Tiết 81-82: Tác gia Nam Cao

Chia sẻ bởi Trần Văn Phúc | Ngày 21/10/2018 | 144

Chia sẻ tài liệu: Tiết 81-82: Tác gia Nam Cao thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

MÔN: NGỮ VĂN
LỚP: 11
Tuần 25
( Tiết: 81-82 )
Giáo viên giảng dạy: Trần Văn Phúc
TRUNG TÂM GDTX&HN NAM ĐÔNG T.T.HUẾ
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
( 1917 – 1951 )
Văn học sử
Tác gia
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
Nhà văn - liệt sỹ, đại biểu xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực phê phán, đóng góp lớn cho sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
NAM CAO
( 1917 – 1951 )

-Tên:Trần Hữu Tri
-Sinh năm 1917, mất năm 1951
-Quê : Tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, làng Đại Hoàng, Hà Nam, xã Nhân Hậu, Huyện Lý Nhân, Hà Nam.
-Bút danh: Nam Cao được ghép từ hai chữ đầu Nam – Cao của tổng và huyện quê hương.

Qua sự chuẩn bị bài học ở nhà, hãy trình bày những nét chính trong cuộc đời và con người của Nam Cao?

LÝ NHÂN
PHỦ LÝ
Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam
Quê hương Nam Cao
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
Di tích về “ Cái lò Gạch”
nơi Chí Phèo bị bỏ rơi
Nhà Bá Kiến và giống chuối
ngự Đại Hoàng dùng tiến vua
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
Vợ Chồng nhà văn N.Minh Châu
Như một quả lắc đồng hồ xang đi xang lại giữa thành phố và cái làng quê Đại Hoàng rất lâu đời của ông – nơi ông vật lộn với cuộc sống hàng ngày để kiếm miếng sống và nơi ông trở về bên gia đình vợ con, không phải để ngắm cảnh đẹp đồng quê, thậm chí chẳng có được một phút đứng “dưới bóng hoàng lan” mà để lại nghe những tiếng thở dài, những câu than vãn, những lời rỉa rách, để chứng kiến những trận ốm của lũ vợ con.
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
Vợ và các con trai của nhà văn
Thuộc gia đình trung nông.

Học hết bậc thành chung

Đi lại nhiều nơi : Nam bộ, Hà Nội, Hà Nam...

Làm nhiều nghề : Viết văn, dạy học tư, làm gia sư...
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
VŨ TRỌNG PHỤNG (1912-1939)
Viết văn từ năm1936 với truyện ngắn đầu tay “Cảnh cuối cùng” “ ký bút danh Thúy Rư”

Đến năm 1941, với tập truyện “Đôi lứa xứng đôi” – Cái lò gạch cũ - Chí Phèo, ra đời, Nam Cao mới thật sự nổi tiếng, ngang hàng với nhiều tài danh đương thời như: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng
Nhân vật Chí Phèo: Trong phim làng Vũ Đại ngày ấy
1949 Nam Cao Phụ trách văn nghệ báo cứu quốc tại Việt Bắc
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
1943 Nam Cao tham gia Hội văn hóa cứu quốc, hoạt động phong trào Việt Minh.

Sau Cách mạng tháng 8.1945:
-Làm báo Tiên Phong
-Tham gia Nam Tiến
-Làm báo Cứu Quốc ở Việt Bắc
-Tham gia chiến dịch Biên giới 1950.
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
Cuối Năm 1951, trong chuyến công tác ở vùng địch hậu, Nam Cao hy sinh tại Ninh Bình.
Mộ, nhà lưu niệm Nam Cao ở làng Đại Hoàng
Nhà lưu niệm Nam Cao–tại nhà cũ ở Đại Hoàng.
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
Hãy trình bày những đặc điểm chính về “bản chất con người” nhà văn Nam Cao
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
Sau khi xem đoạn phim trên, em có thể cho biết nội
dung, và những nét chính về cuộc đời của Nam Cao ?
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
a. Có đời sống “nội tâm” phong phú, thiên về tự vấn, có hoài bảo, khát vọng lớn, làm việc có ích cho đời. Việc ông bất hòa với xã hội cũ, và sớm đến với lý tưởng cách mạng có nguồn gốc sâu xa từ đặc điểm này.
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
TÔ HOÀI & PHU NHÂN
“Nam Cao lạnh lùng quá, kéo mép lên mới nở được nụ cười khó nhọc, thật ra mặt anh ta lạnh nhưng lòng anh ta sôi nổi khát vọng cháy bỏng nhân đạo”
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
Trong các tác phẩm của Nam Cao, các nhân vật chính thường chết trong đau thương. Theo anh, chị, cách kết thúc như vậy, có phải Nam Cao “ác “ không ? Vì sao?
b. Giàu ân tình, thương yêu với người nông dân nghèo, khám phá những giá trị tinh thần còn sót lại sau sự tàn tạ, khánh kiệt về thể xác của họ.

Dì Hảo, Chí phèo
Tư cách mõ,
Một bữa no…
Lão Hạc
Lão Hạc và con Chó vàng trong TP Lão Hạc-Nam Cao
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
Hãy trình bày những nét cơ bản về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao?
“Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”(Trăng sáng, Nam Cao)
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
+ Có ý nghĩa tuyên ngôn nghệ thuật : chọn chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác.
+ Ánh trăng lừa dối : Ẩn dụ nghệ thuật  văn chương bóng bẩy, hình thức, quay lưng lại với hiện thực ...
+ Không cần phải, không nên không phải bóng bẩy, lâm ly mới là nghệ thuật, không chạy theo cái đẹp hình thức.
+ Nghệ thuật ... kiếp lầm tha : Phản ánh và cảm thông nỗi thống khổ của quần chúng ...

NAM CAO
( 1917 – 1951 )
Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguyồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có... (Đời thừa, NC)
Xác định: sáng tạo luôn là cái mới. Chỉ cần khéo tay, kỹ xảo là đủ...không là “biết rồi khổ lắm nói mãi” Mà phải là một sản phẩm tinh thần độc đáo, đầy tâm huyết.
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
a.Văn học phải phản ánh cuộc sống một cách chân thực và sâu sắc - chủ nghĩa hiện thực. Lao động văn chương là một hoạt động sáng tạo đầy trách nhiệm, đòi hỏi nhà văn phaỉ có lương tâm, nhân cách xứng đáng với nghề nghiệp cao quý đó.
b.Thấm nhuần tinh thần nhân đạo sâu sắc, mang nhiều sắc thái mới mẽ so với
đương thời.
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
-Chí phèo
-Lão Hạc
-Sống Mòn
-Một bữa no
-Trăng sáng
-Đời thừa…
Trong tác phẩm biểu hiện qua hai phương diện :
* Lòng cảm thông vô hạn trước nỗi thống khổ của
con người trong xã hội cũ.
-Trí thức nghèo lo lắng về vật chất,
dằn vặt mòn mõi tinh thần.
-Nông dân nghèo  ám ảnh
về cái đói, nạn cường hào ...
đẩy họ vào bước đường cùng.
Chủ
nghĩa
nhân
đạo
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
* Phê phán : Tố cáo  vạch ra một quy luật bạo tàn trong xã hội cũ : Quy luật tha hóa
Cụ thể : đẩy con người vào tuyệt vọng, vào hố thẳm của sự đánh mất nhân tính và cả nhân hình.
+ Chí phèo ( Chí phèo) Cu Lộ (Tư cách mõ) Bà cụ (Một bữa no)
Có thể nói : Hai mặt cảm thông và phê phán đã làm nên giá trị nhân đạo trong tác phẩm Nam Cao. Ở ông, có một niềm tin gần như tuyệt đối vào nhân phẩm con người.

Chí Phèo đến gặp Bá Kiến để đòi làm người lương thiện
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
-Nhà văn tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán.
-Gồm hai giai đoạn sáng tác : Trước và sau CáchMạng tháng 8.1945.
-Được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, đợt một.
NAM CAO
Giới thiệu những nét cơ bản về sự nghiệp văn chương của Nam Cao
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
1. Trước Cách mạng tháng 8.1945:
a) Chủ yếu là truyện ngắn gồm hơn 60 truyện và hai truyện dài : Chuyện người hàng xóm, Sống mòn.
Nét chung : Nỗi băn khoăn đến đau đớn trước tình trạng con người bị hũy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo áp bức, đồng thời thể hiện một khắc khỏi vì sự phát triển của con người.
Chí Phèo,Hộ- Đời thừa, Lão Hạc, Trẻ con không được ăn
thịt chó, Một bữa no,Tư cách mõ...
b) Đề tài :
*Hai đề tài chính : Người trí thức nghèo và người nông dân nghèo.
Người trí thức nghèo : Mòn mõi về tinh thần - chết dần tư cách con người do cuộc sống đói nghèo. (Đời thừa , Sống mòn ...)
Đề tài:
Người nông dân nghèo : Cuộc sống bi thảm do đói nghèo áp bức, bị tha hóa, vẫn giữ được vẻ đẹp lương thiện.
Đề tài:
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
2. Sau Cách mạng tháng 8.1945:
+Nam Cao vừa hoạt động cách mạng vừa tiếp tục sáng tác.

+Quan điểm nghệ thuật có nhiều đổi mới, gắn bó mật thiết với nhiệm vụ cách mạng.

+Tiêu biểu có tác phẩm “Đôi mắt”.

NAM CAO
( 1917 – 1951 )
1) Xây dựng nhân vật sinh động, có tính điển hình cao, phân tích tâm lý tinh tế.
2) Dung lượng gọn, ít chữ :
- Lời vào truyện gợi ngay tình huống và không khí truyện.
- Chú trọng ngôn ngữ nhân vật và chi tiết.
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
3. Có chất hài riêng:

Tên truyện: “Trẻ con không được ăn thịt chó. Lang Rận ...”

Lời dẫn :
“ Ngay cái tên cũng khó nghe rồi. Thà cứ là Kèo, Cột, là Hạ, là Đông, là gì cũng còn dễ nghe, nhưng hắn lại là Trạch Văn Đoành. Nghe như súng thần công, nó chọc vào lỗ tai” “Đôi móng giò”

Tình huống: “Một truyện Xú vơ nia...”
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
4. Nghệ thuật trần thuật đa dạng, độc đáo:
Kể chuyện bằng nhiều chất giọng : nghiêm nghị, hài hước, trân trọng, nâng niu, nhạo báng...
Kể và suy ngẫm (Đời thừa)
Hòa tan ngôn ngữ kể chuyện với nhân vật ( Chí Phèo )
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
5. Câu văn giàu tính triết lý:
a) “ Hạnh phúc lúc này như một chiếc chăn quá hẹp. Người này co thì người kia bị hỡ...” – (Mua nhà)

b)“ Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác lên trên đôi vai của mình.” – (Đời thừa)
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
c) Hộ-Đời Thừa : phản ứng tâm lý trước gánh nặng áo cơm.
d) Chí phèo : ...sau lần gặp Thị Nở “ vẫn vơ nghĩ mãi ” - đoạn buổi sáng.
e) Lão Hạc khóc khi bán con chó, phải day dứt, băn khoăn...
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
1) Nam Cao là một tài năng lớn, góp phần cách tân và hiện đại hóa nền văn xuôi quốc ngữ. giữ môt vai trò lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
2) Cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao là một quá trình phấn đấu không khoan nhượng cho một nhân cách cao đẹp-nhân cách trong cuộc sống và nhân cách trong sáng tạo nghệ thuật.
NAM CAO
( 1917 – 1951 )
Trong giáo án có dụng một số hình ảnh của các đồng nghiệp, phim tư liệu của hãng phim truyện Việt Nam, hãng phim Bông Sen.
Giáo viên: Trần Văn Phúc
Thực hiện: tháng 04/2007
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Phúc
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)