TIEU LUAN CUOI KHOA TCTC
Chia sẻ bởi Vũ Khắc Điệp |
Ngày 27/04/2019 |
75
Chia sẻ tài liệu: TIEU LUAN CUOI KHOA TCTC thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
PHẦN I - LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa đến nay, nghề giáo được xem là một nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề. Người thầy luôn được xã hội kính trọng tôn vinh. Để xứng đáng với sự tôn vinh ấy, người thầy giáo bao giờ cũng là người có đạo đức, giữ nếp sống thanh cao tận tụy, suốt đời toàn tâm, toàn ý cho việc dạy dỗ học trò.
Để phát huy truyền thống tốt đẹp đó, ngay từ sau cách mạng Tháng Tám đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nhiều thế hệ thầy giáo, cô giáo đã trưởng thành dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Họ là những thế hệ đầu tiên có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục của nước nhà đầu tiên là các lớp học bình dân học vụ. Giáo dục càng phát triển và hoàn thiện thành một hệ thống khắp mọi nẻo đường của đất nước, trong thời chiến tranh chống Pháp, chống Mĩ, kể cả trong rừng sâu hay hải đảo, bản làng hẻo lánh núi cao. Họ đều có mặt, không quản ngày đêm đèn sách, dạy chữ, dạy làm người cho học sinh, họ đã rèn giũa nên biết bao lớp thanh niên, hướng họ đi trên con đường lớn của Đảng, của dân tộc, biết sống vì lý tưởng cao đẹp, vì độc lập tự do của tố quốc.
Sứ mệnh của người thầy giáo có ý nghĩa cao cả đặc biệt, họ là một bộ phận lao động thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Trong quá trình dạy học, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức, đồng thời là những người hướng dẫn, người cố vấn, người mẫu mực của người học. Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 tại Đại hội XI của Đảng đã nhấn mạnh: “ phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, khả năng lập nghiệp, đổi mới cơ chế tài chính giáo dục ”
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, đất nước hôm nay có sự thay đổi kỳ diệu đã có phần đóng góp không nhỏ của đội ngũ thầy giáo, cô giáo, với tư cách là người đào tạo nên nguồn nhân lực trẻ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Rất tiếc trong khi đa số giáo viên vẫn phát huy phẩm chất cao đẹp của người thầy thì cũng có một bộ phận giáo viên suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống. Thậm chí còn có những hành vi thô bạo, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh, vi phạm Luật Giáo dục, Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em Việt Nam.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “ Xử lý tình huống giáo viên xúc phạm đến thân thể học sinh ” làm đề tài tiểu luận tình huống.
2. Đề tài gồm có ba phần:
Phần I – LỜI MỞ ĐẦU
Phần II – NỘI DUNG XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG
Phần III – KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
PHẦN II – NỘI DUNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Năm học 2011 – 2012, ở xã B, huyện H, Tỉnh M, mà dư luận trong cả nước về việc thầy giáo K dạy môn lịch sử trường trung học cơ sở B, huyện H, tỉnh M, đã dùng cây thước bằng gổ đánh học sinh lớp 7A phải nằm viện. Nguyên nhân là vì em này thuộc bài mà không chịu phát biểu.
Theo như lời tường trình của em Nguyễn Thị C, sinh năm 2001 thường trú tại Ấp 2 xã B, huyện H, Tỉnh M là học sinh lớp 7A trường THCS B. Sự việc đó xảy ra như sau: trong gìơ kiểm tra bài cũ, vừa vào lớp, thầy K đặt câu hỏi: Em hãy trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dip tết kỉ Dậu 1789. Thầy nhìn phải, nhìn trái không một cánh tay nào giơ lên, buộc thầy K chỉ định. Nguyễn Văn A ngồi ngay bàn đầu, những đứa khác có vẻ như lo sợ, vì đã có đứa từng bị thầy nắm tóc, tất cả lớp dường như hồi hộp. Đó dường như thường thấy trong giờ học lịch sử của lớp 7A từ khi thầy K vào dạy thầy
1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa đến nay, nghề giáo được xem là một nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề. Người thầy luôn được xã hội kính trọng tôn vinh. Để xứng đáng với sự tôn vinh ấy, người thầy giáo bao giờ cũng là người có đạo đức, giữ nếp sống thanh cao tận tụy, suốt đời toàn tâm, toàn ý cho việc dạy dỗ học trò.
Để phát huy truyền thống tốt đẹp đó, ngay từ sau cách mạng Tháng Tám đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nhiều thế hệ thầy giáo, cô giáo đã trưởng thành dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Họ là những thế hệ đầu tiên có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục của nước nhà đầu tiên là các lớp học bình dân học vụ. Giáo dục càng phát triển và hoàn thiện thành một hệ thống khắp mọi nẻo đường của đất nước, trong thời chiến tranh chống Pháp, chống Mĩ, kể cả trong rừng sâu hay hải đảo, bản làng hẻo lánh núi cao. Họ đều có mặt, không quản ngày đêm đèn sách, dạy chữ, dạy làm người cho học sinh, họ đã rèn giũa nên biết bao lớp thanh niên, hướng họ đi trên con đường lớn của Đảng, của dân tộc, biết sống vì lý tưởng cao đẹp, vì độc lập tự do của tố quốc.
Sứ mệnh của người thầy giáo có ý nghĩa cao cả đặc biệt, họ là một bộ phận lao động thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Trong quá trình dạy học, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức, đồng thời là những người hướng dẫn, người cố vấn, người mẫu mực của người học. Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 tại Đại hội XI của Đảng đã nhấn mạnh: “ phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, khả năng lập nghiệp, đổi mới cơ chế tài chính giáo dục ”
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, đất nước hôm nay có sự thay đổi kỳ diệu đã có phần đóng góp không nhỏ của đội ngũ thầy giáo, cô giáo, với tư cách là người đào tạo nên nguồn nhân lực trẻ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Rất tiếc trong khi đa số giáo viên vẫn phát huy phẩm chất cao đẹp của người thầy thì cũng có một bộ phận giáo viên suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống. Thậm chí còn có những hành vi thô bạo, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh, vi phạm Luật Giáo dục, Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em Việt Nam.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “ Xử lý tình huống giáo viên xúc phạm đến thân thể học sinh ” làm đề tài tiểu luận tình huống.
2. Đề tài gồm có ba phần:
Phần I – LỜI MỞ ĐẦU
Phần II – NỘI DUNG XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG
Phần III – KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
PHẦN II – NỘI DUNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Năm học 2011 – 2012, ở xã B, huyện H, Tỉnh M, mà dư luận trong cả nước về việc thầy giáo K dạy môn lịch sử trường trung học cơ sở B, huyện H, tỉnh M, đã dùng cây thước bằng gổ đánh học sinh lớp 7A phải nằm viện. Nguyên nhân là vì em này thuộc bài mà không chịu phát biểu.
Theo như lời tường trình của em Nguyễn Thị C, sinh năm 2001 thường trú tại Ấp 2 xã B, huyện H, Tỉnh M là học sinh lớp 7A trường THCS B. Sự việc đó xảy ra như sau: trong gìơ kiểm tra bài cũ, vừa vào lớp, thầy K đặt câu hỏi: Em hãy trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dip tết kỉ Dậu 1789. Thầy nhìn phải, nhìn trái không một cánh tay nào giơ lên, buộc thầy K chỉ định. Nguyễn Văn A ngồi ngay bàn đầu, những đứa khác có vẻ như lo sợ, vì đã có đứa từng bị thầy nắm tóc, tất cả lớp dường như hồi hộp. Đó dường như thường thấy trong giờ học lịch sử của lớp 7A từ khi thầy K vào dạy thầy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Khắc Điệp
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)