Tiêu hóa và hấp thu

Chia sẻ bởi Vũ Oanh | Ngày 23/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: tiêu hóa và hấp thu thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG V.SINH LÝ TIÊU HÓA VÀ HẤP THU
(Anatomy and Physiology of Digestive System)
Nội dung bài học:

Ý nghĩa của sự tiêu hóa.

Ý nghĩa tạo hình. 
Nhờ tiêu hoá và hấp thu các chất-đặc biệt là protid, lipid, glucid, nước và muối khoáng mà cơ thể có nguyên liệu cấu tạo nên các tổ chức.
Ý nghĩa cung cấp năng lượng.
Các chất thức ăn chủ yếu là glucid và lipid hấp thu vào cơ thể, được oxy hoá để tạo năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể.
Ý nghĩa điều tiết và chuyển hoá.
Trong thức ăn có các sinh tố, nước và muối khoáng là những chất cần thiết cho sự điều tiết hoạt động của các cơ quan và các quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.
2. Tiêu hóa thức ăn ở miệng

2.1. Tiêu hóa cơ học
- Tiết nước bọt: nhờ tuyến nước bọt
- Làm nhỏ thức ăn: nhờ răng
- Nhào trộn thức ăn, thấm đều dịch tiêu hóa
TĂ được cắt thành những mẩu nhỏ đưa xuống hầu, xuống thực quản thông qua phản xạ nuốt:
Khi nuốt, miệng ngậm lại, lưỡi nâng lên ép lên vòm miệng, dồn viên TĂ từ miệng xuống hầu.
Cùng lúc đó, nắp thanh quản đóng lại không cho TĂ lọt vào đường hô hấp, thanh môn khép
TĂ đi xuống hầu rồi xuống thực quản, vào dạ dày
2.2. Tiêu hóa hóa học
- Biến đổi thức ăn dưới tác dụng của enzym
2.3. Điều hòa tiết nước bọt
- Nước bọt được tiết ra liên tục và nhiều khi nhai
- Chủ yếu nhờ cơ chế thần kinh thông qua phản xạ không điều kiện và có điều kiện
+ PXCĐK: TĂ  thụ thể vị giác  theo dây thần kinh hướng tâm  trung khu điều khiển tiết nước bọt ở hành não  theo dây li tâm  3 đôi tuyến nước bọt tăng tiết nước bọt
+ PXKĐK: xuất hiện khi nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy mùi thức ăn
Màu sắc, cách trình bày bữa ăn, mùi thơm cũng làm tăng tiết nước bọt
Ngoài ra sự bài tiết nước bọt còn phụ thuộc vào tính chất của thức ăn, thức ăn khô, kiềm, chua, cay có tác dụng tăng tiết nước bọt
Kết luận:
TĂ ở miệng là giai đoạn biến đổi sơ bộ ban đầu: TĂ được nghiền, xé, nhào trộn với nước bọt quyện thành viên nuốt. Trong đó: tinh bột được biến đổi thành mantozo nhờ enzym amilaz
3. Tiêu hóa ở dạ dày
Tâm vị






Niêm mạc
Tế bào tiết chất nhày
Tế bào tiết pepsinôgen
Tế bào tiết HCl
Môn vị
Tuyến vị
3 lớp cơ
Bề mặt bên trong dạ dày
1
2
Các lỗ trên bề mặt
lớp niêm mạc
CẤU TẠO CỦA DẠ DÀY
3.1. Tiêu hóa cơ học
- Sự tiết dịch vị
+ Thành phần tham gia: tuyến vị
+ Tác dụng: hòa loãng thức ăn
- Sự co bóp của dạ dày
+ Thành phần tham gia: lớp cơ của dạ dày
+ Tác dụng: đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị

+ Sự co bóp
Khi TĂ xuống đến cuối thực quản, tâm vị mở, TĂ được dồn xuống dưới dạ dày làm trung hòa bớt độ axit của dạ dày, pH tăng, tâm vị đóng
Cử động nhu động theo chiều từ trên xuống dưới giúp TĂ được chuyển động từ dưới lên sát theo thành dạ dày  dễ thấm dịch vị
Độ axit của dịch vị càng cao, co bóp càng mạnh
Ở phần thân dưới của dạ dày co bóp diễn ra mạnh, TĂ được nghiền nát, nhào trộn với dịch vị thành 1 dịch lỏng gọi là nhũ trấp, qua môn vị chuyển xuống tá tràng
3.3. Tiêu hóa hóa học
Cấu tạo của tế bào tuyến:






Mỗi tuyến vị gồm 4 loại tế bào:
- Tế bào chính tiết pepsinogen
- Tế bào viền tiết HCl
- Tế bào cổ tuyến tiết chất nhày muxin
- Tế bào nội tiết tiết hoocmon gastrin
Tuyến vị còn có các túi chứa dịch vị
Thành phần và tác dụng của các chất trong dịch vị
- Gastrin: hoocmon kích thích tiết dịch v
- Pepsinogen: là dạng không hoạt động của pepsin, khi gặp HCl đặc biệt là pepsin được hoạt hóa từ trước sẽ lập tức chuyển thành pepsin
Pepsin là enzim chính trong sự phân giải protein ở dạ dày. Pepsin cắt liên kết peptit của aa  protein được cắt thành các chuỗi peptit ngắn

- Chất nhày: quánh và kiềm tính tạo thành 1 lớp dày bao phủ niêm mạc dạ dày để bảo vệ dạ dày và bôi trơn TĂ
- HCl:
+ Chức năng
Hoạt hóa pepsinogen  pepsin để thực hiện chức năng phân giải protein
Tạo pH thấp ở dạ dày để diệt khuẩn
Tham gia cơ chế đóng mở môn và tâm vị

Kích thích tiết hoocmon secretin ở tá tràng
Thủy phân xenluloz của tế bào non
Chuyển Fe3+  Fe2+ dễ hấp thu
Phá hủy lớp màng của bó cơ, tạo điều kiện để pepsin hoạt động phân giải các bó cơ trong thịt, cá…
Pepsinogen
Pepsin
HCl
Prôtêin
(Chuỗi dài gồm nhiều axit amin)
Prôtêin chuỗi ngắn
(Chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin)
+ Sự hình thành HCl
Tế bào đỉnh tiết ion hydro và ion clo
Tế bào đỉnh bơm ion hydro vào xoang dạ dày với nồng độ rất cao nhờ ATP
Ion hydro kết hợp với ion clo vừa khuếch tán vào xoang qua các kênh đặc hiệu trên màng  HCl
3.3. Điều hòa tiết dịch vị

Cơ chế thần kinh
- Phản xạ có điều kiện: do hình dáng, màu sắc, mùi vị TĂ, khung cảnh bữa ăn gây tiết dịch vị  gọi là dịch vị tâm lí
- Phản xạ không điều kiện: khi TĂ tác dụng vào niêm mạc dạ dày, các thụ quan bị kích thích. Xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm về hành tủy. Xung li tâm theo dây thần kinh X chạy đến dạ dày, tác dụng vào đám rối Meissner  tuyến vị gây tiết dịch vị
- Phân hệ phó giao cảm có tác dụng làm tăng tiết dịch vị
- Phân hệ giao cảm có tác dụng làm giảm tiết dịch vị
Cơ chế thể dịch
- Chủ yếu do tác động của gastrin: hòa lẫn vào khối TĂ , được hấp thụ vào máu trở lại dạ dày, kích thích tuyến vị tiết dịch vị
- Prostagladin do các mô trong cơ thể tiết ra có tác dụng giảm tiết dịch vị
- Khi căng thẳng thần kinh kéo dài, hoocmon vỏ trên thận tiết ra nhiều làm tăng tiết dịch vị
Tiêu hóa thức ăn ở ruột non.
(INTESTINUM TENUE)
Tiêu hóa ở ruột non
Tiêu hóa cơ học
Tiêu hóa hóa học
Điều hòa tiết dịch ở ruột non
Vai trò của dịch tụy
Vai trò của dịch mật
Vai trò của dịch ruột
4.1.Tiêu hóa cơ học.
Sự tiêu hóa cơ học ở ruột non nhờ các cử động của ruột non.
- Bao gồm:
Co thắt từng phần.
Cử động quả lắc
Cử động nhu động
Cử động phản nhu động
Co thắt từng phần chủ yếu do cơ vòng gây ra
xáo trộn thức ăn, làm thức ăn ngấm dịch tiêu hóa.

Cử động quả lắc: do lớp cơ dọc thay nhau co giãn, làm cho các đoạn ruột trườn đi trườn lại xáo trộn thức ăn, tránh ứ đọng.
Cử động nhu động: do cả lớp cơ vòng và cơ dọc điều khiển đẩy liên tục thức ăn từ trên xuống dưới quá trình hấp thu dễ dàng.
Cử động phản nhu động: cử động ngược chiều từ ruột già lên giúp hấp thu thức ăn triệt để hơn.

4.2 Tiêu hóa hóa học.
4.2.1 Vai trò của dịch tụy.
Dịch tụy chứa bicarbonate và các enzyme.
Bicarbonate( NaHCO3) có vai trò như một chất đệm tạo ra môi trường có pH thích hợp cho các enzyme hoạt động.
Thành phần của dịch tụy:
Nhóm enzym tiêu hóa protid:
Chymotrypsin
Cacboxypeptidase
Trypsin
Nhóm enzym tiêu hóa lipid
Lipase dịch tụy
Phospholipase
Nhóm enzym tiêu hóa glucid
Amylase dịch tụy
Maltase
  HCO3-
Table 18.4 Enzymes Contained in Pancreatic Juice

4.2.2 Vai trò của dịch mật.
Muối mật nhũ tương hóa tất cả lipid có trong thức ăn để enzyme lipase có khả năng phân giải lipid thành acid béo và glycerol.
Mật góp phần tạo môi trường kiềm để các enzyme dịch tụy hoạt động.
Mật làm tăng nhu động ruột, tạo điều kiện cho tiêu hóa và hấp thu.
Mật kích thích tuyến tụy tăng tiết dịch tụy.
ức chế hoạt động của vi khuẩn chống thối rữa các chất ở ruột.
4.2.3 Vai trò của dịch ruột.
Thành phần cấu tạo của dịch ruột
Tác dụng chủ yếu của dịch ruột là các enzyme, bổ sung và hoàn thiện cho quá trình tiêu hóa.
Enzyme

Nhóm PG protein nhóm PG lipid

nhóm PG glucid
phosphatase enterikinase
4.3. Điều hòa tiết dịch tụy, dịch mật và dịch ruột
4.3.1 Điều hòa tiết dịch tụy
Có 2 cơ chế điều hòa: thần kinh và thể dịch
- Cơ chế thần kinh: Do dây X dưới tác dụng kích thích của 2 loại phản xạ tương tự cơ chế bài tiết nước bọt và dịch vị.
- Cơ chế thể dịch: Do 2 hormon của tế bào niêm mạc ruột non bài tiết là secretin và pancreozymin.

+ Secretin kích thích bài tiết dịch tụy chứa nhiều nước và HCO3-.

+ Pancreozymin làm bài tiết dịch tụy chứa nhiều enzym.
Dưới tác dụng của cơ chế thể dịch, thành phần của dịch tụy bài tiết phụ thuộc hoàn toàn vào tính chất của nhũ trấp:
Khi nhũ trấp quá acid, dịch tụy loãng, có nhiều HCO3- và ít enzym.
Khi nhũ trấp có nhiều sản phẩm tiêu hóa, dịch tụy rất giàu enzym.
4.3.2 Điều hòa dịch mật
Mật được điều hòa bài tiết do bởi 2 cơ chế:
- Cơ chế thần kinh: do dây X dưới tác dụng của 2 loại phản xạ như trên.
- Cơ chế thể dịch: cũng do 2 hormon secretin và pancreozymin.
+ Secretin: Kích thích tế bào gan tăng sản xuất mật, vì vậy còn được gọi là hepatocrinin.
+ Pancreozymin: Kích thích co bóp túi mật để tống mật xuống ruột, còn được gọi là cholecystokinin (CCK).
4.3.3 Điều hòa dịch ruột
Dịch tiết ra dưới tác dụng của các thích cơ học và hóa học của thức ăn lên thành ruột , thông qua đám rối Meissner.
Dây thần kinh số X phân nhánh đến ruột non nhưng có tác dụng rất yếu lên tiết dịch ruột.
Đám rối thần kinh Meissner
Hoocmon: secretin,enterocrinin, duocrinin, pancreozymin, gastrin,…
Morphin ức chế tiết dịch ruột.
5.Hấp thu
5.1 Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thu chất dinh dưỡng.
+ dài nhất trong ống tiêu hóa
+ nhiều nếp gấp
+ trên nếp gấp có nhiều lông hấp thu
+ trên lông hấp thu có các cấu trúc vi lông nhung nhỏ hơn.
+ hệ thông mao mach dày đặc
+ hệ thống hệ bạch huyết, hạch bạch huyết dày.
Hấp thu
Các con đường hấp thu thức ăn
Hấp thu ở miệng và thực quản: moocphin, nicotin, rượu, nitroglyxerin (thuốc đau ngực).
Hấp thu ở dạ dày: nước và một số chất hòa tan trong nước như đường glucoza, muối ăn, iot, brom, rượu…
Hấp thu ở ruột non: chủ yếu là chất dinh dưỡng.
Hấp thu ở ruột già: nước và các chất còn sót lại mà ruột non chưa hấp thụ hết như glucoza, axit amin và các vitamin.

5.2 CƠ CHẾ HẤP THU THỨC ĂN


Sự hấp thu thức ăn chủ yếu diễn ra ở ruột non với sự tham gia của nhung mao (lông ruột).
Sự hấp thụ bao gồm hai cơ chế chính:
5.2.1. cơ chế thụ động.
Sự hấp thu thức ăn chủ yếu diễn ra theo cơ chế khuếch tán. Thức ăn thấm qua thành nhung mao vào mạch máu hoặc mạch bạch huyết. Các chất hoà tan trong nước như axit amin, glucoza, muối và nước được khuếch tán vào mạch máu, còn các chất hoà tan trong lipit như glyxerin và axit béo thì thấm vào mạch bạch huyết.
5.2.2 Cơ chế chủ động

Khi nồng độ các chất ở ruột thấp hơn ở máu thì quá trình hấp thụ xảy ra theo cơ chế tích cực, cần cung cấp năng lượng và các vật tải để vào máu. Các chất vận chuyển thường là những loại protid khác nhau.
Hệ mao mạch ở ruột chứa các sản phẩm tiêu hoá theo tĩnh mạch gánh gan rồi từ gan đổ vào tĩnh mạch chủ dưới, theo máu đi nuôi cơ thể. Gan có vai trò điều hoà hàm lượng một số chất và có thể cản tác dụng của một số chất độc hại theo thức ăn vào cơ thể.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)