TIET 7-11 (OK)

Chia sẻ bởi Trần Văn Nghĩa | Ngày 25/04/2019 | 79

Chia sẻ tài liệu: TIET 7-11 (OK) thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn : Tiết :
Ngày dạy : Lớp :
§7-THỦ TỤC CHUẨN VÀO/RA ĐƠN GIẢN
§8-SOẠN THẢO, DỊCH, THỰC HIỆN VÀ HIỆU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết các lệnh vào/ra đơn giản để nhập thông tin từ bàn phím và đưa thông tin ra màn hình.
- Biết các bước: soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.
- Biết một số công cụ của môi trường Turbo Pascal.
- Bước đầu sử dụng được chương trình dịch để phát hiện lỗi.
- Bước đầu chỉnh sửa được chương trình.
2. Kĩ năng
- Viết được một số lệnh vào/ra đơn giản.
- Kỹ năng soạn thảo, dịch, và hiệu chỉnh chương trình.
3. Thái độ
- Giúp các em càng thêm say mê, yêu thích nghiên cứu về lập trình.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, SGV, SGK
- Phương pháp thuyết trình, hỏi đáp
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức lớp
- Ổn định lớp.
- Chỉnh đốn trang phục.
- Sĩ số:.........Vắng:......
2. Đặt vấn đề
3. Kiểm tra bài cũ
Câu 1:
Cho một số biểu thức ở dạng toán học. Hãy viết biểu thức đó sang dạng biểu thức trong Pascal.
+)  +) 
Học sinh lên bảng trình bày:
+) (a+sinx)/sqrt(sqr(a)+sqr(x)+1)
+) sqr(sin(x))/(y+3)

Câu 2:
Hãy chỉ ra các lỗi trong khai báo sau:
var K, M, L, I: WORD;
c, c1: char;
i, i1, j: word;
H/S 2: Khai báo i 2 lần vì trong Pascal không phân biệt chữ hoa hay chữ thường.
- Giáo viên nhận xét đánh giá và cho điểm.
4. Nội dung bài mới
Hoạt động của Giáo viên
Tg
Hoạt động của Học sinh

( Hoạt động 1
1. Nhập dữ liệu vào từ bàn phím
Việc nhập dữ liệu vào từ bàn phím được thực hiện bằng thủ tục chuẩn:
read(); hoặc
readln();
danh sách biến: là 1 hoặc nhiều tên biến đơn không phải là biến boolean.
- Giải thích sự khác nhau giữa read và readln.
Vd:
read(n);
readln(a, b, c);
- Để tính diện tích hình chữ nhật ta nhập chiều dài và chiều rộng như thế nào?
- Khi nhập giá trị cho nhiều biến, những giá trị này được gõ cách nhau bằng ít nhất 1 dấu cách or dấu Enter.
2. Đưa dữ liệu ra màn hình
Thủ tục chuẩn:
Write(); hoặc
Writeln();
- Danh sách kết quả ra: là biến đơn, biểu thức hoặc hằng.
- Giải thích sự khác nhau giữa write và writeln.
Vd: writeln(‘Nghiem la: ‘, x);
- Trong quá trình nhập giá trị cho một biến nào đó ta nên kết hợp giữa 2 thủ tục chuẩn này.
Vd: Nhập 3 hệ số a, b, c của phương trình bậc 2 ta nên nhập như sau:
Cách1:
writeln(‘Nhap vao 3 he so, a, b, c’);
readln(a, b, c);
Cách 2:
writeln(‘Nhap vao he so a:’); readln(a);
writeln(‘Nhap vao he so b:’); readln(b);
writeln(‘Nhap vao he so c:’); readln(c);
- Đưa ra một ví dụ về một chương trình hoàn chỉnh:
program vidu;
uses crt;
var n: byte;
begin
write(`Lop ban co bao nhieu nguoi?`);
readln(n);
writeln(`Vay la ban co `, n-1, ` nguoi ban trong lop.`);
write(`An phim Enter de ket thuc !`);
readln
end.
- Yêu cầu các em viết một chương trình đơn giản có sử dụng 2 thủ tục này.
- Chú ý: Hướng dẫn học sinh khi dùng thủ tục write hoặc writeln viết ra giá trị số thực dưới dạng có quy cách.


- Chú ý nghe giảng, ghi bài.


- Tự lấy ví dụ




Cách1:
readln(cd);
readln(cr);
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Nghĩa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)