Tiết 83 84: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. chuẩn
Chia sẻ bởi huong huong huong |
Ngày 19/03/2024 |
6
Chia sẻ tài liệu: Tiết 83 84: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. chuẩn thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
Trường THPT Hoài Đức B
Kính chào Cô giáo và các em học sinh lớp 10A8
Tiết 83 – 84.
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
I. Ngôn ngữ nghệ thuật
1. Khái niệm
Khảo sát ví dụ:
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Cho anh hỏi:
Em đã có người yêu chưa?
Cách thức: Ngôn ngữ hàm ẩn,ẩn dụ.
Ngôn ngữ nghệ thuật.
Cách thức: Lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Ngôn ngữ sinh hoạt.
Nội dung: Đều hỏi về việc có người yêu chưa
Khái niệm: Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản văn học nghệ thuật.
2. Phạm vi sử dụng
Lời nói hàng ngày
Văn bản nghệ thuật
Văn bản các phong cách ngôn ngữ khác
- Nhanh chân lên nào, gớm gì mà chậm như rùa thế?
Từ nãy Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mỵ trẻ. Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi.
Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu .
3. Phân loại
4. Chức năng
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn .
Nơi sinh sống cấu tạo
Hương vị và sự trong sạch
của cây sen
Khẳng định và nuôi dưỡng
một tư tưởng,cảm xúc :
cái đẹp có thể hiện hữu và bảo tồn
trong môi trường có nhiều cái xấu .
Đặc điểm tính chất của
sự vật sự việc,hiện tượng
Biểu hiện cái đẹp
Và khơi gợi nuôi dưỡng
cảm xúc thẩm mĩ
CHỨC NĂNG THÔNG TIN
CHỨC NĂNG THẨM MĨ
Đọc phần ghi nhớ sách giáo khoa
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ.
II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Tính hình tượng
Khái niệm: Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật.
Ví dụ: SGK. Trang 98
Để tạo ra hình tượng ngôn ngữ, người viết thường dùng rất nhiều phép tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh…
Ẩn dụ
Hoán dụ
So sánh
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan.
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
(Ca dao)
Như một kết quả tất yếu của tính hình tượng, ngôn ngữ nghệ thuật có tính đa nghĩa.
Ví dụ: “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”.
(Thơ Trần Đăng Khoa)
Tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật có quan hệ mật thiết với tính hàm súc: lời ít mà nghĩa sâu xa, rộng lớn…
Ví dụ: “Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân.”
(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
2. Tính truyền cảm
Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở chỗ làm cho người đọc, người nghe cùng vui, buồn, yêu thích… như chính người viết. Tạo nên sự đồng cảm, cuốn hút người đọc, người nghe.
Ví dụ:
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi...
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.
(Trích Quê hương – Giang Nam).
3. Tính cá thể hóa
Các nhà văn, nhà thơ khi sử dụng ngôn ngữ thì mỗi người lại thể hiện một giọng riêng, một phong cách riêng, không dễ bắt chước, pha trộn.
Ví dụ:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt, đời thường ai cũng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.
(Tự hát)
Xuân Quỳnh
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
(Chân quê)
Nguyễn Bính
3. Tính cá thể hóa
Tính cả thể hóa còn được thể hiện ở vẻ riêng trong lời nói của từng nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật; ở nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc, hình ảnh, tình huống... Tạo ra những sáng tạo mới lạ không trùng lặp.
Ví dụ :
Hắn dõng dạc:
- Tao muốn làm người lương thiện !
Bá Kiến cười ha hả:
- Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.
Hắn lắc đầu:
- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách... biết không! Chỉ có một cách là... cái này biết không !
Ghi nhớ
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa
III. Luyện tập
Bài tập 3.
“Nhật ký trong tù” /…/ một tấm lòng nhớ nước.
(Theo Hoài Thanh)
(biểu hiện, phản ánh, thấm đượm, canh cánh, bộc lộ…)
Ta tha thiết tự do dân tộc
Không chỉ vì một dải đất riêng
Kẻ đã /…/ trên mình ta thuốc độc
/…/ màu xanh cả Trái Đất thiêng.
(Theo Tố Hữu)
- Dòng 3 (gieo, vãi, phun, rắc)
- Dòng 4 (hủy, diệt, tiêu, triệt, giết)
“Nhật ký trong tù” canh cánh một tấm lòng nhớ nước.
Ta tha thiết tự do dân tộc
Không chỉ vì một dải đất riêng
Kẻ đã rắc trên mình ta thuốc độc
Giết màu xanh cả Trái Đất thiêng
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE CỦA
CÔ GIÁO VÀ
CÁC EM HỌC SINH!
Kính chào Cô giáo và các em học sinh lớp 10A8
Tiết 83 – 84.
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
I. Ngôn ngữ nghệ thuật
1. Khái niệm
Khảo sát ví dụ:
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Cho anh hỏi:
Em đã có người yêu chưa?
Cách thức: Ngôn ngữ hàm ẩn,ẩn dụ.
Ngôn ngữ nghệ thuật.
Cách thức: Lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Ngôn ngữ sinh hoạt.
Nội dung: Đều hỏi về việc có người yêu chưa
Khái niệm: Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản văn học nghệ thuật.
2. Phạm vi sử dụng
Lời nói hàng ngày
Văn bản nghệ thuật
Văn bản các phong cách ngôn ngữ khác
- Nhanh chân lên nào, gớm gì mà chậm như rùa thế?
Từ nãy Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mỵ trẻ. Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi.
Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu .
3. Phân loại
4. Chức năng
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn .
Nơi sinh sống cấu tạo
Hương vị và sự trong sạch
của cây sen
Khẳng định và nuôi dưỡng
một tư tưởng,cảm xúc :
cái đẹp có thể hiện hữu và bảo tồn
trong môi trường có nhiều cái xấu .
Đặc điểm tính chất của
sự vật sự việc,hiện tượng
Biểu hiện cái đẹp
Và khơi gợi nuôi dưỡng
cảm xúc thẩm mĩ
CHỨC NĂNG THÔNG TIN
CHỨC NĂNG THẨM MĨ
Đọc phần ghi nhớ sách giáo khoa
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ.
II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Tính hình tượng
Khái niệm: Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật.
Ví dụ: SGK. Trang 98
Để tạo ra hình tượng ngôn ngữ, người viết thường dùng rất nhiều phép tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh…
Ẩn dụ
Hoán dụ
So sánh
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan.
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
(Ca dao)
Như một kết quả tất yếu của tính hình tượng, ngôn ngữ nghệ thuật có tính đa nghĩa.
Ví dụ: “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”.
(Thơ Trần Đăng Khoa)
Tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật có quan hệ mật thiết với tính hàm súc: lời ít mà nghĩa sâu xa, rộng lớn…
Ví dụ: “Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân.”
(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
2. Tính truyền cảm
Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở chỗ làm cho người đọc, người nghe cùng vui, buồn, yêu thích… như chính người viết. Tạo nên sự đồng cảm, cuốn hút người đọc, người nghe.
Ví dụ:
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi...
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.
(Trích Quê hương – Giang Nam).
3. Tính cá thể hóa
Các nhà văn, nhà thơ khi sử dụng ngôn ngữ thì mỗi người lại thể hiện một giọng riêng, một phong cách riêng, không dễ bắt chước, pha trộn.
Ví dụ:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt, đời thường ai cũng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.
(Tự hát)
Xuân Quỳnh
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
(Chân quê)
Nguyễn Bính
3. Tính cá thể hóa
Tính cả thể hóa còn được thể hiện ở vẻ riêng trong lời nói của từng nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật; ở nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc, hình ảnh, tình huống... Tạo ra những sáng tạo mới lạ không trùng lặp.
Ví dụ :
Hắn dõng dạc:
- Tao muốn làm người lương thiện !
Bá Kiến cười ha hả:
- Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.
Hắn lắc đầu:
- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách... biết không! Chỉ có một cách là... cái này biết không !
Ghi nhớ
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa
III. Luyện tập
Bài tập 3.
“Nhật ký trong tù” /…/ một tấm lòng nhớ nước.
(Theo Hoài Thanh)
(biểu hiện, phản ánh, thấm đượm, canh cánh, bộc lộ…)
Ta tha thiết tự do dân tộc
Không chỉ vì một dải đất riêng
Kẻ đã /…/ trên mình ta thuốc độc
/…/ màu xanh cả Trái Đất thiêng.
(Theo Tố Hữu)
- Dòng 3 (gieo, vãi, phun, rắc)
- Dòng 4 (hủy, diệt, tiêu, triệt, giết)
“Nhật ký trong tù” canh cánh một tấm lòng nhớ nước.
Ta tha thiết tự do dân tộc
Không chỉ vì một dải đất riêng
Kẻ đã rắc trên mình ta thuốc độc
Giết màu xanh cả Trái Đất thiêng
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE CỦA
CÔ GIÁO VÀ
CÁC EM HỌC SINH!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: huong huong huong
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)