Tiêt22 vatlys 10

Chia sẻ bởi Cil Blin | Ngày 25/04/2019 | 91

Chia sẻ tài liệu: tiêt22 vatlys 10 thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

TUẦN 11 NGÀY SOẠN:24/10/2014
TIẾT 22 NGÀY DẠY:
Bài 13 : LỰC MA SÁT
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được hững đặc điểm của lực ma sát (trượt, nghĩ, lăn)
- Viết được công thức của lực ma sát trượt.
- Nêu được một số cách làm giảm hoặc tăng ma sát
2. Kỹ năng và năng lực:
a. kỹ năng:
  - Vận dụng được công thức của lực ma sát trượt để giải các bài tập tương tự như ở bài học.
  - Giải thích được vai trò phát động của lực ma sát nghỉ đối với việc đi lại của người, động vật và xe cộ.
  - Bước đầu đề xuất giả thuyết hợp lí và đưa ra được phương án thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết.
b. Năng lực:
- Kiến thức : K1, K3
- Phương pháp:P2, P3
- Trao đổi thông tin:,X5,X6,X7,X8
- Cá thể: C1
3. Thái độ :
- Nghiêm túc học tập, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Ví dụ như : nhận thức được 2 mặt của 1 vấn đề "Lực ma sát vừa có ích vừa có hại": đường quá trơn hoặc quá nhám dễ gây ra tai nạn nhưng cần trong phanh xe,...
4. Tích hợp:
- Địa chỉ tích hợp: Phần “Em có biết” : Lợi ích và tác hại của ma sát
- Tích hợp: Nêu được ví dụ về sự có lợi, có hại của ma sát trong thực tế và cách làm tăng, giảm ma sát trong các trường hợp đó
- Biết cách giảm lực ma sát trong trường hợp lực ma sát có hại. Liên hệ thực tế
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên :
- Chuẩn bị dụng cụ TN cho hình 13.1 (khối vật bằng gỗ, lực kế, máng trượt, một số quả cân); vài hòn bi & con lăn.
2. Học sinh:
- Ôn lại kiến thức về lực ma sát đã được học ở lớp 8
III. PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình, diễn giải, vấn đáp
- Phương pháp thực nghiệm, mô hình
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1( 7 phút) : Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra bài cũ
Năng lực cần đạt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng

-K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí.
→để nêu những đặc điểm của lực ĐH của lò xo, dây cao su, dây thép, mặt phẳng tiếp xúc. Phát biểu và viết biểu thức của ĐL Húc.

GV Nêu câu hỏi:
- Nêu những đặc điểm của lực ĐH của lò xo, dây cao su, dây thép, mặt phẳng tiếp xúc. Phát biểu và viết biểu thức của ĐL Húc.
- GV nhận xét và cho điểm


Trả lời câu hỏi của gv.


Hoạt động 2( 5 phút): Tìm hiểu khái niệm về lực ma sát trượt.

Năng lực cần đạt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng

-K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập →để trả lời lực nào đã làm cho vật dừng lại?
-X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… để biết được KN lực ma sát.

- Thí nghiệm ĐVĐ: Tác dụng cho một mẫu gỗ trượt trên bàn, một lát sau mẫu gỗ dừng lại. Lực nào đã làm cho vật dừng lại?
- Gọi hs lên bảng vẽ các vectơ  (hình 13.1)

- Kết Luận:
Khi vật A trượt trên bề mặt của vật B, lực ma sát trượt do B tác dụng đã cản trở chuyển động của A

- Quan sát TN, nhớ kiến thức lớp 8 để trả lời (lực ma sát trượt làm cho vật dừng lại).



- Hs vẽ:



- HS ghi nhận
I. Lực ma sát trượt
Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên một bề mặt, có hướng ngược với hướng của vận tốc.




Hoạt động 3: ( 10 phút) Tìm hiểu về độ lớn của lực ma sát trượt.

Năng lực cần đạt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng

-X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cil Blin
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)