Tiết 7 tin 11

Chia sẻ bởi Lê Thu Thủy | Ngày 25/04/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: tiết 7 tin 11 thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn 10/09/2011
Tiết 7 §7 Các thủ tục chuẩn vào/ ra đơn giản

I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Biết được ý nghĩa của các thủ tục và/ra chuẩn đối với lập trình.
2. Kĩ năng.
- Viết đúng lệnh vào/ra dữ liệu.
- Biết nhập đúng dữ liệu khi thực hiện chương trình.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Sách giáo khoa, tranh chứa các biểu thức trong toán học, máy chiếu Projector, máy vi tính, một số chương trình viết sẵn.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy – học
1. Ổn định lớp, kiểm tra si số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ – Cho biết cấu trúc khai báo biến, cho ví dụ với các kiều dl đơn giản
- Nêu các kiểu biểu thức
3. Nội dung:
1Hoạt động 1: tìm hiểu thủ tục nhập dữ liệu và từ bàn phím.

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

 1. nêu vấn đề: Khi giải quyết một bài toán, ta phải đưa dữ liệu vào để máy tính xử lí, việc đưa dữ liệu bằng lệnh gán sẽ làm cho chương trình chỉ có tác dụng với một dữ liệu cố định. Để chương trình giải quyết được nhiều bài toán hơn, ta pahỉ sử dụng thủ tục nhập dữ liệu.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và cho biết cấu trúc chung của thủ tục nhập dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình Pascal:
- Nêu ví dụ: Khi viết chương trình giải phương trình ax+b=0, ta phải nhập vào các đại lượng nào? Viết lệnh nhập?
2. Chiếu một chương trình Pascal đơn giản có lệnh nhập giá trị có hai biến.
- thực hiện chương trình và thực hiện nhập dữ liệu.
- Hỏi : Khi nhập giá trị cho nhiều biến, ta phải thực hiện như thế nào?
- Yêu cầu học sinh thực hiện nhập dữ liệu cho chương trình.
 1. Chú ý lắng nghe dẫn dắt của giáo viên.






- Nghiên cứu sách giáo khoa và suy nghĩ để trả lời.
Read(,...,);
Readln(,...,);
- Phải nhập giá trị cho hai biến: a, b.
- Viết lệnh: Readln(a,b);

2. Quan sát chương trình ví dụ của giáo viên.


- Những giá trị này phải được gõ cách nhau ít nhất một dấu cách hoặc kí tự xuống dòng.
- Lên bảng thực hiện nhập theo yêu cầu của giáo viên.


 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu thủ tục đưa dữ liệu ra màn hình.
1. Dẫn dắt: sau khi xử lí xong, kết quả tìm được đang được lưu trong bộ nhớ. Để thấy được kết quả trên màn hình ta sử dụng thủ tục xuất dữ liệu.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và cho biết cấu trúc chung của thủ tục xuất dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
- Nêu ví dụ: Khi viết chương trình giải phương trình ax+b=0, ta phải đưa ra màn hình giá trị của nghiệm –b/a, ta phải viết lệnh như thế nào?
2. Chiếu một chương trình Pascal đơn giản
Program vb;
Var x, y, z:integer;
Begin
Writeln(“nhap vao hai so:”); Readln(x, y);
z:=x+y; write(x:6, y:6, z:6); readln;
end.
- Thực hiện chương trình và thực hiện nhập dữ liệu để học sinh thấy kết quả trên nền màn hình.
- Hỏi : Chức năng của lệnh Writeln();
- Hỏi: ý nghĩa của : 6 trong lệnh Write(...)
- Hỏi: Khi các tham số trong lệnh Write() thuộc kiểu Char hoặc real thì quy định vị trí như thế nào?
- Cho ví dụ cụ thể với 2 biến c kiểu Char và r kiểu real.
 1. Chú ý lắng nghe dẫn dắt của giáo viên.



- Nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời.
Write(,...,);
Writeln(,...,);
- Viết lệnh : Writeln(-b/a);


2. Quan sát chương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thu Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)