Tiêu hóa ở ruột non

Chia sẻ bởi Trần Văn Thành | Ngày 18/03/2024 | 5

Chia sẻ tài liệu: tiêu hóa ở ruột non thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Chủ đề: TIÊU HÓA Ở RUỘT NON
Thực hiện: nhóm 2
1.Vị trí:
Đoạn giữa và dài nhất của ống tiêu hóa
Dài 3m đến 6m
2. Đại thể
Tá tràng dài 20cm
ống tụy và ống mật đổ vào đoạn đầu của tá tràng
Hổng tràng: dài 2/5 chiều dài ruột
Hồi tràng dài 3/5 chiều dài ruột
I. CẤU TẠO CỦA RUỘT NON:
3. Vi thể:
Có cấu tạo 4 lớp nhưng thành mỏng
Lớp trong cùng là niêm mạc ruột có rất nhiều lông ruột gọi là vi nhung mao, có rất nhiều tuyến tiết ra chất nhầy và dịch ruột
Lớp dưới niêm mạc
I. CẤU TẠO CỦA RUỘT NON:
Thành ruột cấu tạo bởi 2 lớp cơ trơn
Cơ dọc ở ngoài
Cơ vòng ở trong
Lớp màng bao bọc bên ngoài
Ở niêm mạc tá tràng có tuyến Brunner. Tuyến ruột chính là tuyến Lieberkunh phân bố ở khắp ruột non
I. CẤU TẠO CỦA RUỘT NON:
Co thắt từng phần
Tế bào thực hiện: do vòng cơ gây ra
Hoạt động: khi co thắt thì tiết diện ruột hẹp lại
Tác dụng: xáo trộn thức ăn, làm cho thức ăn ngấm dịch tiêu hóa ở từng đoạn
Cử động quả lắc
Tế bào thực hiện: do lớp cơ dọc của ruột thay nhau co giản
Hoạt động: làm cho các đoạn ruột trườn đi trườn lại
Tác dụng: xáo trộn thức ăn, tránh ứ đọng, tăng cường tốc độ tiêu hóa và hấp thu
II. CỬ ĐỘNG CƠ HỌC CỦA RUỘT NON
Cử động nhu động
Là dạng cử động nhịp nhàng lan truyền từ trên xuống đến ruột già
Tốc độ: 3m/s
Tế bào tham gia: cơ vòng và cơ dọc tham gia
Tác dụng: đẩy liên tục từ trên xuống dưới, làm quá trình hấp thu dể dàng hơn
Cử động phản nhu động
Là cử động ngược chiều từ phía dưới ruột già đi lên
Đẩy thức ăn theo chiều ngược lại, làm cho quá trình tiêu hóa và hấp thu triệt để
II. CỬ ĐỘNG CƠ HỌC CỦA RUỘT NON
Dây thần kinh Auerbach điều hòa cử động ruột non
Thần kinh phó giao cảm số X và 1 số hoocmon đường tiêu hóa, axetylcolin làm tăng cử động ruột
Thần kinh giao cảm, adrenalin làm giảm cử động ruột
II. CỬ ĐỘNG CƠ HỌC CỦA RUỘT NON
1. Tuyến tụy
Dịch tụy do phần tuyến tụy ngoại tiết tiết ra
Tụy là tuyến pha
Nội tiết gồm các tế bào tập hợp thành đảo Langerhans, tiết ra hoocmon
Ngoại tiết gồm rất nhiều nang và có hai loại tế bào
Tế bào nang tiết emzym tiêu hóa
Tế bào trung tâm tiết nước và các chất vô cơ
III. DỊCH TỤY
2.Thành phần dịch tụy
Dạng tinh khiết là một dịch lỏng, hơi quánh, trong suốt, không màu
pH: 7.8 – 8.4
Số lượng dịch tụy tiết ra: 1500ml dịch/ ngày đêm
Thành phần:
98,5% nước,
0,7 – 0,8% chất vô cơ (Na+ , K+ , Ca2+ , Mg2+ , Cl- , SO42- , HCO3- ),
0,7 – 0,8% chất hữu cơ (enzym phân giải protein, lipid, glucid, bạch cầu, globulin)
III. DỊCH TỤY
3. Tác dụng của dịch tụy
a. Nhóm enzym phân giải protein
Trypsin: tiết ra dưới dạng trypsinogen, nhờ enzym enterokinase từ ruột lên chuyển thành trypsin
Hoạt động tốt ở pH = 8
Phân giải protein bằng cách cắt các liên kết peptit có COOH thuộc amin kiềm tạo thành các chuỗi polypeptit
Chymotrypsin: tiết ra dưới dạng chymotrypsinogen, nhờ trypsin hoạt hóa thành chymotrynsin
Hoạt động tốt nhất ở pH=8
Tác dụng: cắt các liên kết peptit có COOH thuộc các acid amin nhân thơm tạo thành chuỗi polypeptit
III. DỊCH TỤY
Carboxylpolypeptidase: tiết ra dưới dạng procarboxyl polypeptidase rồi nhờ trypsin chuyển hóa thành dạng hoạt động
Hoạt động tốt ở pH=8
Tác dụng: phân giải chuỗi polypeptit bằng cách cắt các rời acid amin đứng ở đầu C của chuỗi
III. DỊCH TỤY
b. Nhóm enzym phân giải lipid
Lipase dịch tụy: hoạt động tối ưu ở pH=6,8
Hoạt động: cắt đứt các liên kết este giữa glyxerol và axit béo
Phân giải các triglycerit của lipid đã nhũ tương hóa bởi dịch mật tạo monoglycerit, acid béo và glycerol
Phospholidase:
cắt liên kết este giữa glyxerol với acid phosphoric
Tham gia phân giải phospholipid thành 1 phosphat và 1 diglycerit
Cholesterolerase:
Phân giải este của cholesterol và các sterol cho ra acid béo và sterol
III. DỊCH TỤY
c. Nhóm enzym phân giải gluxit
Amylase dịch tụy: hoạt động tối ưu ở pH=7,1
Hoạt động: cắt liên kết 1-4 α-glucozit của cả tinh bột và chín cho ra maltose
Maltase: phân giải đường maltose thành glucose
d. NaHCO3 : vai trò như HCl của dịch vị, tạo ra môi trường pH thích hợp cho các enzym hoạt động
III. DỊCH TỤY
4. Sự điều tiết dịch tụy
Pha thần kinh: dây số X điều hòa hoạt động, kích thích dây X gây tăng tiết dịch tụy
Pha thể dịch:
Secretin: xuất phát từ đoạn đầu ruột non
Được bài tiết dưới tác dụng kích thích của acid HCl trong nhũ trấp.
Secretin kích thích bài tiết dịch tụy chứa nhiều nước và HCO3-.
III. DỊCH TỤY
Pancreozymin: do niêm mạc đoạn đầu ruột non tiết ra
Được bài tiết dưới tác dụng kích thích của các sản phẩm tiêu hóa protid, lipid, glucid ở trong ruột.
Pancreozymin làm bài tiết dịch tụy chứa nhiều enzym.

III. DỊCH TỤY

1. Sự tiết dịch mật
Tế bào gan bài tiết
Đang ăn: theo ống mật chủ dẫn đến bóng Water
Ngưng ăn: tập trung vào túi mật nằm ở mặt trong gan
ở túi mật: có quá trình hấp thu nước một phần làm cho mật đặc hơn
500 – 1000ml tiết ra trên 24h
2. Thành phần và tính chất
Là dịch lỏng trong suốt, Có màu thay đổi từ xanh đến vàng
pH ở mật: 8 -8.6
ở túi mật: 7 – 7.6
IV. DỊCH MẬT
3. Sự hình thành và tác dụng của các thành phần của dịch mật
Muối mật:
Tác dụng: nhũ tương hóa tất cả lipid của thức ăn, hấp thu sản phẩm tiêu hóa của lipid và các chất hòa tan trong lipid như vitamin A, D, E, K
Nguyên liệu để tổng hợp muối mật là: Acid mật, glycholic và taurocholic + Na, K  muối mật
Sắc tố mật là sản phẩm thoái hóa của hemoglobin
bilirubin trực tiếp sinh ra trong quá trình chuyển hóa hemoglobin ở gan.
IV. DỊCH MẬT
Những chất bài tiết theo mật: tế bào gan có khả năng loại bỏ 1 số chất lạ xâm nhập vào
Những tác dụng khác của mật:
Tạo môi trường kiềm cho các enzym dịch tụy hoạt động
Làm tăng nhu động ruột
Kích thích tuyến tụy làm tăng tiết dịch tụy
ức chế hoạt động vi khuẩn, chống hiện tượng lên men
IV. DỊCH MẬT

4. Sự điều hòa tiết dịch mật
Mật được điều hòa bài tiết do bởi 2 cơ chế:
Cơ chế thần kinh: do dây X dưới tác dụng của 2 loại phản xạ như trên.
Cơ chế thể dịch: cũng do 2 hormon secretin và pancreozymin.
Secretin: Kích thích tế bào gan tăng sản xuất mật, vì vậy còn được gọi là hepatocrinin.
Pancreozymin: Kích thích co bóp túi mật để tống mật xuống ruột.
IV. DỊCH MẬT
1.Sự bài tiết dịch ruột
Do các tế bào niêm mạc ruột và các tuyến nằm ngay trên thành ruột bài tiết:
Tuyến Brunner: bài tiết chất nhầy và HCO3
Tuyến Liberkuhn: bài tiết nước
Tế bào niêm mạc: bài tiết enzym
Như vậy, các tế bào niêm mạc ruột non đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết dịch ruột
Số lượng dịch ruột khoảng 1 lít/24 giờ .
V. DỊCH RUỘT
2. Thành phần, tính chất và tác dụng của dịch ruột
Là chất lỏng, rất nhớt và đục
Thành phần: nước 98%, chất vô cơ 1%, chất hữu cơ 1%
Tác dụng chủ yếu là các enzym
a. Nhóm enzym phân giải protein:
Aminopeptidase: cắt rời từng acid amin một đứng ở đầu N của chuỗi polypeptid.
Dipeptidase, tripeptidase: Phân giải các dipeptid và tripeptid thành từng acid amin
V. DỊCH RUỘT
b. Nhóm enzym phân giải lipid:
lipase, phospholipase, cholesterol-esterase giống như dịch tụy. Chúng phân giải 2 – 5% lượng lipid còn lại
c. Nhóm enzym phân giải glucid:
Amylase dịch ruột, Maltase giống như dịch tụy
Saccharase: Phân giải đường saccharose (đường mía) thành đường glucose và fructose.
Lactase: Phân giải đường lactose (đường sữa) thành đường glucose và galactose.
d. Các enzym khác
Phosphatase
enterokinase
V. DỊCH RUỘT
e. Sự điều hòa tiết dịch ruột:
Tác động cơ học và hóa học ở ruột gây ra bài tiết dịch ruột tự động
Đám rối thần kinh Meissner có tham gia vào điêu tiết này
Ngoài ra các hormon tiêu hóa làm tăng cường tiết dịch ruột
Morphin ức chế tiết dịch ruột
V. DỊCH RUỘT
Tinh bột và đường đôi
Enzim
Enzim
Đường đôi
Đường đơn
Prôtêin
Enzim
Enzim
Peptit
Axit Amin
Dịch mật
Enzim
Lipit
Các giọt lipit nhỏ
Axit béo
Glixêrin
Axit Nuclêic
Enzim
Các thành phần của Nuclêôtit
Glixêrin và Axit béo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)