Tiết kiệm năng lượng

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Minh Thư | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: Tiết kiệm năng lượng thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

Chào mừng cô và các bạn
đến với bài thuyết trình
của nhóm 5
Chủ đề:
TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
Thành viên nhóm 5:
Phạm Ngọc Châu Giang
Trần Thùy Ý Như
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
4.Nguyễn Ngọc Minh Thư

Năng lượng là gì?
Phân loại
Tình hình sử dụng năng lượng
Tại sao phải tiết kiệm năng lượng?
Các biện pháp tiết kiệm năng lượng
TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
1. Năng lượng là gì?
Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn chủ yếu: Năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất.
Năng lượng mặt trời: tồn tại ở các dạng chính: bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học (sinh khối động thực vật), năng lượng chuyển động của khí quyển và thuỷ quyển (gió, sóng, các dòng hải lưu, thuỷ triều, dòng chảy sông...), năng lượng hoá thạch (than, dầu, khí đốt)
Năng lượng lòng đất gồm nhiệt lòng đất biểu hiện ở các các nguồn địa nhiệt, núi lửa và năng lượng phóng xạ tập trung ở các nguyên tố như U, Th,...
2. Phân loại:
Dựa trên đặc tính của nguồn nhiên liệu sinh ra nó, chia năng lượng thành hai loại:
- Năng lượng chuyển hóa toàn phần
- Năng lượng tái tạo
Gió
Mặt
trời
Thủy
triều
Thủy
Điện
Sóng
biển
Địa
Nhiệt
Sinh
khối
CHTP
Hóa
thạch
Nguyên
tử
3. Tình hình tiêu thụ năng lượng:
Tình hình tiêu thụ năng lượng trên thế giới:
- Nhu cầu về năng lượng của Thế giới tiếp tục tăng lên đều đặn trong hơn hai thập kỷ qua. Nguồn năng lượng hóa thạch vẫn chiếm 90% tổng nhu cầu về năng lượng cho đến năm 2025.
- Nhu cầu đòi hỏi về năng lượng của từng khu vực trên Thế giới cũng không giống nhau.
- Nhu cầu tiêu thụ tất cả các nguồn năng lượng đang có xu hướng tăng nhanh.
Mức tiêu thụ các nguồn năng lượng của Thế giới (1990 – 2035).
Tổng quan năng lượng năm 2004 (IEO2004) đã dự đoán về sự phát sinh khí thải CO2 có liên quan tới năng lượng mà như đã nêu trên chủ yếu là khí thải carbon dioxide do con người gây ra trên toàn cầu.
- Các nước đang phát triển sẽ chiếm đa phần trong việc sử dụng năng lượng trên Thế giới. Thải khí nhà kính nhiều nhất trong số những nước này chính là Trung Quốc, quốc gia có tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người cũng như sử dụng nhiên liệu hóa thạch cao nhất.
b. Tình hình tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam:
c. Lượng khí thải Carbon Dioxide trên toàn cầu gây ra do quá trình sử dụng năng lượng:
Dầu mỏ, than đã và đang được coi là năng lượng chính gây ra phần lớn lượng khí thải CO2 ở các nước đang phát triển. Trung Quốc và Ấn Độ vẫn được cho là hai nước sử dụng nguồn than nội địa để dùng trong việc phát điện và các hoạt động công nghiệp.
Hầu hết các khu vực đang phát triển vẫn sẽ tiếp tục sử dụng chủ yếu là dầu mỏ để đáp ứng các nhu cầu về năng lượng đặc biệt là năng lượng sử dụng trong lĩnh vực vận tải.
c. Ảnh hưởng:

“Sản xuất và sử dụng năng lượng là nguyên nhân chủ yếu làm thay đổi khí hậu”

Trích “ Robert Priddle, Giám Đốc Điều Hành, Cơ quan nguyên t ử Quốc Tế (IEA).”
- Các nguồn nước: Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng khí bốc hơi. Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi có thể làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi trên thế giới.
Các tài nguyên bờ biển: Chỉ tại riêng Hoa Kì, mực nước biển dự đoán tăng 50 cm vào năm 2100, có thể làm mất đi 5.000 dặm vuông đất khô ráo và 4.000 dặm vuông đất ướt.
- Sức khỏe: Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm
- Nhiệt độ tăng lên: làm tăng các quá trình chuyển hóa sinh học cũng như hóa học trong cơ thể sống, gây nên sự mất cân bằng.
- Lâm nghiệp: Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn.
- Năng lượng và vận chuyển: Nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm nóng. Sẽ có ít sự hư hại do vận chuyển trong mùa đông hơn, nhưng vận chuyển đường thủy có thể bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự giảm mực nước sông.
- Những khối băng ở Bắc cực và Nam cực đang tan nhanh: làm cho mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy.
4. Vì sao phải tiết kiệm năng lượng:
Tài nguyên năng lượng ngày một khan hiếm
Nhu cầu sử dụng năng lượng ngày một tăng
Giá năng lượng có xu hướng ngày một tăng
Chi phí sản xuất 1 đơn vị năng lượng lớn hơn so với chi phí tiết kiệm 1 đơn vị năng lượng
Môi trường đang ô nhiễm nặng do đốt nhiên liệu hóa thạch, khí hậu Trái Đất đang nóng lên
5. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng:
* Thể lệ trò chơi “Hành động nhanh, tiết kiệm năng lượng!”
Sau khi coi xong đoạn clip, mời hai bạn lên viết ra những biện pháp tiết kiệm năng lượng (điện, nước,…) mà bạn biết. Thời gian quy định là 1 phút (Hết đoạn clip). Ai viết đúng và nhiều hơn sẽ là người chiến thắng.
Sử dụng các nguồn năng lượng mới
Giải pháp quản lí:
Tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức và các giải pháp tiết kiệm năng lượng
Định kì tổ chức kiểm tra năng lượng chi tiết
Xây dựng định mức tiêu hao năng lượng
Nhà nước có văn bản hợp lí quy định và hướng dẫn việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng
Đầu tư các dự án tiết kiệm năng lượng
b. Giải pháp về công nghệ:
Trong sản xuất, dịch vụ:
+ Bồi dưỡng, sửa chữa thiết bị đúng kĩ thuật
+ Thay thế thiết bị, công nghệ đã cũ, đã lạc hậu, suất tiêu hao năng lượng lớn
+ Thay thế động cơ điện đúng công suất phụ tải yêu cầu, thay thế đèn sợi đốt bằng đèn tiết kiệm năng lượng,…
Trong sinh hoạt:
+ Cải tiến các bếp đun rơm rạ, củi, than; phát triển các bếp dùng năng lượng mặt trời, năng lượng Biogas,…
+ Thay thế đèn sợi đốt bằng đèn tiết kiệm điện, dùng đèn Biogas, tận dụng ánh sáng mặt trời,…
+ Năng lượng sưởi ấm, làm mát: lựa chọn vật liệu làm mái nhà, tường nhà phù hợp, tận dụng cửa sổ để làm mát,….
+ Hạn chế, sử dụng tiết kiệm và hợp lí các thiết bị điện,…
Tiết kiệm năng lượng
cho một hành tinh xanh
Cảm ơn cô và các bạn
đã theo dõi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Minh Thư
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)