Tiểu cảnh trong nội ,ngoại thất

Chia sẻ bởi Ngô Thị Yến Ly | Ngày 11/05/2019 | 87

Chia sẻ tài liệu: tiểu cảnh trong nội ,ngoại thất thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

Tiểu cảnh nội ngoại thất
Mục lục
Lời mở đầu
Giới thiệu chung
Vị trí đặt tiểu cảnh
nội thất
Ngoại thất
Lời mở đầu
Khi sở hữu một ngôi nhà chắc hẳn các bạn sẽ muốn nó có chút độc đáo của riêng mình vậy thì tại sao các bạn không tạo cho ngôi nhà của mình điểm nhấn bằng một tiểu cảnh nho nhỏ.
Giới thiệu chung
Tiểu cảnh dựa trên nguyên tắc tạo hình sử dụng các vật liệu tự nhiên hoặc mô phỏng thiên nhiên để thiết kế một cách có ý đồ, phục vụ cho một nhu cầu ý tưởng nào đó.
Có nhiều phong cách để thiết kế một tiểu cảnh , thế nhưng nổi bật nhất có thể nói đến là những phương pháp thiết kế theo phong cách vườn khô Nhật Bản.
Giới thiệu chung
Chủ yếu là sử dụng các vật liệu của tự nhiên như nước , đá ,sỏi…. nhưng chủ yếu hơn vẫn là sử dụng cây xanh , mảng xanh để đưa luồng khí thiên nhiên vào nhà.
Tiểu cảnh gồm có tiểu cảnh nước và tiểu cảnh khô.tùy vào vị trí mà chúng ta sẽ lựa chọn tiểu cảnh thích hợp.
Nội thất
Trong các phòng chức năng
Dưới gầm cầu thang
Nơi gốc chết
Giếng trời
Trong nội thất :
Tiểu cảnh ở các phòng :
Phòng khách :
Vị trí đặt tiểu cảnh trong phòng khách thường là trong các góc nhà
Người ta có thể sử dụng tiểu cảnh khô hoặc tiểu cảnh nuớc một cách thật hợp lý
Nên chọn
Cây trường xuân: Nếu bạn muốn có một dàn dây leo nơi cửa sổ phòng khách thì tốt nhất bạn hãy lựa chọn loại cây này vì nó khả năng sống dai, thân mềm, nên bạn có thể tạo dáng uốn lượn cho cây tuỳ thích mà không sợ gẫy thân hoặc dập cành.

Nên chọn
Cây cọ: Luôn tạo nên sự thanh lịch và sang trọng. Với thân cao thẳng đứng và những cành lá hẹp dài, vươn thẳng mang đến một không gian tràn ngập sức sống
Nhiều người vẫn lầm tưởng cây cọ thích hợp với ánh nắng nên thường đặt chúng ở những nơi có ánh sáng mặt trời chiếu vào như bên cạnh cửa sổ làm cho đuôi lá chuyển mầu nâu còn lá thì vàng.
Cây cọ
Để tránh điều này, nên để cây cọ ở trong phòng khách vào những góc rộng rãi, thoáng mát, vừa tránh bị úa vàng lại thể hiện được hết vẻ đẹp khoáng đạt của chúng.
Cây cọ
Bạn cũng có thể thay thế bằng cây thuỷ trúc, trúc mây, trúc Nhật, vì những loại này có hình dáng cũng như cách chăm sóc giống cây cọ.

Phòng ngủ
Sử dụng một tiểu cảnh nhỏ trong phòng ngủ sẽ tạo nên một không gian mở .
Không nên sử dụng nhiều cây trong phòng ngủ .
Sử dụng thêm daylinght để cây có thể phát triển tốt trong điều kiện thiếu ánh sáng như trong phòng ngủ.
Nên chọn :

Cây dương xỉ: Là loại cây phổ biến nhất vì nó có khả năng sống được trong bóng mát. Thêm vào đó, với dáng thấp, bộ lá màu xanh tươi hình răng lược duyên dáng và đẹp đẽ, nó sẽ mang đến cho bạn một cảm giác nhẹ nhàng và yên bình.

Cây dương xỉ
Đặt những khóm dương xỉ trên bậu cửa sổ nơi phòng ngủ, hay treo lên giá nơi góc phòng ăn là thích hợp nhất. Không nên để ở phòng bếp vì sức nóng từ bếp đun sẽ có thể làm úa lá, chết cây.

Tiểu cảnh dưới gầm cầu thang
Đây là một khoảng không gian mà tạo nên điểm nhấn cho nhà của bạn.
Thường thì người ta sử dụng các vách tường là vị trí chủ yếu để trang trí
Nên chọn
Cây có hoa: Mặc dù chỉ sống trong nhà một thời gian ngắn nhưng chúng lại đem đến những rung cảm tuyệt vời về màu sắc thiên nhiên. Nó còn là dấu hiệu của sự thay đổi mùa và hương thơm mà những chậu cây chỉ có tán lá thôi không thể nói lên được
Nên chọn
Bạn nên đặt những chậu hoa có màu sắc sặc sỡ như hoa đồng tiền, thược dược, cẩm chướng, pense, hoa giấy… nơi phòng khách và phòng ăn vì nó sẽ đem lại cảm giác vui tươi cho căn phòng.
Thượt dược
Cẩm chướng
Nên chọn
Những chậu hoa lan Ý, địa lan, trinh nữ nên để ở góc phòng hay bậu cửa sổ nơi phòng ngủ để mang đến cảm giác thảnh thơi yên tĩnh.

Điạ lan
Cây trinh nữ
Tiểu cảnh dưới gầm cầu thang giúp
tô điểm cho ngôi nhà

Hiệu quả của cây xanh sẽ rất cao
khi màu xanh mềm mại được
mọc lên từ những đám sỏi khô cứng
Nếu thêm hiệu ứng của ánh
sáng thì tiểu cảnh dưới cầu
Thang là một khoảng không
gian mở tuyệt vời
Tiểu cảnh ở gốc chết
Tại các khúc quanh đột ngột cũng cần đặt chậu cảnh, sử dụng những tiểu cảnh để tránh làm những luồng giao thông va chạm nhau
Bạch mã hoàng tử
Ngũ gia bì vàng
Cây hawaii
Kim phát tài
Cau bẹ đỏ
Đuôi công
Tiểu cảnh nơi giếng trời
Giếng trời chính là lá phổi của nhà phố, là nơi lấy ánh sáng vào nhà,là khoảng không gian mở.
Có thể sử dụng tiểu cảnh nước hoặc khô.

Giếng trời làm tiểu cảnh cho không gian
ăn uống và sinh hoạt chung.
Ngoại thất
Ban công
Sân thượng
Loggia
Ban công


Với bề ngang thường chỉ trên dưới 1m, nhưng nếu được đầu tư chăm chút thì ban công sẽ trở thành nơi thư giãn thú vị.
Ban công
Có rất nhiều cách để tạo nên một không gian thiên nhiên cho ban công như: dùng cây xanh kết hợp với vật liệu ốp, dùng các tiểu cảnh nhỏ theo thể loại vườn khô, hay vườn khô kết hợp cùng tiểu cảnh nước, cây xanh nhỏ…
Ban công
Ban công

Khi dùng cây xanh trang trí cho ban công, nên lưu ý chọn những loại cây rễ nông có thể trồng được trong chậu.
Ban công
Nên chọn cây có hình dáng to, sức sống khoẻ, lá dầy và đặc biệt phải luôn xanh tốt như: Cây vạn niên thanh, cây thiết thụ, cây cọ trúc, cây phát tài…

Ban công
Nếu ban công có nắng chiếu trực tiếp suốt ngày, khó giữ ẩm nên chọn những loại cây chịu hạn tốt như sương rồng, bát tiên, hoa quỳnh, cây sống đời, sứ Thái, hoa chuối cảnh, hoa giấy…
Ban công
Ở ban công chật hẹp không nên chọn những cây có khổ lá lớn. Nên chọn cây dễ trồng như lưỡi cọp, đinh lăng lá bạc, dây leo như tường vi, cát đằng...

Không nên trồng nhiều loài hoa cây cao thấp, dạng lá khác nhau, nên trồng 1- 2 loại , cắt tỉa gọn gàng. Không trồng cây có tán lá lớn, rậm rạp.
Đặc biệt cần lưu ý đến hệ thống thoát nước ở ban công.
Sân thượng
Là nơi vị trí thoáng rộng lại không bị hạn chế về tầm nhìn.
Sân thượng
Do trên sân thượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của ánh sáng mặt trời nên cây được trồng trên sân thượng phải là những loại cây chịu nắng tốt như xương rồng, bát tiên, hoa quỳnh, sống đời, sứ Thái, hoa chuối, dâm bụt, bông trang, bông giấy...
Loggia
Loggia
Loggia là phần diện tích trung gian giữa trong và ngoài nhà, một mặt tiếp xúc với phòng trong nhà và một mặt tiếp xúc trực tiếp với không gian bên ngoài.
Loggia khác với ban công ở chỗ chỉ có một mặt thoáng và không đưa sàn ra ngoài mặt bằng xây dựng công trình.
Loggia
Cây và hoa nên bố trí sát lan can để trang trí và tạo không gian rộng cho bên trong.
Loggia
Nên trồng các loại cây cho hoa nở quanh năm, ưa sáng dễ chăm sóc như dừa cạn, đăng tiêu, đai vàng, móng rồng.
Loggia
Loggia
Loggia là nơi có thể sắp đặt một không gian nhỏ dành cho việc đọc sách, thư giãn hay chỗ ngồi ngắm cảnh trong những buổi chiều.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Yến Ly
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)