TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT NHAI LẠI

Chia sẻ bởi Võ Chí Thành | Ngày 24/10/2018 | 75

Chia sẻ tài liệu: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT NHAI LẠI thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ 4
TIÊU HÓA VÀ HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
VẤN ĐỀ 3
CƠ QUAN TIÊU HÓA CỦA ĐỘNG VẬT NHAI LẠI VÀ QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI THỨC ĂN
I - GIỚI THIỆU ĐỘNG VẬT NHAI LẠI
Động vật nhai lại thuộc phân bộ Ruminantia và phân bộ Tylopoda.
Động vật nhai lại thuộc phân bộ Ruminantia gồm: trâu, bò, dê, cừu, hươu cao cổ, bò rừng bizon, hươu, nai, linh dương và linh dương đầu bò.
- Động vật thuộc phân bộ Tylopoda gồm: lạc đà và lạc đà không bướu.
- Động vật nhai lại có dạ dày gồm 4 ngăn: dạ cả, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.
- Thức ăn thường khô, cứng. Các động vật tiêu hóa thức ăn của chúng trong hai giai đoạn: giai đoạn đầu chúng nhai và nuốt thức ăn như cách thông thường, giai đoạn hai chúng "ợ" thức ăn đã tiêu hóa một phần trở lại miệng để nhai kĩ lại sau đó mới chính thức tiêu hóa thức ăn.
? Chính vì vậy mới lấy được tối đa chất dinh dưỡng có trong thức ăn, bởi thức ăn thường chất nghèo chất dinh dưỡng.

Bò rừng bizon Bắc Mĩ (Bison bison)

Hươu đuôi trắng(Odocoileus virginianus)

Bò (Bos taurus)

Hươu cao cổ

Linh dương
Lạc đà hai bướu (Camelus bactrianus)

Lạc đà một bướu (Camelus dromedarius)

Bò vàng Việt Nam
Cừu
Trâu
Nai
II - CƠ QUAN TIÊU HÓA
Dạ dày của động vật nhai lại chia làm 4 ngăn:
+ Dạ cỏ: là ngăn lớn nhất (thể tích khoảng 150 dm3 ở bò) thức ăn được nhào trộn với nước bọt.
+ Dạ tổ ong: chứa thức ăn để "ợ lên" miệng để nhai lại.
+ Dạ lá sách: có chức năng hút bớt nước có trong thức ăn.
+ Dạ múi khế: là dạ dày chính thức thức ăn cùng với VSV chịu tác dụng của HCl và anezim trong dịch vị.
Dạ dày của động vật nhai lại
Thực quản
Tá tràng
Dạ lá sách
Dạ múi khế
Dạ tổ ong
Dạ cỏ
III - QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI THỨC ĂN
Quá trình biến đổi thức ăn ở động vật nhai lại được bắt đầu bằng QT biến đổi cơ học và sinh học
Biến đổi cơ học: thức ăn được con vật đưa vào miệng, nhai qua loa hoặc không nhai rồi nuốt xuống dạ cỏ v?I nhi?u nu?c b?t, khi dạ cỏ đầy thì thức ăn được "ợ lên" để nhai kĩ lại. Biến đổi cơ học còn được thực hiện ở dạ dày nhờ sự co bóp khi tiêu hóa.

Biến đổi sinh học: thức ăn được nhai lại kĩ ở miệng, trong thời gian con vật nhai kĩ lại thì bọn vi sinh vật cộng sinh ở dạ cỏ sẽ phát triển mạnh ? biến đổi sinh học. Thức ăn được nhai kĩ rồi chuyển xuống dạ lá sách.
Biến đổi hóa học: sau khi hút bớt nước thức ăn tiếp tục được chuyển xuống dạ múi khế ở đây thức ăn cùng hệ Vi sinh vật chịu tác dụng của HCl và enzim trong dịch vị. VSV có trong thức ăn là nguồn cung cấp prôtêin chính cho cơ thể vật chủ. Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn khi vào ruột non, sau khi hấp thụ hết chất dinh dưỡng phân được thải ra ngoài qua hậu môn.
Quá trình biến đổi thức ăn của nai
Thức ăn được con vật đưa vào miệng, nhai qua loa hoặc không nhai
Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn khi vào ruột non, sau khi hấp thụ hết chất dinh dưỡng phân được thải ra ngoài qua hậu môn.
Dạ múi khế, thức ăn cùng hệ Vi sinh vật chịu tác dụng của HCl và enzim trong dịch vị
Thức ăn được nhai kĩ rồi chuyển xuống dạ lá sách d? hút b?t nu?c.
Trong thời gian con vật nhai kĩ lại thì bọn vi sinh vật cộng sinh ở dạ cỏ sẽ phát triển mạnh
Thành viên thực hiện
Võ Chí Thành
Tô Anh Thư
Đinh Trần Thúy Kiều
Trương Hồng Yến
Đinh Thị Yến Hồng
Thị Hồng Thắm
Trần Anh Quyền
Quách Thị Ngọc Trâm

Tư liệu tham khảo
bachkim.vn
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng_v%E1%BA%ADt_nhai_l%E1%BA%A1i
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Chí Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)