Tiêu hóa của ĐVCXS

Chia sẻ bởi Trần Anh | Ngày 23/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: Tiêu hóa của ĐVCXS thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chủ đề: Tiêu hóa Hệ Thống Động Vật Có Xương Sống

GV: ThS.Hoàng Trung Thành

SV thực hiện: Trần Tuấn Anh
Vũ Mạnh Công
Nông Văn Cương
Vi Đại Lâm
Nguyễn Đức Thành
Hoàng Đình Việt
Hệ Thống Động Vật Có Xương Sống
Tiêu hóa Hệ thống Động Vật Có Xương Sống
A - Tổng quan về tiêu hóa
A- Tổng quan về tiêu hóa
Tiêu hóa là cung cấp cho môi trường trong, những chất dinh dưỡng lấy từ thức ăn dưới dạng dùng được cho các nhu cầu của cơ thể. (Tiêu hóa nội bào và Tiêu hóa ngoại bào)

Hệ tiêu hóa là hệ thống các cơ quan của động vật đa bào với nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn để tách lấy năng lượng và dinh dưỡng và đẩy các chất thải còn lại ra ngoài.Chia thành hai khu vực :
- Khu vực tiêu hóa thức ăn : Gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa
- Khu vực tích trữ: Gan và mỡ để tích trữ và cung cấp dần thức ăn theo nhu cầu của cơ thể.


A - Tổng quan về tiêu hóa
Ống tiêu hóa đảm nhiệm chức năng cơ học, hóa học; vận chuyển, tiêu hóa và hấp thụ như: miệng, dạ dày, ruột, hậu môn...
Ống tiêu hóa ĐVCXS được phân chia thành các bộ phận:
Miệng và hầu: Để lấy thức ăn
Thực quản: Đưa thức ăn xuống dạ dày
Dạ dày: Tiêu hóa sơ bộ thức ăn
Ruột non: Tiêu hóa và hấp thu thức ăn
Ruột già: Tập trung các chất thải
Lỗ huyệt hoặc trực tràng: Lưu giữ chất thải
Hậu môn: Đưa chất thải ra ngoài môi trường
Tuyến tiêu hóa đảm nhiệm chức năng hóa học tiết dịch và điều hòa như: tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy...
Lớp cá Bám

Lớp cá Myxin

Lớp cá sụn
Lớp cá Vây tia
Lớp cá Vây thịt
Lớp Lưỡng cư
Lớp Bò sát
Lớp Chim
Lớp Thú
Phân ngành Đuôi sống

Phân ngành Đầu sống
Tổng lớp có hàm
Nhóm có sọ - Phân ngành có xương sống
Tổng lớp không hàm
Nhóm không sọ
Ngành Dây sống
Phân loại ngành Dây sống
Ngành Dây sống – Chordata
Phân ngành Đuôi sống - Urochordata
Lớp Lưỡng cư - Amphibia
Phân ngành Có xương sống – Vertebrata
Phân ngành Đầu sống - Cephalochorata
Các lớp Cá - Fishes
Lớp Chim - Aves
Lớp Bò sát - Reptilia
Lớp Thú - Mammalia
Phân loại ngành Dây sống
B - Tiêu hóa ngành Dây sống – Chordata
1. Tiêu hóa phân ngành Đuôi sống - Urochordata
- Hệ tiêu hóa rất đơn giản:
Hầu → mạng lưới chất nhày → rãnh lưng → thực quản → dạ dày → ruột giữa → hậu môn
- Kiếm ăn nhờ mạng lưới chất nhày.
- Thức ăn là các phân tử hữu cơ và vi sinh
vật trong nước.
- Ăn theo kiểu lọc
1. Tiêu hóa phân ngành Đuôi sống - Urochordata
1.1 Lớp Hải tiêu
Thức ăn được đưa vào nhờ các lông nhung trên các thành hầu.

Sơ đồ tiêu hóa
1. Tiêu hóa phân ngành Đuôi sống - Urochordata
1.2 Lớp có cuống
1.3 Lớp Sanpơ
Cơ thể được bao quanh bởi các dải cơ
vòng. Vì vậy thức ăn được đưa vào
nhờ sự co cơ.
2. Tiêu hóa phân ngành Đầu sống
Ống tiêu hóa gồm:
Lỗ miệng Hầu Rãnh nội tiêm Rãnh lưng Thực quản Dạ dày Ruột Hậu môn

Tuyến tiêu hóa:
Túi gan
3. Tiêu hóa phân ngành Có Xương Sống
3.1 Các Lớp cá – Fishes
3.1.1 Lớp cá miệng tròn – Cyclostamata

3.1.2 Lớp cá sụn – Chondrichthyes

3.1.3 Nhóm cá xương - Osteichthyes
3.1.1 Lớp cá miệng tròn
Cá Bám - Lampetra
Ống tiêu hóa:
Thức ăn được đưa vào nhờ các lông nhung trên các thành hầu.
Phễu miệng → miệng → thực quản → dạ dày → ruột thẳng.
Giữa thực quản và ruột có van chuyển tiếp.
Bên trong có màng nhày chạy theo đường hơi xoắn ốc tạo thành van xoắn.
3.1.1 Lớp cá miệng tròn
Cá Myxin
Ăn xác thối

Răng sừng
3.1.2 Lớp cá sụn – Chondrichthyes
Phân lớp cá mang tấm -- Elasmobranchii
Ống tiêu hóa:
- Xoang miệng: Có nhiều dãy răng gắn trên cung hàm. Đáy xoang miệng có lưỡi.
- Dạ dày gấp khúc hình chữ V.
- Ruột ngắn có van xoắn
Tuyến tiêu hóa: Gan 2 thùy; túi mật lớn; lá lách nhỏ, dài, màu đỏ, gần dạ dày

3.1.2 Lớp cá sụn – Chondrichthyes
Cơ quan tiêu hóa cá mập
3.1.2 Lớp cá sụn – Chondrichthyes
Phân lớp cá Toàn đầu – Holocephali

Thay cho răng ở hàm là những tấm bản rộng
3.1.3 Nhóm cá xương - Osteichthyes
Ống tiêu hóa:
- Miệng Hầu Thực quản Dạ dày Ruột Hậu môn
- Dạ dày chưa chính thức
- Ruột không có van xoắn
Tuyến tiêu hóa:
- Có gan 3 lá
- Có túi mật
- Tụy
- Tỳ
- Lá lách

3.1.3 Nhóm cá xương - Osteichthyes
Lớp cá vây tia – Actinopterygii
Có hàm; thường có răng phủ men răng; có van xoắn ốc ở các dạng tổ tiên, không có ở các dạng tiến bộ
3.1.3 Nhóm cá xương - Osteichthyes
Lớp cá vây thịt – Sarcopterygii
- Có hàm.
- Miệng có răng phủ men răng thật và các tấm nghiền;
- Ruột có van xoắn ốc.
Phân lớp cá vây tay – Crossopterygii
- Ruột có van xoắn




Phân lớp cá phổi – Dipneusti
- Ruột có van xoắn

3.2 Lớp Lưỡng cư
Ống tiêu hóa:
Khoang miệng hầu
Thực quản ngắn
Dạ dày
Ruột: trước và giữa chưa biệt lập
Hậu môn
Tuyến tiêu hóa:
Có gan 3 thùy
Có túi mật lớn
Tụy không phân tán
3.2 Lớp Lưỡng cư
Bộ không chân – Apoda




Bộ có đuôi - Caudata
3.2 Lớp Lưỡng cư
Bộ không đuôi – Anura

ĐVCXS đầu tiên có lưỡi chính thức

Lưỡi gắn vào thềm miệng, gốc lưỡi
tự do → bắt mồi.
3.3 Lớp bò sát - Reptilia
Ống tiêu hóa
So với lưỡng cư đã phân hóa hơn thành các phần rõ ràng
- Khoang miệng
- Thực quản so với lưỡng cư dài hơn
- Dạ dày biệt lập rõ ràng với ruột
- Rột non dài, có nhiều khúc
Tuyến tiêu hóa
Tuyến nước bọt
- Tuyến nước bọt phát triển hơn lưỡng cư tiết dịch tẩm ướt mồi cho dễ nuốt
- Các tuyến: khẩu cái, tuyến lưỡi, dưới lưỡi, tuyến môi
Tuyến gan lớn, có túi mật
Tuyến tụy hình lá, nằm trong khúc ruột tá


3.3 Lớp bò sát - Reptilia
3.4 Lớp chim - Aves
Mỏ
Thích nghi cao với các loại thức ăn đa dạng của chim.
3.4 Lớp chim - Aves
3.4 Lớp chim - Aves
Ống tiêu hóa
- Khoang miệng: hẹp, không có răng; xương hàm được bọc bởi mỏ sừng; lưỡi nhỏ, phủ sừng, thay đổi hình dạng tùy theo thức ăn
- Hầu ngắn thông với thanh quản
- Thực quản dài, đàn hồi
- Diều: là phần phình của cuối thực quản
để chứa thức ăn
- Dạ dày gồm: dạ dày tuyến và dạ dày cơ(mề)
- Ruột: Ruột tá từ mề uốn khúc bao lấy tuyến tụy; Ruột non gồm nhiều khúc; Ruột già: thông với ruột non. Tiếp giáp giữa ruột non với ruột già có đôi manh tràng (ruột bít)

3.4 Lớp chim - Aves
Tuyến tiêu hóa
- Tuyến nước bọt: Nằm trong khoang miệng. Phát triển mạnh ở chim cạn, ăn hạt; chim ở nước
tuyến nước bọt kém phát triển nhất (nước bọt có tác dụng chủ yếu làm ướt thức ăn cho dễ nuốt)
- Tuyến gan: tương đối lớn và có 2 thùy. Một số loài chim như bồ câu k có túi mật
- Tuyến tụy: tiết dịch tụy, ống dẫn mật và ống dẫn tụy trực tiếp đổ dịch vào đầu ruột non
3.5 Lớp thú - Mammalia
Lớp thú - Mammalia
Dưới lớp thú cao – Eutheria
Phân lớp thú thực – Theria
Dưới lớp thú thấp - Matatheria
Phân lớp nguyên thú - Prototheria
Ống tiêu hóa
Khoang miệng
Hầu và thực quản
Dạ dày
Ruột: ruột non và ruột già

Tuyến tiêu hóa
3.5 Lớp thú - Mammalia
3.5 Lớp thú - Mammalia
3.5 Lớp thú - Mammalia
3.5 Lớp thú - Mammalia
3.5 Lớp thú - Mammalia
3.5 Lớp thú - Mammalia
3.5 Lớp thú - Mammalia
3.5 Lớp thú - Mammalia
Ống tiêu hóa lớp thú
Khoang miệng
- Chia thành khoang trước miệng và khoang sau miệng điểm đặc trưng ở thú.
- Lưỡi có hình dạng và chức năng thay đổi, thường có bản rộng dùng đưa thức ăn vào răng lúc nhai.
- Răng có bốn loại: cửa, nanh, trước và răng hàm. Răng đặc trưng cho thú về thức ăn.

Hàm răng lớp thú
Sói đất: ăn mối, côn trùng
Hàm răng lớp thú
Hải li: gặm nhấm
Thú ăn kiến
Gấu mèo
Hải mã (bắc cực)
Lợn rừng
Hàm răng lớp thú
Dơi ăn quả
Nhím
Heo vòi
Hàm răng
Ống tiêu hóa lớp thú
Hầu và thực quản
Thực quản dài hay ngắn tùy theo độ dài cổ của mỗi loài, xuyên qua cơ hoành tới dạ dày
Ống tiêu hóa lớp thú
Dạ dày
- Biệt lập rõ ràng với thực quản và ruột.
- Thành trong có nhiều tuyến tiêu hóa
Dạ dày một số loài vật nuôi
Thực quản
Manh nang
Thượng vị và thân vị
Hạ vị
Tá tràng
Túi thực quản
Ống tiêu hóa lớp thú
Ống tiêu hóa lớp thú
Ruột
Thay đổi tùy theo thức ăn phân thành: ruột non, ruột già, ruột thẳng.
- Ruột non: tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Ở ăn cỏ dài,ăn thịt ngắn.
- Ruột già: hấp thụ nước, tích trữ chất thải.
- Ruột thẳng mở ra ngoài qua hậu môn.
Tuyến tiêu hóa lớp thú
Tuyến tiêu hóa
Tuyến nước bọt:
có các tuyến lớn: dưới lưỡi, sau lưỡi, dưới hàm và mang tai
Tuyến gan tiết
mật, đổ vào tú mật, túi mật thiếu ở chuột nhắt nhà, ngựa, lạc đà, cá voi
Tuyến tụy tiết dịch
tụy đổ thẳng vào ruột non
Qúa trình tiêu hóa thức ăn
Tiêu hóa ở miệng
+ Ba giai đoạn: - Lấy thức ăn, nước uống
- Nhai và tẩm nước bọt
- Nuốt
+ Chịu tác động của hai quá trình:
- Cơ học (nhai)
- Hóa học (enzym)

Qúa trình tiêu hóa thức ăn
Tiêu hóa ở dạ dày
BA NHÓM
DẠ DÀY ĐƠN
DẠ DÀY KÉP
TRUNG GIAN (LỢN)
Có tuyến
Chó, mèo,
thú ăn thịt
Hỗn hợp
Đoạn đầu không,
Sau có tuyến
Ngựa
Bốn túi
Trâu, bò
Dê, Cừu
Ba túi
Lạc đà
Tác dụng của HCl
+ Pepsinogen (400a.a)Pepsin (327 a.a)
+ pH thích hợp cho pepsin hoạt động (1,5-2,5)
+ Trương nở protein, tan colegen tạo điều kiện tiêu hóa
+ Diệt khuẩn (đặc biệt VK trong thức ăn)
+ Đóng mở cơ vòng hạ vị: Thức ăn toan xuống tá tràng kích thích đóng cơ vòng hạ vị, khi dịch tá tràng trung hòa hết gây mở
+ Kích thích tiết dịch tụy
Tiêu hóa dạ dày đơn
Dạ dày là cơ quan hình túi rỗng, có hai đường cong lớn và nhỏ
Lớp cơ trơn gồm 3 loại: cơ vòng, cơ dọc và cơ xiên
Dạ dày có 3 vùng: Thượng vị, thân vị và hạ vị
Chất gây tác dụng: + Enzyme trong dịch vị
+ HCl
Qúa trình tiêu hóa thức ăn
Qúa trình tiêu hóa thức ăn
Tiêu hóa ở ruột
Tiêu hóa ở ruột non gồm 2 quá trình chính:
+ Tiêu hóa hóa học ( Dịch tụy, Dịch ruột và dịch mật)
+ Tiêu hóa cơ học ( Các dạng vận động, nhu động và phản nhu động)
Dịch tụy: Do tuyến tụy tiết ra theo ống dẫn tụy (Wirsung) đổ vào tá tràng
+Tác dụng: phân giải protein, glucide, lipid
Dịch mật:
+ Gan vừa tiết dịch tiêu hóa vừa thải các sản phẩm
(phân giải Hb)
+ Chứa : túi mật, thải dịch mật vào tá tràng bằng phản xạ
+Tác dụng: hoạt hóa enzyme, nhũ mỡ hóa, trung hòa HCl, hấp thu vitamin tan trong mỡ, tăng nhu động ruột
Dịch ruột: do hai loại tuyến ruột tiết ra là tuyến Brunner chỉ phân bố ở đoạn tá tràng và tuyến Lieberkun phân bố khắp niêm mạc ruột non
+Tác dụng: tiêu hóa protein, phân giải acid nucleic, lipid, glucide, photphatase
Sự khác nhau hệ tiêu hóa động vật
Sự khác nhu giữa cá ăn thực vật và cá ăn thịt
Sự khác nhau hệ tiêu hóa động vật
Sự khác nhau hệ tiêu hóa động vật
Sự khác nhau hệ tiêu hóa động vật
C. Một số bệnh tiêu hóa ở người
Đau dạ dày

A. Đại cương
- Dạ dầy đau là cách gọi chung các chứng đau ở vùng Thượng vị, trung tiêu; là triệu chứng chính của khá nhiều bệnh chứng của dạ dầy: Dạ dầy + Tá tràng viêm loét, Dạ dầy sa, Dạ dầy bị ung thư. Rối loạn thần kinh chi phối dạ dầy....
B. Nguyên nhân - Vi khuẩn Helicobacter Pylori...
- Ăn uống bất thường - Căng thẳng thần kinh, hay tức dận, u uất
- Dùng chất kích thích như: rượu, bia... - Thức ăn quá cay, chua, nóng..., chiên nướng bị khét
C. Triệu chứng
1. Dạ Dầy Viêm Cấp: bắt đầu tương đối gấp, bụng trên đau liên tục, ngực đầy trướng khó chịu, muốn nôn, nôn mửa, kèm theo sốt, tiêu chảy .
2. Dạ Dầy Viêm Mạn: bệnh bắt đầu một cách từ từ, đau âm ỉ, đầy trướng, có khi cảm
thấy nóng rát, ăn thức ăn sống lạnh thì đau tăng hoặc đầy tức, không muốn ăn. Bệnh kéo dài lâu ngày, người sẽ gầy ốm, sắc mặt xanh, cơ thể mỏi mệt.
3. Dạ Dầy Lở Loét: bụng trên đau có thời kỳ nhất định. Thường đau sau khi ăn 2 - 4 giờ, đau có thể giảm sau khi ăn. Thường ấn đau ở bụng trên bên trái còn tá tràng loét thường ấn đau ở bụng trên bên phải .
4. Chức năng thần kinh dạ dày rối loạn: bụng trên đau nhức, ăn ít, hay ợ, nôn mửa, họng như có vật gì vướng, thường kèm theo choáng váng, đầu nhức, mỏi mệt, mất ngủ.
D. Điều trị
1. Vỏ trứng gà chữa loét dạ dày 2. Táo tầu, hồng hoa và mật ong chữa loét dạ dày và tá tràng
3. Xương cá mực chữa dạ dày tăng toan 4. Củ cải và ngó sen chữa xuất huyết dạ dày
 
Sa dạ dày

A. Đại cương
- Dạ dầy sa là tình trạng toàn bộ dạ dầy bị xệ (sa) xuống so với vị trí bình thường.
B. Nguyên nhân
- Bệnh thường do độ căng của gân cơ của thành bụng gây ra. Thiếu mỡ ở vách bụng, gân cơ lỏng lẻo, áp suất bụng giảm xuống gây ra.
- Người cơ thể suy nhược, bụng hẹp, dài... hoặc do 1 nguyên nhân nào đó thường ép vào bụng trên và ngực. Những người đang béo mập mà gầy đi một cách nhanh chóng quá, phụ nữ sinh đẻ nhiều, đều dễ bị bệnh này (dạ dày sa).
C. Triệu chứng
- Gầy ốm, thiếu sức, ăn uống kém, ngực và dạ dày đầy trướng khó chịu nhất là sau khi ăn. Cũng có khi sau khi ăn cảm thấy bụng sa xuống và đau thắt lưng hoặc thấy nôn mửa, ợ, đại tiên không bình thường, hễ nằm ngang thì cảm thấy dễ chịu, rêu lưỡi mỏng nhạt...
D. Điều trị
- Chế độ ăn: Người bệnh nên ăn nhiều bữa nhỏ, ăn lỏng dễ tiêu, tăng rau xanh, hoa quả, hạn chế dầu mỡ, thức ăn chậm tiêu.
- Kiêng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê...
- Thuốc YHCT sử dụng bài thuốc bổ trung ích khí thang: Đẳng sâm 12 -16g, hoàng kỳ 12 - 16g, đương quy 12g, bạch truật 12g, thăng ma 12g, sài hồ 12g, trần bì 8g, cam thảo 4 - 6g, táo tàu 12g, gừng tươi 3 lát. Cho 3 chén nước, đun sôi nhỏ lửa lấy 2/3 chén thuốc, ngày sắc 3 lần uống sáng, trưa, chiều. Để tiện sử dụng, bài thuốc này đã được chuyển dưới dạng thuốc thành phẩm thuốc viên và cũng có tên là bổ trung ích khí.

Giun chui ống mật

A. Đại cương
- Là 1 chứng bệnh do giun đũa chui vào ống dẫn mật gây ra. Thường gặp nơi thanh thiếu niên và trẻ nhỏ ở thôn quê.
B. Nguyên nhân
Do tiêu chảy, táo bón, sốt, có thai hoặc do uống thuốc xổ giun không đúng cách hợp với hàn lạnh bên trong tạo thành yếu tố kích thích giun, giun đũa đi lên phía trên chui vào ống mật.
C. Triệu chứng
- Giun đũa chui vào ống dẫn mật làm cho đường dẫn mật bị co thắt, thình lình phát bệnh. Vùng bụng trên, dưới đau thắt dữ dội kèm theo nôn mửa . Nếu giun ra khỏi ống dẫn mật thì cơn đau lập tức khỏi ngay, nhưng rất dễ bị tái phát. Nếu giun chui hoàn toàn vào túi mật thì trở thành trướng đau liên tục. Nếu giun làm tắc ống dẫn mật sẽ ảnh hưởng đến việc bài tiết của mật hoặc giun đem theo vi khuẩn vào ống dẫn mật thì mật bài tiết ra bị bế tắc gây ra bệnh vàng da hoặc túi mật viêm, Tuyến Tụy viêm gây ra sợ lạnh, sốt...
D. Điều trị
Bài 1: Vôi tôi 500g, nước sôi để nguội 2 lít, đường kính 50g. Trộn đều nước sôi để nguội với 500g vôi tôi, để lắng lấy nước trong, mỗi lít nước vôi trong đó được hòa tan 50g đường, mỗi lần uống 50ml lúc lên cơn đau. Một ngày không quá 400ml, uống khoảng 3 - 5 ngày.
Bài 2: Nếu không có vôi tôi dùng xuyên tiêu khô tán thành bột mịn mỗi ngày dùng 20 - 30g cũng rất hiệu quả.
Bài 3: Mô môi 16g, sử quân tử 12g, hạt cau già khô 8g, mộc hương bắc 8g, chỉ thực 8g, ngày dùng một thang sắc uống. Nếu ở vùng có nhiều cây chanh, đào lấy một nắm rễ, bỏ lõi, lấy vỏ sao vàng hạ thổ rồi sắc lấy nước uống, cứ 3 giờ uống 1 lần.
Nấc

A. Đại cương
Nấc cụt (đôi khi viết sai chính tả là nấc cục, gọi tắt là nấc) hay ách nghịch là những đợt co thắt đột ngột không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành lặp đi lặp lại nhiều lần, do thì hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín.
B. Nguyên nhân
Thiếu nước, ăn quá nhanh, đói trong thời gian dài, dùng đồ uống lạnh trong khi đang ăn đồ ăn nóng, ợ, ăn đồ ăn cay hay có gia vị kích thích, cười lớn, ho, uống quá nhiều đồ uống có cồn, khóc lóc, một số trường hợp hút thuốc, thiếu cân bằng điện giải, nói một hơi quá dài, thiếu vitamins. Nấc có thể xảy ra do áp lực lên thần kinh cơ hoành bởi các kết cấu tổ chức giải phẫu khác, hay do có cảm giác có thức ăn trong thực quản, đôi khi do các khối u hay bệnh lý ở cật.
C. Triệu chứng
Tác nhân bên ngoài kích thích lên dây thần kinh, ảnh hưởng bất ngờ đến màn ngăn (cơ chia phổi với bụng) khiến cơ thể phải nhận một luồng gió nhanh vào phổi. Không khí khi vào phổi sẽ đóng gấp thanh môn lại (thanh môn nằm trong hộp âm giữa dây thanh) và tạo ra tiếng nấc.
D. Điều trị
Nấc cụt thông thường tự khỏi mà không cần bất cứ sự can thiệp y học nào; trong hầu hết các trường hợp nó có thể hết đơn giản bằng cách không nghĩ đến nó nữa. Tuy nhiên, có một số cách điều trị được ghi chép lại đối với các trường hợp nấc thông thường. Một số cách chữa trị thông thường tại nhà như : dọa cho người bị nấc sợ, gây cho họ chú ý đến việc khác, uống nước (đôi khi theo những cách không chính thống), hay cố tình thay đổi cách hít thở ....
Nôn mửa

A. Đại cương
Buồn nôn là 1 cảm giác như có bệnh và thấy nôn nao trong bao tử. Ói mửa là sự trào ra thức ăn hoặc chất lỏng khỏi bao tử.
B. Nguyên nhân
- Ăn uống không điều độ
- Rối loạn tuần hoàn
- Rối loạn tiền đình
C. Triệu chứng
- Có dịch vàng hoặc xanh có mùi hôi trên ra trải giường
- Cảm giác nôn nao và khó chịu trong bao tử
- Tăng tiết nước bọt, lạnh người và ra mồ hôi có thể đi kèm trước khi nôn mửa
D. Điều trị
Khi buồn nôn:
-Uống nước sạch, nước lạnh, từng ngụm một, uống chậm.
-Ngậm kẹo cứng với hương vị ưa thích, ví dụ như kẹo chanh hoặc bạc hà, để loại bỏ cảm giác khó chịu
- Bớt để ý đến nó bằng cách nghe nhạc nhẹ, xem chương trình TV ưa thích hoặc nói chuyện với người khác.
-Dùng thuốc chống buồn nôn ngay khi có dấu hiệu buồn nôn
đầu tiên để giúp ngăn ngừa bị ói mửa.
Khi nôn mửa:
- Dùng các loại thuốc đặt hậu môn, nếu có thể. Dùng thuốc để ngăn ngừa ói mửa.
- Uống nước đá vụn hoặc nước trái cây, uống chậm...

Viêm ruột thừa

A. Đại cương
- Viêm ruột thừa là tình trạng đặc trưng bởi hiện tượng viêm của ruột thừa. Mặc dù các ca nhẹ tự khỏi mà không cần điều trị, phần lớn viêm ruột thừa cần được mở ổ bụng để lấy bỏ ruột thừa bị viêm. Tỉ lệ tử vong cao nếu không điều trị, chủ yếu do viêm phúc mạc và sốc do ruột thừa viêm bị vỡ.
B. Nguyên nhân
- Nguyên nhân thường là ruột thừa bị tắt nghẽn do thành phần có trong phân, dẫn đến nhiễm khuẩn. Nếu không điều trị, ruột thừa có thể bị hoại tử, vỡ ra, dẫn đến viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyếtvà cuối cùng là tử vong.
C. Triệu chứng
- Kiểu đau của viêm ruột thừa thường bắt đầu ở vùng quanh rốn trước khi khu trú ở hố chậu phải. Thường đi kèm với chán ăn. Cũng thường có sốt. Buồn nôn, nôn và tiêu chảy có thể có hoặc không, nhưng nếu có sẽ làm tăng khả năng chẩn đoán.
- Triệu chứng điển hình là đau và nhạy cảm ở hố chậu phải. Nếu phản ứng dội dương tính chứng tỏ có kích thích phúc mạc. Ổ bụng gồng cứng là dấu hiệu nghi ngờ cao cho viêm phúc mạc cần can thiệp phẫu thuật.
D. Điều trị
- Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là phương pháp điều trị chính. phẫu thuật qua nội soi đang được ưa chuộng.Phương pháp này thầm mỹ và hồi phục nhanh hơn mổ thường (rạch da macburney).
- Kháng sinh đường tĩnh mạch được dùng để tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại và vì vậy làm giảm hiện tượng viêm.

Rối loạn tiêu hóa
A. Đại cương
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng không bình thường diễn ra ở đường tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa có thể là bệnh lý hoặc không phải bệnh lý. Bệnh lý có thể xảy ra ngay tại đường tiêu hóa nhưng cũng có thể xảy ra ngoài đường tiêu hóa.
B. Nguyên nhân và triệu chứng
Rối loạn tiêu hóa không phải bệnh lý
- Chế độ không phù hợp làm cho tiêu hóa không bình thường, biểu hiện là phân nát, có bọt, mùi tanh...
- Sử dụng thuốc kháng sinh không hợp lí dẫn đến “loạn khuẩn”. Biểu hiện phân lúc đặc, lúc nhão, có mùi tanh; kèm theo có thể xuất hiện những cơn đau bụng không thường xuyên. Chẩn đoán bằng xét nghiệm phân.
Rối loạn tiêu hóa do bệnh lý
Hiện tượng ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, nôn, buồn nôn, ọe, đi lỏng hoặc táo bón, đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn...
- Viêm ruột thừa cấp tính thường có đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn, bí trung, đại tiện.
- Một số bệnh gây viêm ruột cấp tính cũng có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa rầm rộ như: bệnh tả, bệnh thương hàn, bệnh lỵ trực khuẩn, bệnh ngộ độc thực phẩm...
- Viêm đại tràng co thắt thì có những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa có phần khác với viêm ruột cấp tính...
- Có một số cơ quan ngoài đường tiêu hóa nhưng khi bị bệnh cũng có một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như bệnh thiểu năng tuần hoàn não, bệnh rối loạn ốc tiền đình (cũng có triệu chứng buôn nôn, nôn).
C. Điều trị
- Sử dụng thực phẩm sạch; ăn uống điều độ; không lạm dụng thuốc....Đến gặp bác sĩ
Sa trực tràng

A. Đại cương
Là trạng thái khúc cuối trực trường sa xuống, thoát (lòi) ra ngoài hậu môn.
Thường gặp nơi người lớn tuổi, phụ nữ và trẻ nhỏ .
B. Nguyên nhân
Do ăn nhiều chất béo, tiêu chảy hoặc kiết l lâu ngày, hoặc người lớn tuổi bị táo bón, ho lâu ngày, phụ nữ sinh đẻ quá nhiều, lúc đẻ dùng nhiều sức quá làm cho khí hư hạ hãm, hậu môn dãn ra không thể co thắt lại được, gây ra thoát giang.
C. Triệu chứng
Mỗi lần đại tiện, thành ruột thoát ra ngoài hậu môn. Nếu nhẹ chỉ thấy trực trường sa xuống, sưng lên, nhưng có thể tự rút vào được. Nặng thì phải dùng tay đẩy vào, thậm chí khi ho, hắt hơi, đi đứng, lao động cũng có thể bị lòi ra. Thường kèm theo muốn đi cầu nhiều nhưng đại tiện không nhiều hoặc kèm theo bụng dưới trướng đau, lưng đau, tiểu nhiều.
D- Điều trị
a. Nguyên tắc
- Loại bỏ nguyên nhân thuận lợi: trĩ, Polyp, sỏi bàng quang, Phimosis điều trị ỉa chảy táo bón...
- Nếu cơ thắt hậu môn nhão thì phải sửa lại
- Nếu màng bụng phần tiểu khung kéo dài thì cần cắt bỏ
b. Phẫu thuật
- Tạm thời: đắp huyết thanh, ấn và đẩy vào từ từ
- Phẫu thuật buộc vòng: Khâu buộc vòng cơ thắt hậu môn trở lại
- Phẫu thuật Whitehead, Delorme, Dumphy, Orr – Leygue...
Tài liệu tham khảo
Hoàng Trung Thành, Nguyễn Hoàng Nam và Thạch Hoàng Mai. (2008). Động Vật Học Có Xương Sống.

Lê Vũ Khôi. (2005). Động Vật Học Có Xương Sống. Hà Nội: NXB GD.

http://www.google.com
http://www.wikipedia.org
http://www.suckhoecongdong.com.vn
http://bachkhoatoanthu.gov.vn
http://www.benhhoc.com
http://www.khamchuabenh.com
http://www.suckhoe360.com

Hệ Thống Động Vật Có Xương Sống
Many thanks to all of you !
Thanks! &
You are welcome!
Trần Tuấn Anh
Vũ Mạnh Công
Nông Văn Cương
Vi Đại Lâm
Nguyễn Đức Thành
Hoàng Đình Việt
Hệ Thống Động Vật Có Xương Sống
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)