Tiết 95 tôi yêu em

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Sen | Ngày 22/10/2018 | 66

Chia sẻ tài liệu: Tiết 95 tôi yêu em thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Tiết 95
TÔI YÊU EM
(A.X.PUSKIN)
A-lếch-xây
Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin
(1799 - 1837)
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả: A.X.Puskin(1799 - 1837)
- Là nhà thơ lỗi lạc của nước Nga và thế giới, được mệnh danh là : Mặt trời của thi ca Nga.
- Puskin thành công trên nhiều thể loại văn chương nhưng chủ yếu là thơ trữ tình.
- Nội dung: Thơ Puskin thể hiện tâm hồn Nga, khao khát tự do và tình yêu qua một tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết….
Natalia Puskina
Vợ chồng Puskin
- Năm 1828 gặp Natalia. Puskin hơn cô 13 tuổi. Năm 1831 tổ chức lễ cưới và sống ở Pêtécpua, có 4 con.
Puskin trúng đạn trong cuộc đấu súng với Dantexơ (8/2/1837)
Đăngtex trắng trợn ve vãn vợ của Puskin. Vợ ông đã cự tuyệt lời tỏ tình của y và nói cho chồng biết. Puskin đã thách đấu với hắn để bảo vệ danh dự
Natalia Puskina
Mộ Puskin ở tu viện Xviatôgôrxki (1837)
Tượng Puskin ở Nga
2. B�i tho Tụi yờu em :
a. Ho�n c?nh sỏng tỏc
b. Nhan d? b�i tho:
- Gặp Ôlênhia (con gái ông chủ tịch Hàn Lâm nghệ thuật Nga), Puskin có tình cảm sâu nặng đã cầu hôn (1929) nhưng bị khước từ, bài thơ Tôi yêu em ra đời trong hoàn cảnh đó.

Trong nguyên bản tiếng Nga, điệp khúc được nhắc đi nhắc lại trong bài thơ có thể dịch là: Anh yêu Em, Tôi yêu Em, Tôi yêu Cô, Tôi yêu Chị. Tại sao người dịch lại chọn Tôi yêu Em? Dịch như vậy cho em biết gì về quan hệ tình cảm giữa chàng trai và cô gái?
я вас любил:

Tôi yêu em: Gợi mối quan hệ vừa gần gũi, vừa xa, vừa đằm thắm lại vừa đơn phương, dang dở.

Anh yêu Em
Tôi yêu Cô
Tôi yêu Chị
Tôi yêu em
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc , tìm hiểu ngôn từ

                          Nguyên bản tiếng Nga
Я вас любил: любовь еще, быть может,
В душе моей угасла не совсем;
Но пусть она вас больше не тревожит;
Я не хочу печалить вас ничем.
Я вас любил безмолвно, безнадежно,
То робостью, то ревностью томим;
Я вас любил так искренно, так нежно,
Как дай вам бог любимой быть другим.



Dịch nghĩa:
Tôi đã yêu em; tình yêu vẫn, có lẽ,
Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi;
Nhưng hãy để nó (tình yêu ấy) không làm phiền em thêm nữa;
Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì.
Tôi đã yêu em lặng thầm, vô vọng
Bị giày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông ;
Tôi đã yêu em chân thành như thế đó, dịu dàng như thế đó,
Cầu Trời cho em được người khác yêu thương (cũng) như thế.
Dịch thơ:
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
Tiết 95
TÔI YÊU EM
(A.X.PUSKIN)
2. Bố cục
4 dòng thơ đầu :

4 dòng thơ sau :
Những mâu thuẫn dằng xé (giữa tình yêu và lí trí).
Nỗi khổ đau tuyệt vọng, sự cao thượng chân thành.
3. Tìm hiểu bài thơ
a) Bốn dòng thơ đầu
Dịch thơ:
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
TÔI YÊU EM
(A.X.PUSKIN)
Tiết 95
* Dòng thơ 1,2:
Dịch nghĩa: 1. Tôi đã yêu em: tình yêu vẫn, có lẽ
2. Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi;
Dịch thơ: Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
- Tôi (đã) yêu em:
- Có lẽ:
- vẫn, chưa tắt hẳn:

Khẳng định tình yêu bền vững, chung thủy, say mê trong thầm lặng, bất chấp thời gian, bất chấp em có yêu tôi không. Trong đáy tâm hồn, tình yêu vẫn âm ỉ cháy thiêu đốt trái tim chàng trai.
* Dòng thơ 1,2: Tình yêu bền vững, thuỷ chung, say mê
* Dòng thơ 3,4:
3. Nhưng hãy để nó không làm phiền em thêm nữa;
4. Tôi không muốn em buòn vì bất cứ điều gì.
Dịch thơ: Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

- Nghịch cảnh:
- Điệp từ “ không”
Tình yêu của chàng trai đã mang đến cho cô gái điều gì? Không được em đáp lại nhân vật trữ tình có thái độ và hành động như thế nào?

Vị kỉ


Tình yêu của mình


Sự thanh thản của em

Biết tôn trọng tình cảm, biết hi sinh

Nỗi đau khổ của người yêu say đắm mà lại phải
từ bỏ tình yêu của mình

Chỉ được phép chọn một


Cuộc đấu tranh giữa lí trí và tình cảm
3. Tìm hiểu bài thơ.
a) B?n dũng tho d?u
b) B?n dũng tho cu?i
Dịch thơ:
Tôi yêu em âm thầm, không hy vong,
Lúc rụt rè , khi hậm hực lòng ghen ;
Tôi yêu em chân thành ,đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
Tiết 95:
Bốn thơ dòng cuối
* Dòng thơ 5, 6
5. Tôi yêu em âm thầm, vô vọng
6. Bị dày vò khi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông;
Dịch thơ: Tôi yêu em âm thầm, không hy vong,
Lúc rụt rè , khi hậm hực lòng ghen ;


Tình yêu đơn phương, khao khát trong thầm lặng, vật vã trong tuyệt vọng đau khổ
Điệp khúc: Tôi (đã) yêu em được lặp lại
- Trạng thái cảm xúc:
+ Lặng thầm
+ Vô vọng
+ Bị giày vò bở sự rụt rè, nỗi ghen tuông
Ghen tuông giầy vò ( 5,6)
Liệu TÔI có từ bỏ thực sự?
↓ ↓
Nhưng

Từ bỏ hạnh phúc (7,8)
Lí trí chia tay đoạn tuyệt

Tình cảm níu kéo, hi vọng

Tình cảm và lí trí đan xe, giằng co
Em cho biết tâm trạng của chàng trai ở 4 dòng thơ cuối có gì khác với 4 dòng đầu?
Em cho biết diễn biến tâm trạng phức tạp của chàng trai được thể hiện tinh tế ra sao? Những từ ngữ nào biểu hiện điều này?

* Dòng thơ 5,6: Tình yêu đơn phương, khao khát trong thầm lặng, vật vã trong tuyệt vọng đau khổ
Dòng thơ 7,8:
7. Tôi đã yêu em chân thành như thế đó,
dịu dàng như thế đó;
8. Cầu trời cho em được người khác yêu thương( cũng) như thế.
Dịch thơ: Tôi yêu em chân thành ,đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em

- Điệp khúc ; Tôi đã yêu em + như thế... như thế:
- Cầu trời ...: không chỉ hi sinh tình yêu của bản thân, chàng trai còn hướng tới em, cầu chúc em hạnh phúc.
Biểu hiện của một nhân cách cao thưọng, vị tha; một tình yêu có văn hoá
Không chỉ khẳng định tình yêu chân thành tha thiết, nhân vật trữ tình còn hướng tơi điều gì?
Điệp khúc “tôi yêu em” một lần nữa được lặp lại nhằn mục đích gì?
Mãnh lực tình yêu không giảm mà tăng lên
bất chấp trật tự lôgíc của lí trí.
Dẫu sao TÔI vẫn tôn trọng hạnh
phúc, quyền tự do yêu của EM
*Dòng thơ 1,2: Tình yêu bền vững, thuỷ chung, say mê
*Dòng thơ 3,4: Biêt tôn trọng tình cảm, biết hi sinh vì tình yêu
*Dòng thơ 5,6: Tình yêu đơn phương, khao khát trong thầm lặng, vật vã trong tuyệt vọng đau khổ
* Dòng thơ 7, 8: Biểu hiện của một nhân cách cao thưọng, vị tha; một tình yêu có văn hoá
III. Tổng kết: Ghi nhớ (SGK trang 60)
1. Nội dung
-Nỗi buồn của mối tình vô vọng nhưng trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành mãnh liệt, nhân hậu ,vị tha.
2. Nghệ thuật
-Lời lẽ đằm thắm,dịudàng.
-Ngôn ngữ giản dị ,tinh tế.
VI. Luyện tập
Theo em, bài thơ là lời tỏ tình thông minh hay lời chia tay của một người có văn hóa và có tình yêu cao thượng?
Câu hỏi bổ sung
và nâng cao
Bài học rút ra sau khi học xong tác phẩm? Theo em thế nào là một tình yêu đẹp và cao thượng
“ Người về em dặn câu rằng
Đâu hơn người lấy, đâu bằng đợi em.”
( Ca dao Việt Nam)
“Mong em yêu và được yêu
Đừng như tôi, chỉ một chiều tương tư”
(“Đơn phương” – Phạm Đức)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Sen
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)