Tieu hoa-ho hap
Chia sẻ bởi Lý Minh Tuấn |
Ngày 18/03/2024 |
9
Chia sẻ tài liệu: tieu hoa-ho hap thuộc Sinh học
Nội dung tài liệu:
Bài thuyết trình
Giải phẫu học
Chương V : HỆ TIÊU HÓA VÀ HỆ HÔ HẤP
GV hướng dẫn : Ths.Đặng Thị Ngọc Thanh
Nhóm 3 :
Trần Thị Ngọc Mai
Lê Thị Như Trang
Võ Thị Ngọc Tuyền
Phạm Thị Bích Vân
Phạm Thị Anh Thơ
Nguyễn Thị Hồng Sen
Lê Thiên Phúc
Huỳnh Gia Hòa
HỆ TIÊU HÓA
NỘI DUNG
ĐẠI CƯƠNG
CÁC THÀNH PHẦN CẤU TẠO
GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Ống tiêu hóa gồm 3 phần có nguồn gốc khác nhau:
Phần trước ( khoang miệng, thực quản, dạ dày ) có nguồn gốc nội bì chức năng lấy, nghiền, chuyển thức ăn.
Phần giữa là ruột non( gồm các đoạn tá tràng, hồi tràng, gan , tụy) bắt nguồn từ nội bì, có chức năng biến đổi hóa học và hấp thụ thức ăn.
Phần cuối ( manh tràng, ruột già, trực tràng) có nguồn gốc ngoại bì, chức năng thải các chất cặn bả.
Thành ống tiêu hóa có cấu tạo như sau :
1. Lớp niêm mạc ( tunica mucosa ) lót ở mặt trong của ống tiêu hóa.
2. Tấm dưới niêm mạc ( tele submucosa ) là tổ chức liên kết xơ , trong đó có các mạch máu , các sợi thần kinh và các mạch bạch huyết .
3. Lớp cơ trơn ( tunica muscularis ) chia thành hai tầng , tầng ngoài gồm các sợi cơ dọc và tầng trong là các sợi cơ vòng .
4. Tấm dưới thanh mạc (tela subserosa): Là tổ chức liên kết thưa nằm giữa lớp cơ bên trong và lớp thanh mạc bên ngoài. Nhờ lớp này mà có thể bóc thanh mạc dễ dàng ra khỏi các cấu trúc bên dưới.
5. Lớp thanh mạc (tunica serosa): Tạo bởi thượng mô dẹt của phúc mạc. Mặt tự do của thanh mạc có chất thanh dịch làm cho các tạng trượt lên nhau dễ dàng. Thanh mạc có hai phần: lá phủ thành ổ bụng gọi là phúc mạc thành, lá phủ các tạng gọi là phúc mạc tạng.
Cấu tạo thành ống tiêu hóa
Lớp thanh mạc
Tấm dưới thanh mạc
Lớp cơ
Lớp dưới niêm mạc
Lớp niêm mạc
II. CÁC THÀNH PHẦN CẤU TẠO
Khoang miệng ( cavum oris )
- Phía trước là tiền đình khoang có nhiều tuyến nước bọt , lớn nhất là tuyến mang tai.
- Tiếp theo là khoang miệng chính thức.
- Giữa bờ tự do có tiểu thiệt . Hai bên tiểu thiệt là những nếp màn hầu với khối tuyến hạnh nhân khẩu cái .
- Tiết nước bọt vào khoang miệng ngoài 3 đôi tuyến lớn là tuyến mang tai , tuyến dưới hàm , tuyến dưới lưỡi , còn có các tuyến nhỏ rải rác ở vùng môi , phần mềm khẩu cái .
- Trong khoang miệng có răng và lưỡi.
1.1. Răng ( dentes )
- Có nguồn gốc ngoại bì và trung mô .
- Mỗi răng gồm vành răng , chân và cổ răng.
- Phần chủ yếu của răng cấu tạo giống xương gọi là ngà răng .
- Phủ ngoài ngà là thứ men cứng và chất xi – măng.
- Hàm răng của người bao gồm 3 loại răng:
+ Răng nanh dùng để xé thức ăn
+ Răng cửa dùng để cắt thức ăn
+ Răng hàm dùng để nghiền nát thức ăn
- Sau đây là cấu tạo của răng:
1.2. Lưỡi ( lingua )
- Đó là khối cơ phủ ngoài bởi màng niêm mạc , giàu mạch máu , thần kinh , có cấu tạo bạch huyết .
- Mặt dưới có hàm lưỡi phủ niêm mạc , hai bên hàm có cục lưỡi , trên có lỗ mở của tuyến dưới hàm và dưới lưỡi .
- Mặt lưng nhám , có 5-6 loại nhú gai vị giác : chỉ, nấm, đài , nón ,lá .
- Chúng có vị trí , hình dạng khác nhau .
- Ngoài ra còn có hạch bạch huyết , tuyến nhày .
- Sau lưỡi có sụn thanh nhiệt .
2. Hầu
Phần trên và rộng hơn của hầu được cho là cứng nhắc do các xương của sọ, trong khi ở đầu dưới và hẹp các cơ của nó được nối với các sụn đàn hồi của thanh quản. Lớp mô ngoài cùng của hầu, liên kết với lớp lót của miệng, chứa đựng nhiều tuyến dịch nhầy, các tuyến này giúp giữ cho miệng và họng trơn tốt trong khi ăn và nói.
Về mặt giải phẫu học, hầu được chia thành ba phần theo vị trí và nhiệm vụ của chúng.
Phần trên cùng, mũi hầu, đặt tên từ thực tế là nó nằm ở trên mức của vòng mềm và tạo thành mặt sau của mũi.
Phần hầu ở phía sau miệng - miệng hầu, là phần đường khí giữa miệng và phổi.
Phần thấp nhất hay phần thanh quản thuộc hầu, có liên quan toàn bộ đén sự nuốt. Gọi là thanh hầu.
3. Th ực qu ản
Thực quản là một ống đàn hồi dài khoảng 25cm và đường kính khoảng 2,5cm.
Giống phần còn lại của đường tiêu hoá, thực quản được cấu tạo bằng bốn lớp - một lớp lót màng nhầy làm cho thực phẩm có thể đi xuống dễ dàng, một lớp hạ niêm để giữ ống đúng vị trí, một lớp cơ tương đối dày bao gồm các sợi cơ vòng lẫn sợi dọc và cuối cùng một lớp bao phủ bảo vệ bên ngoài.
4. D ạ d ày :
4.1. Cấu tạo của dạ dày
Dạ dày là phần phình lớn nhất của ống tiêu hoá, nằm trong khoang bụng. Thành dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp cơ trơn: lớp cơ dọc ở ngoài, cơ vòng ở giữa và cơ chéo ở trong.
Bên trong thành là lớp niêm mạc dạ dày có rất nhiều nếp nhăn.
Giữa lớp cơ trơn với lớp niêm mạc có đám rối thần kinh Meissner và Auerbach.
Dạ dày được chia làm 3 phần: phần tâm vị thông với thực quản, phần môn vị nối với tá tràng qua lỗ môn vị và phần thân. Phần thân dạ dày có khả năng đàn hồi lớn giúp tăng sức chứa thức ăn của dạ dày. Lớp niêm mạc dạ dày là nơi tiết dịch vị.
- Ở dạ dày pH vào khoảng 2.
4.2. Các cử động cơ học ở dạ dày
a) Sự đóng mở môn vị và tâm vị
- Tâm vị không có cơ vòng thắt như môn vị mà chỉ được đóng mở nhờ sự dày lên hay xẹp xuống của lớp niêm mạc và cơ hoành xung quanh, do đó không đóng chặt như môn vị. Sự đóng tâm vị giúp thức ăn không bị trào ngược trở lại.
- Ngược với tâm vị, môn vị đóng lại khi pH giảm. Mỗi nhịp co bóp của dạ dày sẽ gây áp lực làm mở môn vị và 1 lượng thức ăn được đẩy xuống tá tràng. Sự đóng môn vị giúp thức ăn được đi xuống ruột non theo từng đợt một và do đó sự tiêu hoá khói thức ăn ở ruột non được diễn ra tốt hơn là toàn bộ được đẩy xuống ruột non.
b) Sự co bóp ở phần thân
Lúc dạ dày trống rỗng, các đợt co bóp yếu và thưa nhưng cảm giác đói tăng dần gây tăng nhịp co bóp và cường độ co bóp dẫn đến co bóp đói.
- Cử đông nhu động theo chiều từ trên xuống dưới giúp thức ăn được chuyển đông từ dưới lên trên sát theo thành dạ dày, do đó dễ thấm dịch vị.
5. Ru ột non :
5.1. Cấu tạo của ruột non
Ruột non là đoạn giữa dài nhất ống tiêu hoá. Ruột non được chia làm 3 đoạn chính:
+ Tá tràng là đoạn đầu của ruột non, dài khỏang 20 cm. Đoạn đầu của tá tràng gọi là hành tá tràng do thường xuyên chịu sự tấn công của axit dạ dày. Tại đây nối với ống mật và ống tuỵ.
+ Hỗng tràng chiếm khoảng 3/5 chiều dài của ruột, phân biệt với tá tràng bởi ranh giới là dây chằng Trietz.
+ Hồi tràng chiếm khoảng 2/5 chiều dài của ruột nhưng sự phân chia thành 2 đoạn như trên chỉ là quy ước và không có 1 ranh giới giải phẫu nào phân biệt 2 đoạn hồi tràng và hỗng tràng.
- Thành ruột non được cấu tạo bởi 2 lớp cơ: lớp cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong. Phía trong lớp thành là niêm mạc ruột được tăng cường diện tích bề mặt bởi các lông nhung và vi lông nhung. Xen kẽ trong lớp lông nhung là các tuyến tiết chất nhày và dịch ruột
- Từ thành cơ phân bố vào lông ruột có hệ thống các dây thần kinh, mạch máu và mạch bạch huyết.
5.2. Cử động cơ học của ruột non
Cử động hình quả lắc
Cử động co thắt từng phần
Cử động nhu động
Cử động phản nhu động
Điều hoà các cử động
6. Ru ột gi à
6.1. Cấu tạo
- Ruột già là đoạn cuối của ống tiêu hoá. Ruột già được chia làm 3 đoạn: manh trành, kết tràng, trực tràng.
- Ruột già không tiết dịch tiêu hoá mà chỉ tiết chất nhày để bảo vệ niêm mạc. Ở đây có hệ vi sinh vật rất phát triển.
- Ở ruột già chỉ có cử động nhu động và phản nhu động.
6.2. Sự thải phân
Sau khi được hấp thụ nước, cấc chất cặn bã còn lại cô đặc tạo thành phân và thải ra ngoài qua hậu môn.
Thải phân qua động tác đại tiện là phản xạ không điều kiện gây co bóp cơ trơn trực tràng và mở cơ thắt hậu môn.
- Ở hậu môn có 2 vòng cơ thắt là cơ trơn và cơ vân. Do đó cơ thể có thể kìm hãm phản xạ đại tiện bằng cách co vòng cơ vân lại, đóng chặt hậu môn.
7. Tuyến tiêu hóa
7.1. Tuyến nước bọt
- Tuyến nước bọt là nơi nước bọt được tiết ra. Trong khoang miệng có 3 đôi tuyến nước bọt lớn nằm ở mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi. Ngoài ra còn các tuyến nhỏ nằm rải rác trong khoang miệng.
- Các thành phần có trong nước bọt:
Nước
Chất nhày muxin:
Lyzozim
Enzim amilaza
- Lượng nước bọt tiết ra phụ thuộc vào
+ Độ khô
+ pH của thức ăn
Phản xạ tiết nước bọt không điều kiện xuất hiện khi thụ quan ở niêm mạc miệng được kích thích. Xung thần kinh hướng tâm truyền về trung khu tiết nước bọt, sau đó trả lời bằng các xung ly tâm theo dây thần kinh VII và IX đến các tuyến nước bọt, kích thích tiết nước bọt.
- Phản xạ tiết nước bọt có đìêu kiện: khi nhìn, nghe tên thức ăn, hình dáng, máu sắc, mùi vị, quang cảnh bữa ăn… cũng gây phản xạ tiết nước bọt, đó là phản xạ có đìêu kiện.
7.2. Tuyến vị
- Niêm mạc dạ dày có rất nhiều tuyến vị. Các tuyến vị ở vùng tâm vị và môn vị tiết nhiều chất nhày. Mỗi tuyến vị được cấu tạo bởi 4 loại tế bào:
+ Tế bào chính tiết pepsinogen
+ Tế bào viền tiết HCl
+ Tế bào cổ tuyến tiết chất nhày muxin.
+ Tế bào nội tiết tiết hoocmon gastrin
- Tuyến vị còn có các túi chứa dịch vị.
- Thành phần và tác dụng của các chất trong dịch vị
Pepsinogen
Chất nhày
HCl
Gastrin
- Ngoài 4 thành phần kể trên, dịch vị còn chứa các thành phần như sau:
Yếu tố nội:
Chymosin
Lipaza
- Sự điều hoà tiết dịch vị
Cơ chế thần kinh : Sự điều hoà tiết dịch vị theo
cơ chế thần kinh được thực hiện theo 2 loại phản xạ:
Phản xạ có điều kiện
Phản xạ không điều kiện
Cơ chế thể dịch
Chủ yếu do tác động của gastrin. Gastrin hoà lẫn vào khối thức ăn rồi được hấp thụ vào máu trở lại dạ dày kích thích tuyến vị tiết dịch. Ngoài ra 1 số hoocmon vỏ trên thận cũng làm tăng tiết dịch vị nhưng không trực tiếp.
Prostaglandin là chất do các mô trong cơ thể tiết ra, có tác dụng giảm tiết dịch vị.
Khi căng thẳng thần kinh kéo dài, hoocmon vỏ trên thận tiết ra nhiều dẫn đến tăng tiết dịch vị kéo dài, có thể gây loét dạ dày.
7.3.Tuyến tuỵ
- Cấu tạo của tụy: Tụy tạng thuộc về nhóm các tuyến túi phức tạp. Ống tiết của tụy đổ chung vào 1 ống cùng với ống mật chủ, còn 1 ống tiết phụ khác đổ riêng biệt vào lòng tá tràng. Ngoài ra còn có các đảo tụy.
Tụy (còn gọi là lá mía) đảm trách hai chức năng chính:
Chức năng nội tiết
Chức năng ngoại tiết
Tụy là một cơ quan sau phúc mạc, nằm sau dạ dày sát thành sau của ổ bụng. Tụy nặng khoảng 80 gram, có màu trắng nhạt, một số loài có tụy màu hồng nhạt và mỗi ngày, trung bình tụy có thể tiết ra 0,8 lít dịch tiết.
Tụy gồm có ba phần: đầu tụy, đuôi tụy và thân tụy
- Tuyến tuỵ là một tuyến pha. Dịch tuỵ là dịch do phần ngoại tiết của tuyến tuỵ tiết ra.
- Sau đây là thành phần của dịch tuỵ và tác dụng của chúng
Trypsin
Chymotrypsin
Cacboxylpolypeptidaza
Lipaza:
Photpholipaza:
Cholesterol esteraza:
Amylaza
Mantaza
1 số ion khoáng như Na+, K+, Ca2+, HCO3-, … nhưng quan trọng nhất là NaHCO3, nó trung hoà độ axit của khối thức ăn từ dạ dày đẩy xuống và tạo pH thích hợp cho enzim hoạt động.
Với các thành phần như trên, dịch tuỵ phân giải hầu hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Nếu dịch tuỵ tiết ra bị giảm, sẽ gây rối loạn tiêu hoá và hấp thu của cơ thể. Khi tuỵ bị tổn thương hoặc khi một ống tuỵ bị tắc nghẽn, các enzim tiêu hoá sẽ nhanh chóng tiêu hoá tuyến tuỵ trong vòng vài giờ. Đó là bệnh viêm tuỵ cấp dẫn đến shock, có thể dẫn đến suy tuỵ hoặc tử vong.
- Sự điều hoà tiết dịch tuỵ do :
Dây thần kinh X điều khiển tuỵ.
Secretin
CCK do tá tràng tiết ra
7.4. Dịch mật
- Cấu tạo của Gan :
Mặt gan được bao phủ bởi lớp phúc mạng tạng, một lớp màng kép, mỏng có tác dụng làm giảm ma sát giữa các cơ quan với nhau. Phúc mạng này tạo nên các dây chằng liềm và dây chằng tam giác.
Dây chằng liềm có thể nhìn thấy ở mặt trước của gan chia gan thành hai phần: thùy gan trái và thùy gan phải. Nếu nhìn từ mặt sau (hay mặt tạng) thì gan còn có hai thùy phụ nằm giữa thùy gan phải và thùy gan trái. Đây là các thùy đuôi (nằm phía trên) và thùy vuông (nằm phía dưới).
Giải phẫu chức năng
- Vùng trung tâm, nơi ống mật chủ, tĩnh mạch cửa và động mạch gan đi vào gan được gọi là "rốn" gan. Ống mật, tĩnh mạch và động mạch chia thành các nhánh trái và phải và phần gan được cung cấp máu hay dẫn lưu mạnh bởi các nhánh này được gọi là thùy gan chức năng trái và phải. Các thùy chức năng được chia ra bởi một mặt phẳng nối từ hố túi mật đến tĩnh mạch chủ dưới.
Đơn vị cầu trúc của gan là các tiểu thùy có hình lăng trụ, mỗi tiểu thùy có cấu tạo bởi những bè gan, xếp theo hình nan hoa tỏa ra từ tĩnh mạch trung tâm. Các bè gan hợp bởi hai dãy tế bào thượng mô, giữa hai dãy có mao quản mật. Chất tiết sẽ đi qua mao quản mật vào các đường dẫn mật, chảy giữa các tiểu thùy để đổ vào các tiểu quản mật rồi tập hợp lại thành 2 ống gan đi ra khỏi gan.
- Dịch mật do gan tiết ra nhưng được dự trữ ở túi mật
- Dịch mật có vai trò quan trọng đối với sự tiêu hoá lipit.
- Ngoài vai trò trong tiêu hoá lipit, dịch mật còn giúp cho sự hấp thụ các vitamin A, D, E,
- Dịch mật còn làm tăng tiết dịch tuỵ, tăng nhu động ruột, ức chế hoạt động của vi khuẩn, ngăn chặn lên men, thối rữa các chất ở ruột.
- Kích thích dây thần kinh X sẽ gây tăng tiết dịch mật. Secretin và CCK là các hoocmon gây tăng tiết dịch mật.
Trong một số điều kiện bất thường, cholesterol trong dịch mật bị kết tủa tạo ra sỏi mật. Nguyên nhân dẫn đến sỏi mật:
+ Sự hấp thu quá nhiều nước, muối mật, lecitin của túi mật làm giảm lượng các chất giữ cholesterol ở dạng hoà tan. Hậu quả là cholesterol bị kết tủa, sau đó đến các hạt bilirubin.
+ Sự bài tiết quá nhiều cholesterol của gan. Lượng cholesterol này phụ thuộc vào lượng mỡ ăn mỗi ngày, vì thế những người ăn quá nhiều mỡ kéo dài sẽ bị sỏi mật.
+ Các tế bào biểu mô của túi mật bị viêm.
7.5. Dịch ruột
Dịch ruột do niêm mạc ruột tiết ra.
Sau đây là các thành phần của dịch ruột và tác dụng của chúng:
+ Aminopeptidaza
+ Iminopeptidaza
+ Đipeptidaza và Tripeptidaza.
+ Nuclêaza
+ Nuclêotidaza
+ Lipaza, Photpholipaza, Cholesterol esteraza
+ Mantaza và Amylaza
+ Photphataza
+ Enterokinaza
- Sự điều hoà tiết dịch ruột:
+ Các tác động cơ học và hóa học ở ruột đều kích thích tiết dịch ruột. Đám rối Meissner tham gia điều hoà quá trình tự động này.
+ Các hoocmon secretin, enterocrinin, duocrinin, CCK, gastrin… đều làm tăng tiết dịch ruột. Moocphin ức chế tiết dịch ruột.
Sơ đồ sau mô tả sự điều hoà các hoocmon tiêu hoá
8. Khoang bụng và phúc mạc:
III. GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG
1. Cơ chế của sự nhai
2. Cơ chế của sự nuốt
Sau khi nhai, thức ăn sẽ được vào hầu để chuẩn bị xuống thực quản. Ở đây xảy ra động tác quan trọng gọi là nuốt.Nuốt là một hoạt động phản xạ phức tạp, được thực hiện qua các giai đoạn
Giai đoạn thực quản:
Giai đoạn miệng
Giai đoạn hầu:
3. Sau động tác nuốt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Văn Yên : Giải phẫu người. NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2003.
Quách Văn Tỉnh (Chủ biên) – Trần Hạnh Dung – Hoàng Văn Lương – Nguyễn Văn Thêm : Giải phẫu học. NXB Đại học Sư phạm.
Đại cương Giải phẫu học.
GS. Nguyễn Quang Quyền – TS. BS. Phạm Đăng Diệu – BS. Nguyễn Văn Đức – BS. Nguyễn Văn Cường : Giản yếu giải phẫu người. NXB Y học 2007.
http://violet.vn/
http://vi.wikipedia.org/wiki/
http://phuongthaoherbal.com/vn
Giải phẫu học
Chương V : HỆ TIÊU HÓA VÀ HỆ HÔ HẤP
GV hướng dẫn : Ths.Đặng Thị Ngọc Thanh
Nhóm 3 :
Trần Thị Ngọc Mai
Lê Thị Như Trang
Võ Thị Ngọc Tuyền
Phạm Thị Bích Vân
Phạm Thị Anh Thơ
Nguyễn Thị Hồng Sen
Lê Thiên Phúc
Huỳnh Gia Hòa
HỆ TIÊU HÓA
NỘI DUNG
ĐẠI CƯƠNG
CÁC THÀNH PHẦN CẤU TẠO
GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Ống tiêu hóa gồm 3 phần có nguồn gốc khác nhau:
Phần trước ( khoang miệng, thực quản, dạ dày ) có nguồn gốc nội bì chức năng lấy, nghiền, chuyển thức ăn.
Phần giữa là ruột non( gồm các đoạn tá tràng, hồi tràng, gan , tụy) bắt nguồn từ nội bì, có chức năng biến đổi hóa học và hấp thụ thức ăn.
Phần cuối ( manh tràng, ruột già, trực tràng) có nguồn gốc ngoại bì, chức năng thải các chất cặn bả.
Thành ống tiêu hóa có cấu tạo như sau :
1. Lớp niêm mạc ( tunica mucosa ) lót ở mặt trong của ống tiêu hóa.
2. Tấm dưới niêm mạc ( tele submucosa ) là tổ chức liên kết xơ , trong đó có các mạch máu , các sợi thần kinh và các mạch bạch huyết .
3. Lớp cơ trơn ( tunica muscularis ) chia thành hai tầng , tầng ngoài gồm các sợi cơ dọc và tầng trong là các sợi cơ vòng .
4. Tấm dưới thanh mạc (tela subserosa): Là tổ chức liên kết thưa nằm giữa lớp cơ bên trong và lớp thanh mạc bên ngoài. Nhờ lớp này mà có thể bóc thanh mạc dễ dàng ra khỏi các cấu trúc bên dưới.
5. Lớp thanh mạc (tunica serosa): Tạo bởi thượng mô dẹt của phúc mạc. Mặt tự do của thanh mạc có chất thanh dịch làm cho các tạng trượt lên nhau dễ dàng. Thanh mạc có hai phần: lá phủ thành ổ bụng gọi là phúc mạc thành, lá phủ các tạng gọi là phúc mạc tạng.
Cấu tạo thành ống tiêu hóa
Lớp thanh mạc
Tấm dưới thanh mạc
Lớp cơ
Lớp dưới niêm mạc
Lớp niêm mạc
II. CÁC THÀNH PHẦN CẤU TẠO
Khoang miệng ( cavum oris )
- Phía trước là tiền đình khoang có nhiều tuyến nước bọt , lớn nhất là tuyến mang tai.
- Tiếp theo là khoang miệng chính thức.
- Giữa bờ tự do có tiểu thiệt . Hai bên tiểu thiệt là những nếp màn hầu với khối tuyến hạnh nhân khẩu cái .
- Tiết nước bọt vào khoang miệng ngoài 3 đôi tuyến lớn là tuyến mang tai , tuyến dưới hàm , tuyến dưới lưỡi , còn có các tuyến nhỏ rải rác ở vùng môi , phần mềm khẩu cái .
- Trong khoang miệng có răng và lưỡi.
1.1. Răng ( dentes )
- Có nguồn gốc ngoại bì và trung mô .
- Mỗi răng gồm vành răng , chân và cổ răng.
- Phần chủ yếu của răng cấu tạo giống xương gọi là ngà răng .
- Phủ ngoài ngà là thứ men cứng và chất xi – măng.
- Hàm răng của người bao gồm 3 loại răng:
+ Răng nanh dùng để xé thức ăn
+ Răng cửa dùng để cắt thức ăn
+ Răng hàm dùng để nghiền nát thức ăn
- Sau đây là cấu tạo của răng:
1.2. Lưỡi ( lingua )
- Đó là khối cơ phủ ngoài bởi màng niêm mạc , giàu mạch máu , thần kinh , có cấu tạo bạch huyết .
- Mặt dưới có hàm lưỡi phủ niêm mạc , hai bên hàm có cục lưỡi , trên có lỗ mở của tuyến dưới hàm và dưới lưỡi .
- Mặt lưng nhám , có 5-6 loại nhú gai vị giác : chỉ, nấm, đài , nón ,lá .
- Chúng có vị trí , hình dạng khác nhau .
- Ngoài ra còn có hạch bạch huyết , tuyến nhày .
- Sau lưỡi có sụn thanh nhiệt .
2. Hầu
Phần trên và rộng hơn của hầu được cho là cứng nhắc do các xương của sọ, trong khi ở đầu dưới và hẹp các cơ của nó được nối với các sụn đàn hồi của thanh quản. Lớp mô ngoài cùng của hầu, liên kết với lớp lót của miệng, chứa đựng nhiều tuyến dịch nhầy, các tuyến này giúp giữ cho miệng và họng trơn tốt trong khi ăn và nói.
Về mặt giải phẫu học, hầu được chia thành ba phần theo vị trí và nhiệm vụ của chúng.
Phần trên cùng, mũi hầu, đặt tên từ thực tế là nó nằm ở trên mức của vòng mềm và tạo thành mặt sau của mũi.
Phần hầu ở phía sau miệng - miệng hầu, là phần đường khí giữa miệng và phổi.
Phần thấp nhất hay phần thanh quản thuộc hầu, có liên quan toàn bộ đén sự nuốt. Gọi là thanh hầu.
3. Th ực qu ản
Thực quản là một ống đàn hồi dài khoảng 25cm và đường kính khoảng 2,5cm.
Giống phần còn lại của đường tiêu hoá, thực quản được cấu tạo bằng bốn lớp - một lớp lót màng nhầy làm cho thực phẩm có thể đi xuống dễ dàng, một lớp hạ niêm để giữ ống đúng vị trí, một lớp cơ tương đối dày bao gồm các sợi cơ vòng lẫn sợi dọc và cuối cùng một lớp bao phủ bảo vệ bên ngoài.
4. D ạ d ày :
4.1. Cấu tạo của dạ dày
Dạ dày là phần phình lớn nhất của ống tiêu hoá, nằm trong khoang bụng. Thành dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp cơ trơn: lớp cơ dọc ở ngoài, cơ vòng ở giữa và cơ chéo ở trong.
Bên trong thành là lớp niêm mạc dạ dày có rất nhiều nếp nhăn.
Giữa lớp cơ trơn với lớp niêm mạc có đám rối thần kinh Meissner và Auerbach.
Dạ dày được chia làm 3 phần: phần tâm vị thông với thực quản, phần môn vị nối với tá tràng qua lỗ môn vị và phần thân. Phần thân dạ dày có khả năng đàn hồi lớn giúp tăng sức chứa thức ăn của dạ dày. Lớp niêm mạc dạ dày là nơi tiết dịch vị.
- Ở dạ dày pH vào khoảng 2.
4.2. Các cử động cơ học ở dạ dày
a) Sự đóng mở môn vị và tâm vị
- Tâm vị không có cơ vòng thắt như môn vị mà chỉ được đóng mở nhờ sự dày lên hay xẹp xuống của lớp niêm mạc và cơ hoành xung quanh, do đó không đóng chặt như môn vị. Sự đóng tâm vị giúp thức ăn không bị trào ngược trở lại.
- Ngược với tâm vị, môn vị đóng lại khi pH giảm. Mỗi nhịp co bóp của dạ dày sẽ gây áp lực làm mở môn vị và 1 lượng thức ăn được đẩy xuống tá tràng. Sự đóng môn vị giúp thức ăn được đi xuống ruột non theo từng đợt một và do đó sự tiêu hoá khói thức ăn ở ruột non được diễn ra tốt hơn là toàn bộ được đẩy xuống ruột non.
b) Sự co bóp ở phần thân
Lúc dạ dày trống rỗng, các đợt co bóp yếu và thưa nhưng cảm giác đói tăng dần gây tăng nhịp co bóp và cường độ co bóp dẫn đến co bóp đói.
- Cử đông nhu động theo chiều từ trên xuống dưới giúp thức ăn được chuyển đông từ dưới lên trên sát theo thành dạ dày, do đó dễ thấm dịch vị.
5. Ru ột non :
5.1. Cấu tạo của ruột non
Ruột non là đoạn giữa dài nhất ống tiêu hoá. Ruột non được chia làm 3 đoạn chính:
+ Tá tràng là đoạn đầu của ruột non, dài khỏang 20 cm. Đoạn đầu của tá tràng gọi là hành tá tràng do thường xuyên chịu sự tấn công của axit dạ dày. Tại đây nối với ống mật và ống tuỵ.
+ Hỗng tràng chiếm khoảng 3/5 chiều dài của ruột, phân biệt với tá tràng bởi ranh giới là dây chằng Trietz.
+ Hồi tràng chiếm khoảng 2/5 chiều dài của ruột nhưng sự phân chia thành 2 đoạn như trên chỉ là quy ước và không có 1 ranh giới giải phẫu nào phân biệt 2 đoạn hồi tràng và hỗng tràng.
- Thành ruột non được cấu tạo bởi 2 lớp cơ: lớp cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong. Phía trong lớp thành là niêm mạc ruột được tăng cường diện tích bề mặt bởi các lông nhung và vi lông nhung. Xen kẽ trong lớp lông nhung là các tuyến tiết chất nhày và dịch ruột
- Từ thành cơ phân bố vào lông ruột có hệ thống các dây thần kinh, mạch máu và mạch bạch huyết.
5.2. Cử động cơ học của ruột non
Cử động hình quả lắc
Cử động co thắt từng phần
Cử động nhu động
Cử động phản nhu động
Điều hoà các cử động
6. Ru ột gi à
6.1. Cấu tạo
- Ruột già là đoạn cuối của ống tiêu hoá. Ruột già được chia làm 3 đoạn: manh trành, kết tràng, trực tràng.
- Ruột già không tiết dịch tiêu hoá mà chỉ tiết chất nhày để bảo vệ niêm mạc. Ở đây có hệ vi sinh vật rất phát triển.
- Ở ruột già chỉ có cử động nhu động và phản nhu động.
6.2. Sự thải phân
Sau khi được hấp thụ nước, cấc chất cặn bã còn lại cô đặc tạo thành phân và thải ra ngoài qua hậu môn.
Thải phân qua động tác đại tiện là phản xạ không điều kiện gây co bóp cơ trơn trực tràng và mở cơ thắt hậu môn.
- Ở hậu môn có 2 vòng cơ thắt là cơ trơn và cơ vân. Do đó cơ thể có thể kìm hãm phản xạ đại tiện bằng cách co vòng cơ vân lại, đóng chặt hậu môn.
7. Tuyến tiêu hóa
7.1. Tuyến nước bọt
- Tuyến nước bọt là nơi nước bọt được tiết ra. Trong khoang miệng có 3 đôi tuyến nước bọt lớn nằm ở mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi. Ngoài ra còn các tuyến nhỏ nằm rải rác trong khoang miệng.
- Các thành phần có trong nước bọt:
Nước
Chất nhày muxin:
Lyzozim
Enzim amilaza
- Lượng nước bọt tiết ra phụ thuộc vào
+ Độ khô
+ pH của thức ăn
Phản xạ tiết nước bọt không điều kiện xuất hiện khi thụ quan ở niêm mạc miệng được kích thích. Xung thần kinh hướng tâm truyền về trung khu tiết nước bọt, sau đó trả lời bằng các xung ly tâm theo dây thần kinh VII và IX đến các tuyến nước bọt, kích thích tiết nước bọt.
- Phản xạ tiết nước bọt có đìêu kiện: khi nhìn, nghe tên thức ăn, hình dáng, máu sắc, mùi vị, quang cảnh bữa ăn… cũng gây phản xạ tiết nước bọt, đó là phản xạ có đìêu kiện.
7.2. Tuyến vị
- Niêm mạc dạ dày có rất nhiều tuyến vị. Các tuyến vị ở vùng tâm vị và môn vị tiết nhiều chất nhày. Mỗi tuyến vị được cấu tạo bởi 4 loại tế bào:
+ Tế bào chính tiết pepsinogen
+ Tế bào viền tiết HCl
+ Tế bào cổ tuyến tiết chất nhày muxin.
+ Tế bào nội tiết tiết hoocmon gastrin
- Tuyến vị còn có các túi chứa dịch vị.
- Thành phần và tác dụng của các chất trong dịch vị
Pepsinogen
Chất nhày
HCl
Gastrin
- Ngoài 4 thành phần kể trên, dịch vị còn chứa các thành phần như sau:
Yếu tố nội:
Chymosin
Lipaza
- Sự điều hoà tiết dịch vị
Cơ chế thần kinh : Sự điều hoà tiết dịch vị theo
cơ chế thần kinh được thực hiện theo 2 loại phản xạ:
Phản xạ có điều kiện
Phản xạ không điều kiện
Cơ chế thể dịch
Chủ yếu do tác động của gastrin. Gastrin hoà lẫn vào khối thức ăn rồi được hấp thụ vào máu trở lại dạ dày kích thích tuyến vị tiết dịch. Ngoài ra 1 số hoocmon vỏ trên thận cũng làm tăng tiết dịch vị nhưng không trực tiếp.
Prostaglandin là chất do các mô trong cơ thể tiết ra, có tác dụng giảm tiết dịch vị.
Khi căng thẳng thần kinh kéo dài, hoocmon vỏ trên thận tiết ra nhiều dẫn đến tăng tiết dịch vị kéo dài, có thể gây loét dạ dày.
7.3.Tuyến tuỵ
- Cấu tạo của tụy: Tụy tạng thuộc về nhóm các tuyến túi phức tạp. Ống tiết của tụy đổ chung vào 1 ống cùng với ống mật chủ, còn 1 ống tiết phụ khác đổ riêng biệt vào lòng tá tràng. Ngoài ra còn có các đảo tụy.
Tụy (còn gọi là lá mía) đảm trách hai chức năng chính:
Chức năng nội tiết
Chức năng ngoại tiết
Tụy là một cơ quan sau phúc mạc, nằm sau dạ dày sát thành sau của ổ bụng. Tụy nặng khoảng 80 gram, có màu trắng nhạt, một số loài có tụy màu hồng nhạt và mỗi ngày, trung bình tụy có thể tiết ra 0,8 lít dịch tiết.
Tụy gồm có ba phần: đầu tụy, đuôi tụy và thân tụy
- Tuyến tuỵ là một tuyến pha. Dịch tuỵ là dịch do phần ngoại tiết của tuyến tuỵ tiết ra.
- Sau đây là thành phần của dịch tuỵ và tác dụng của chúng
Trypsin
Chymotrypsin
Cacboxylpolypeptidaza
Lipaza:
Photpholipaza:
Cholesterol esteraza:
Amylaza
Mantaza
1 số ion khoáng như Na+, K+, Ca2+, HCO3-, … nhưng quan trọng nhất là NaHCO3, nó trung hoà độ axit của khối thức ăn từ dạ dày đẩy xuống và tạo pH thích hợp cho enzim hoạt động.
Với các thành phần như trên, dịch tuỵ phân giải hầu hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Nếu dịch tuỵ tiết ra bị giảm, sẽ gây rối loạn tiêu hoá và hấp thu của cơ thể. Khi tuỵ bị tổn thương hoặc khi một ống tuỵ bị tắc nghẽn, các enzim tiêu hoá sẽ nhanh chóng tiêu hoá tuyến tuỵ trong vòng vài giờ. Đó là bệnh viêm tuỵ cấp dẫn đến shock, có thể dẫn đến suy tuỵ hoặc tử vong.
- Sự điều hoà tiết dịch tuỵ do :
Dây thần kinh X điều khiển tuỵ.
Secretin
CCK do tá tràng tiết ra
7.4. Dịch mật
- Cấu tạo của Gan :
Mặt gan được bao phủ bởi lớp phúc mạng tạng, một lớp màng kép, mỏng có tác dụng làm giảm ma sát giữa các cơ quan với nhau. Phúc mạng này tạo nên các dây chằng liềm và dây chằng tam giác.
Dây chằng liềm có thể nhìn thấy ở mặt trước của gan chia gan thành hai phần: thùy gan trái và thùy gan phải. Nếu nhìn từ mặt sau (hay mặt tạng) thì gan còn có hai thùy phụ nằm giữa thùy gan phải và thùy gan trái. Đây là các thùy đuôi (nằm phía trên) và thùy vuông (nằm phía dưới).
Giải phẫu chức năng
- Vùng trung tâm, nơi ống mật chủ, tĩnh mạch cửa và động mạch gan đi vào gan được gọi là "rốn" gan. Ống mật, tĩnh mạch và động mạch chia thành các nhánh trái và phải và phần gan được cung cấp máu hay dẫn lưu mạnh bởi các nhánh này được gọi là thùy gan chức năng trái và phải. Các thùy chức năng được chia ra bởi một mặt phẳng nối từ hố túi mật đến tĩnh mạch chủ dưới.
Đơn vị cầu trúc của gan là các tiểu thùy có hình lăng trụ, mỗi tiểu thùy có cấu tạo bởi những bè gan, xếp theo hình nan hoa tỏa ra từ tĩnh mạch trung tâm. Các bè gan hợp bởi hai dãy tế bào thượng mô, giữa hai dãy có mao quản mật. Chất tiết sẽ đi qua mao quản mật vào các đường dẫn mật, chảy giữa các tiểu thùy để đổ vào các tiểu quản mật rồi tập hợp lại thành 2 ống gan đi ra khỏi gan.
- Dịch mật do gan tiết ra nhưng được dự trữ ở túi mật
- Dịch mật có vai trò quan trọng đối với sự tiêu hoá lipit.
- Ngoài vai trò trong tiêu hoá lipit, dịch mật còn giúp cho sự hấp thụ các vitamin A, D, E,
- Dịch mật còn làm tăng tiết dịch tuỵ, tăng nhu động ruột, ức chế hoạt động của vi khuẩn, ngăn chặn lên men, thối rữa các chất ở ruột.
- Kích thích dây thần kinh X sẽ gây tăng tiết dịch mật. Secretin và CCK là các hoocmon gây tăng tiết dịch mật.
Trong một số điều kiện bất thường, cholesterol trong dịch mật bị kết tủa tạo ra sỏi mật. Nguyên nhân dẫn đến sỏi mật:
+ Sự hấp thu quá nhiều nước, muối mật, lecitin của túi mật làm giảm lượng các chất giữ cholesterol ở dạng hoà tan. Hậu quả là cholesterol bị kết tủa, sau đó đến các hạt bilirubin.
+ Sự bài tiết quá nhiều cholesterol của gan. Lượng cholesterol này phụ thuộc vào lượng mỡ ăn mỗi ngày, vì thế những người ăn quá nhiều mỡ kéo dài sẽ bị sỏi mật.
+ Các tế bào biểu mô của túi mật bị viêm.
7.5. Dịch ruột
Dịch ruột do niêm mạc ruột tiết ra.
Sau đây là các thành phần của dịch ruột và tác dụng của chúng:
+ Aminopeptidaza
+ Iminopeptidaza
+ Đipeptidaza và Tripeptidaza.
+ Nuclêaza
+ Nuclêotidaza
+ Lipaza, Photpholipaza, Cholesterol esteraza
+ Mantaza và Amylaza
+ Photphataza
+ Enterokinaza
- Sự điều hoà tiết dịch ruột:
+ Các tác động cơ học và hóa học ở ruột đều kích thích tiết dịch ruột. Đám rối Meissner tham gia điều hoà quá trình tự động này.
+ Các hoocmon secretin, enterocrinin, duocrinin, CCK, gastrin… đều làm tăng tiết dịch ruột. Moocphin ức chế tiết dịch ruột.
Sơ đồ sau mô tả sự điều hoà các hoocmon tiêu hoá
8. Khoang bụng và phúc mạc:
III. GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG
1. Cơ chế của sự nhai
2. Cơ chế của sự nuốt
Sau khi nhai, thức ăn sẽ được vào hầu để chuẩn bị xuống thực quản. Ở đây xảy ra động tác quan trọng gọi là nuốt.Nuốt là một hoạt động phản xạ phức tạp, được thực hiện qua các giai đoạn
Giai đoạn thực quản:
Giai đoạn miệng
Giai đoạn hầu:
3. Sau động tác nuốt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Văn Yên : Giải phẫu người. NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2003.
Quách Văn Tỉnh (Chủ biên) – Trần Hạnh Dung – Hoàng Văn Lương – Nguyễn Văn Thêm : Giải phẫu học. NXB Đại học Sư phạm.
Đại cương Giải phẫu học.
GS. Nguyễn Quang Quyền – TS. BS. Phạm Đăng Diệu – BS. Nguyễn Văn Đức – BS. Nguyễn Văn Cường : Giản yếu giải phẫu người. NXB Y học 2007.
http://violet.vn/
http://vi.wikipedia.org/wiki/
http://phuongthaoherbal.com/vn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lý Minh Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)