TIET 7

Chia sẻ bởi Trần Văn Nghĩa | Ngày 25/04/2019 | 62

Chia sẻ tài liệu: TIET 7 thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn : Tiết :
Ngày dạy : Lớp :

§7-THỦ TỤC CHUẨN VÀO/RA ĐƠN GIẢN
§8-SOẠN THẢO, DỊCH, THỰC HIỆN VÀ HIỆU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1-Kiến thức
- Biết các lệnh vào/ra đơn giản để nhập thông tin từ bàn phím và đưa thông tin ra màn hình.
- Biết các bước: soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.
- Biết một số công cụ của môi trường Turbo Pascal.
- Bước đầu sử dụng được chương trình dịch để phát hiện lỗi.
- Bước đầu chỉnh sửa được chương trình.
2-Kỹ năng
- Viết được một số lệnh vào/ra đơn giản.
- Kỹ năng soạn thảo, dịch, và hiệu chỉnh chương trình.
3-Thái độ
- Giúp các em càng thêm say mê, yêu thích nghiên cứu về lập trình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1-Chuẩn bị của Giáo viên
- Giáo án, SGK, chương trình để trình chiếu.
2-Chuẩn bị của Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1-Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

- Ổn định lớp.
- Kiểm tra sỹ số
- Chào thầy.
- Báo cáo sỹ số.


2-Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

Câu 1:
Cho một số biểu thức ở dạng toán học. Hãy viết biểu thức đó sang dạng biểu thức trong Pascal.
+) 
+) 
Câu 2:
Hãy chỉ ra các lỗi trong khai báo sau:
var K, M, L, I: WORD;
c, c1: char;
i, i1, j: word;


Học sinh lên bảng trình bày:

+) (a+sinx)/sqrt(sqr(a)+sqr(x)+1)

+) sqr(sin(x))/(y+3)



H/S 2: Khai báo i 2 lần vì trong Pascal không phân biệt chữ hoa hay chữ thường.



3-Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

1. Nhập dữ liệu vào từ bàn phím
Việc nhập dữ liệu vào từ bàn phím được thực hiện bằng thủ tục chuẩn:
read(); hoặc
readln();
danh sách biến: là 1 hoặc nhiều tên biến đơn không phải là biến boolean.
-Giải thích sự khác nhau giữa read và readln.
Vd:
read(n);
readln(a, b, c);
-Để tính diện tích hình chữ nhật ta nhập chiều dài và chiều rộng như thế nào?
-Khi nhập giá trị cho nhiều biến, những giá trị này được gõ cách nhau bằng ít nhất 1 dấu cách or dấu Enter.
2. Đưa dữ liệu ra màn hình
Thủ tục chuẩn:
Write(); hoặc
Writeln();
-Danh sách kết quả ra: là biến đơn, biểu thức hoặc hằng.
-Giải thích sự khác nhau giữa write và writeln.
Vd: writeln(‘Nghiem la: ‘, x);
- Trong quá trình nhập giá trị cho một biến nào đó ta nên kết hợp giữa 2 thủ tục chuẩn này.
Vd: Nhập 3 hệ số a, b, c của phương trình bậc 2 ta nên nhập như sau:
Cách1:
writeln(‘Nhap vao 3 he so, a, b, c’);
readln(a, b, c);
Cách 2:
writeln(‘Nhap vao he so a:’); readln(a);
writeln(‘Nhap vao he so b:’); readln(b);
writeln(‘Nhap vao he so c:’); readln(c);
- Đưa ra một ví dụ về một chương trình hoàn chỉnh:
program vidu;
uses crt;
var n: byte;
begin
write(`Lop ban co bao nhieu nguoi?`);
readln(n);
writeln(`Vay la ban co `, n-1, ` nguoi ban trong lop.`);
write(`An phim Enter de ket thuc !`);
readln
end.
- Yêu cầu các em viết một chương trình đơn giản có sử dụng 2 thủ tục này.
-Chú ý: Hướng dẫn học sinh khi dùng thủ tục write hoặc writeln viết ra giá trị số thực dưới dạng có quy cách.

-Chú ý nghe giảng, ghi bài.


-Tự lấy ví dụ




Cách1:
readln(
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Nghĩa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)