Tiết kiệm năng lượng

Chia sẻ bởi Nguyễn Hùng Vĩ | Ngày 11/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Tiết kiệm năng lượng thuộc Khoa học 5

Nội dung tài liệu:

Phòng GD&ĐT quảng trạch
Trường Th quảng long
tập huấn
Quảng trạch, ngày 22 tháng 3 năm 2013
tích hợp nội dung giáo dục
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
vào các môn học và hđgd cấp tiểu học
Những vấn đề chung
về năng lượng và giáo dục sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
Người thực hiện: Nguyễn Hùng Vĩ

1. Học viên cần nắm:
- Mục tiêu, nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTK&HQ) của môn học.
- Phương pháp và hình thức dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ của môn học.
- Cách khai thác nội dung và soạn bài để dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ.
2. Học viên có khả năng:
- Phân tích nội dung, chương trình môn học, từ đó xác định được các bài có khả năng tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ của môn học.
- Soạn bài và dạy học theo hướng tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ.
- Tích cực thực hiện dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ vào môn học.
Mục tiêu cần đạt sau khóa tập huấn
I. năng lượng, phân loại năng lượng
1. Năng lượng là gì ?
- Năng lượng là dạng vật chất có khả năng sinh công bao gồm nguồn năng lượng sơ cấp: Than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp là nhiệt năng, điện năng được sinh ra thông qua quá trình chuyển hoá năng lượng
2. Phân loại năng lượng:
2.1. Phân loại theo nguồn gốc vật chất của NL:
- Năng lượng vật chất chuyển hoá toàn phần
- Năng lượng thay thế (năng lượng tái tạo)
2.2. Phân loại theo mức độ ô nhiễm môi trường:
- Năng lượng sạch
- Năng lượng gây ô nhiễm môi trường
I. năng lượng, phân loại năng lượng
1. Vai trò của năng lượng đối với đời sống con người.
Đảm bảo các hoạt động cho sinh hoạt, sản xuất, hoạt động dịch vụ.
- Năng lượng cần cho sự sống của con người: Đem lại sự sống cho con người, vạn vật; phục vụ các nhu cầu thiết yếu: sưởi ấm, nấu chín thức ăn, thắp sang, sử dụng phương tiện giao thông.
- Năng lượng là thành tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất: công nghiệp (xăng dầu được coi là "máu" của công nghiệp), nông nghiệp, giao thông vận tải.
2. Tình hình khai thác tài nguyên năng lượng và ảnh hưởng đối với môi trường.
- Sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên năng lượng do không hợp lý: cạn kiệt các nguồn tài nguyên năng lượng hoá thạch, gỗ, củi.
- Sụ ô nhiễm môi trường do khí thải của việc khai thác, sử dụng một số loại năng lượng có thể gây ô nhiễm.
- Sụ biến đổi khí hậu, biến đổi môi trường do sử dụng các nguồn năng lượng hoá thạch, hoặc những nguồn năng lượng trong lòng đất.
3. Xu hướng sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng hiện nay: Đẩy mạnh việc sử dụng các nguồn năng lượng thay thế, đặc biệt là những năng lượng sạch đối với môi trường.
II. Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Hệ thống văn bản hướng dẫn:
- Nghị định số 102/NĐ-CP ngày 3/9/2003 của Chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng CP về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Quyết định số 4020/QĐ-BGDĐT ngày 23/7/2008 của Bộ GD&ĐT về việc giao nhiệm vụ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia "Đưa nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân".
III. TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
* Vì sao phải tích hợp ?
- Không có thời gian học riêng, phải tích hợp vào các môn học.
- Đối tượng là HS tiểu học (6-11 tuổi): Nội dung đơn giản, thiết thực, gần gủi cuộc sống, chú trọng giáo dục.
- Dạy học tích hợp ở tiểu học có thể làm được:
+ Kiến thức không nhiều, không khó;
+ Một GV dạy nhiều môn; HiÓu biÕt c¬ b¶n, kh¸i qu¸t nhÊt vÒ nhiÒu lÜnh vùc;
+ Dạy chữ để dạy người (chú trọng kỹ năng sống).
* Quan điểm dạy học tích hợp
- quan tâm đến chất lượng giáo dục con người, dạy chữ-dạy người;
- Tránh chồng chéo, trùng lặp.
- Tránh sự phân tán, cực đoan ở các môn học:
+ Hiểu đúng: Các môn học đều liên quan đến nhau; mỗi môn học góp phần đạt mục tiêu chung.
+ Hiểu sai: Không thấy hết các yếu tố của môn học khác có trong một môn học; không thấy mối quan hệ giữa các môn học.
Thực hiện tích hợp trong dạy học ở mọi môn học, mọi tình huống, mọi lúc, mọi nơi.
III. TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
* Ý nghĩa
- Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, ngày một cạn kiệt; (Tình hình khai th¸c tµi nguyên)
- Bảo vệ môi trường, ngày một ô nhiễm;
- Đảm bảo kinh tế, sử dụng hiệu quả;
- Giáo dục ý thức tiết kiệm cho HS và cộng đồng .
III. TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
* Yêu cầu
- Giới thiệu nội dung cơ bản, thiết thực, gần gũi với HS tiểu học:
+ Nói kĩ, liên hệ nhiều năng lượng gần với HS
+ Không nói nhiều về năng lượng nguyên tử, năng lượng sinh khối,…
- Tăng cường liên hệ thực tiễn (theo ®iÒu kiÖn):
+ Bóng đèn compac, xe máy ít tốn xăng,…
+ Nhà làm có nhiều cửa sổ,…
+ Sử dụng phương tiện giao thông công cộng;
+ Đi bộ nhiều, đi xe đạp nhiều.
III. TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
1. Mục tiêu
VI. GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
2. Nội dung
4. Phương pháp
3. Hình thức
1. Mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ ở trường tiểu học.
* Về kiến thức:
+ Giúp cho học sinh có sự hiểu biết ban đầu về năng lượng và lợi ích của việc tiết kiệm năng lượng với cuộc sống của con người.
+ Một số biện pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng ở lớp, trường học, ở nhà.
* Về thái độ, tình cảm:
+ Biết quý trọng, có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng
+ Có thái độ thân thiện với môi trường sống.
* Về kĩ năng - hành vi:
+ Tham gia các hoạt động chống lãng phí, tiết kiệm năng lượng.
2. Nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở trường tiểu học.
Nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở trường tiểu học được tích hợp trong các môn học và đưa vào nội dung hoạt động giáo dục với khối lượng kiến thức, phương pháp, hình thức phù hợp:
+ Khái niệm về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu qủa.
+ ý thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
+ Kĩ năng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cuộc sống.
+ Hình thành, phát triển và hành vi, thói quen, trong sử dụng năng lượng.
3. T?m quan tr?ng c?a vi?c giỏo d?c SDNLTK&HQ trong tru?ng ti?u h?c.

Theo s? li?u th?ng kờ d?u nam 2008, c? nu?c hi?n cú g?n 7 tri?u h?c sinh ti?u h?c, kho?ng trờn 323.000 giỏo viờn ? g?n 15.000 tru?ng ti?u h?c. Giỏo d?c SDNLTK&HQ cho h?c sinh ti?u h?c t?c l� l�m cho g?n 10% dõn s? hi?u bi?t cỏc v?n d? v? nang lu?ng v� s? d?ng ti?t ki?m, hi?u qu?. Con s? n�y s? nhõn lờn nhi?u l?n n?u h?c sinh ti?u h?c th?c hi?n t?t vi?c tuyờn truy?n v? SDNLTK&HQ trong c?ng d?ng.
4. Hình thức tích hợp:
* Tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ ở các môn học cấp Tiểu học có 3 mức:
+ Mức độ toàn phần: Khi mục tiêu, nội dung của bài học phù hợp hoàn toàn với nội dung, mục tiêu, nội dung của giáo dục SDNLTK&HQ.
+ Mức độ bộ phận: Khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu, nội dung phự hợp với SDNLTK&HQ.
+ Mức độ liên hệ: Khi mục tiêu, nội dung của bài có điều kiện liên hệ một cách phù hợp với nội dung giáo dục SDNLTK&HQ.

* Đưa giáo dục SDNLTK&HQ trở thành một nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
+ Lồng ghép các hoạt động văn nghệ, câu lạc bộ, sinh hoạt tập thể trong nhà trường.
+ Tham gia thực tế các cơ sở sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu qủa.

* Xây dựng trường học sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
+ Xây dựng trường tiểu học sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
+ Thực hiện Chương trình giáo dục năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
+ Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng.
4. Phương pháp dạy học
Nên bắt đầu từ nhu cầu cần NL từ thực tiễn:
- Cần ánh sáng để đọc;
- Cần mát khi trời nóng;
- Cần ấm khi trời lạnh;
- Cần nấu ăn khi đói;
- Cần nghe nhạc, xem phim…để giải trí;
- Cần chạy máy móc để làm ra quần áo, sách vở, …
 Cần năng lượng
 Lùa chän PP d¹y häc phï hîp
Bài học
Tài nguyên thiên nhiên hàng triệu năm tích luỹ mới được, đang bị sử dụng lãng phí, ngày một cạn kiệt. TNTN là có hạn.
Khả năng sáng tạo, tái tạo năng lượng của con người là vô tận.
HS phải học giỏi, có tri thức để góp phần tái tạo năng lượng, làm giàu cho đất nước.

Mục tiêu cuối cùng
* Cần đọng lại gì sau c¸c bài học?
GIÁO DỤC TIẾT KIỆM
Tiết kiệm năng lượng như thế nào?
- Tiết kiệm mọi thứ, mọi nơi, mọi lúc
- Tiết kiệm trong sinh hoạt (ăn, uống, đi lại, giải trí)
- Tiết kiệm chi tiêu.
- Thói quen tắt điện khi xong công việc; sử dụng bóng đèn, máy lạnh, các thiết bị điện hợp lí; đi bộ, đi xe đạp.
* HS biết quý trọng của cải vật chất
* Biết trân trọng sản phẩm lao động, biết ơn người lao động;biết lao động làm ra của cải;
* HS phải tiết kiệm, chăm học, chịu khó.

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế, là đảm bảo phát triển bền vững.
THÔNG ĐIỆP CUỐI CÙNG
TIẾT KIỆM

TIẾT KIỆM

TIẾT KIỆM
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hùng Vĩ
Dung lượng: 214,93KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)