nước thải bệnh viện. Hiện tại trên địa bàn thành phố có 91 bệnh viện và trung tâm y tế quận, huyện cùng các cơ sở y tế nhỏ. Chỉ kiểm tra 32 bệnh viện lớn đã thấy tổng lượng nước thải bệnh viện là trên 6 nghìn m3/ngày đêm; có khoảng 1 nửa số bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải còn lại cứ “thiên nhiên” chảy thẳng ra hệ thống thoát nước chung, gây ô nhiễm nghiêm trọng với máu mủ bệnh nhân và các loại vi khuẩn.
 
Cống phía sau nhà chứa rác của Bệnh viện Phụ sản HN
3. Hậu quả
- Nguồn nước không đảm bảo vệ sinh do nhiễm bẩn là nguyên nhân gây ra các bệnh: tiêu chảy, dịch tả, thương hàn, giun sán, phụ khoa, da liễu,… động trực tiếp và gián tiếp đến sức khoẻ con người đặc biệt là phụ nữ, người già và trẻ em.
Quá tải ở bệnh viện
Một bệnh nhân mắc bệnh thương hàn đang được bác sĩ khám
Bệnh da liễu
GIUN ĐŨA
3. Hậu quả
Ảnh hưởng tới diện mạo của thủ đô
- Ảnh hưởng đến diện mạo của thủ đô: “Hà Nội” không chỉ được biết đến là một thành phố ngàn năm văn hiến mà Hà Nội vốn đã nổi tiếng với tên gọi về mặt chiết tự là “thành phố trong sông”. Hà Nội là một trong ít nhũng thủ đô trên thế giới có nhiều sông bao quanh. Chính điều đó làm cho Hà Nội đặc biệt, hài hoà với thiên nhiên hơn. Song trong công cuộc đô thị hoá mạnh mẽ hiện nay, rác thải trực tiếp từ sản xuất công nghiêp, tiểu thủ công nghiệp, rác thải y tế, rác thải công nghiệp ra hệ thống sông của Hà Nội gây mất cảnh quan môi trường đô thị ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch thành phố.
Hà Nội ngàn năm văn hiến
4. Giải pháp
Cần xử lí chất thải sản xuất, sinh hoạt và y tế trước khi đổ vào các con sông.
Tuyên truyền, vận động quần chúng, đặc biệt là học sinh, sinh viên hưởng ứng chương trình bảo vệ các con sông: ngày thứ 7 xanh, các tuyến đường có dòng sông sạch,…

Nạo vét bùn trên sông Kim Ngưu
Khuyến khích các công trình nghiên cứu về việc cải tạo và bảo vệ các con sông: lọc nước sông Tô Lịch thành nước sạch,…

Chương III: Vấn đề bảo vệ các con sông trong nội dung chương trình tiểu học và một số đề xuất trong việc thực hiện nội dung này.

1. Vấn đề bảo vệ các con sông trong nội dung chương trình tiểu học
a) Bảng thống kê nội dung dạy các con sông trong chương trinh Tiểu học
b) Nhận xét nội dung giáo dục ý thức bảo vệ các con sông trong nội dung chương trình tiểu học

Ưu điểm
- Nội dung kiến thức về các con sông là tương đối lớn và toàn diện.
- Nội dung kiến thức về các con sông đã được đề cập đến trong suốt chương trình (bao quát từ lớp 2 đến lớp 5), nằm trong nhiều môn và phân môn khác nhau của chương trình.
- Nội dung đã đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng của học sinh, đưa ra các yêu cầu dần dần được nâng cao cho học sinh.
- Một số tiết học có thể lồng ghép nội dung giáo dục giúp học sinh nhận thức được tình trạng ô nhiễm trên các con sông trong nội thành Hà Nội. Qua đó học sinh biết được các hành động cần thiết phải thực hiện để giải quyết thực trạng này.
2.2 Nhược điểm
Kiến thức giới thiệu về các con sông trong chương trình tiểu học là tương đối nhiều, song kiến thức về giáo dục học sinh bảo vệ các con sông còn rất ít.
Các kênh kiến thức về sự ô nhiễm trên các con sông còn hạn chế (chủ yếu là lời và rất ít tranh ảnh). Điều này khiến học sinh khó nhận thức được hết nội dung và nắm được thực tế hiện nay.
Thiếu sự lồng ghép kiến thức về môi trường trong kiến thức của môn học có nội dung liên quan. Ví dụ: kiến thức về giáo dục môi trường chủ yếu nằm trong môn Khoa học, TNXH trong khi kiến thức về các con sông có rất nhiều trong Tiếng Việt.
Nội dung chủ yếu giúp học sinh nhận thức về tình trang ô nhiễm trên các con sông và các biện pháp có thể thực hiện, chưa đặt ra yêu cầu thực hiện các hành động cụ thể nào cho học sinh.
Kiến thức được giới thiệu còn tương đối khô khan, cách giảng dạy chưa đem lại hứng thú cho học sinh.
2. Một số đề xuất liên quan đến “bảo vệ các con sông ” trong dạy học ở bậc Tiểu học
Từ thực trạng ô nhiễm trên các con sông trong nội thành Hà Nội, chúng tôi có một số đề xuất liên quan đến việc bảo vệ các con sông trong dạy học ở bậc tiểu học như sau:
Thứ nhất, trong giáo dục ý thức cho học sinh:
Người giáo viên cần giới thiệu cho học sinh nắm được thực tế ô nhiễm trên các con sông hiện nay và các tác hại của nó. Ví dụ trong đề bài Tập làm văn “Tả con sông quê hương” (chương trình Tiếng Việt Lớp 5 - tập 1) giáo viên có thể lồng ghép thêm các hiểu biết về thực trạng của các con sông hiện nay để học sinh năm được, từ đó có các suy nghĩ, biện pháp cụ thể, tích cực thể hiện tình cảm yêu mến con sông, yêu mến quê hương của mình. Việc làm này cũng có thể được tiến hành trong các tiết học có nội dung liên quan đến vấn đề sông ngòi trong chương trình mà chúng tôi đã thống kê ở phần trên.
Trong cũng như ngoài giờ học, giáo viên cần chú ý đến việc giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường nói chung và các con sông nói riêng, để học sinh có được ý thức bảo vệ, sống thân thiện với môi trường và thể hiện ý thức đó thông qua các việc làm cụ thể.




Thứ hai, trong giáo dục hành động cho học sinh:
Đối với những nơi có điều kiện cho phép, đặc biệt là trong nội thành Hà Nội, cho học sinh tìm hiểu thực tế ô nhiễm trên các con sông ở gần nơi em ở và các tác hại của nó. Tổ chức cho học sinh sưu tầm tranh ảnh, viết báo, vẽ tranh… nói lên suy nghĩ của mình về vấn đề ô nhiễm trên các con sông và các hành động cần thực hiện.
Hướng dẫn, khuyến khích học sinh thực hiện các hành động phù hợp với độ tuổi để bảo vệ các con sông ở gần nơi em ở. Ví dụ như trong bài 67: “tác động của con người đến môi trường không khí và nước” (chương trình khoa học lớp 5) trong phhần cuối “liên hệ với những việc làm của người dân địa phương dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường nước và không khí”, giáo viên có thể kết hợp cho học sinh nêu ra những hành động con người cần làm để bảo vê môi trường. Sau đó, giáo viên nên khuyến khích và có biện pháp đánh giá các hoạt động cụ thể của học sinh. Ví dụ như học sinh biết không vứt rác thải xuống sông, nhắc nhở bạn bè và mọi người cùng thực hiện… Hay trong bài “Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước” chương trình Đạo đức lớp 3, sau khi học sinh nhận thức được việc cần tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, học sinh cần thực hiện việc vứt rác đúng nơi quy định, sử dung nước tiết kiệm và nhắc nhở mọi người cúng có ý thức thực hiện.

3. Vận dụng vấn đề “bảo vệ các con sông” trong quá trình dạy học Tiểu học
Vận dụng trong 1 tiết học cụ thể:
Tiết Khoa học_ lớp 5:
Bài 67: Tác động của con người đến môi trường không khí và nước.
b) Vận dụng trong 1 tiết học ngoại khóa (Đạo đức lớp 4)
Tên bài: Em yêu dòng sông quê em
1. Mục tiêu:
HS biết các con sông chảy qua nội thành Hà Nội
- HS tìm hiểu hiện trạng ô nhiễm của các con sông
- HS có ý thức bảo vệ các con sông và đề ra được hành động cụ thể
2. Các hoạt động
Hoạt động 1: Thi tìm hiểu về thực trạng các con sông trong nội thành Hà Nội
Câu 1: Hãy kể tên các con sông chảy trong nội thành Hà Nội
Câu 2: ĐIền từ còn thiếu vào chỗ chấm sau:
Tình trạng ……làm các con sông trong nội thành Hà Nội bốc mùi, biến đổi màu và không thoát được nước. Chính vì vậy, chúng ta cần phải…..các con sông.

Hoạt động 2: Sắm vai
Tình huống: Nam đi học về thấy bác An hàng xóm đang xách 1 túi rác ra vứt xuống sông. Nếu là Nam em sẽ nói gì với bác An để bác không đổ rác xuống sông?
Hoạt động 3: Vẽ tranh
Chủ đề: Dòng sông mơ ước của em
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Kiều H­Ưng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)